- Dòng họ Lê Khắc tại thôn ông hoà, Hoằng thành, Hoằng hoá, Thanh hoá ( nay là thôn 8) bắt đầu quy tập mộ chí tại xứ đồng giá từ những năm 1960. Những người quy tập mộ chí lúc đó gồm các ông Lê Khắc Lạng, Lê Khắc Lặp, Lê Khắc Nhiên, Lê Khắc Thành, Lê Khắc Lành, Lê Khắc Viết, Lê Khắc Miện.....Nhưng do qua nhiều đời gián đoạn và chiến tranh kéo dài nên tuy được qui tập nhưng mộ không đủ và phần lớn không còn tên tuổi.
- Mùa xuân năm 2000 dòng họ khởi công xây lăng miếu, gắn bia thờ, và xây tường rào xung quanh lăng mộ dòng họ. Bia đá " Tộc Lê Khắc" khắc bằng chữ hán trong lăng do ông Lê Khắc Lạng soạn và Lê Khắc Quý cung tiến dòng họ.
- Tháng 10 Năm 2009, dòng họ tiến hành xây cất lại từng ngôi mộ nên nghĩa trang dòng họ được khang trang hơn trước.
- Gia phả dòng họ đã bắt đầu được chú ý siêu tầm nhiều năm trước đây do ông Lê Khắc Quý sinh năm 1957 công tác tại thị xã Sầm sơn tự nguyện tìm hiểu và khảo cứu qua bố mình là ông Lê Khắc Viết. Về sau có bổ sung qua nguồn thông tin của ông Lê Khắc Thắng, ông Lê Khắc Lạng. Hiện nay vẫn còn chưa hoàn chỉnh và còn phải khẩn trương khảo cứu tiếp.
- Thuỷ tổ của dòng họ chỉ được truyền lại với tên cúng cơm là ông Tự Phúc Thiện; tiếp đó là 5 chi nhánh thuộc đời thứ nhất gồm:
Chi 1 / Ông Lê Khắc Trang.
Chi 2 / Ông Lê Khắc Bao.
Chi 3 / Ông Lê Khắc Khoát
Chi 4 / Ông Lê Khắc Lụa
Chi 5 / Ông Lê Khắc Tãnh
Nhánh đầu họ là ông Lê Khắc Trang, đến đời ông Lê Khắc Khơi đã đi định cư tại xã Công liêm, huyện Nông cống, Thanh hoá năm 1971; Nhánh 2 dòng họ là ông Lê Khắc Bao đã đi định cư tại huyện Như xuân, Thanh hoá trước đó vào những năm 1960; Nhánh 3 đảm nhiệm vai trò giữ bàn thờ dòng họ được nhiều năm nhưng cũng đi định cư tại tỉnh Bình dương những năm 1980 nên bàn thờ dòng họ chuyển sang cho ông Lê Khắc Thành ( cùng nhánh 3) đảm nhiệm, con trai ông Lê Khắc Thành là ông Lê Khắc Hiền hiện nay đang đảm nhiệm việc này. Bàn thờ của dòng họ đang thờ chung với bàn thờ gia tiên nhà ông Lê Khắc Hiền.
- Dòng họ mỗi năm làm giỗ họ một lần vào ngày rằm tháng giêng; dòng họ đã tổ chức và duy trì được nề nếp tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong dòng tộc lúc hoạn nạn ốm đau, ma chay, cưới hỏi, lập quỹ khuyến học động viên con cháu học hành ngày càng tiến bộ.
|