GIA

PHẢ

TỘC

NGUYỄN
(NGÔ)
CHẾ
NHUỆ
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: Nguyễn Văn Tại
Đời thứ: 7
Người trong gia đình
Tên 2.Nguyễn Thị Nhài (Nữ)
Tên thường Nguyễn Thị Nhài - Bủ Điệp.
Tên Tự
Ngày sinh 16-9-1914 (Giáp Dần)
Địa chỉ Xã Tình Cương, Huyện Cẩm Khê.  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú

          Bà Nguyễn Thị Nhài - Vợ lẽ ông Nguyễn Văn Trường - là con gái út ông Nguyễn Văn Khang (giỗ 05-02) và bà Phạm Thị Niệm (giỗ 07-01), người cùng làng Chế Nhuệ.

          Ông Khang và bà Niệm sinh hạ được 4 người con là: 1.Ông Nguyễn Văn Phước (chết trẻ);  2.Ông Nguyễn Văn Cờ (bố ông Nguyễn Đức An);  3.Ông Nguyễn Văn Quạt (bố ông Nguyễn Văn Nghiệp) và 4.Bà Nguyễn Thị Nhài.

          Trước khi về làm vợ lẽ ông Trường, bà Nhài đã là vợ cả ông Phạm Văn Mấn - anh cả bà Phạm Thị Hân (Hân Khái) - hai người chưa có con thì ly dị. Bà Nhài không biết chữ, cả cuộc đời làm ruộng và ở riêng thành một gia đình khác. Trong quá trình thực hiện chính sách "Cải cách ruộng đất" bà Nhài không can hệ gì. (Đoạn này viết theo bản chép tay của ông Nguyễn Văn Trường và đã có ý kiến chính thức của ông Nguyễn Văn Luy về trường hợp bà Nhài).

          Tương truyền: Ông Trường và bà Bồi hiếm hoi, chỉ nuôi được một mình ông Nguyễn Văn Luy nên đã kết hôn với bà Nhài để có thêm "đông con nhiều cháu".

 


Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình
Tên Nguyễn Văn Trường (Đường) (Nam)
Tên thường Đường
Tên tự
Là con thứ 3
Ngày sinh 24-6-1900, Canh Tý.
Thụy hiệu  
Hưởng thọ 69  
Ngày mất 09-3 Mậu Thân (1968)  
Nơi an táng Giữa xứ Gò Nội.  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú

          Ông Nguyễn Văn Trường là con trai thứ Ba của ông Nguyễn Văn Tại và bà Hoàng Thị Trưng. Ông còn có tên gọi khác là Đường. Trình độ văn hoá: Lớp 4 Việt ngữ. Biết đọc, biết viết chữ Hán.

          Thời kỳ phong kiến Pháp thuộc, ông Trường làm ruộng, có thời gian làm Trưởng bạ (được Bá hộ) làng Chế Nhuệ (tương đương cán bộ địa chính cấp xã ngày nay).

          Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông Trường sống bằng nghề làm ruộng và đã tham gia các công tác xã hội tại địa phương, như: + Trưởng ban Lão thành xã Tình Cương (12/1946 - 7/1947). + Chủ tịch Việt Minh xã Tình Cương (7/1947 - 10/1949). + Phó Chủ tịch Liên Việt kiêm Hội trưởng Hội nuôi quân xã Tình Cương (10/1949 - 7/1954).

          Ông Trường được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam ngày 02-10-1948, chính thức ngày 10-4-1949. Giữ chức vụ: Tổ trưởng Tổ Đảng từ tháng 02 đến tháng 7 năm 1952.

          * Trong quá trình Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thực hiện chính sách "Cải cách ruộng đất" ở miền Bắc, năm 1954 ông Trường bị quy oan là thành phần "địa chủ cường hào". Ông bị mất tự do từ ngày 10-11-1954, bị bắt ngày 26-12-1954 và bị kết án ngày 10-01-1955, phải chịu án tù (giam giữ) 5 năm. Vợ cả Lê Thị Bồi và con trai Nguyễn Văn Luy bị quản chế 5 năm. Em trai Nguyễn Văn Khanh bị giam giữ 10 ngày vì "có liên quan". Gia đình ông bị tịch thu và trưng thu hết tất cả tài sản, ruộng vườn. Ruộng vườn và tài sản bị tịch thu và trưng thu, gồm có: + Ruộng:  5 mẫu, 3 sào, 6 thước (Bắc bộ), kể cả cư, hoang, cọ, mạ (tức là tất cả đất thổ cư, đất hoang, vườn cọ và ruộng nước). + Trâu:  4 con (2 con lớn, 2 con bé). + Nhà:  1 căn nhà gỗ 3 gian, 2 chái.

          * Trong quá trình thực hiện chính sách "Sửa sai", Ông Nguyễn Văn Trường đã được ra khỏi trại cải tạo, chịu sự quản thúc từ ngày 11-9-1956 và về đến gia đình thực sự sống tự do từ ngày 07-12-1956. Chính phủ xác định việc "Ông Nguyễn Văn Trường bị quy thành phần địa chủ cường hào là sai và oan, sửa lại thành phần gia đình là Trung nông, phục hồi danh hiệu Đảng viên Đảng Lao động Việt Nam".

          Ruộng vườn và tài sản được trả lại, gồm có:  + Ruộng: Trả lại 1 mẫu, 8 sào, 10 thước (Bắc bộ) thổ cư.  + Trâu: Trả lại nửa con (1/2 con). + Nhà: Trả lại căn nhà cũ 3 gian, 2 chái.

          * Trong công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc, gia đình ông Trường đã tham gia Tổ Đổi công và đóng góp ruộng đất vào Hợp tác xã Nông nghiệp ngay từ đợt đầu tiên.

          Về khen thưởng: Ông Trường đã được Nhà nước tặng thưởng:

          + Giấy khen của Hồ Chủ tịch về thành tích vận động mua gạo khao quân (1950).

          + Huy chương Kháng chiến (chống Pháp) hạng Nhất (1962).

          + Bảng Gia đình vẻ vang (cùng với vợ lẽ Nguyễn Thị Nhài) vì có con trai Nguyễn Văn Điển - Liệt sỹ chống Mỹ (1972).

          Ông Nguyễn Văn Trường mất ngày mùng Chín tháng Ba năm Mậu Thân (1968), hưởng thọ 69 tuổi. Phần mộ đã cát táng và xây tại khu vực giữa xứ Gò Nội, làng Chế Nhuệ, xã Tình Cương. Con trai trưởng Nguyễn Văn Luy lập mộ.

 

                                                                                                                                        (...)


Các anh em, dâu rể:
   Nguyễn Văn Tính
   Nguyễn Văn Trìu (Chìu)
   Nguyễn Văn Khánh
   Nguyễn Văn Khanh
   Nguyễn Văn Hạnh
   Nguyễn Thị Đỏ
Con cái:
       Nguyễn Văn Luy
       Nguyễn Văn Điệp
       Nguyễn Văn Điển
       Nguyễn Thị Đang
Gia Phả; NGUYỄN (NGÔ) CHẾ NHUỆ
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc NGUYỄN (NGÔ) CHẾ NHUỆ.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc NGUYỄN (NGÔ) CHẾ NHUỆ
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.