GIA

PHẢ

TỘC

NGUYỄN
(NGÔ)
CHẾ
NHUỆ
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: Nguyễn Văn Tại
Đời thứ: 7
Người trong gia đình
Tên Nguyễn Văn Khanh (Nam)
Tên thường Ông Luyện.
Tên Tự
Là con thứ 5
Ngày sinh 1907 (Đinh Mùi)
Thụy hiệu  
Hưởng thọ: 83  
Ngày mất 12-5 Kỷ Tỵ (1989)  
Nơi an táng Đỉnh xứ Gò Nội.  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú

          Ông Nguyễn Văn Khanh, sinh năm 1907 (Đinh Mùi), là con trai thứ Năm ông Nguyễn Văn Tại và bà Hoàng Thị Trưng. Trình độ văn hoá: Biết đọc biết viết Việt ngữ (Bình dân học vụ).

          Trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông Khanh sinh sống bằng nghề làm ruộng. Có thời gian ông tham gia các công tác xã hội tại xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê, như: Tổ trưởng Tổ Nông hội, Trưởng thôn,... Ông Khanh được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam ngày 06-02-1949, chính thức ngày 01-6-1950.

          Trong những năm Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thực hiện chính sách "cải cách ruộng đất" ở miền Bắc, ông Nguyễn Văn Trường đi cải tạo (giam giữ) vì bị quy oan là "địa chủ cường hào". Ông Khanh là em trai cũng bị giam giữ 10 ngày và bị cắt sinh hoạt Đảng vì "có liên quan đến địa chủ". Mặc dù đông con, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng vợ chồng ông Khanh bà Quyền đã tạo điều kiện bí mật giúp đỡ con trai trưởng ông Trường là Nguyễn Văn Luy vượt qua mọi khó khăn gian khổ, tiếp tục đi học để trở thành người thày giáo. Đồng thời vợ chồng ông cũng đã có công nuôi dưỡng con trai thứ ông Trường là Nguyễn Văn Điệp trong những năm 40 thế kỷ XX nhiều "gai lửa" khó khăn nhất.

          Sau khi có chính sách "Sửa sai", Chính phủ có kết luận là đã "kết án sai và oan ông Nguyễn Văn Trường", ông Khanh được phục hồi danh hiệu Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam và ông đã tích cực tham gia nhiều công tác xã hội ở địa phương.

          Trong giai đoạn đầu công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc, gia đình ông Khanh đã tham gia Tổ Đổi công và đóng góp ruộng đất, tài sản gồm: 4 mẫu, 2 sào, 6 thước (Bắc bộ) đất ruộng, 2 con trâu và dụng cụ sản xuất vào Hợp tác xã Nông nghiệp ngay từ đợt đầu tiên.

          Về khen thưởng: Ông Khanh đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng:

          + Huy chương kháng chiến (chống Pháp) hạng Nhì.

          + Huy chương kháng chiến (chống Mỹ) hạng Ba.

          + Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng (truy tặng).

          Ông Nguyễn Văn Khanh mất ngày 12 tháng Năm năm Kỷ Tỵ (1989) hưởng thọ 83 tuổi. Phần mộ đã được cát táng và xây tại khu vực phía Đông trên đỉnh xứ Gò Nội, làng Chế Nhuệ, xã Tình Cương. Vợ kế Phạm Thị Quyền và các con cùng lập mộ.

 

 

 


Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình
Tên 1.Phạm Thị Phiến (Nữ)
Tên thường
Tên tự
Ngày sinh Chưa rõ
Thụy hiệu  
Ngày mất 12-7 Đinh Sửu (1937)  
Nơi an táng Phía Đông đỉnh xứ Gò Nội.  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú

          Bà Phạm Thị Phiến là vợ cả ông Nguyễn Văn Khanh, người cùng làng Chế Nhuệ, cả đời làm ruộng. Đến nay chưa rõ bà Phạm Thị Phiến sinh năm nào, song thân phụ mẫu là ai, ở đâu (?). Chỉ biết rằng bà Phiến mất ngày 12 tháng Bảy năm Đinh Sửu (1937), do bị sản hậu (tai biến sản khoa) sau khi sinh con thứ Ba. Các con bà Phiến chỉ nuôi dưỡng lớn khôn được một người con gái Cả là bà Nguyễn Thị Luyện (...)

          Phần mộ bà Phiến đã cát táng và xây cạnh phần mộ ông Khanh. Chồng, con gái và các con bà vợ kế Phạm Thị Quyền lập mộ.

Tên 2.Phạm Thị Quyền (Nữ)
Tên thường
Tên tự
Là con thứ 7
Ngày sinh 1914 (Giáp Dần)
Thụy hiệu  
Hưởng thọ 90  
Ngày mất 29-6 Quý Mùi (2003)  
Nơi an táng Phía Đông đỉnh xứ Gò Nội.  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú

          Bà Phạm Thị Quyền, sinh năm 1914 (Giáp Dần), là vợ kế ông Nguyễn Văn Khanh (kết hôn năm 1940), là con gái thứ Bảy của ông Phạm Văn Bát (giỗ 20-4), người làng Chế Nhuệ và bà Đinh Thị Tít, người dân tộc Mường, quê ở xóm Mít, xã Thượng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

          Cả đời bà Quyền chỉ biết làm ruộng, nuôi các con khôn lớn trưởng thành, không tham gia công tác xã hội. Bà cũng đã có công lớn cùng chồng trong việc giúp đỡ con trai trưởng ông Trường là Nguyễn Văn Luy đi học trong những năm "cải cách ruộng đất" và nuôi dưỡng con trai thứ ông Trường là Nguyễn Văn Điệp trong những năm 40 thế kỷ XX "gai lửa" khó khăn nhất.

          Bà Phạm Thị Quyền mất ngày 29 tháng Sáu năm Quý Mùi (2003), hưởng thọ 90 tuổi. Phần mộ đã cát táng và xây sát mộ ông Khanh tại khu vực phía Đông, trên đỉnh xứ Gò Nội, làng Chế Nhuệ, xã Tình Cương. Các con cùng lập mộ.


Các anh em, dâu rể:
   Nguyễn Văn Tính
   Nguyễn Văn Trìu (Chìu)
   Nguyễn Văn Trường (Đường)
   Nguyễn Văn Khánh
   Nguyễn Văn Hạnh
   Nguyễn Thị Đỏ
Con cái:
       Nguyễn Thị Luyện
       Nguyễn Văn Nhưng
       Nguyễn Văn Tập
       Nguyễn Văn Bỉnh
       Nguyễn Thị Thịnh (An)
       Nguyễn Thị Vượng
       Nguyễn Thị Lan
       Nguyễn Thị Tiếp
       Nguyễn Thị Liên
       Nguyễn Văn Lục
       Nguyễn Văn Sự
       Nguyễn Văn Nghiệp (Kỳ)
       Nguyễn Đức Vụ
Gia Phả; NGUYỄN (NGÔ) CHẾ NHUỆ
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc NGUYỄN (NGÔ) CHẾ NHUỆ.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc NGUYỄN (NGÔ) CHẾ NHUỆ
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.