GIA

PHẢ

TỘC

họ
Đặng
thôn
Cự
Đình-Chi
cụ
Kham
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TÀI SẢN, HƯƠNG HỎA, GHI CHÚ
Năm 1917, cụ Định Tri ( Đặng Văn Tĩnh- đời thứ 11) lấy 4 chữ trong quẻ Kiền là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh, làm chữ đệm cho 4 con trai. Theo lời kể của các thành viên trong họ tộc Đặng tại Cự đình, hàng năm vào ngày giỗ cụ tổ đời thứ 9 là Quan Án sát sứ-Đặng Kham tất cả các chi đều phải góp lễ tại nhà thờ đặt tại số 182 Phố Quán Thánh- Hà Nội là tư gia của ông Đặng Nguyên Thản. Vào thập niên 70-80 của thế kỷ trước, các chi họ Đặng tại Cự đình vẫn giữ truyền thống đưa con cháu đến lễ tại nhà thờ này trong ngày đầu của năm mới... Đến thời điểm chi Nguyên tắt ngày 4.2.1981, chi Hanh lên trưởng họ Đặng Cự Đình, việc thờ cúng gián đoạn một thời gian dài cho tới khi hội đồng gia tộc họp năm 2002, thống nhất giao nhiệm vụ thờ cúng của chi cho chi Lợi, đại diện là gia đình ông Đặng Lợi Hãn (đời thứ 13).
Thực hiện quyết định của hội đồng gia tộc, năm 2007, các con cháu cụ Toản dưới sự chủ trì của con cháu đời thứ 14 là Đặng Lợi Hoan đã hoàn thành việc xây dựng mới nhà thờ cụ Án tại số nhà 19/120 Từ Liêm – Trần Cung - Hà Nội, chính thức khai lễ vào ngày 16 tháng 10 năm Đinh Hợi (2007).
Nhà thờ là nơi đặt bài vị của cụ tổ đời thứ 9- Đặng quý công- Án sát sứ- Đặng  Kham, bát hương của cộng đồng gia tiên họ Đặng, bát hương của bà Tổ Cô... Đây là nơi các chi họ về dự giỗ cụ tổ đời thứ 9 vào ngày 22 tháng chạp hàng năm.

Chú
thích của Đặng Lợi Hoan về hướng mộ viết trong gia phả.


Trong
các giả phả của họ Đặng tại Cự đình thường có chú thích các thông tin về mộ
phần của các vị thủy tổ, ví dụ: cụ án Sát- Đặng  Kham đời thứ 9 được táng
tại gò Đống Giai, tọa Cấn, hướng Khôn, kiêm Dần Thân. Cụ Đặng
Phúc Thiện- đời thứ 5 táng ở xứ Vườn Cũ, tọa Kiền, hướng Tốn....Để
giúp cho toàn thể gia tộc hiểu và hiểu đúng mục đích đặt mộ phần của các cụ,
con cháu đời thứ 14 là Đặng Lợi Hoan mạo muội nghiên cứu, phân tích và nêu ra
một số giải thích như sau:  


- Hướng
mộ:
Từ
xưa cho tới nay, người phương Đông cực kỳ quan tâm và coi trọng tới hướng của
mộ phần. Bên cạnh việc tin tưởng rằng hướng của mộ giúp cho người quá cố được
yên nghỉ thanh thản, người xưa còn tin rằng nó sẽ giúp cho các thế hệ con cháu
trong dòng tộc đạt được thành tựu trong các lĩnh vực cụ thể. Đã có những bằng
chứng rõ ràng rằng con người thường xác định hướng của mộ phần bằng cách chỉ ra
nơi đặt đầu và chân của người mất trong lúc an táng/cát táng vì theo cảm quan
nó tạo ra một đường thẳng có thể chỉ ra phương hướng. Để thực hiện việc này,
con người dùng các khái niệm Tọa và Hướng, tuy nhiên, cách dùng các khái niệm
này của người xưa cũng có khác nhau, người Hoa thì coi Tọa là nơi đặt chân
người quá cố, Hướng là nơi đặt đầu của người quá cố, trong khi đó người Việt
thì làm ngược lại.


- Hướng
trên la bàn:
Hậu thiên Bát quái được chia là 8 hướng đều nhau: BẮC , ÐÔNG
BẮC, ÐÔNG , ÐÔNG NAM, NAM, TÂY NAM, TÂY  , TÂY BẮC. Ðem áp
đặt Hậu thiên Bát quái lên la bàn gồm 360 độ, thì mổi hướng sẽ chiếm 45 độ trên
la bàn. Sau này, phong thủy phát triển hơn thì khoảng cách 45 độ được  xem
là quá lớn và sai lệch qúa nhiều khi xác định hướng. Ðể cho chính xác hơn,
người ta lại chia mổi hướng ra thành 3 sơn ( Phương Vị) đều nhau, mỗi Phương Vị
chiếm 15 độ. Như vậy trên la bàn lúc này đã xuất hiện 24 Phương Vị được đặt tên
bằng 12 Ðịa Chi, 8 Thiên Can và 4 quẻ (Càn-Khôn- Cấn-Tốn) như sau:  Hướng
BẮC: Gồm 3 Phương Vị  Nhân–Tý-Quý ; Hướng ÐÔNG BẮC : 3 Phương Vị
 Sửu–Cấn -Dần; Hướng ÐÔNG: 3 Phương Vị  Giáp- Mão-Ất ; Hướng
 ÐÔNG NAM  3 Phương Vị Thìn - Tốn - Tỵ;  Hướng NAM: 3 Phương Vị
 Bính - Ngọ- Đinh ; Hướng TÂY NAM: 3 Phương Vị  Mùi - Khôn- Thân;
 Hướng TÂY : 3 Phương Vị  Canh - Dậu- Tân; Hướng TÂY BẮC : 3 Phương
Vị Tuất- Càn(Kiền)- Hợi.

Xác định hướng mộ: Bằng việc sử dụng la bàn
24 phương vị nêu trên, chúng ta có thể biết chính xác hướng mộ của các vị thủy
tổ đã được nêu trong gia phả. Ví dụ: Cụ Đặng Phúc Thiện- đời thứ 5, tọa Kiền,
hướng Tốn có nghĩa là đầu cụ đặt ở phía Tây Bắc, chân ở phía Đông nam. Khi tìm
hiểu trường hợp của cụ Án Sát- Đặng Kham đời thứ 9 chúng ta dễ dàng xác
định được rằng khi án táng/cát táng đầu cụ đặt Phía Đông Băc (tọa Cấn), chân cụ
đặt PhíaTây Nam
(hướng Khôn), tuy nhiên, kiêm Dần Thân là gì? Câu trả lời ở đây là có những
trường hợp người xưa không muốn ( hoặc không thể) sử dụng Chính Hướng ( Tọa
Cấn-Hướng Khôn) mà muốn chỉnh lệch đi thì họ sẽ bổ sung thêm 1 thông tin gọi là
Kiêm Hướng. Trong trường hợp của cụ Án Sát- Đặng Kham, Kiêm Hướng là Dần
Thân để chỉ ra rằng khi an táng/Cát táng cụ, đầu cụ không đặt chính hướng Đông
Bắc mà lệch Đông, tương ứng chân lệch sang Tây.

Gia Phả họ Đặng thôn Cự Đình-Chi cụ Kham
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc họ Đặng thôn Cự Đình-Chi cụ Kham.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc họ Đặng thôn Cự Đình-Chi cụ Kham
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.