GIA

PHẢ

TỘC

LƯU
VĂN
-
TỘC
ĐẠI
TÔN
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TỘC ƯỚC - GIA PHÁP

TỘC ƯỚC


   Con người được bố mẹ sinh ra, tạo hoá cho họ một phần thể xác, một phần linh hồn, nhìn chung là giống nhau nhưng sự thực là khác lắm: Người đen, người trắng, người cao, người  thấp người ngắn, người dài, to, nhỏ khác nhau, tất nhiên cũng có người không giống ai khuyếm khuyết một ít về cơ thể, như chân, tay mặt, dáng người vv... Phần linh hồn cũng vậy, ta thường gọi là cái tính, người nhanh, người chậm , người siêng, người  nhác, giản dị có, cầu kỳ có, ngươi thích ăn ngon, nhưng cũng có người sống sao cũng được, nói chung đủ cả, vì đó là tạo hóa đã ban. từ đó mỗi người có cách sống riêng cách nghĩ khác dẫn dẫn hành xử khác nhau. Cũng từ  đó tục ngũ có câu, "cha mẹ sinh con trời sinh tính"  Đấy là quyền tự do của mỗi con người.


 Nhưng con cháu trong một giòng họ tất nhiên có một cái gì đó về mặt tâm tinh thì hình như như có sự ràng buộc như ta gọi là huyết tộc, để dẫn đến có tính máu thịt hơn, hoà nhịp hơn, thông cảm hơn với nhau  trong cuộc sống căn cứ vào đặc điểm chung, căn cứ điều kiện nơi sinh sống mỗi giòng họ lại có thêm một vài quy tắc chung sống riêng cho giòng họ đó nhằm bảo vệ nhau, che chở nhau, giúp nhau trong cuộc sống, như chống lại thiên tai, thú dữ, kẻ thù, bảo ban nhau phát huy lẽ phải sống có tình người tình bà con chòm xóm để đi đẽn cái đích sống là làm người.


Người ta gọi quy tắc này là Tộc ước, mà đã nới đến tộc ước thì mọi người phải thống nhất thực hiện. mà tộc ước đó có thành công hay không phụ thuộc tính thống nhất, tính chung nhất của mọi người trong dòng họ đó. Nếu thực hiện thành côngthì nó mang lại quyền lợi chính đáng cho mọi người con cháu trong giòng họ.


  Căn cứ vào các văn bản pháp quy, căn cứ luật pháp, căn cứ vào hiến pháp của nước nhà. Giòng họ lưu văn có thêm một số điều quy định riêng cho giòng họ như sau mà con cháu trong giòng tộc phải nhắc nhau thực hiện: 


 VÀI LỜI NHẮC NHỞ
Trăm nết tốt, HIẾU đầu phải nhớ,
Từ nơi đâu, mới có thân nầy ?
"Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay,
Qua sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm"


                                                  (Thơ TỐ HỮU)



Đừng như kẻ đặng chim bẻ ná,
Hay như người được cá quên nơm .
Cây có cội, nước có nguồn,
Tổ tiên phải kính, khói hương phụng thờ.
Sống đạo đức, ngày giờ tiết kiệm,
Luôn siêng năng tránh tiếng bê tha.
Làm nên sự nghiệp gần xa,
Sao cho xứng đáng : "Con nhà Lưu Văn" !


 


$ Vì yêu mến quê hương-đất nước, vì yêu thương giống nòi- giòng họ, vì muốn tôn vinh sự nghiệp của Tổ tiên-Ông bà... Biết bao chữ VÌ thúc bách, con cháu động viên, tự xét thấy mình tài sơ trí thiển, nhưng là điều ước mơ khát vọng to lớn lâu nay, nay phải cố gắng hết sức vận động trí óc, sưu tầm tư liệu, tài liệu để viết lên quyển GIA PHẢ tộc LƯU VĂN (Thanh tường Thanh Chương Nghệ An) này hầu mong truyền cho thế hệ mai sau.

$ Mục đích muốn nhắc nhở con cháu chúng ta sau này (không phân biệt sang hèn, giai cấp, giới tính, tôn giáo ...) để biết mình từ đâu mà có? Dòng họ bà con cuộc sống ra sao?

$ Cùng nhau tuân thủ một vài điều ước định (tuy nhỏ nhưng xem chừng cũng khó thưc hiện): 

Cố gắng gặp gỡ để khỏi quên nhau khi có dịp.
Theo dõi và truyền bá tin tức của nhau, cho bà con biết lúc cần.
Đoàn kết giúp lẫn đỡ nhau theo khả năng, làm sáng danh dòng họ.
Lấy tinh thần TƯƠNG THÂN TƯƠNG ÁI làm phương châm xử thế.
- ....

$ Những điều qui ước trên, cứ thế truyền mãi từ đời này đến thế hệ mai sau, chắc chắn dù ở xa nhau, ta cũng có thể biết rõ được một phần nào. 

Con cháu ở xa thì nên lập bàn thờ vọng:

  Chưa phải là phong tục cổ truyền, chưa có nghi lễ nhất định, mà chỉ là kinh nghiệm truyền cho nhau khoảng đầu thế kỷ lại nay tuỳ hoàn cảnh thuận tiện mà vận dụng:
- Khi bắt đầu lập bàn thờ vọng phải về quê chính báo cáo gia tiên tại bàn thờ chính. Sau đó xin phép chuyển một lư hương phụ hoặc mấy nén hương đang cháy giở mang đến bàn thờ vọng rồi thắp tiếp.
- Nếu có nhà riêng, tương đối rộng rãi khang trang, thì bàn thờ đặt hẳn một phòng riêng chuyên để thờ cúng cho tôn nghiêm, hoặc kết hợp đặt ở phòng khách, nhưng cao hơn chỗ tiếp khách.
- Nếu đặt bàn thờ gia thần riêng, thì phải đặt thấp hơn bàn thờ gia thần một ít.
Đặt hướng nào? - Hướng về quê chính, để khi người gia trưởng thắp hương vái lạy thuận hướng vái lạy về quê.
(Thí dụ người quê miền Trung sống ở Hà Nội thì đặt bàn thờ vọng phía
Nam
căn phòng hay ngoài sân, ngoài hiên. Không nên đặt bàn thờ trong buồng ngủ, trừ trường hợp nhà chật hẹp quá thì phải chịu. Không nên đặt cạnh chỗ uế tạp, hoặc cạnh lối đi).
- Đối với những gia đình ở khu tập thể nhà tầng, nếu câu nệ quá thì không còn chỗ nào đặt được bàn thờ.
- Những người sống tập thể, chỉ đặt một lọ cắm hương đầu giường nằm của mình cũng đủ, miễn là có lòng thành kính, chẳng cần phải câu nệ hướng nào, cao thấp rộng hẹp ra sao.

Mấy đời tống giỗ...

Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thuần chủ ông khảo.
Thực chất chỉ có bốn đời, tức là làm giỗ cha mẹ (đời 2), ông bà (đời 3), cụ ông cụ bà (hay cố 4 đời) và kỵ (hay can 5 đời). Cao hơn kỵ gọi chung là tiên tổ, thì không cúng giỗ nữa, mà rước chung tất cả thuỷ tổ, tiên tổ các đời vào chung một nhà thờ mỗi năm tế một lượt. Thần chủ con cúng cha mẹ, đề là Hiền khảo, Hiền tỷ, đến khi người con trưởng chết, cháu đích tôn cúng ông bà, đối thần chủ là Hiền tổ khảo, Hiền tổ tỷ, đến lượt cháu trưởng mất, chắt trưởng tiếp tục thờ cụ là Hiền Tằng tổ khảo (hoặc tỷ), chít (chiu) trưởng thờ kỵ là Hiền Cao tổ khảo (hoặc tỷ). Sau năm đời thì rước vào nhà thờ tổ rồi chôn thần chủ đó đi. Trong nhà thờ tổ chỉ để duy nhất có một ngôi thần chủ cao nhất (thuỷ tổ hoặc tiên tổ bậc cao nhất của nhà thờ chi đó) gọi là "Vĩnh thế thần chủ".

Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình).
Như vậy là có 4 đời làm giỗ (cao , tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can), cụ (hay cố), ông bà, cha mẹ.
Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.

Trưòng hợp chết yểu có cúng giỗ không ?

Có hai trường hợp:
1. Những người chết đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai, hoặc đã có con trai nhưng ít lâu sau con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối giòng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai của anh hoặc em ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hoặc toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự.
2. Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ theo tiên tổ (gọi chung trong các bài văn cúng các bậc tiên gia là: Phụ vị thương vong tòng tự, không đặt linh vị từng vong hồn). Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai có cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mâm, coi như người thân còn sống trong gia đình. Điều này không có trong gia lễ nhưng thuộc vào tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất.

Lễ cúng giỗ vào ngày nào?

- Lễ cúng giỗ vào đúng ngày mất hay trước ngày mất một ngày? Có người cho rằng phải cúng vào ngày đang còn sống (tức là trước ngày mất), có người lại cho rằng "trẻ dôi ra, già rút lại", vậy nên chết trẻ thì cúng giỗ đúng ngày chết, còn người già thì cúng trước một ngày. Vậy có câu hỏi: "Người trung niên chết thì cúng vào ngày nào"?
- Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
Nguyên ngày trước, "Lễ Giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ": chiều hôm trước lễ chính kỵ có "Lễ tiên thường" (Nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời thông gia, bà con làng xóm đến mời ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần vì khách đông phải chia ra hai lượt; lại có những nhà hàng xóm mời cả hai vợ chồng nên luân phiên nhau, người đi lễ tiên thường, người đi lễ chính kỵ, ở nông thôn tuỳ theo thời vụ, muốn "Vừa được buổi cày vừa hay bữa giỗ", buổi chiều đi làm đồng về, sang hàng xóm ăn giỗ tiện hơn nên có nơi lễ tiên thường đông hơn là lễ chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế eo hẹp hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Một vài nhà làm, những người khác thấy thuận tiện bắt chước, dần dần trở thành tục của địa phương.
- Việc cúng ngày sống (tức lễ tiên thường vào chiều hôm trước, nguyên xưa chỉ cúng vào buổi chiều vì buổi sáng còn phải mua sắm nấu nướng và ra khấn ở mộ yết cáo với thổ thần, long mạch xin phép cho gia tiên về nhà dự lễ giỗ). Cúng ngày sống hay cúng ngày chết, hay nói cách khác lễ tiên thường hay lễ chính kỵ, lễ nào là lễ quan trọng hơn, chẳng qua đó là cách biện hộ cho phong tục từng nơi.
- Kết luận: Nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng kể cả chiều hôm đó.


Lưu Văn Hai


(Chủ biên)

Gia Phả LƯU VĂN - TỘC ĐẠI TÔN
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc LƯU VĂN - TỘC ĐẠI TÔN.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc LƯU VĂN - TỘC ĐẠI TÔN
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.