THỦY TỔ
Thủy tổ tên thật là Trần Kim Tương thường gọi là Cụ Hậu. Do có công lao nên được tạc tượng thờ trong chùa An Long Tự xã Phụ Khánh cách đây trên 100 năm. Cụ sinh được 3 người con trai do đầu làm cai tổng nên đều gọi là cụ Cai, từ đó hình thành 3 chi họ:
- Người con trai cả: Cụ Cai Yên tên thật là Trần Kim Minh
- Người con trai thứ hai: Cụ Cai Hương tên thật là Trần Kim Tố
- Người con trai thứ ba: Cụ Cai Ký tên thật là Trần Kim Xuyên
Còn sinh được mấy bà con gái nhưng đến nay không còn ai nhớ rõ.
LỊCH SỬ
Ông cha và con cháu đời sau nối tiếp xây dựng, vun đắp cho quê hương, gia đình, dòng họ và tích cực tham gia các phong trào cách mạng, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ dòng họ, quê hương, tổ quốc.
Từ cụ Thủy tổ cho đến các thế hệ sau đều có cuộc sống mang đậm nét nhân văn, ăn ở phúc hậu, vun đắp gia đình hạnh phúc, trong ấm ngoài êm, luôn gương mẫu và giáo dục con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thương yêu mọi người, xây dựng và vun đắp cho quê hương, dòng họ. Tiêu biểu nhất là cụ Thủy tổ Trần Kim Tương do có công lao mở mang xây dựng quê hương nên đã được nhân dân và dòng họ tạc tượng tôn thờ trong ngôi chùa An Long Tự - Xã Phụ Khánh, đây là điều rất đáng tự hào cho cả dòng họ, đối với con cháu thì các cụ luôn chăm lo cho đời sau, nuôi dạy con cháu cho ăn học mở mang trí tuệ thấm nhuần câu: Nhân sinh bách nghệ, văn học vi tiên. nghĩa là: Người ta sống có trăm nghề xong phải lấy văn học tức là tri thức làm đầu, việc tập hợp bảo vệ dòng họ theo gia phả cũ có ghi còn thất lạc một, hai người cho nên các cụ đã có cuộc "Vấn tổ tầm tông" đi các xã, huyện xung quanh, đi lên cả tỉnh Yên Bái và kết quả đã tìm thấy chi họ hiện nay ở xã Minh Lương thuộc huyện Đoan Hùng, anh em ở đây do tình thế khi đó đã phải đổi họ Trần sang họ Nguyễn, nay đang có kế hoạch trở lại họ Trần.
Chính nhờ có phúc ấm, sự rèn luyện giáo dục của ông cha cho nên các đời sau đã nối dõi, kế tục, phát huy và đã làm nên sự nghiệp trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc và các hoạt động chính trị, xã hội, kể cả thời phong kiến trước đây cho đến ngày nay.
I/ Thời kỳ phong kiến - Pháp thuộc
1/ Các cụ đã tham gia giữ các chức vụ:
Ba người con trai của cụ Trần Kim Tương đều làm cai tổng:
- Cụ Cai Yên - Trần Kim Minh
- Cụ Cai Hương - Trần Kim Tố
- Cụ Cai Ký - Trần Kim Xuyên
Đặc biệt có con trai của cụ Trần Kim Xuyên là Trần Kim Khôi làm chánh tổng, sau đó làm quan tuần hai huyện Hạ Hòa và Thanh Ba kiêm thủy bộ, có sắc phong của Vua (Nam Triều) nhưng bị giặc Pháp đốt năm 1950 khi chúng tấn công lên Phú Thọ.
a/ Các ông làm chánh, phó tổng:
- Ông Trần Kim Đĩnh: Chánh tổng Y Sơn gồm 4 xã Y Sơn, Phụ Khánh, Thanh Hương, Lãnh Khanh.
- Ông Trần Hữu Kiến: Chánh tổng Y Sơn
- Ông Trần Hữu Cầu: Chánh tổng Văn Lãng - Chấn Yên - Yên Bái
- Ông Trần Hữu Lễ: Chánh tổng Minh Lương - Đoan Hùng - Phú Thọ
b/ Các ông làm lý trưởng:
- Ông Trần Hữu Bẩm: Lý trưởng Phụ Khánh
- Ông Trần Hữu Tú: Lý trưởng Phụ Khánh
- Ông Trần Văn Chính: Lý trưởng Minh Lương
- Ông Trần Hữu Cuông: Lý trưởng Văn Lãng
- Ông Trần Hữu Vận: Lý trưởng Phụ Khánh
Tuy tham gia hoạt động ở cơ sở từ lý trưởng, chánh, phó tổng đến quan tuần hai huyện ở chế độ phong kiến nhưng không có ai làm điều gì sai trái gây thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân nên được nhân dân tin yêu, kính trọng.
Do ảnh hưởng của các phong trào Văn Thân, Cần Vương cộng với chí khí sẵn có, các cụ đã giáo dục con cháu tư tưởng yêu quê hương, đất nước, chống xâm lược của ngoại bang.
2/ Tham gia phong trào cách mạng, ủng hộ hoặc có tư tưởng chống xâm lược
Vào khoảng năm 1885-1886 đời vua Hàm Nghi, phong trào Cần Vương có ông Trần Hữu Khuê là con ông Trần Hữu Bích, cháu cụ Cai Hương làm chức phó lãnh cho chủ tướng Đề Thân đã tuyển tập xây dựng lực lượng, lập căn cứ địa tại xứ Núi giáp 4 xã Gia Điền, Phụ Khánh, Ấm Hạ, Hà Lương, vợ là bà Nguyễn Thị Sinh.
Theo các cụ truyền lại, vào một hôm nhận được tin nhà vua gọi lãnh đạo nghĩa quân vào triều để nhận lệnh. Chủ tướng Đề Thân làm một mâm cơm cúng trời đất, tổ tiên xong xem quẻ rồi nói với phó lãnh Trần Hữu Khuê rằng: "Quẻ xấu chú không nên đi" nhưng ông phó lãnh không tin vẫn dẫn quân đi vào triều, trên đường đi không gặp trở ngại gì, nhận lệnh vua xong trên đường trở về thì bị quân Pháp phục kích chặn đánh ở Kẻ Sặt, ngày nay là xã Vô Tranh - Hạ Hòa - Phú Thọ. Hai bên giao chiến dữ dội xong do bị phục kích bất ngờ, quân sỹ lại ít nên ông phó lãnh đã bị giặc bắt sống rồi bị chặt đầu đem bêu tại Ấm Thượng hòng làm nhụt ý chí của quân và dân ta, quân giặc lùng sục nghĩa quân, tên tướng giặc truy bắt đòi lấy vợ tướng, do đó bà Nguyễn Thị Sinh là vợ ông phó lãnh phải đưa con gái còn nhỏ là Trần Thị Chíp chạy trốn về xã Sơn Tình thuộc huyện Sông Thao ngày nay.
Để kế tục sự nghiệp chống giặc Pháp xâm lược có ông Trần Hữu Lễ là con ông Trần Hữu Sự (Con trai cụ Cai Yên) đứng ra tập hợp lại quân sỹ tiếp tục chỉ huy đánh giặc. Do thể lực yếu, thiếu kinh nghiệm tác chiến nên ông Trần Hữu Sự bị giặc bắt đem đi mất tích, nghĩa quân tan rã. Phong trào chống giặc Pháp của ông vừa mới nhen nhóm đã bị quân Pháp đàn áp nên chưa làm được sự nghiệp gì đã tan rã, không biết sử sách có ghi chép gì không?
Trong thời kỳ này còn có ông Trần Hữu Lễ là con ông Trần Văn Hải cũng làm chỉ huy một đội quân của ông phó lãnh và ông Sự, ông Lễ phải chạy trốn sau này phải đổi họ Trần sang họ Nguyễn và làm chánh tổng Minh Lương - Đoan Hùng, sau này con cháu vẫn để họ Nguyễn.
Trong thời kỳ chống Pháp ở xã Vân Bán - Sông Thao xảy ra các trận đánh giữa nghĩa quân ta với quân Pháp giữa hai cây đa ở hai đình làng cách nhau cánh đồng Đung (Đình Đung và đình Tân) nghĩa quân ta bị thương thường được cụ Trần Văn Trâm che giấu và nuôi dưỡng là hành động ủng hộ phong trào chống Pháp.
Ông Trần Văn Kim thường gọi là cụ đồ Chương, là con cụ Trần Văn Soa ở xã Vân Bán - Sông Thao là một nhà nho với lòng yêu nước sẵn có lại chịu ảnh hưởng của phong trào Văn Thân, Cần Vương nên có tư tưởng chống Pháp. Khi ông dạy học chữ nho thường kể cho học trò nghe chuyện chống Pháp của các nghĩa quân, các tướng lĩnh như Đề Thám, Đề Kiều cả chuyện đánh giặc cờ đen, cờ vàng. Khát vọng hòa bình, tự do và no ấm của ông thể hiện trong 4 câu thơ viết năm 1925, ao ước có được niềm vui:
Vui vì hạnh phúc nhà no ấm
Vui cảnh thanh bình nước tự do
Vui trong bờ cõi ra tay đắp
Phong vũ điều hòa hẳn nước no
Khi cách mạng tháng 8 thành công, ông rất phấn khởi làm nhiều thơ ca vận động kháng chiến, hoạt động trong hội phụ lão cứu quốc.
II/ Trước và sau cách mạng tháng 8-1945
Nối tiếp hào khí, đức tài của ông cha, con cháu thế hệ trước và sau cách mạng tháng 8-1945 đã, đang và sẽ giữ vững, phát huy truyền thống đạo đức, tài trí, lối sống, viết tiếp những trang sử truyền thống của ông, cha để lại.
1/ Cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8-1945
- Ông Trần Hữu Kỳ
2/ Những cán bộ hoạt động và được vào Đảng ngay sau tháng 8-1945 nay đã được 40-50 năm tuổi Đảng (Tính đến tháng 4-1999):
- Ông Trần Hữu Tình (đã mất năm 1974)
- Ông Trần Văn Đường - 50 năm tuổi Đảng
- Ông Trần Hữu Thực - 50 năm tuổi Đảng
- Ông Trần Ninh - 50 năm tuổi Đảng
- Ông Trần Hữu Nhân - 50 năm tuổi Đảng
- Ông Trần Văn Chính - 50 năm tuổi Đảng
- Ông Trần Văn Công - 40 năm tuổi Đảng
- Ông Trần Văn Tĩnh - 40 năm tuổi Đảng
3/ Là cán bộ cao cấp của Đảng, nhà nước và quân đội:
a/ Ông Trần Ninh: Học trường cao cấp quân đội
- Đại tá - Chủ nhiệm chính trị Bộ tư lệnh công binh. Trước đó đã kinh qua các chức vụ: Huyện đội trưởng Hạc Trì, Phó chủ tịch huyện Hạ Hòa
b/ Ông Trần Hữu Nhân: Học trường cao cấp Nguyễn Ái Quốc TƯ
- Cục phó cục cung cấp lương thực - Bộ lương thực - Thực phẩm
- Bí thư chuyên trách Đảng ủy - Bộ LTTP
- Vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ và đào tạo - Bộ LTTP
Trước đó đã kinh qua các chức vụ:
- Phó ty thương nghiệp, y tế
- Trưởng ty thuế vụ, tài chính, lương thực tỉnh Phú Thọ
- Bí thư Đảng ủy Bộ LTTP
- Trưởng đoàn chuyên gia kinh tế giúp Lào, bí thư Đảng ủy đoàn chuyên gia kinh tế TƯ giúp Lào
4/ Tham gia bộ đội tình nguyện kháng chiến chống Pháp:
- Trần Hữu Luân - Nhập ngũ năm 1945 - Liệt sỹ
- Trần Văn Lợi - Nhập ngũ năm 1947 - Liệt sỹ
- Trần Văn Đường - Nhập ngũ năm 1949
- Trần Hữu Công - Nhập ngũ năm 1949
- Trần Hữu Viễn - Nhập ngũ năm 1948
- Trần Văn Tĩnh - Nhập ngũ năm 1952
- Trần Ninh
5/ Bộ đội kháng chiến chống Mỹ
- Trần Hữu Quýnh - Liệt sỹ
- Trần Hữu Thẩm - Liệt sỹ
- Trần Văn Quế - Liệt sỹ
- Trần Hữu Thư - Thương binh
- Trần Hữu Ninh - Thương binh
- Trần Hữu Vân - Bệnh binh
- Trần Hữu Nghê - Bệnh binh
- Trần Hữu Trị - Bệnh binh
- Trần Thanh Sơn - Bệnh binh
- Trần Hữu Tuấn - Bệnh binh
- Trần Văn Quỹ
- Trần Đức Tường
- Trần Hữu Lâm
- Trần Thành Tâm
- Trần Hữu Tài
- Trần Thị Hiền
- Trần Minh Khang
- Trần Kim Ngân
- Trần Văn Khang
- Trần Hữu Kiên
- Trần Thị Hải
- Nguyễn Văn Khuê
- Nguyễn Văn Thành
6/ Những người đã phấn đấu trở thành sỹ quan quân đội:
- Trần Ninh - Đại tá
- Trần Văn Nghê - Đại úy
- Trần Hữu Tuấn - Đại úy
- Trần Hữu Vân - Thượng úy
- Trần Hữu Tài - Thượng úy
- Trần Hữu Trị - Thượng úy
- Trần Thanh Sơn - Trung úy
- Trần Hữu An - Thiếu úy
- Trần Hữu Thư - Chuẩn úy
7/ Những người đã, đang hoạt động có chức vụ trong các ngành chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và hành chính sự nghiệp từ cơ sở đến TƯ:
- Trần Hữu Phúc: Nguyên chủ tịch Ủy ban hành chính lâm thời (Việt Minh) liên xã Tứ Hiệp
- Trần Hữu Thực: Nguyên phó chủ tịch Ủy ban hành chính xã Hùng Vĩ (tức Phụ Khánh)
- Trần Văn Đường: Nguyên xã đội phó xã Phụ Khánh
- Trần Hữu Nhân: Nguyên vụ trưởng vụ TCCB - Bộ LTTP
- Trần Hữu Sự: Phó giám đốc mỏ thiếc Tĩnh Túc - Cao Bằng
- Trần Kim Diễm: Phó giám đốc sở địa chính tỉnh Phú Thọ
- Trần Hữu Tài: Phó giám đốc công ty lương thực cấp I
- Trần Kim Liêm: Giám đốc công ty xuất nhập khẩu Hòa Bình
- Trần Thị Tài: Hiệu trưởng trường trung cấp nuôi dạy trẻ TƯ - Nha Trang
- Trần Thị Dung: Phó chủ tịch UB bảo vệ và chăm sóc trẻ em thị xã Phú Thọ
- Trần Hữu Vân: Nguyên chủ tịch UBND, bí thư Đảng ủy xã Phụ Khánh
- Trần Văn Nghê: Nguyên bí thư Đảng ủy xã Vân Bán
- Trần Minh Khang: Bí thư Đảng ủy, chủ tịch UBND xã Y Sơn
- Trần Văn Tường: Nguyên chủ tịch UBND xã Minh Lương
- Trần Văn Công: Phó bí thư huyện Đoàn Đoan Hùng
- Trần Hữu Thư: Nguyên phó giám đốc công ty lương thực huyện Mang Giang - Gia Lai
8/ Những người có học vị đại học
- Trần Kim Diễm - Đại học nông nghiệp
- Trần Kim Liêm - Đại học bách khoa
- Trần Thị Tài - Đại học sư phạm
- Trần Hữu Hùng - Đại học y khoa
- Trần Hữu Hải - Đại học xây dựng
- Trần Đức Tường - Đại học kinh tế
- Trần Khắc Ngọc - Đại học Luật
- Trần Hữu Phong - Đại học TDTT
- Trần Thị Hương - Đại học an ninh
- Trần Thị Trâm - Đại học nông nghiệp
- Trần Hữu Tuấn - Đại học bách khoa
Tổng số trong họ có 34 người là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam phân bố ở tất cả các chi ngành trong họ.
Truyền thống lịch sử họ Trần gốc ở xã Phụ Khánh - Hạ Hòa - Phú Thọ, do các điều kiện khác nhau từ thời ông cha đến con cháu hậu duệ đã có sự dịch chuyển đi các xã, huyện, tỉnh khác nhau. Việc sưu tập tài liệu để viết thành Tộc phả kể từ 8/4 năm Đinh Sửu (14/05/1997) ngày giỗ tổ toàn họ đã quyết định viết Tộc phả, xong do các tài liệu gốc, tộc phả cũ không còn nên gặp nhiều khó khăn. Với những cố gắng cao nhất, có những sự việc, sự kiện, tên tuổi... chưa hoặc không thể sưu tập được, đây là sự đáng tiếc, xong về cơ bản đến nay đã tập hợp được tương đối đầy đủ từ cụ Thủy tổ đến các chi, ngành con cháu, dòng họ đã phát triển qua các thời kỳ và những sự kiện lịch sử truyền thống từ trước cho tới nay đã nói lên truyền thống hào hùng của ông cha cho đến hậu duệ con cháu ngày nay đã, đang và sẽ viết tiếp những trang sử ấy.
Các chi, ngành và các gia đình trong họ cần căn cứ vào tộc phả này mà lập Gia phả để con cháu sau này hiểu được từ nguồn gốc đến hiện tại, nhằm mục đích học hỏi tìm hiểu quan hệ giòng họ để xây dựng gia đình hạnh phúc, vun đắp cho các thành viên trong dòng họ trở thành người xứng đáng với truyền thống ông cha góp phần vào việc bảo vệ dòng họ và xây dựng quê hương đất nước.
|