Thủa nhỏ, ở quê nhà nghèo. Khi cụ Hân được bổ làm quan Huấn Đạo- một chức quan nhỏ, gia cảnh không khá vì phải nuôi thêm em và cháu. Cụ Hân mất sớm cả gia đình phải bỏ quê ra nương nhờ con cháu bà nội là cụ Phạm Thị Đĩnh, khi đó đã tái giá. Nhà nghèo túng, các anh chị phải lam lũ lao động. Cụ Đức Quang, Cụ bà Đức Xương khâu thuê, vá mướn nuôi cả nhà. Riêng cụ Ba Ninh được cậu ruột thường gọi là cụ Đồng Lầm ( tên vùng Kim Liên- Hà Nội) nuôi cho ăn học, đỗ được bằng sơ học yếu lược rồi phải xin đi làm trong ngành bưu điện để giúp đỡ gia đình. Là một cán bộ nhà nước, tận tụy, yêu nước, có cảm tình với Đảng. Suốt đời cụ quan tâm đến công việc của cách mạng, công tác của Đảng. Khi đã ở tuổi 50, cụ tham gia kháng chiến xa gia đình, xung phong đi nhận những công việc đòi hỏi nhiều gian khổ và hy sinh, như trưởng ty bưu điện Sơn La, đảm bảo đường dây liên lạc với mặt trận Lào, chiến dịch tây bắc, chiến dich Điện Biên Phủ. Về Hà nội tiếp tục công tác, cho đến khi về hưu vẫn tích cực tham gia công tác khu phố cho đến lúc mất. Tính cụ thẳng thắn cương trực, ham học hỏi tiến bộ. Tính cụ khí khái, yêu nước, thương nòi, thương mình không có hoàn cảnh được học nên muốn con cháu được ăn học đầy đủ, không gì hơn là "để chữ cho con". Cụ bà Đặng Trọng Ninh húy là Nghiêm Ngành Khanh, sinh ngày 30/3 năm Bính Ngọ. Về làm dâu họ Đặng, cụ được lòng mọi người, đảm đang, tháo vát nuôi được 11 người con đều thành đạt. Được lòng kính mến trong gia đình, cụ lại là người ưa làm việc xã hội và sớm tham gia cách mạng. Cụ mất ngày 30/12 Tân Mùi, thọ 86 tuổi. |