GIA

PHẢ

TỘC

họ
Đặng
thôn
Cự
Đình-Chi
cụ
Kham
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: ĐẶNG VĂN TÍNH
Đời thứ: 11
Người trong gia đình
Tên Đặng Lợi HÀM
Tên thường Ông Đốc Hàm
Tên Tự Phúc Nghiêm
Là con thứ 3
Ngày sinh Giờ Tỵ,21/4/1902
Thụy hiệu Minh Đạo  
Hưởng thọ: 69  
Ngày mất 19/3/1970  
Nơi an táng Chùa Dư Hàng- Hải phòng  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú

Người tính nghiêm, có khí khái, lấy sự tự trọng làmphương châm và hằng khuyên dạy con cái phải tự trọng.

Năm Bính Dần (1926), tốt nghiệp trường Cao đẳng Sưphạm Đông Dương, ban văn chương, bổ làm giáo sư trường Trung học tỉnhVientianne, xứ Ai Lao.

NămĐinh Mão (1927), ngày 23 tháng 4, thành gia thất với con cụ Trần Đức Sỹ, ngườilàng Thị Cầu, tỉnh Bắc Ninh. Năm Quý Dậu (1933) thì thất nội trợ. Năm Giáp Tuất(1934) bổ giữ chức Thanh tra trưởng tỉnh Cammon, kiêm Giám đốc học khu Thaket,xứ Ai Lao. Năm Đinh Sửu, ngày 26 tháng 6 (1/8/1937) tục huyền với con cụ NguyễnKhắc Thành, người tỉnh Nam Định. Cũng tháng ấy đổi giữ chức Thanh tra cáctrường tỉnh        kiêm Giám đốc học khuPaksé, xứ Ai Lao. Năm Kỷ Mão (1939), tháng 9, đổi về trường trung học Thành Chung tỉnh NamĐịnh. Khi xẩy ra chiến tranh chống Pháp, ngày 26 tháng 11 năm Đinh Hợi(19/12/1946), cùng gia đình tản cư về làng Phương Trà, phủ Lý nhân, tỉnh Hànam, rồi làng Bái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; làng Thượng Đồng, huyện Ý Yên,Nam Định; làng Yên Mỗ thượng, huyện Yên Mỗ, Ninh Bình; làng Trình Phố, huyệnKiến Xương, Thái Bình, lần lượt giữ các nhiệm vụ: giáo sư trung học và Phó Giámđốc giáo dục liên khu III; rồi tháng 1 năm 1950, cùng con thứ lên Việt Bắc, lầnlượt đảm nhiệm các chức vụ Tổng Thanh tra trung học và Giám đốc Giáo dục Phổthông liên khu Việt Bắc. Trong những năm kháng chiến này, vì công vụ đã nhiềuphen lưu động từ Bắc xuống Nam và từ Nam lên Bắc; từ Hà Giang, Lạng Sơn đếnNghệ An, Hà Tĩnh, không mấy tỉnh là không đến công tác mấy lần, mặc dầu đườnggiao thông khi ấy khó khăn, vất vả, nhiều nơi nguy hiểm nữa vì thường phải leođèo, qua rừng, lội suối hoặc len lỏi sát vị trí địch. Đến tháng 9 năm 1952 thìhưu trí vì sức yếu và về sum họp với gia đình tại Hải Phòng, khước từ mọi côngtác cho chính phủ Bảo Đại trong tay Pháp.

            Chính thất là bà Trần Thị Thi, tênhiệu là Từ Thị, sinh tại Bắc Ninh, năm Nhâm Dần, tháng 2 ngày 3 (12/3/2902) giờTuất – con cụ Trần Đức Sỹ, mất sớm (kỵ: 16/4) và cụ bà Nguyễn Thị Tân (kỵ:2/4); người vui vẻ và rất chịu khó; sinh được 3 con trai; đến giờ Tuất ngày 27tháng 5, năm Quý Dậu (19/6/1933) thì mất, thọ 32 tuổi; an táng tại nghĩa tranghội Việt Nam viên chức ái hữu, tỉnh Vientiane, Ai Lao.

            Kế thất tên húy là Nguyễn Thị Tiến,tên chữ là Đông Mai, tên hiệu là Diệu Không; sinh giờ Thân ngày 27 tháng 3 nămBính Ngọ (20/4/1906) tại Nam Định, con cụ Nguyễn Khắc Thành, mất sớm (kỵ: 15/4)và cụ bà Hoàng Thị Huyền (kỵ ngày 21 tháng 1); người ham sự cố gắng, có lòngnhân hậu và rất chăm lo cho gia đình; sinh được 3 con trai. Mất vào giờ Tý ngày 20 tháng 5 năm Kỷ Mão (2-7-1999), song táng tại nghĩa trang chùa Hàng, thành phố Hải phòng. 


Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình

Các anh em, dâu rể:
   Đặng Nguyên THẢN
   Đặng Hanh KIÊN
   Đặng Trinh KỲ
   Đặng Thị QUỲ
   Đặng Thị KHƯƠNG
   Đặng Thị KIM
   Đặng Thị HÀ
Con cái:
       Đặng Lợi Thành
       Đặng Lợi Minh
       Đặng Lợi Hiển
       Đặng Lợi Hãn
       Đặng Lợi Nghi
       Đặng Lợi Hảo
Gia Phả; họ Đặng thôn Cự Đình-Chi cụ Kham
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc họ Đặng thôn Cự Đình-Chi cụ Kham.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc họ Đặng thôn Cự Đình-Chi cụ Kham
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.