LỜI TỰA
Trần Tông Ngọc Phổ là cuốn gia phả viết bằng chữ Hán nôm, triều Tự Đức năm thứ 36. Người biên tập và tự viết là Giám Sát Ngự Sử Hèo Phù, tự Chu Tần, tên trong gia phả ghi là Trần Văn Gia, cháu đời thứ 8 của Tổ họ Trần ngành Thiên Táng.
Đây là cuốn gia phả cổ rất quý. Tôi là cháu thống tôn đời thứ 13 của Tổ tông, nhờ một giáo sư Hán tự ở Sài Gòn không quen biết dòng họ của nhau để dịch ra chữ Việt cho được khách quan và mang tính trung thực của nội dung cuốn gia phả Trần Tông Ngọc Phổ này.
Mùa xuân năm Mậu Thìn 1988 nhân dịp tôi được cử vào giảng dạy ở trường đại học Tổng hợp Sài Gòn, đã cùng với chú tôi: Trần Bản Quế là tiến sĩ, võ sư môn phái Việt Võ Đạo giúp đỡ tôi để thực hiện.
Thời gian công tác giảng đường ở Sài Gòn, tôi có điều kiện yên tĩnh để chép lại nguyên văn bản dịch gia phả và xin mạn phép bổ xung các phần nhỏ:
- Niên biểu lịch sử Việt Nam.
- Triều đại Việt Nam thời nhà Trần.
- Các sự kiện lịch sử vẻ vang thời nhà Trần.
- Tiểu sử Trần Hưng Đạo.
Tư liệu này lấy ở Viện sử học Việt Nam. Các phần bổ sung có ghi hình vẽ hoa phượng (*) bên cạnh để người xem dễ phân biệt khi nghiên cứu. Riêng phần dịch giả, tôi không giám sửa chữa gì để cốt sao giữ được những tinh hoa của cổ nhân!
Thành phố Hồ Chí Minh, mùa xuân Kỷ Tỵ 1989.
Thống tôn Đời thứ 13 ngành họ Trần Thiên Táng,
Địa phận Quần Anh, Hải Hậu, Nam Định
Trần Ngọc Giá
Kính phụng!
TRẦN TÔNG NGỌC PHỔ
Mảng nghe: Thấy muôn núi trùng trùng, điệp điệp mà xét tột cùng đến ngọn Tu-Di. Xem các sông lạch mênh mang mà suy tận cùng đené tinh tú. Thế nên, nhà phải có gia phổ, cũng như nước phải có sử sách, đó là điều thật không thể thiếu vậy.
Xưa nay, các triều đại của nhà Ngu, nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu, sự liên quan trong dòng họ mỗi đời đều thấy rất rõ.
Dòng dõi họ Trần nhà ta, nguồn gốc từ Mãn Châu, trước chọn đất ở An - Sơn (nay thuộc huyện An Hưng, tỉnh Khánh An), sau di cư về làng Tía-Mặc.
Ông tổ tên là Hồng Phúc, nhờ tích đúc lũy nhana, nên tiếp nhanạ được cuộc đất Thái - Đường (nay thuộc xã Thái Đường, huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình).
Cục đất ấy thuộc cách "Liên hoa kết nhụy", nên lấy Sắc mà được thiên hạ.
Về sau, quả nhiên đức Trần Thái Tông (thuộc chi thứ trong họ), được họ Lý truyền ngôi, lên ngôi báu, truyền trao được mười bốn đừa vua, nếp nhà nhân hậu, con cháu phồn vinh, thịnh vượng.
Há bảo rằng: Không thể lường máy tạo, khó tính nổi mệnh trời, dẫy đầy ba đào cuồn cuộn, để đạt thành sự nhgiệp từ ngàn xưa đến ngàn sau….
Kế đến, dòng họ dời về cư ngụ tại phường Hà - Khẩu, đất Hà - Thành, cũng vẫn đời đời gìn giữ nếp nhà, nên hàng sĩ phu, quan lại, nay chính là họ Đặng - Trần đó.
Chi trưởng họ nhà ta, trung hiếu nề nếp, kính giữ Thần - chức. Thời kỳ nhà Trần đang thịnh thì nếp nhà vinh hiển, cùng gánh vác và chia sẻ nhịp hưng suy của quốc gia.
Kịp đến khi nhà Lê thịnh trị, người cháu 6 đời của dòng họ ta là Trần Quốc Trinh, giữ Nghĩa bất khuất được vua Lê khen ngợi và giúp đỡ, lại ban cho tên là Trần Quốc Hựu, sai người giữ gìn và thờ phụng ở Tôn - Miếu của nhà Trần như xưa.
Trải qua hai đời, đến vụ việc của Trần Can (thuộc chi thứ) xẩy ra, vì phép nước rất nghiêm, nên con là Trần Sùng (thuộc chi trưởng) phải đổi họ Trần thành họ Nguyễn, và chi thứ (nối sau Trần Can) phải đổi họ Trần thành họ Đặng, đều cùng là cái việc nhất thời vậy.
Trong niên hiệu Thiệu Bình nhà Lê, cháu 9 đời của cụ Tổ là Nguyễn Áng di cư tới xã Vũ - Lao, huyenẹ Nam - Chân (từ tức mặc đến Vũ -Lao), sinh được ba trai: Con trưởng là Nguyễn Hạp, con thứ là Nguyễn Thưởng, con út là Nguyễn Lịch, dẫu của nhà chẳng đạt bậc trung, nhưng văn thi, kinh sách nhuần thắm trên đời thì chưa từng thấy ai vượt được.
Sau cụ Nguyễn Hạp, một chi con cháu vẫn ở xã đó (Vũ Lao) mà an nghiệp (tức dòng anh em Trần - Ba bây giờ).
Còn Nguyễn Thưởng, Nguyễn Lịch lập nghiệp riêng ở xã. NhưngĐông, huyện Giao Thủy cũng trong Bản phủ. Đến niên hiệu Hồng Đức, quốc cấm đã bỏ, hai ông cùng với anh là Nguyễn Hạp đều đổi lại họ Trần, không quên gốc gác.
Không đầy mười năm sau, cụ Trần Thưởng dời về ở xã Cổ-Chữ, huyện Nam-Chân, đó là Thủy - Tổ của Trần Bảo.
Riêng Trần Quý Lịch vẫn ở y bản xã (Nhương Đông), làm Tá Lang Tướng Sĩ trong triều Lê.
Vì chưa có con nối dõi, ông Trần Quí Lịch mới cầu đảo ở đền Vạn-An, sau sinh được 2 con trai: Con trưởng là Trần Quốc Hy, con thứ là Trần Quốc Hiến, cả hai thông minh tuấn tú khác thường, thực là cành vàng lá ngọc.
Quốc Hy làm quan đến chức Hiệu Công Tá Lang (mà các ông Trần Phương, Trần Thi hiện ở xã Nhương Đông là đàn hậu-duệ).
Còn Quốc-Hiến, học vấn cao sâu, xét thấu mệnh trời và lòng người, để tâm nơi phong thủy, không muốn ra làm quan, đi xem danh lam, thắng cảnh, thấy vùng đất Hải-Tân, Phù Quế (tức vùng đất có chùa Ngọc-Lâm ở Trung Xã bây giờ) có sông lạch luân lưu, ao đầm đẹp đẽ, người mới dựng lên một tòaLạc-Cảnh.
Lúc bấy giờ, nơi ấy cỏ cây rậm rạp, dân cư lưa thưa, Quốc-Hiến mới trở về nhà cũ (Nhương Đông) mộ thêm một số thanh niên đené mở mang trồng trọt.
Năm thứ tư, niên hiệu Hồng Thuận, con trưởng là Trần Vu tự Phúc Đức, vì Bá Phụ (Quốc Hy) có biểu (giấy) mời sung làm chức Doanh Điền Sứ giữ trị-khí (đồ thờ phụng) ở đền Tức Mặc, ông noi theo chí nguyện của tổ tiên, bèn cùng 3 họ: Vũ, Hoàng, Phạm đến nơi đó mở mang, xây dựng nhà cửa. Thủy Quan cho lấy tên nơi đó là xã Quần Anh, và ông ấy lại trở nên "Phúc Thần" của đền Khải Thổ (Đền này nay thuộc địa phận xã Kiên-Trung). Đó là vị thủy tổ sinh ra các dòng tộc ở xứ ấy.
Cụ Phúc Đức (tức Trần Vu) sinh ra rần Tuân tên thụy là An Cư.
An Cư sinh được 2 con trai: Con trưởng là Trần Duật tên thụy là Huệ Thông, con thứ là Trần Tấn tên thụy là Tuyên Vũ.
Cụ Tuyên Vũ sinh được 4 trai: Con trưởng là Chánh Tâm, con thứ hai là Chánh Đức, con thứ ba là Phúc Thụ, con út là Liễu An. Tất cả cha con đều chết vì quốc nạn, nay là Phúc-thần của làng Duy Dương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Mộ phần an táng tại núi Bàn An.
Cụ Tuyên Vũ lại còn 2 con nuôi là Hấp Phúc và Bảo Phúc sau này lưu lạc không biết ở đâu mà tra xét.
Con trưởng là Huệ Thông sinh 5 con trai:
Con trưởng là Vô Y (tức Tiên tổ của chi ông Trần Đạo, nguyên chánh tổng, ở Hạ Xã và chi ông Trần Quang Thự, nguyên chánh tổng, ở Thượng Xã).
Con thứ hai là Phúc Tâm (tức Tiên tổ của chi ông Trần Hữu Giảng (nhị trường) ở Trung Xã và chi ông Trần Chi, nguyene Tuần Tổng, ở Đông Xã).
Con thứ ba là Phúc Đại, thuộc bản chi, là Sơ tổ chi Trần Hoằng.
Con thứ tư là Chánh Trực (tức Tiên tổ của chi ông nguyên chánh tổng Trần Văn Ngọ ở Trung Xã và chi ôgn Tú Tài Trần Quí).
Con thứ năm là Hiếu An (tức Tiên tổ của chi ông Trần Mễ và chi ông Trần Sưu ở Trung Xã).
* Con thứ ba là Trần Quốc Chuyên tự PHúc Đại (tức Phúc Thiện). Phúc Đại sinh 4 con trai: Con trưởng tự Quang Minh nay bản chi thưuà tự. Con thứ hai là Hữu Du (tức Tiên Tổ của bản chi). Con thứ ba là Quốc Ninh tự Hưởng Phúc (tức Tiên tổ của chi ông bát phẩm Trần Cẩn (cháu9 đời) ở Thượng Xã và chi ông cử nhân Trần Quân (cháu 10 đời) ở Trung Xã.
Con thứ tư là Huyền Lưu, trức Huyền Thao (tức Tiên Tổ của các chi ông Trần Trác và ông Trần Đất ở Trung Xã).
Con trưởng là Quang Minh không ra làm quan.
Con thứ là Hữu Du làm Điển Ngục Sứ tỉnh Bắc Ninh, nay mộ táng ở núi Mộc Hoàn (còn gọi là núi Phúc Đức) không biết ở đâu mà ghi nhận. Ông sinh ra 2 con trai: Trưởng là Hữu Lâm, thứ là Hữu Hồ, và từ đây về sau có đủ gia phổ rõ ràng.
Mọi người nên gìn giữ nếp nhà, kính làm việc thienẹ, nogx hầu mở mang, truyền nối.
Trịnh Vượng chẳng bỏ Long Quang, làm tốt cho đời sau phục hưng nếp cũ, đều xem lại nơi phượng bốc, đó là điều mong ước lớn của ta vậy.
Vả lại, từ khởi Trần Phái nhà ta đến nay, tính đã 665 năm, giang hà biến dời bất thường, đời đời đổi thay có khác, mà một phái Hưng Vũ (tức là phái sinh ra các tộc phái: pahí Hưng Nhượng ở xã Cổ Am, phái Hưng Hiến ở xã An Xá thuộc tỉnh Thái Bình, phái Hưng Trí ở xã Cát Chữ huyện Trực Ninh), đời đời lần lượt truyền nối, dù gia khánh chưa dám nhanạ là thơm tho, dẫu chi là "chung anh" giữa nơi đại địa, thì cũng tự nghĩ rằng đây là Trời đã tưởng đến cái tấm lòng Trung Hiếu của ta thưở bình sinh.
Kẻ hậu sinh biết đấu, phải nên ghi chép truyền lại.
Niên hiệu Duy Tân, năm thứ tư.
Ngày 20 tháng 7 năm Canh Tuất (24/8/1910).
Kính phụng
Trần - Triều Thân - Vương giáng hiểu tại Nam - Thiên nơi "Phổ Hệ Tử Bác Nguyện Thiện Đường".
Ghi chú: Trong niên hiệu Thiệu Bình (1434- 1439).
Biển thờ ở nhà từ
Thiên Phong Cát Địa
Đế Tặng Phúc Thần
BÀI "TỐC PHỔ KÝ TÁN"
Đông Sơn chi dương
Húc nhật hoàng hoàng
Căn thâm phái dẫn
Thịnh truyền mỹ chương
Liên chi quỳnh cán
Dịch tự thư hương
Phong hùng hải biểu
Vũ nhuận phân hương
Lan giai dụ ấm
Quế tịch đằng phương
Phúc điền lợi ích
Nhân trạch an khương
Cầu đồ thư bảo
Tần vi thi chương
Ư kim vi liệt
Chấn cổ hữu quang
Trắc giáng cụ nhĩ
Tại thượng tại bàng
Ái như nhập hộ
Tư hồ đăng đường
Nghĩa thâm truy viễn
Tố tự Thiên trường
Ô ! Hoàng Ngọc phổ
Đỉnh Hạ, đôn thương Ấm áp phủ non đông
Mặt trời lên rực rỡ
Rễ sâu lan tỏa
Nền thịnh sáng hồn
Gốc quỳnh liền cành
Thư hương tiếp nối
Gió hùng biển cả
Mưa nhuận thôn trang
Thềm lan ôm ấp
Vườn quế ngát hương
Phúc điền sinh lợi
Nhân trạch an khương
Đồ thư quí báu
Thư chương thơm lừng
Nay vẫn rạng rỡ
Nguồn sáng chấn hưng
Trắc giáng đã đủ
Ở trên, ở bên
Phảng phất như vào cửa
Suy niệm như đăng đường
Nghĩa sâu truy xa
Từ cung Thiên - Trường
Ôi ! Hoàng Ngọc phổ
Đỉnh nhà Hạ, đôn nhà Thương
Trình Quốc Công (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Cổ Am, Bạch Vân
Nguyễn Tiên Sinh
Bái Tán
TIỂU SỬ TRẦN HƯNG ĐẠO
Sinh 6/1/1229
* Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn kiếp Tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc.
Kính xét, tên thật của ông là Trần Quốc Tuấn, vì được phong là Hưng Đạo Đại Vương nên người ta gọi là Trần Hưng Đạo. Ông người hương Tức-Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc xã Lộc Vượng ngoại thành Nam Định, sinh năm 1226, là con trai thứ hai của An Sinh Vương Trần Liễu và là cháu gọi Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông - Vị vua đầu tiên của triều Trần) bằng chú ruột. Ông nội Trần Hưng Đạo là Trần Thừa, một trong những người có công sáng lập ra triều Trần. Cuối thời Lý, Trần Thừa là quan Nội Thị Phán Thư trong triều vua Lý Huệ Tông. Về sau, Trần Thừa được tôn là Trần Thái Tổ; mặc dù chưa từng làm vưa, TrầnLiễu (cha của Trần Quốc Tuấn) là con trưởng của Trần Thừa nên kính xét: Trần Quốc Tuấn thuộc dòng trưởng của Quý tộc họ Trần.
Trong suốt 175 năm thống trị (từ 1225 đến 1400), triều Trần đã có nhiều cống hiến cho lịch sử nước nhà: Triều Trần đã chấm dứt cảnh hỗn chiến ly loạn cuối thời Lý, đã mở đường cho kinh tế và văn hóa nước nhà tiến thêm một bước rất dài, đồng thời đã phỉa tiến hành 3 cuộc cheién tranh vệ quốc vĩ đại, đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lăng của đế quốc Mông Nguyên, lập lên những võ công chống xâm lăng vô cùng hiển hách.
Cuộc đời của Trần Hưng Đạo gắn liền với toàn bộ chặng đường vinh quang của triều Trần. Cuối năm 1257, sau nhiều lần dụ hàng thất bị, tướng giặc Mông - Cổ là Ngột Lương Hợp Thai đem ba vạn kỵ binh tràn vào xâm lược nước ta. Bấy giờ Trần Quốc Tuấn là một vị tướng trẻ nhưng rất có tài cầm quan, được triều đình giao việc trấn giữ biên giới phía Bắc. Trong cuộc chiến tranh lần thứ nhất này, cùng với những mưu sĩ có tài như Trần Quốc Tuấn là một vị tướng trẻ nhưng rất có tài cầm quân, được triều đình giao việc trấn giữ biên giới phía Bắc. Trong cuộc chiến tranh lân thứ nhất này, cùng với những mưu sĩ có tài như Trần Thủ Độ, Lê Phụ Trần… cùng với một loạt tướng chỉ huy dũng cảm khác, Trần Quốc Tuấn đã lập được nhiều công to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của nhân dân cả nước.
Do có đức độ, uy tín và tài năng hơn người, năm 1282 trong hội nghị Bình Than, Trần Quốc Tuấn được triều đình phong làm người đề ra phương châm xây dựng quân đội "Quý hồ tinh bất quý hồ đa" - (Quân đội cốt ở tinh nhuệ chứ không phải số lượng nhiều), là người nêu cao tinh thần "Phụ tử chi binh" (Quân đội trên dưới như cha con một hà, và là người đã viết Hịch Tướng Sĩ Văn nổi tiếng. Được khích lệ bởi bài hịch đó, các chiến sĩ thời Trần đã thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát" (Giết giặc Nguyên) để tỏ ý chí: "Quyết chiến cho Tổ quốc quyết sinh".
Hai lần xâm lược sau vào các năm 1285, 1287 - 1288, quân giặc mang đại binh sang đánh ta, ông được cử làm thống lĩnh các lực lượng quân đội trong cả nước.
Qua 3 lần kháng chiến kéo dài trong vòng 30 năm để chống lại những đạo quân xâm lược thiện chiến và tàn ác của đế quốc Nguyên Mông đang chiến thắng khắp nơi trên thế giới, quân dân nhà Trần dưới sự chỉ đạo tài tình của Trần Hưng Đạo đã đánh tan gần một triệu quân giặc. Trong cuộc xâm lược lần thứ hai, thế giặc rất mạnh trên các mặt trận, ta đều phải rút lui, Trần Nhân Tông lo lắn bàn với ông "Tạm hoãn để cứu muôn dân". Ông khẳng khái trả lời: "Nếu Bệ Hạ muốn hàng, trước hết xin hãy chém đầu tôi đi đã rồi sẽ hàng". Nghe câu nói đanh thép đó, nhà vua mới yên lòng quyết tâm chống giặc.
* Năm 1984 tại London, trong một phiên họp với các nhà bác học và quân sự do Hoàng gia Anh chủ trì đã công bố danh sách 10 đại nguyên soái quân sự của thế giới trong đó có Trần Hưng Đạo
Nhà viết tiểu thuyết lịch sử Hà Ân
và giáo sư sử học Trần Quốc Vượng.
Trong tất cả những võ công hiển hách, gắn liền với thiên tài chỉ huy của Trần Quốc Tuấn, trận quyết chiến Bạch Đằng 9/4/1288 là trận tuyệt vời nhất, trận để nhục muôn đời cho lũ xâm lăng, đúng như Trương Hán Siêu đã viết:
"Đến nay nước sông vẫn chảy hoài
Mà nhục quân thù không rửa hết"
(Bạch Đằng giang phú)
Xét về chuyện riêng trong Hoàng tộc, do Trần Thủ Độ buộc Trần Liễu phải nhường vợ cho Thái Tông, nên cha ông rất căm giận, trước khi chết đã dặn con phải trả mối thù đó. Giữa Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải là những người giữ cương vị chủ chốt của nhà nước cũng có bất hào với nhau. Trước họa xâm lăng, ông đã đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Ông chủ động xóa bỏ mối thù riêng trong dòng họ, giải quyết những bất hòa trong triều đình để củng cố khối đoàn kết, cùng toàn thể quân dân một lòng chiến đấu. Chính ông là người chỉ rõ nguyên nhân thắng lợi của cuộc chiến tranh giữ nước là: "Vưa tôi đồng tâm anh em hòa thuận, cả nước ra sức nên bọn giặc phải chịu bị bắt".
Cuộc kháng chiến thời Trần là cuộc chiến tranh nhân dân. Trần Hưng Đạo là người đã đánh giá đúng đắn vai trò quần chúng trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Trước đó ba thế kỷ, dưới thời Đinh, Lê. Ông đã cho rằng sở dĩ thắng được giặc ngoại xâm là do "Lòng dân không ly tán" và ở thời đại ông, kẻ thù bị thua là "cả nước ra sức".
Đánh giá vai trò tướng lĩnh của mình, ông đã nói "Ôi chim hồng hộc có thể bay cao tất phải nhờ vào sáu trụ xương cánh, nếu không có thì cũng như chim thường thôi".
Trần Hưng Đạo đã nêu một quan điểm xuất sắc "Nới sức dân làm kế rễ sâu gốc vững, ấy là thượng sách giữ nước".
Đến đời Trần Anh Tông, ông về ở Vạn Kiếp (nay thuộc xã Vạn Yên, huyện Chí Linh, tỉnh Hưng Yên) và từ trần tại đấy vào ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (5-9-1300).
Ông có tất cả 5 người con đẻ (4 trai, 1 gái) và một người con gái nuôi. Lịch sử đánh giá rất cao công trạng và sự nhgiệp của Trần Hưng Đạo. Sinh thời, ông được triều Trần phong tước rất cao (Hưng Đạo Vương) và tín cẩn giao nhiều trọng trách (Quốc công Tiết chế, Thái Sư).
Trần Hưng Đạo là nhà quân sự thiên tài, một nàh chính trị lỗi lạc. Thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta ở thế kỷ 13 đã khẳng định công lao to lớn, tài năng uyên bác, lòng yêu nước nồng nà của ông đối với Tổ quốc. Sự nghiệp và những cống hiến của ông sống mãi mãi cùng dân tộc Việt Nam.
Ngay khi ông qua đời, nhân dân ta đã tự động lập đền thờ để tỏ lòng tôn kính đặc biệt đối với ông. Và ngày nay ở thủ đô Hà Nội cũng như nhiều thành phố và các địa phương từ miền Bắc tới miền Nam đã có không biết bao nhiêu những đường phố, công trường, xí nghiệp, trường học v.v… mang tên Trần Hưng Đạo - Trần Quốc Tuấn một danh nhân văn hóa Việt Nam. Ông đã được xếp vào hàng danh nhân quân sự trên thế giới.
THẾ PHẢ TẦM NGUYÊN
(PHẢ HỌ TÌM GỐC)
Họ trần ta gốc tích đã kể lâu rồi. Từ khi thay nhà Lý làm vua, triều 14 đời, 181 năm. Gặp khi biến cả vì họ Hò. Họ ta lánh nạn, tản cư.
Tương truyền: Tổ ta trước ở Mộng Trạch, Thiên Trường, sau rời xuống Tương Đông, vì ở đó rất hẹp, không phải là cơ chỉ muôn đời, nên đã ven biển xuống nam, tìm được bãi Long Châu khu cửa Lác, đất cát mới bồi, địa thế rộng rãi. Tây Bắc sông dài thắt lại, Đông nam bể lớn mở ra. Thực là nơi đệ nhất miền nam. Tổ ta bèn cùng các tổ họ Vũ, họ Hoàng bàn trưng đất này. Việc đó vào khoảng năm đầu Thuận Thiên (Lê Thái Tổ).
Lúc này, một dài Long Châu, Triều lên thì cá bơi, nước xuống thì hạc đỗ, chưa thể ở được. Người làm nhà ở cánh đống phía đông làng Cát Chử (tức khu Xối nước ngày nay). Có 30 mẫu ruộng (nay ở Cát Chữ gọi là ruộng ông Trần Vu)(1). Ngày ngày bơi đò qua sông mà sang phía nam, dân lưới đánh cá, nấu nước bể làm muối. Xem đất cát chỗ nào cầy cấy được thì đắp đê, đặt cống làm ruộng, gọi là Quần Cường.
Đất ngày rộng, dân ngày đông, năm Hồng Thuận thứ ba (1511) bèn ghi chép đinh điền, lập thành xã Quần Anh. Mốc giới, đất đai nhiều nơi lấy chữ "Cường" để đặt tên.
Những người đánh cá ở phía đông là sông Hà Lạn. Những người đánh cá ở phía tây là bãi Ninh Cường. Những người ở trong bản địa, trong có 10 giáp là chỗ dân chính đinh ở. Ngoài có 4 thôn là chỗ dân phụ đinh ở.
Sông ngòi, ruộng đất đều theo tên tục mà đặt tên. Trong 10 giáp thì có sông Trệ, sông Múc, sách Hầu, sách Văn, Sủng chanh, Sủng hoa, mộc Đông, mộc Tây, Nam Biên, Trung Cường, Phú Cường... Ngoài 4 thôn thì có Đông Cường, Đông Biên...
Năm Gia Long, Giáp Tý (1804), xã Quần Anh chia làm 3: Từ Giáp Nhất đến Giáp Ngũ là xã Trung, từ Giáp Thập đến Giáp Lục là xã Thượng, bốn thôn là xã Hạ. Họ Trần tađa số ở trong 10 giáp. Những người nay ở bốn thôn là người mới di cư.
Sau này, bãi bể ngày càng mở rộng. Con cháu nối dõi, tiếp thụ khai khẩn Nhất Trùng, Nhhị Trùng, Tam Trùng, Tứ Trùng, Ngũ Trùng... Đó tuy là có các họ khác cùng hiệp lực, nhiều đời người tích luỹ công lao, song công khai khẩn mở đầu của Thuỷ Tổ ta không bao giờ mòn !
Dòng họ ta như vậy, đất đai ta như vậy, ta là người uống nước nhớ nguồn lễ nào không hay ?
(Dịch bài viết ở đầu tập phả từ đời thứ 6 trở xuống)
THẾ PHẢ TỤC BIÊN TỰ
(LỜI TỰA TẬP PHẢ HỌ VIẾT TIẾP)
Thế phả họ ta, từ tập đồ phả của cháu 8 đời cụ tiên Tổ Hưởng Phúc là cụ Ngự Sử Hoè Phù, đầu phả thì từ cụ Đáp Phúc trở lên, tôn làm thượng Tổ. Riêng bắt đầu tự cụ Hưởng Phúc là đời thứ nhất, tiếp xuống đến đời thứ 5, sự tích đều đã trình bày rõ rệt. Đồ thì từ cụ Hưởng Phúc trở xuống cứ 5 đời là 1 biểu. Vì phả để chép hạnh trạng, đồ để rõ thế thứ. ý của cụ Hoè Phù không phải là cho từ đời thứ 6 trở xuống không nên viết Phả. Cụ chỉ nghĩ rằng: Sửa sang thế phả nếu không chuyên tâm tìm hiều thì không làm được, cho nên là việc khó. Chua thêm vào đồ thì liền tay ghi vào là việc dễ. Đem việc khó mà buộc người sau thì chưa dám chắc. Chi bằng đem việc dễ mà cậy người sau thì nay ra việc làm rõ ràng thế thứ, ghi chép họ tên, có thể làm được.
Chúng tôi là Thuý và Bang thể theo ý cụ, biểu đồ các đời chúng tôi đã tập hợp mà viết vào vải để cho dễ xem. Song chúng tôi nghĩ rằng, nếu phả không viết tiếp thì các điểm: Sinh, phối, phần mộ ghi chép vào đâu ? Hơn nữa, những điều tôn vinh của những người có thiên tước, nhận tước, những điều đẹp đẽ của những người từng lập đức, lập công, và cả những người có tài cao, nết tốt, có liệt tiết, trinh phong, đáng làm gương mẫu cho đời sau không nên bỏ mất. Nếu để đời xa, truyện cũ sẽ không còn tìm hiểu vào đâu.
Vì vậy, từ đời thứ 6 trở xuống, tất cả thế hệ, tên tuổi, sự thực đại khía, chúng tôi đều sưu tầm một lượt. Dòng dã 2 năm, những điều xác thực chúng tôi được biết, được nghe tất cả đều ghi chép lại. Đưa ông Cử Điền Chi xem lại rồi viết thành tập, đặt tên là "Thế phả họ cả viết tiếp". Đây là chúng tôi viết tiếp vào phả để rồi viết tiếp vào đồ.
Tập này, chúng tôi đã trình bày các bậc tôn trưởng trong họ, nay xin đằng tả, chúng ta xem đồ rồi tìm sang phả. Xem phả đối chiếu với đồ để tỏ phúc đức của tiền nhân và thể hiện ý tứ của cụ Hoè Phù, âu cũng có chút nào bổ ích. Không dám văn vẻ.
Niên hiệu Thành Thái năm thứ 12 (1900)
là năm Canh Tý sau ngày Đông Chí,
Cháu 9 đời là:
Nhất trường, Trần Xuân Thuý.
Ấm Sinh, TrầnChi Bạng
Kính viết
THUẬT
(KỂ LẠI)
Họ Trần, Quần Anh ta vốn cùng một gốc (khi còn nhỏ, tôi từng ở nhà ông Phủ Cống Trần Công Điển, thấy quyển sổ sửa nhà từ năm Giáp Dần (1794) có chữ ký các cụ họ ta)(1). Đời Lê Vĩnh Hựu (1735 - 1739) gặp binh biến giặc Cà, gia phải thất lạc. Lâu đời, đông người, nhà từ không chứa hết. Hơn nữa, họ hàng đã xa, không thống thuộc được. Tương truyền lúc đó có họ Trần Khác cùng thờ cúng chung, con cháu họ lúc này lại là người hào trưởng, tự biết họ không phải là người máu mủ, nên nhân cơ hội xin người trong họ chia phố. Rồi bèn chia thần chủ, đồ thờ, chi nào chi ấy thờ riêng. Ngành ta, nhà từ chưa dựng, rước đồ thờ về thờ ở nhà từ cụ Đồ Phủ Trần Công Đôn. 7 vị thần chủ từ cụ Huyền Tuyên trở lên là thần chủ ngành ta được chia. Những đồ vật cổ trong nhà từ là đồ thờ ngành ta được chia(2). Sau lại thêm ba vị thần chủ từ cụ Đạo Đạt trở xuống và thần chủ các cụ Tổ các chi và những người phạp tự (không có con) trong họ được nộp tiền thờ theo. Chỉ kê người theo trước, theo sau, không kê thứ tự ai trên, ai dưới. Vì vậy, phả tích từ đó lẫn lộn.
Đồ phả họ cả, cụ Ngự Sử Hoè Phù sưu tầm tìm kiếm trải 30 năm, từ cụ Đáp Phúc trở lên, tuy không xét lại được. Song từ cụ Hưởng Phúc trở xuống thế thứ. Năm Tự Đức, Mậu Dần (1878) nhà từ làm xong, cụ từ kinh đô (lúc đó cụ làm quan ở kinh đô Huế) chép lại rõ ràng gửi trạm đưa về. Cả họ họp xem, mới mở mang vỡ vạc, nhận cụ này là Tổ tôi, cụ này là đời thứ mấy, người này là hàng cháu tôi, người này là hàng con tôi... Ai cũng khen lao, mừng rỡ.
Khi cụ Ngự Sự Hoè Phù từ chức về quê, lại đem sửa lại, sự tích cá Tổ từ 5 đời trở lên thày đều nói rõ, từ 10 đời trở lên chi phái phân biệt cứ 5 đời là 1 biểu. Tất cả gồm 16 biểu.
Năm Quý Tỵ (1893) Cụ Ngự Sử Hoè Phù đã mất. Ruân tôi cùng con cụ là Bạng, thống tên họ chi là Thuý vâng lời cụ dặn viết tiếp đồ phả, qua 8 năm dòng công việc chưa xong.
Sau ngày Đông chí năm ngoái, hai ông Bạng, Thuý đưa bản thảo đưa bản thảo lại bảo tôi rằng: Đây là bản thế phả họ cả chúng tôi viết tiếp đây, đưa ông xem lại. Tôi nhận xem xét, thấy phả lệ hầu hết tuân theo bút pháp đồ phả cũ. Từ đời thứ 6 đến đời thứ 8, số người đã định, ngày sinh, ngày mất, tên tự, tên hiệu, lý lịch, hạnh trạng, những chỗ nào hai ông được nghe, được biết quả là xác thực, đều cứ sự thực ghi vào. Đời thứ 9, thứ 10, số người chưa định thì chỉ ghi những chỗ hiện tại, còn chỗ nào cần để lại thì để trống. Hai ông lại tập hợp tất cả các biểu phả hợp thành 1 biểu dòng dõi muôn đời(3) để tiện việ ghi thêm. Còn phải thì nhan đề là "Thế phả tục biên" (Phả họ ghi tiếp).
Ruân tôi đứng hàng rất thấp trong họ, phả bút không dám tự chuyên: Chỉ vì cảm động sâu sắc thấy ông Bạng nối tiếp được chí cụ Ngự, ông Thuý nghĩ tới việc họ hàng, làm xong được việc cụ Hoè Phù hằng nghĩ tới.
Mong họ hàng xem thấy đừng trách tôi là lấn quyền, chỗ nào sai sót thì sửa sang thêm, thế là may nhất.
Niên hiệu Thành Thái, năm thứ 13 91901) là năm
Tân Sửu, tiết Trung Nguyên
Cháu 10 đời, cử nhân khoa Giáp Thân, tên tự
là Điền Chi, tên chính là Ruân, kính thuật.
LƯỢC KHẢO
LỊCH SỬ ĐỒ PHẢ
Năm 1774 ghi trong sổ họ cả Ao Gò (thờ cụ Phúc Đức) có ba vị tổ là:
• Tiên tổ Trần đại lang tự Phúc Đức Tỷ Mai nhất nương hiệu Từ Quang Sinh 5 phái
• Cao cao Tổ(1) Trần đại lang tự An Cư Tỷ tạ nhất nương hiệu Từ Đức.
• Thế tổ Trần đại lang tự Huệ Thông Tỷ Nguyễn ả nang hiệu Từ Từ Tín.
(1) Cao cao Tổ: Tổ 6 đời
Phả này nay hiện còn
Năm 1854: Phả cổ họ cả cầu Phe Tư (thờ cụ Hưởng Phúc) ghi:
• Tiên Tổ Trần đại lang tự Chính Tâm gia sĩ.
Tỷ hiệu Từ Quang(2) nhụ nhân.
• Trần đại lang tự Chính Đức gia sĩ
Tỷ Vũ nhất nương hiệu từ Nhân nhụ nhân.
• Trần đại lang tự Phúc Thọ.
Tỷ hiệu Từ Ý nhụ nhân.
• Trần đại lang tự Phúc Bảo.
Tỷ Nguyễn nhất nương hiệu Từ Nhất nhụ nhân.
• Trần đại lang tự Đáp Phúc
Tỷ Hoàng Quý nương hiệu Từ Thuận nhụ nhân.
• Trần quý Công tự Hưởng Phúc(3)
Tỷ Nguyên quý nương hiệu Từ Huệ nhụ nhân.
• Trần quý Công tự Huyền Tuyên, pháp hiệu Đạo Chính.
Tỷ bùi quý thị hiệu Hiền nữ chân nhân.
• Trần quý Công tự Danh Dự, pháp hiệu Đạo Đạt.
Tinh tứ bà Phạm Thị Hiệu Diệu Phương nhụ nhân.
• Trần quý Công tự Pháp Tuân, hiệu Viết Huyền Hựu.
Tinh tứ bà Nguyễn quý thị, hàng nhị, hiệu Trinh Thục.
• Trần quý Công tự Gia Hạo, đạo hiệu Pháp Thông.
Tỷ hiệu Tứ Hảo nhụ nhân.
• Tiền Trùm tộc, Trần quý công, tự Danh Đằng, hiệu Pháp Miện, thuỵ Viết Đạo Chân.
Tinh Tứ bà.
• Phụ Tổ Trần quý Công tự Huy Cung, hiệu Viết Đạo Trung.
• Trần quý công, tự Tôn Đảng, hiệu Viết Trung Hậu.
Tỷ Vũ quý thị hiệu Diệu Lâm nhụ nhân.
• Trần quý công, tự Tôn tiết, hiệu Pháp Tạo.
Tỷ Nguyễn quý nhị, hùng nhị, hiệu Diệu Đoan.
• Trần quý công, tự Quốc Tể, hiệu Viết Pháp Thuần.
Tỷ Nguyên tam nương, hiệu Thiệu Quang nhụ nhân.
• Trần nhị lang, tự công Triêm
Tỷ Nguyễn nhất nương, hiệu Từ Phổ.
• Trần quý công tự Gia Ninh, hiệu Chính Ngôn.
• Trần quý công tự Bá Diệu, hiệu Huệ Linh.
• Trần quý công tự Bá Huyền, thuỵ Huệ Giai.
Tỷ Vũ quý thị hàng tam, hiệu Diệu Tú nhụ nhân.
• Trần quý công, tự Gia Ngoạn hiệu Trí Huệ.
Tỷ Nguyễn quý thị, hàng nhất, hiệu Trinh Dung nhụ nhân.
• Trần quý công, tự Trọng Thai, thuỵ Minh Y tiên sinh.
• Trần quý công, tự Trọng Oánh, thuỵ Viết Hoà Duệ.
Tỷ Lê quý thị, hàng nhất, hiệu Từ Liêm.
• Trần quý công, tự Tôn Cảnh, hiệu Cần Thận công.
• Trần quý công, tự Tôn Lệ, hiệu Thận Năng tiên sinh.
Tỷ Lê quý thị, hàng nhất, hiệu Từ Thục nhụ nhân.
• Trần quý công, tự Bá Uẩn, hiệu Phúc Điền.
• Trần nhất lang, tự Gia Phúc.
• Trần nhất lang, tự Phúc Tính.
• Ngoại tổ(4) Nguyễn quý công, tự Ngô Giác.
Bùi nhị lang, tự Chính Trực(5)
• Trần quý công, tự Tôn Cổn, hiệp Pháp Toại.
• Trần nhất lang, tự Phúc Lượng.
• Trần quý công, tự Tôn Thức, hiệu Viết Thanh Thận.
• Trần quý công, tự Doãn Tế, hiệu Viết Khiêm Nhượng.
• Trần tín công, tự Đức Đôn, hiệu Thành Dụ phủ quân.
• Trần quý công, tự Đăng Khoa, hiệu Viét Cẩn Hậu phủ quân.
Tỷ Nguyễn quý thị, hàng nhị, hiệu Tứ Hoà nhụ nhân.
Phạm quý thị, hàng nhị, hiệu Từ Ái nhụ nhân.
• Trần quý công, tự Trọng Uyển, hiệu Viết Phúc Khang phủ quân.
• Trần quý công, tự Đức Thịnh, hiệu Phúc Đạo phủ quân.
• Trần quý công, tự Ngọc Nhuyên, hiệu Viết Duệ Trí phủ quân.
Tỷ Nguyễn quý thị, hàng nhất, hiệu Từ Thận nhụ nhân.
• Trần quý công, tự Kim Xuyên.
• Trần quý công, tự Đăng Quỹ.
• Trần nhất lang, tự Văn Minh
Tinh tứ bà.
• Trần nhât slang, tự Chính Thiện.
Tỷ Trần tam nương, hiệu Tứ Nguyện nhụ nhân.
• Trần quý công, tự Trung Lương.
Lê tứ nương, hiệu Tứ Hoà.
• Hậu tộc Trần quý thị, hàng tứ, hiệu Diệu đạo nhụ nhân.
• Trần quý công, tự Duy Viên, hiệu Viết Hoà Nhu(6)
• Trần Lệnh công, tự viết Huấn, hiệu Cẩn Tín.
• Trần quý ông, tự Văn Sử, hiệu Viết Hoà Nhã(7).
Trần quý thim, hàng nhị, hiệu Từ Thanh nhụ nhân.
Trần quý thị, hàng tứ, hiệu Diệu Hoan nhụ nhân.
Năm 1883: Phả đồ chính thức đầu tiên do cụ Trần Văn Gia (đời 8) soạn, hoàn thành năm 1883.
Chữ ông Nhất trường Trần Chi Lãng (đời 10) viết cụ Ngự Gia ký tên, đóng dấu. Chữ ông cử Ruân (đời 10) viết bài tựa (nay hiện còn).
NỘI DUNG
• Phần phả: Gồm 5 đời (đã dịch ở trên)
• Phần đồ:
ĐỒ YẾT I (1 BIỂU)
Biểu 1 : Từ đời thứ nhất đến đời thứ 5 (đã dịch ở trên)
ĐỒ YẾT II (16 BIỂU)
Biểu 2 : Dòng cụ Bá Diệu (đời 5) đến đời 9.
Biểu 3 : Dòng cụ Bá Huyến (đời 5) đến đời 9.
Biểu 4 : Dòng cụ Trọng Thai (đời 5) đến đời 9.
Biểu 5 : Dòng cụ Trọng Oánh (đời 5) đến đời 9.
Biểu 6 : Dòng cụ Tôn Đương (đời 5) đến đời 9.
Biểu 7 : Dòng cụ Tôn Lệ (đời 5) đến đời 9.
Biểu 8 : Dòng cụ Tôn Cảnh (đời 5) đến đời 9.
Biểu 9 : Dòng cụ Tôn Phán (đời 5) đến đời 9.
Biểu 10 : Dòng cụ Bá Mưu (đời 5) đến đời 9.
Biểu 11 : Dòng cụ Bá Cử (đời 5) đến đời 9.
Biểu 12 : Dòng cụ Bá Trí (đời 5) đến đời 9.
Biểu 13 : Dòng cụ Bá Nhuận (đời 5) đến đời 9.
Biểu 14 : Dòng cụ Bá Cao (đời 5) đến đời 9.
Biểu 15 : Dòng cụ Bá Rượu (đời 5) đến đời 9.
Biểu 16 : Dòng cụ Trọng Tiềm (đời 5) đến đời 9.
Biểu 17 : Dòng cụ Pháp Thiểm (đời 5) đến đời 9.
ĐỒ YẾT III:
Biểu 18 : Dòng cụ Văn Căn (đời 9) đến đời 10.
Từ đây trở xuống, vì nhân số còn đang phát triển nên mới lập mấy biểu làm mẫu.
Cuối tập phả đồ này, có ghi bài "Phụ lục từ đường ký" đã dịch ở trên.
NĂM 1900: TRẦN ĐẠI TÔN, THẾ PHẢ TỤC BIÊN
Năm 1900: Các ông
- Nhất trường Trần Xuân Thuý (9 đời)
- Ấm sinh Trần Chi Bạng (9 đời)
Tục biên
- Cử nhân Trần Ruân (10 đời) : Xem lại
Các ông:
- Học sinh Trần Xuân Đán (9 đời)
- Nhị trường Trần Xuân Luyện (10 đời)
- Nhị trường Trần Cổn (10 đời) Viết lại
* Phần phả: Bổ sung và nội dung:
- Viết tiếp từ đời 6 và dựng lên đến đời thứ 11.
- Từ đời thứ 6 đến đời thứ 8 coi như hoàn chỉnh.
- Từ đời thứ 9 đến đời thứ 11, nhân số còn đang phát triển, chờ bổ sung tiếp.
* Phần đồ: Không viết vào giấy nữa, lần này khâu một bức vải lớn, viết hết từ đời thứ 1 đến đời thứ 11 vào một đồ (như vậy dễ xem hơn).
Đợt sửa phả này, hai ông Thuý và Bạng có viết một bài tựa trên đầu phả. Họ có viết một bài "Thế phả tầm nguyên".
Ông Trần Ruân có viết một bài thuận lên đầu phả (các bài này đều đã dịch ra quốc ngữ ở trên) và có thêm 3 điều phàm lệ (chưa dịch một bài "Thế đại lịch niên tham khảo" (khảo về số năm cách nhau từ đời nọ đến đời kia) (chưa dịch)
NĂM 1940: TỤC PHẢ
Năm 1940, cụ Bá hộ Trần Quang Huy (đời 9) làm phó giám tộc, tổ chức tục phả.
- Phần phả: Không viết phả mới, chỉ bổ sung vào phả cũ từ đời thứ 6 đời thứ 11. Trừ những chỗ nhân số còn đang phát triển.
- Phần đồ: Vì đồ vải cũ đã chất, nên phải viết lại bằng đồ vãi mới, rộng hơn (Đỗ mời nay còn, đồ cũ chưa tìm thấy).
Đợt tục phả này, người viết có các ông Viên tử.
Trần Chi Vậc (đời 10)
Trần Xuân Vy (đời 10)
Trần Chi Tuyên (đời 10)
NĂM 1944: VIẾT PHẢ QUỐC NGỮ.
Năm 1955, các ông:
Bổ sung đồ phả và viết phả ra quốc ngữ (mỗi vị chỉ viết tên hai ông bà và con trai). Phả quốc ngữ này đến năm 1981, bác thống tôn Trần Ngọc Giá (đời 13) chép lại.
NĂM 1978: CHUA CHỮ QUỐC NGỮ VÀO ĐỒ PHẢ
Năm 1978, tôi Trần Xuân Hảo (đời 11) dịch toàn bộ bức phả đồ vải ra quốc ngữ (chua chữ quốc ngữ vào dưới các chữ Hán).
NĂM 1982:
Năm 1982, tôi Trần Xuân Hảo (đời 11) dịch các bản đồ phả cổ (từ phả cụ Ngự Gia viết trở lên) và một số cổ tích của họ ra bản quốc ngữ này.
GHI THÊM:
Tên các tổ tiên chi ta (họ cả cầu Phe Tư) trong các sổ sách và một số văn bản cổ.
TỜ TRÌNH:
(Không rõ việc gì, vì giấy trên đã rách, trong sổ họ cả Ao Gò chỉ còn niên hiệu và chữ ký. Năm Cảnh Thịnh 1 (1793) tháng 1, ngày 23, ông Trần Đình Trí (đời 5) điểm chỉ.
|