Tộc ước
Phần II – VỊ THẾ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA HỌ LƯƠNG PÒ BÓ
I – Vị thế chính trị :
Theo Tông Phả họ Lương, các Thủy Tổ và các Cao Tổ không thấy ghi về chức tước, nhưng có ghi mấy điểm tốt như sau:
- Ông ngoại là Pháp sư “mo tào” cao tay…. quí công.
- Địa mạo mả Tổ được chọn trên khu đất tượng hình con Phượng giang cánh bay.
Trích vài dòng địa lý mả:
“Điệp trùng phung thân chi ly,
Tứ trụ quí nhân trọng kiến,
Tài vương sinh quan chi tướng”
Và ca ngợi đặc điểm tài giỏi ông Cao Quí Tổ như sau:
“Lúc trưởng thành đã có tài biến hóa, mật dầy, gan to hơn người, có quyền quí vẻ vang; có chức tước cao sang, có ấn chỉ dài lâu”.
Tính đến nay (2012), đã gần 2 thế kỷ, thời Phong Kiến - Pháp thuộc, nhất là sau Cách mạng tháng 8/1945 tới nay, con cháu trong Họ có nhiều người tiến bộ, thành đạt rõ rệt, cụ thể như:
- Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, có 3 người làm tới cấp huyện – 1 Tri châu (người trong chi là ông Lương Thiệu Hoàng); 2 người làm Châu đoàn (coi lính dõng toàn huyện) là Lương Thiệu Phức (ông của Lương Chi Chước) và Lương Thiệu Bẩm (bố ông Tuấn Khanh).
- Ông Lương quế Triều, làm Chánh tổng Đồng Phái, là nho sỹ (xuất khẩu hành chương), đã có lúc làm tư vấn cho Tuần phủ Vi Văn Định, làm thơ sỏ tên tài phiệt hoa kiều Dương Tam (Dòng Slám) muốn mua rẻ ruộng nông dân để làm nghiền thóc gạo – thủy ngàn (Sủi Ngàn, Bủng Kham); tố cáo và kiện thắng tên tài phiệt này và bắt nó phải trả đúng giá và thay lấy chỗ khác.
- Ông Lương Quế Khoan (tức cụ Ý), cụ tham gia Cách mạng từ năm 1940, là đại biểu đi dự Đại hội quốc dân Tân Trào – Tuyên Quang, là Bí thư huyện ủy Tràng Định, là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ - Cộng hòa (1946).
- Các thế hệ con cháu quãng tuổi 60 - 90 tuổi (còn sống đến 2012) thì có tới hơn 30 người đã và đang được Đảng và Nhà nước giao những trọng trách quan trọng, tham gia ở các cơ quan của huyện, tỉnh và trung ương, như: Ông Lương Chi Hoan (Hùng Sơn) là Chủ tịch huyện đầu tiên của huyện Tràng Định, Ông Lương Ấm là Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tràng Định 2 khóa liên tục. Bà Lương Thị Xư là Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn; Ông Lương Văn Hinh là PGS.TS - Phó bí thư Đảng ủy Đại học Nông lâm - Thái Nguyên; Ông Lương Chi Chiến là Phó Hiệu trưởng Trường Công nhân Bưu điện miền Núi - Thái Nguyên… Số con cháu có trình độ đại học - cao đẳng cũng ngày một nhiều; một số con cháu có bằng Thạc sỹ Khoa học ngày một tăng. Lứa tuổi ở thập niên 50 của thế kỷ 20 trở lại đây hầu hết các con cháu có trình độ phổ thông trung học (cấp III), có gia đình có tới 3 - 4 người tốt nghiệp đại học, 2 - 3 người trong hộ có bằng Thạc sỹ. Có hộ có bố mẹ và các con đều có bằng đại học.
Điều này, thấy được con cháu họ Lương ta rất hiếu học, phấn đấu tốt, giữ được truyền thống tốt đẹp của các ông cha Họ Lương chúng ta.
Biết thêm đôi dòng về công lao và đóng góp của họ Lương:
Nếu nói toàn quốc họ Lương có 23 vị tiến sĩ (trong đó 1 Trạng nguyên, 1 Bảng nhã, 1 Thám hoa), 1 vị đậu Hội nguyên và 8 vị đậu Giải nguyên và Á nguyên. Đó là những bậc khoa bảng lớn mà dòng họ Lương ghi danh.
Họ Lương có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng về nhiều mặt, có tài kinh bang tế thế, như: Lương Thế Vinh, Lương Đắc Bằng, Lương Chí, đồng thời cũng là những bậc sư biểu, những nhà giáo dục lớn đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Lương Như Hộc là người đã khai sáng và mở rộng nghề khắc in để in sách, góp phần phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục của nước nhà từ thế kỷ XV. Lương Văn Chánh, là một võ tướng, đồng thời cũng là nhà chính trị, kinh tế giỏi, thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, giúp nhiều cho sự đoàn kết dân tộc Việt - Chiêm, khai phá đất đai và giữ yên bờ cõi phương Nam, xứng đáng là thành hoàng của tỉnh Phú Yên. Cụ cử Lương Văn Can là một chí sỹ cách mạng, đồng thời là một nhà giáo dục cách tân mở đầu nền học vấn khoa học tiến bộ của nước ta đầu thế kỷ XX…
Trong phạm vi tỉnh Lạng Sơn: Sau cách mạng tháng 8 đến nay có rất nhiều người họ Lương được giao và đảm nhiệm những việc trọng trách: Thường vụ tỉnh ủy, UBND tỉnh, chánh phó các ban, ngành…. Như là: Ông Lương Toàn Thắng (Đồng Ý, Bắc Sơn), Lương Đình Đốc, Lương Mậu (Bản Hu, Văn Lãng)….
Họ Lương có nhiều người con đã tham gia các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, làm nên những chiến công hiển hách, góp phần thắng lợi của dân tộc, như: Liệt sỹ cả bố và con ông Lương Văn Nuôi (Hữu Lũng – đánh Pháp vùng Cai Kinh), Lương Văn Tri (tức Huy Toàn), người Trấn Ninh, Văn Quan – Chỉ huy phó cứu quốc quân (tiền thân Đội tuyên truyền giải phóng quân)… Những liệt sĩ trong thời kỳ chống chống Mỹ, như: Liệt sĩ Lương Chi Huyền, Liệt sĩ Lương Chi Chiểu, Liệt sĩ Lương Vĩnh Phước, Liệt sĩ Lương Quốc Hành, Liệt sĩ Lương Chí Thiết, Liệt sĩ Lương Quốc Hôn….
Lịch sử đã chứng minh lòng yêu nước, chí khí quật cường, tinh thần chiến đấu dũng cảm của các bậc tiền bối; cũng như sự phấn đấu, hy sinh cao cả của ông cha ta xưa kia và con cháu họ Lương ngày nay đã góp sức trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, thống nhất giang sơn và xây dựng đất nước Việt Nam.
II – Vị thế kinh tế - xã hội:
Người làng Pò Bó nói chung và họ Lương nói riêng đều là nông dân (thuần nông). Ruộng đất, đồi rừng từ các đời ông cha tạo dựng; có đủ trâu, bò (mỗi hộ 2 - 5 con cày kéo, kết hợp sinh sản) để canh tác, có phân bón cho trồng trọt và nuôi cá. Trong thời kỳ cải cách ruộng đất (cải cách dân chủ 1955 - 1958), cả làng Pò Bó và họ Lương không có hộ nào là phú nông, địa chủ cường hào.
Trước cách mạng tháng 8, do trình độ sản xuất lạc hậu, năng suất vật nuôi, cây trồng thấp kém, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp. Đời sống sinh hoạt về vật chất, tinh thần rất thấp (trình độ học vấn không có ai học hết cấp II), cả làng gần 60 hộ, chỉ có một hộ có nhà gạch nung, số nhà có gạch cay rất ít. Số hộ nghèo, thiếu ăn đến hàng chục hộ. Vì đông con cháu, lại ít ruộng đất, phải đóng thuế nhiều, văn hóa thấp kém, mê tín… dẫn đến đời sống bà con sản xuất rất vất vả, nhưng cuộc sống vẫn cứ đói, nghèo. Trong làng chỉ có một số hộ có cố gắng sản xuất, chăn nuôi, làm vườn rừng (trồng cây hồi); một số giàu lên nhờ cây hồi (hộ Hùng Sơn, Lương Chi Dường), có hộ giàu có tiếng trong huyện (tiếng tày thường nói: mình tầu).
Sau cách mạng tháng 8, đặc biệt là từ khi thống nhất đất nước năm 1975, nông dân được quan tâm hơn, nông thôn từng bước đổi mới; làng Pò Bó, trong đó có người họ Lương có nhiều khởi sắc. Cây trồng (lúa, ngô, khoai, sắn…) năng suất không ngừng tăng lên, diện tích mở rộng (từ 1 vụ trồng trước đây, chuyển trồng 2 - 3 vụ: thêm vụ lúa xuân, trồng khoai tây, giống ngô, giống lúa lai…); Chăn nuôi (lợn, gà, vịt…) được chú trọng phát triển, đặc biệt là nuôi lợn nái (hầu như nhà nào cũng nuôi). Cuộc sống xóm làng, bà con họ Lương được nâng cao, nhà ngói hóa (một số hộ, nhà xây 2 - 3 tầng), có sân phơi, bể nước; có điện – có tivi, có máy sát… . Đời sống văn hóa từng bước được cải thiện, hộ nào cũng có xe máy, xe đạp; đường xá trong làng được bê tông hóa. Việc vận chuyển, đi lại được thuận lợi, cuộc sống hưng thịnh, đổi mới từng ngày.
Tuy họ Lương ta có nhiều thay đổi, đời sống, kinh tế, trình độ văn hóa phát triển khá lên từng ngày. Nhưng trong Họ vẫn còn 2 - 3 hộ thuộc diện nghèo; cái nghèo trong Họ do nhiều lý do khác nhau, như: đông con, ốm yếu, sản xuất, tiết kiệm chưa tốt…. Những hộ này cần được quan tâm giúp đỡ, bản thân các hộ đó cần chịu khó tăng gia sản xuất hơn.
Các con cháu trong họ Lương nói riêng và bà con làng Pò Bó nói chung, có quan hệ cộng đồng gần gũi, quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống và sản xuất. Tình máu thịt, dòng họ, tình anh em son sắt, tình làng, nghĩa xóm, tình quê hương sâu nặng luôn là đức tính vốn có của con cháu dòng họ Lương.
Mọi hộ, mọi người rất nhiệt tình và tham gia hoạt động công tác đoàn thể, việc làng xóm nghiêm túc, thực hiện tốt qui ước xóm làng. Phấn đấu nhà - nhà, người - người đạt gia đình văn hóa mới; luôn giữ được sự vui vẻ, trong ấm, ngoài êm, có cuộc sống văn hóa lành mạnh, vui tươi.
Phần III – KẾT LUẬN
Nhìn các mặt: vị thế chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội của họ Lương ta thấy từ cổ chí kim đều thấy thể hiện tốt trong huyện; nhất là sau cách mạng các mặt tốt ấy ngày một nâng cao. Từ những cơ sở tốt ấy, ta có thể kết luận lịc sử họ Lương – Pò Bó có truền thống tốt mọi mặt và đời sau tốt hơn đời trước.
Mọi hộ gia đình, mọi người trong Họ luôn cố gắng để sản xuất, chịu khó học tập, tháo vát trong kinh doanh để cho cuộc sống no ấm, khỏe mạnh, tươi vui; luôn rèn luyện thành người công dân tốt, có ích; việc nước, việc làng thực nghiêm về pháp luật, qui ước; khắc phục những điểm chưa tốt. Luôn xứng với 2 câu đối của dòng họ Lương ta:
“Tổ đức lưu lai lại đại an
– Tôn thờ kế thế phúc hưng lon;
An cư chỉ trạch xuân trường tại
– Tích thiện chi gia khánh hữu dư”.
PHẦN GIA HUẤN
Trong Quyển Tông Phả trang 62 -66 (5 trang) có phần giáo huấn trong Họ. Đây là bài thứ 16 của Vũ Công thời Đế chế Trung Quốc dụ dân. Thủy Tổ ta trích biên để giáo huấn con cháu trong Họ. Đây là áng văn phong kiến cổ xưa, nhưng đó là những nội dung về luân lý rất triết lý, rất đáng để các thế hệ con cháu trong Họ nghiên cứu, trao đổi, học tập có đạo đức làm người – phải tuân thủ nghiêm:
“Cương thường, đạo lý về phép nước, lệ làng,
quan hệ tốt anh em trong và ngoài Họ”
(Đôi lời chú thích của ông Tuấn Khanh).
“Thường là:
Giúp người bị nạn, người có việc cấp bách,
Thương người cô đơn, tha thứ người có lỗi.
Làm mọi điều có lợi cho người, cho vật;
Làm điều thiện, điều phúc, chính trực, nhân từ;
Trung với nước, hiếu với dân và song thân (bố mẹ);
Kính trọng, tôn kính người già, anh em, bạn bè.
Tuân nghiêm phép nước (tức pháp luật), lệ làng (làng ước)
*
* *
Báo đáp tri ân mở rộng 3 điều gióa huấn:
Giúp những sự cấp bách cá thiếu nước, như chim mắc lưới;
Giúp đỡ người cô đơn, thương sót người nghèo;
Nhường cơm, xẻ áo cho người đồng hành bị đói.
Nhường quan tài cho những hài cốt bị phơi thây.
Người giàu có đề huề thì cứu giúp người xóm giềng, bạn bè đói khổ.
Cân đong, đo đếm phải công bằng, không thể coi thường;
Đối với người ăn, kẻ ở phải khoan dung tha thứ.
Đọc kinh, đọc sách phải miệt mài, hiểu sâu, sửa chữa chùa chiền.
Dùng thuốc đắng để chữa bệnh,
Dùng nước sôi để chữa vết bỏng, ung nhọt.
Mua con vật phải chăn dắt tốt, đừng làm sát sinh tính.
Cấm dùng lửa đốt cháy rừng;
Đừng lên núi giết hại muông thú.
Không bỏ thuốc độc xuống sông suối, ao hồ làm chết tôm cá.
Đốt đuốc ban đêm soi cho người qua lại;
Đóng thuyền bè để chở người qua sông.
Không vứt bỏ giấy có chữ - chữ của thánh hiền.
Đừng âm mưu lấy tài sản của người khác;
Đừng phá hoại hôn nhân người ta;
Đừng vì việc riêng tư của mình;
Hà dèm pha bố mẹ, anh em người khác bất hòa.
Đừng vì lợi nhỏ của mình mà làm cho cha con gia đình người ta xích mích.
Đừng ỷ thế mình mà làm nhục người lương thiện;
Đừng cậy giàu sang mà khinh người nghèo khó;
Thân với người tốt để có sự tương trợ và nâng cao đức hạnh.
Xa lánh người ác, để tránh gây tai ương.
Không nên gây ra thị phi, to tiếng, chửi mắng.
Trên đường đi thì dọn sạch gai góc, đất đá làm cản bước.
Tu dưỡng hàng trăm năm, cho hàng vạn người qua cầu.
Phải dạy giỗ, rèn luyện cho thành người tốt.
Làm việc phải hợp lòng người, luật lệ.
Nói năng phải thuận với lòng người.
Đừng làm việc ác, nên làm nhiều việc thiện.
*
* *
Luôn suy ngẫm, khoảng hành động về ân –chất, âm công, âm trợ !
Ai mà hung ác làm tệ hại mà âm ất (tiếng Tày là Dăm chắt, dăm công, dăm sòi) thì Luật pháp Nhà nước sẽ phang thây bằng tứ mã (Shí mạ xẻ).
Luôn luôn không làm việc ác, chỉ làm việc thiện sẽ được ca tụng ủng hộ.
Nói xa thì con cháu mình được trăm điều phúc.
Như vậy chẳng nên làm hay sao?
*
Đã có người đã nhỡ làm việc xấu, việc ác, nhưng sau biết hối cải,
trở lại làm nhiều việc thiện, làm nhiều lần;
như vậy gọi là chuyển thành phúc cũng sẽ được tốt lành.
Cho nên người tốt phải: “Nhìn tốt, nghĩ tốt, nói tốt, làm tốt” !
Một ngày làm 3 điều tốt, ba năm liền thì trời sẽ giáng phúc cho.
Người xấu thường: “Nhìn ác, nghĩ ác, nói ác, làm ác”
Một ngày làm thậm trí 1 điều ác và cứ 3 năm liền thì trời sẽ giáng họa cho !
TRÍCH GIA HUẤN
Giao huấn Tổ Tông tạy lăng lai Giáo huấn Tổ Tông dạy gì nhiều
Điếp căn đây trang Họ bản khòn, Đoàn kết vững bền trong Họ với bản làng,
Mọi slườn, mọi cần chứ hất đây slí lò nẩy: Mọi hộ, mọi người nhớ làm tốt bốn điều này :
1- Dòm đây, nẳm đây,chảng đây, 1- Nhìn tốt, nghĩ tốt, nói tốt và làm tốt.
hất đây.
2- Hất đây mọi lò sle tua cần, tua cúa; 2- Làm tốt mọi điều với người, với vật.
3- Hất kin sleo Pháp luật, thuần 3- Làm ăn theo Pháp luật, thuần phong
Phong.
4- Điếp Tổ quốc, điếp thiên nhiên 4- Yêu Tổ quốc, yêu thiên nhiên, tức trung
lạ trung sáu nước, sáu dân. với nước, với dân.
Thân liểu sáu cần đây sle mì pang Chịu chơi với bạn hiền để có tương trợ
sòi, đảy đức hạnh. nâng cao đức hạnh.
Phiến quêng cần ác mì ngài vạ xẩu Tránh xa người xấu khỏi lây vạ tai ương
Khẩu đang. vào thân.
Chứ hất đây những tèo tạy nỉnh; Nhớ làm theo những điều kể trên;
Sle cuộc sống bình an, dàu mì. Để cuộc sống luôn bình an, thịnh vượng.
Kết bài với vài dòng thơ
Tác giả: Tuấn Khanh
Tạo hóa sleng mà mì âm dương Tạo hóa sinh ra có âm dương
Nộc mì slằng, cần mì Tông Tổ. Chim có tổ, người có Tông.
Tổ Tông lầu - họ lăng ? Tổ Tông mình có họ gì ?
Họ Lương thuộc cộng đồng Việt Nam Họ Lương thuộc cộng đồng VN;
Họ lầu lăng au slừ Đặng đệm Họ ta sao lấy chữ Đặng đệm.
Au ông Đặng Nhân hất chài tầu, Lấy ông Đặng Nhân làm Đại lang;
Tổ Họ nẳm mắn mí au khươi Tổ Họ nghĩ kỹ không lấy rể;
Au lục xo – Vân họ bình an Lấy con nuôi - Vân họ bình yên.
Từ nỉnh vận Họ lầu đảy lai mòn Từ đó Họ ta được nhiều điều cao quí
Cao quí.
Truyền thống Họ lầu lai mòn đây; Truyền thống Họ ta nhiều điều tốt;
Cùng căn hất đây thuổn mọi vằn, Cùng nhau vun đắp tốt hàng ngày,
Lục lan kin dú mì công đức, Con cháu ăn ở phải công đức,
Tuối mấy tiến khỉn đài vinh hoa. Đổi mới, tiến lên đài vinh hoa.
Xuân 2003 (Quý Mùi)
|