GIA

PHẢ

TỘC


NGUYỄN
(CỦ-CHI)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ

Họ LÊ-NGUYỄN gốc ở Mỹ Hạnh thuộc Bà Điểm (Hóc Môn), ngày xưa gọi là "18 thôn Vườn Trầu".Năm 1866,từ người thứ 2 đến thứ 7 còn ở lại đó, chỉ có hai người trai thứ 8 và thứ 9 chạy đến Làng Ba-Sa (Xã Phước Hiệp--Huyện Củ Chi ngày nay)để định cư. Ông thứ tám tên NGUYỄN VĂN NGHỀ (sau đổi thành họ LÊ), Ông thứ 9 tên NGUYỄN VĂN AO (sau đổi thành họ TRẦN).Từ đó đến nay đã được 8 đời.Nhánh của chúng tôi thuộc về Ông thứ 8, họ Lê.Để con cháu nhớ đến họ gốc,nên lấy họ ghép là LÊ--NGUYỄN.Nhánh họ TRẦN cũng còn sống tại Ấp Ba Sa (để tiện xin liên lạc Ông TRẦN MINH MẪN tức 6 MỨC).


(Xin xem phần Phả ký có nói rõ về cuộc Khởi nghĩa 18 Thôn Vườn Trầu chống Pháp  của hai ông Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá, khiến cho hai người em Ông Quá là 8 Nghề và chín Ao phải chạy trốn lên Ba Sa)


Ông Nguyễn văn Nghề, sinh năm 1837 (Đinh Dậu), đến 27 tuổi (1863) mới lập gia đình, khi sinh được người con thứ hai là Nguyễn văn Đủ (ông nội ông tám Bơ-Ba Sa) thì bà mất. Đến năm 1869, ông tái giá với bà sau, sinh ra :-


-Thứ ba:- Ông Nguyễn  Văn Thập, sinh năm 1870.


-Thứ tư:- gả chồng về Tân Thạnh Đông (mất liên lạc)


-Thứ năm:- Ông Nguyễn Văn Ngoan, cha Ông bảy Trừ-Ba Sa.


-Thứ sáu:- Ông Nguyễn Văn Nguyên, có vợ về Láng Đĩa, không con, nên mất liên lạc.


-Thứ bảy:- Có chồng về Cây Trôm, mẹ ông sáu Cờ (bà nội thầy giáo Tâm)


-Thứ tám:-ông Nguyễn Văn Miên, không con.


-Thứ chín:- Ông  Nguyễn văn Thiên (cha ông ba Chắc, ông sáu The…, ở Ba Sa)


-Thứ mười:- Bà  Nguyễn Thị Ngàn (chết nhỏ)


(sau  nầy ông Nghề chạy lên Ba Sa và tất cả cải thành họ Lê)


(xem GP Lê-Nguyễn:- http://www.vietnamgiapha.com/XemGiaPha/293/giapha.html  )


 


Ông Lê Văn Thập đến 25 tuổi (1894)  mới kết hôn với bà Lê Thị Lượm ở Xóm Mới và lập nghiệp ở đó. Sinh ra các con là:-


1.-Ông Lê Văn Chuyên , sinh năm Bính Thân (1896)


2.-Bà Lê Thị Vận, sinh năm Mậu Tuất (1898)


3 -Bà Lê Thị Lời, sinh năm Canh Tí (1900)


4.-Ông Lê Văn Chuyền, sinh năm Mậu Dần (1902)


5.- Ông Lê Văn Lơi, sinh năm Ất Tỵ (1905)


*


*     *


Ông Nguyễn văn Ao sinh năm 1840, cải thành Trần văn Ao, lập nghiệp cũng ở Ba Sa, sinh ra các con là:-


1.-Ông Trần Văn Sen.


2.-Ông Trần Văn Viên.


3.-Ông Trần Văn Mẹo


(xin xem Gia phả họ  TRẦN-NGUYỄN : link theo địa chỉ :-


http://www.vietnamgiapha.com/XemGiaPha/2160/giapha.html  )


 


Như vậy , hiện nay ở Ba Sa xã Phước Hiệp huyện Củ Chi, TP.HCM có hai họ tộc Lê và Trần nhưng cùng gốc là Họ NGUYỄN như phần trình bày ở trên.


************************************************
*Sau đây là Lịch sử hành chánh vùng đất Củ Chi ngày nay:-
LỊCH SỬ HÀNH CHÁNH VÙNG ĐẤT CỦ CHI
(Tổng hợp theo Đại Nam Nhất Thống Chí và một số tài liệu khác)

Kể từ khi Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu (Chúa Sãi) vào Nam làm Kinh Lược, lấy đất Nông Nại làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, vào mùa Xuân năm Mậu Dần (1698) thì vùng đất Củ Chi cũng chính thức thuộc về Việt Nam.
Củ Chi lúc bấy giờ còn đầy rừng rậm với các loài thú dữ, cảnh vật hoang sơ. Mỗi xóm làng khoảng vài chục nóc gia, quần tụ trên những mảnh đất mới khai phá nằm lọt thỏm giữa những cánh rừng bạt ngàn. Cho đến cuối thế kỷ 18, nhà bác học Lê Quý Đôn viết về vùng đất Gia Định như sau:
“Đất Đồng Nai thuộc phủ Gia Định, từ các cửa biển lớn nhỏ như Cần Giờ, Soài rạp đi vào toàn là những cánh rừng hoang vu đầy cỏ rậm, mỗi cánh đồng có thể rộng hơn nghìn dặm”.
Thời điểm nầy, vùng đất Củ Chi thuộc Tổng Bình Dương, huyện Tân Bình, phủ Gia Định.
Đên năm Gia Long thứ 7 (1808), phủ Gia Định được đổi thành Gia Định Thành, Dinh Phiên Trấn được đổi thành Trấn Phiên An, huyện Tân Bình đượcnâng lên thành phủ Tân Bình, tổng Bình Dương được nâng lên thành huyện. Huyện Bình Dương được chia làm 2 tổng là Bình Trị và Dương Hoà, lấy hai chữ tên huyện cũ đặt tên đầu 2 tổng.
Sang đến triều Minh Mạng, dân số tăng lên rất nhiều, đất ruộng cũng được khai phá thêm, thôn ấp được thành lập thêm, nên địa bàn 2 tổng nói trên thuộc huyện Bình Dương được chia làm 6 tổng mới, được đặt tên theo cách thêm vào sau tên tổng cũ các chữ Thượng, Trung, Hạ để giữ được nguyên gốc. Do đó, 6 tổng mới mang tên : Bình Trị Thượng, Bình Trị Trung, Bình Trị Hạ ; Dương Hoà Thượng, Dương Hoà Trung, Dương Hoà Hạ.
Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) tách phần đất phía tây bắc huyện Bình Dương, gồm một số thôn thuộc 3 tổng Bình Trị Trung, Bình Trị Hạ, Dương Hoà Thượng để thành lập huyện mới, đặt tên là huyện Bình Long. Huyện Bình Long là địa bàn 2 huyện Hóc-Môn và Củ Chi ngày nay.
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí (1820--Trịnh Hoài Đức) thì danh mục phân ranh hành chánh là:
Thành Gia Định, trấn Phiên An, phủ Tân Bình, có 4 huyện:
1/-Huyện Bình Dương, tổng Bình Trị, 76 xã thôn.
2/-Huyện Tân Long, tổng Dương Hoà,74 xã thôn.
3/-Huyện Phước Lộc.
4/-Huyện Thuận An.
*Tổng Bình Trị Hạ khá rộng, từ Phú Nhuận lên Hạnh Thông, An Nhơn, An Lộc, Bình Nhan, Bình Lý, Tân Mỹ, Thạnh Hoà, Thạnh Phú cho đến Tân Thạnh (Đông+Tây), tổng cộng có 22 thôn, 4 xã.
*Tổng Dương Hoà Trung có 1 xã, 20 thôn, bao gồm từ Tân Phú Trung lên Tân Thông, Mỹ Khánh lên một phần Trảng Bàng, qua Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Trung Lập, Phú Hoà Đông.
Đến năm 1841, huyện Bình Dương tăng thiết thêm huyện Bình Long như đã nói trên. Đến thời Pháp cai trị (1862), có 5 tổng là Bình Thạnh Thượng, Bình Thạnh Trung, Bình Thạnh Hạ, Cầu An Hạ và Long Tuy Thượng.
Năm 1867 huyện Bình Long còn 4 tổng là : Long Tuy Thượng, Bình Thạnh Thượng, Bình Thạnh Trung và Bình Thạnh Hạ.
Năm 1872, huyện Bình Long còn 3 tổng là : Long Tuy Thượng, Bình Thạnh Trung và Bình Thạnh Hạ.
Năm 1900, tổng Long Tuy Thượng chia thêm 2 tổng Long Tuy Trung và Long Tuy Hạ.
Những năm đầu thế kỷ XX , tỉnh Gia Định được chia làm 4 quận là : Hóc Môn, Gò Vấp, Thủ Đức và Nhà Bè. Địa bàn huyện Củ Chi này nay thuộc quận Hóc Môn. Quận Hóc Môn có 5 tổng và 65 xã. Tổng Bình Thạnh Trung có 7 làng. Tổng Long Tuy Thượng có 6 làng.Tổng Long Tuy Hạ có 16 xã, tổng Long Tuy Trung có 18 xã đều nằm gọn trên địa bàn ngày nay của huyện Củ Chi. Còn tổng Long Tuy Thượng và tổng Bình Thạnh Trung chỉ có một số xã, thôn nay thuộc Củ Chi.
Cuối đời Pháp thuộc, chính quyền Pháp sáp nhập một số xã , thôn ít dân lại thành những xã mới rộng hơn, đông dân hơn. Vì thế, quận Hóc Môn vào năm 1944 chỉ còn 28 xã. Tổng Long Tuy Hạ còn 4 xã là : Thái Mỹ, Trung Lập, Phước Hiệp và Tân An Hội. Tổng Long Tuy Trung còn lại 4 xã là: Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Phú Hoà Đông. Tám xã của hai tổng nói trên cộng thêm các xã Tân Phú Trung, Phước Vĩnh Ninh của Long Tuy Thượng; Tân Hoà, Tân Thạnh Đông của tổng Bình Thạnh Trung là thuộc địa bàn huyện Củ Chi ngày nay.
*Ngày 29-04-1957 , chính quyền Sài Gòn ban hành Nghị Định số 138-BNV-HC-NĐ qui định địa bàn các tổng Long Tuy Thượng, Long Tuy Trung, Long Tuy Hạ được tách khỏi tỉnh Gia Định, để đến ngày 30-8-1957, lập thành quận Củ Chi trực thuộc tỉnh Bình Dương. Từ đó đến nay, tên Củ Chi chính thức được công nhận là địa danh hành chánh cấp huyện.
*Đến năm 1963, chính quyền Sài Gòn chia quận Củ Chi thành hai quận : quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hoà thuộc tỉnh Bình Dương. Quận Củ Chi gồm các xã : Phước Hiệp, Phước Vĩnh Ninh, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Thái Mỹ và Trung Lập. Quận Phú Hoà có các xã An Nhơn Tây, Bình Mỹ, Nhuận Đức, Phú Hoà Đông, Phú Mỹ Hưng, tân Hoà, Tân Thạnh Đông và Trung An. Năm 1973, thành lập thêm xã Tân Thông Hội.
*Sau ngày 30-4-1975, quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hoà của tỉnh Bình Dương được nhập chung lại thành Huyện Củ Chi, Thành Phố Hồ Chí Minh.
-Năm 1977, thành lập xã Phạm văn Cội.
-Quyết định số 70/HĐBT ngày 11-7-1983 của Hội Đồng Bộ Trưởng, chia xã Trung Lập thành 2 xã : Trung Lập Thượng và Trung Lập Hạ; chia xã Phước Hiệp thành 2 xã Phước Thạnh và Phước Hiệp; giải thể xã Phạm Văn Cội 2 và tách Ấp Phú Trung, Ấp Phú Bình khỏi xã Phú Mỹ Hưng; Ấp Xóm Chùa, Ấp Xóm Thuốc khỏi xã An Nhơn Tây để thành lập xã mới lấy tên là xã An Phú.
-Năm 1985, thành lập Thị Trấn Củ Chi theo Quyết Định số 25/HĐBT ngày 01-02-1985 của Hội Đồng Bộ Trưởng.
-Hiện nay, huyện Củ Chi có Thị Trấn Củ Chi và 20 xã là : Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội, Phước Hiệp, Phước Thạnh, Thái Mỹ, Trung Lập Thượng, Trung Lập Hạ, An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ Hưng, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hoà Đông, Tân Thạnh Tây, Trung An, Hoà Phú, Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông và Phước Vĩnh An.

Gia Phả LÊ NGUYỄN (CỦ-CHI)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc LÊ NGUYỄN (CỦ-CHI).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc LÊ NGUYỄN (CỦ-CHI)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.