GIA

PHẢ

TỘC

Lương
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
Thủy Tổ : Theo tông phả ghi lại Cao Cao Thủy Tổ họ Lương Pò Bó:
Đặng Vinh Sinh
Đặng Hoa
Đặng Tố có vợ là Triệu Thị Chiên
Đặng Nhân

Về phía họ Lương không thấy ghi về Cao Thủy Tổ, chỉ thấy ghi ông Đặng Nhân về làm Đại lang (tức con cả). Có sự truyền tụng là họ Lương không có con trai , lấy rể họ Đặng vào thừa tự. Tổ ngoại là Dương Thiện Lộc và Pháp sư Quí Công... và Lương Thị Chu (con là Dương Thị Mao).

Có sự truyền ngôn, con rể khác con nuôi, có thể phân tích sự trái ngược này như sau: Sự truyền ngôn về chữ Đại - Lang (con cả) nhầm sang chữ Lang (là rể); Nếu là rể thì dùng chữ Tế chứ; và bố vợ là Tổ ngoại;
Đặng Nhân là Đại lang (con cả họ Lương).

Có phần ghi về tâm linh của họ Lương như sau: " Quá trình xuy ngẫm... chọn tướng lấy con nuôi làm con cả (Đại Lang) là rất kỹ với đặc điểm , trình độ, phong tục": Au lục - mệnh tứ bát- tự Đặng Nhân đặt dưới bát hương Tổ tiên... mà không có điềm mộng xấu gì; mọi việc đều tốt đẹp cả. Nói thêm ít nữa về ông bà ngoại Dương Thiện Lộc và Lương Thị Chu, chắc có quan hệ tốt với họ Đặng - họ Lương, nên có sự chọn ông Đặng Nhân làm con cả cho họ Lương, gả con gái Dương Thị Mao làm vợ Đặng Nhân. Các con của ông bà Đặng Nhân và Dương Thị Mao đều được đệm chữ lót là Lương - Đặng.

Tổ Ngoại là Dương Thiện Lộc và Lương Thị Chu nơi sinh, trú quán là xã An Hoá, châu Thoát Lãng (tức xã An Hùng, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn ngày nay). Đến nơi đây, từ Tràng Định về Na Sầm qua cầu Bó Củng, qua khỏi nghĩa trang Bó Củng rẽ về phía đông tới các làng Bản Hu, Bản Lếch…thì có nhiều gia đình họ Dương, họ Lương đã ở đây từ lâu và có thể gặp nhiều người cao niên họ Dương, họ Lương để trao đổi.
Từ xã An Hoá, châu Thoát Lãng họ Lương di chuyển đến làng Pò Bó, xã Đại Đồng sinh cơ lập nghiệp đến nay.
Làng Pò Bó, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn, nơi Tổ tông họ Lương chọn nơi an bài. Nơi đây là vùng đất có diện mạo phong thuỷ rất tốt đẹp. Tổ Bó Slượi như đặt trên mình Phượng giang cánh bay. Pò Bó đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Nơi đây có rất nhiều trái ngọt, đặc biệt mít trồng ở vùng này có hượng vị đặc biệt (nổi tiếng ở huyện Tràng Định); vùng này trước đây cũng là nơi trồng nhiều hồi và có chất lượng hồi nổi tiếng tỉnh Lạng sơn. Làng có nhiều cây cao to, quanh làng có nhiều giếng nước trong mát, nước trong xanh (gọi là làng Pò Bó là vậy). Làng Pò Bó nằm trên vùng đồi cao, nhưng có rất nhiều ao, có thể thả cá được quanh năm. Cảnh quan tươi đẹp, cùng với sự thân thiện, đức tính làm ăn cần cù, chịu khó của dân làng Pò Bó đã hoà quện tạo nên truyền thống cao quý, tốt đẹp mang sắc thái của con người dòng họ Lương nơi đây.

* Lời bàn về nguồn gốc họ Lương – Pò Bó

Thời gian đến lập cư của dòng họ Lương chưa được biết rõ. Có ý kiến cho rằng: An Hoá, xã An Hùng, huyện Văn Lãng không phải “cội nguồn” xuất phát của họ Lương Pò Bó. Ông cha truyền tụng là : Từ nơi xa xôi lắm, mãi tận Sơn Tống, Pò Mã Cai , tức tỉnh Sơn Đông, phố Bạch Mã của Trung Quốc di cư đến.

Tại quyển: “Một số dòng họ Lương ở Lạng Sơn” (trang 1, dòng 11 từ dưới lên) do ông Lã Văn Lô - Viện phó Viện Dân tộc Việt Nam sưu tầm ở xã Khuất Xã, huyện Lộc Bình (chắc tại nhà nguyên Tổng đốc Vi Văn Định), có viết: “Vào những năm 1285 – 1400 đời Trần, triều đình cử 2 chi họ Lương và họ Hoàng ở Trung Châu lên Lạng Sơn hợp tác với họ Bế là Tù trưởng để chống giặc phương Bắc”. Người làm to nhất có ông Lương Uất, Bế Thuấn. Hậu duệ có tiếng như ông Lương Viết Duyên xã Văn Mộng, huyện Điềm He làm huyện uỷ viên, ông Lương Thiệu Hoàng ở Pò Bó, xã Bình Lâm làm Chi châu Thất Nguyên (huyện Tràng Định ngày nay).
Theo tài liệu ông Bùi Văn Tam - Cử nhân sử học, là con rể hậu duệ của Trạng nguyên Lương Thế Vinh, ở làng Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định: Họ Lương có nhiều người ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Phú Yên, tỉnh Nam Định, Thủ đô Hà Nội… Huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định có đền Trạng nguyên Lương Thế Vinh; ở đó có rất nhiều người họ Lương sinh sống từ rất lâu.
Họ Lương với những dòng họ người Việt, ta nhận thấy: Việt Nam, một đất nước với hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, ngay từ thời Vua Hùng đã có những danh tướng họ Lương có công và tên tuổi lừng lẫy, đó là hai anh em sinh đôi tên là Việt Bồ, Hộ Tống, con cụ Lương Kỳ Tiên, ở Phổ Hồng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nỗ Lực, xã Thuỵ Vân, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) là tướng của vua Hùng Duệ Vương. Năm 40 sau công nguyên hai chị em họ Lương là Lương Kiều, em là Lương Tấu đã cầm quân khởi nghĩa theo Hai Bà Trưng đánh giặc Hán xâm lược (Tô Định) được Hai Bà Trưng phong làm Kiều tướng Đại vương và gia tẩu tướng quân. Thế kỷ thứ 6 đời Trần Lý (Lý Bí) một vị tướng họ Lương tên là Lương Báo thời hậu Lý, triều vua Lý Cao Tông có Lương Đoàn Thượng, con cụ Lương Trung Công, quê ở Đông Hải, quận Hồng Châu, tỉnh Hải Dương được phong chức Đại tướng quân, nguyên soái thuỷ bộ khi Lý Huệ Tông lên ngôi phong chức Đông Hải Đại vương.
Khác với nhiều dòng họ ở Việt Nam, dòng họ Lương thường truyền ngôn câu nói: “Nam bang Lương tính, giai ngã tử tôn”, nghĩa là “Họ Lương ở nước Nam đều là con cháu ta cả”

Họ Lương – Pò Bó mang những đặc điểm chung của các dòng họ Việt, được hình thành, phát triển và cùng các dòng họ khác của Việt Nam trong việc dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phát triển phồn thịnh.

Tông Phả ghi chép được 11 Cao Tổ họ Lương : 8 trai, 3 gái (bát nho, tam nhị). Tông Phả ghi tương đối rõ 2 chi, là chi cả (chi Khà tầu) thuộc Cao Tổ Lương Đặng Nhân (Nho Vân) và chi 6, thuộc Cao Tổ thứ 6 – Lương Đăng Ninh (Nho Khởi).
Trong thực tại, nói chi 2 là phía Cốc La, rõ các hậu duệ gần 2 thế kỷ nay – 200 ; Xưng hô bậc anh, em, như : phía Hồng, Lương Gia Khát, Ban, Soan…, Hà Nam…nhưng chưa rõ thuộc ông Cao Tổ thứ mấy ? Cụ thể thêm là các ông Cao Tổ 2, 3, 4, 5, 7, 8 mới biết cụ ông, cụ bà và sinh bao con trai, gái (cách trên 2 thế kỷ) không được ghi tiếp vào quyển Tông Phả. Đó là sự tồn tại 2 mặt chính về Gia phả Họ ta :
1) Mả Tổ không đủ dữ liệu về tên. Mộ 11, chỉ có một số mộ có tọa độ.
2) Con cháu các thế hệ cần sưu tầm, đặc biệt là phần các ông Cao Tổ 2, 3, 4, 5, 7 và 8

Gia Phả Lương
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Lương.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Lương
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.