BÀI KÝ NHÀ TỪ
Các họ Quần anh, họ Trần đứng đầu. Phả của họ ta: Từ cụ đáp Phúc trở lên, gồm 5 bài vị, thế thứ không rõ. Từ cụ Hưởng Phúc sinh ra cụ huyền Tuyên. Cụ Huyền Tuyên sinh 3 con trai, nay là 3 chi: Giáp, Ất, Bính. Nhân số cả họ hiện trên sổ có 130 người (trên 18 tuổi nam) đời đời đông đúc thịnh vượng, áo mũ nối tiếp, đất lành, lòng tốt đã có từ lâu.
Nhà từ trước kia chưa ổn định. Đến năm Bính Tý đời Tự Đức (1876) cả họ mới bàn chọn đất phía đông nam mộ cụ Hưởng Phúc, bên bắc sông Giữa, nơi hai xã tiếp giáp, làm nhà từ ở đó. Một nội tẩm, một tiền đường, gỗ lạt, gạch, ngói, tiêu tiền hết hơn ba nghìn. Tiền này lấy vào tiến công bổ và tiền cúng riêng.
Qua một năm, đến năm Đinh Sửu (1877) nhà từ làm xong.
5 vị thần bài cổ thờ ở khám trên. Đó là tôn trọng việc thờ tự sẵn.
Chính vị, thờ thần chủ cụ Hưởng Phúc, coi là Tiên Tổ mở đầu đời thứ nhất. Kế đến thần chủ các tổ đời thứ hai, đời thứ ba. Đó là để rõ ràng dòng dõi từng đời.
Các vị Thống tôn quá cố đều thờ theo Tổ. Đó là để nêu cao gia pháp.
Các vị có cúng riêng ruộng đất và các vị Hậu thần phụ phối. Đó là để giữ gìn hậu tục.
Hàng năm cứ ngày 16 tháng Giêng, tế xuân thì cả họ cử hành. Đông chí, thời tiết thì 3 chi lần lượt đóng góp...
Con cháu vào tế thì văn tế theo hàng trên dưới của gia phả. Chỗ ngồi thì ai nhiều tuổi được tôn lên. Đó đều là làm theo phép cổ và hợp với hiện thời.
Ô ! Dòng họ là trời sinh. Nhà từ hợp tế là dấy lên từ đạo nghĩa. Tuy thế đạo lùi xuống, ít họ có thể cả họ ở chung. Song, cả họ tế chung cũng là tỏ rõ vẻ đẹp đời đời, gắn bó lòng người, thật là một việc lớn.
Bước lên nhà này, uống nước nhớ nguồn, nối chi tiền nhân, kế nghiệp ông cha, ngõ hầu sống có ích cho họ hàng, chết để tiếng thơm ngày sau, cho khỏi xấu hổ là con cháu họ Trần. Đó là điều hoạ đương trong mông sâu sắc.
Nay đăng lên bài ký để đời đời cùng tham khảo với phả đồ.
Những của chung làm ra để phục vụ tế tự và ruộng đất, của cải tư nhân đến cúng cùng ruộng hậu các khoản đều ghi ở sau./.
Nước Đại Nam, niên hiệu Thành Thái, năm đầu là năm Kỷ Sửu (1889)
Cháu 10 đời, đỗ cử nhân khoa Giáp Thân, tên tự là Điền Chi, tên thực là Ruân, vâng mạng khởi thảo.
Cháu 8 đời, đỗ cử nhân khoa Mậu Thìn, nguyên làm quan Giám Sát Ngự Sử, tên tự là Tân chi, tên thực là Gia nhuận sắc.
LỜI TỰA ĐỒ PHẢ
Việc làm thế phải (phả ghi từng đời) không phải dễ, cũng không phải khó. Tên huý, tên tự, nết na, công việc, ngày sinh, ngày giỗ, mồ mả của tiền nhân, dòng dõi từ cụ nào sinh ra và sinh ra cụ nào, nếu người được tai nghe, mắt thấy mà ghi chép lại thì đó là việc dễ và có thể tường tận được.
Đối với các cụ xa, sự tích đã phai mờ, nay cố tìm lại thì đó là việc khó và có thể thiếu sót.
Ca tụng danh thơm người trước để lại cho con cháu đời sau, ôi cũng là làm việc dễ để cho người sau khỏi mắc phải có khó vậy !
Phả họ Trần ta làm ra khó bởi có 3 lễ:
1) Người xưa chất phác, đơn sơ, phả cũ chỉ ghi tên tự, tên hiệu, còn ai sinh ra ai thì không nói rõ. thế thứ không bằng cứ vào đâu mà kê cứu lại được. Đó là một lễ.
2) Họ ta từ thời Trung cổ, biệt nhà từ, chia đồ thờ (từ nhà từ cụ Trần Vu ở Gao Gò xã Trung ra) chỉ theo những bài vị Thần chủ trong nhà từ mà thờ, không nghĩ đến cụ nào sinh ra ngành nào. Đó là hai lẽ.
3) Lệ cỏ có cho phụ tự (thờ phụ theo Tổ). Lỡ ra có người không may mất sơm, hoặc không con trai thì gia đình làm lễ cáo xin phụ tự. Chỉ theo ai cáo xin trước thì ghi vào phả trước, ai cáo xin sau thì ghi vào phả sau, không theo thế thứ. đó là lẽ thứ ba.
Gồm cả ba cái khó ấy, rồi lại trải qua bể dâu, binh hoả, giấy rách, nề rơi, chỗ còn lại chẳng được là bao. Viết phả trong hoàn cảnh, chẳng cũng khó thay.
Hoè Phù tiên sinh (cụ Trần Văn Gia, thày dạy học ông Ruân) là cháu 8 đời cụ Tiên Tổ Hưởng Phúc, tự mắt mình trông thấy thế phả lẫn lộn, lo lắng sâu sắc, phải đi hỏi xa, tìm ruộng, một lòng, mỏi óc gần 30 năm. Tuy chẳng được tìm ra đầy đủ, cũng là biết được đại cương.
Năm Quý Mùi (1883) Tiên sinh từ Đài Ngự Sử ra về chịu tang bà cụ cố, bèn duyệt lại bản viết cũ, giao cho đằng tả đặt tên là "Đại tôn đồ phả". Những chỗ còn khuyết hàng mong rằng sẽ được tìm rộng bổ sung thêm.
Mùa thu năm Nhâm Thìn (1892) Tiên sinh lâm bệnh. Tôi là Ruân trông nom thang thuốc, tiên sinh đưa phả ra mà bảo tôi rằng: "Anh nhớ lấy: Văn chương huyết mạch, tâm lực bình sinh, những cái khó xưa, tôi đã tìm ra ba, bốn phần mười. Có làm được rõ hơn không ? Điều đó tôi trông mong vào những người sau này, dễ hoặc khó ? Tôi không biết được".
Ruân tôi nâng lấy mà xem, thấy rằng: Phàm lệ gọn gàng, thứ tự minh bạch. Phả thì đã ghi được từ 5 đời trở lên, để nêu lên dòng dõi tổ tông thống hội. Đồ thì đã nêu lên được cả từ đời thứ nhất trở xuống để tỏ rõ từng chi, từng phái ra sao. Những chỗ bất đắc dĩ mà phải để khuyết, chịu là dĩ nhiên. Những chỗ còn có thể tìm ra mà nói rõ thì một lời cũng không dám tiếc. Tôi biết rằng: Tiên sinh lập tâm là khổ, dụng lực là cố, vì dòng họ lo nghĩa là sâu xa. Cứ theo đó mà làm, 10 đời có thể biết được thì 100 cũng có thể biết được. Có khó gì chăng ? Tất cả ở người sau ta cả !
Tôi thừa mạnh Tiên sinh, xin kính cẩn thuật lại những lời tôi đã được nghe, viết thêm vào sau phả dẫn, dám đâu nói rằng đây là lời tựa !
Thành Thái năm thứ 4 (1892) tháng 07 ngày 02
Cháu 10 đời, đỗ Cử nhân Giáp Thân (1884)
Qua kỳ thi Hội Ất Dậu (1885) và Nhâm Thìn (1892)
đỗ trường thứ hai, tên tự là Điền Chi, tên cái
là Ruân hết sức kính cẩn ghi lại.
VĂN TẾ
THỦY TỔ ÔNG
Tên tự là Phúc Đức phủ quân
Thuỷ tổ bà: Tên hiệu là Từ Quang nhụ nhân, họ Mai.
SƠ TỔ ÔNG
• Trần đại lang, tên tự là Chính Tâm gia sĩ phủ quân.
Bà: Tên hiệu là Từ Quang nhụ nhân.
• Ông: Trần đại lang, tên tự là Chính Đức Gia sĩ phủ quân.
Bà: Họ Vũ, tên hiệu là Từ Nhân nhụ nhân.
• Ông: Trần đại lang, tên tự là Phúc Thọ phủ quân.
Bà: Tên hiệ là Từ Ý nhụ nhân
• Ông : Trần đại lang, tên tự là Phúc Bảo phủ quân.
Bà: Họ Nguyễn, tên hiệu là Từ Nhất nhụ nhân.
• Ông: Trần đại lang, tên tự là Đáp Phúc phủ quân.
Bà: Họ Hoàng, tên hiệu là Tự Thuận nhụ nhân.
* * *
TRẦN ĐẠI TÔNG ĐỒ PHỔ
Cháu 9 đời là Trần Xuân Đán
Bái Phụng.
Trông lại trông chữ thơm ngát bãi đông
Bướclại bước chừ, đồng rộng mênh mông
Nước bủa chung quanh …
Non cao chập chồng ….
Nhờ Anh khí nuôi Tú Sắc
Đúc vầng nguyệt in bóng ba - tâm
Vượt lên trong cõi Vũ trụ châu Hoàn
Đường mây liền núi, đẹp ôi giang sơn !
Thịnh thay, địa cục !
Tả bút xa xa chữ đâm thẳng
Hữu kỳ phất phới chữ dăng nganh
Cơ đồ đáng yêu như bích ngọc
Thiên nhiên tô điểm đã từng trăm năm
Cõi bờ tráng lệ, phát khởi anh hùng
Tốn thủy dấn về cư thất
Mão Long vùng vẫy non đông.
Quan Thổ - Ty cáo rằng:
Đây là nơi vết tích của Tổ thứ nhất dòng họ Trần, vốn do trời cao sắp đặt, chứ chẳng phải công của của người vậy.
(Đây chính là ngôi mộ nằm trong cuộc đất thiên táng Phụng phụ pháp Đế quân kê thị).
TRẦN ĐẠI TÔNG PHỔ DẪN
Dòng họ có cuốn gia phả, như nước có sách thực lục, cho nên xót thế tự để tìm thế đức vậy.
Nếu cẩu thả thì thật là thiết sót.
Xuân thu thờ cúng, bày biện đại canh, huyền tửu, ấy là không quên cái mỹ quan của nơi nguồn gốc.
Nếu thế tự và thế đức không có cơ sở để khảo chứng thì tinh thần ái và đạo nhân hiếu dựa vào đầu mà bổ cứu?
Họ Trần nhà ta khởi đã lâu đời, là Tổ tiên các tộc ở đất Quần - Anh, con cháu rất đông.
Triều Lê, niên hiệu Hồng Nhuần năm thứ ba, noi theo và gây dựng nên nền minh đức, đàn cháu con tiếp diễn mãi về sau.
Kịp đến khi khảo sát thế phổ, thì từ cụ Bấp Phúc phủ quân trở lên, thấy tên húy chẳng truyền, thế tự chẳng rõ, lại cùng với họ Trần khác có chỗ giống nhau, thật đáng nghi ngờ. Đại để là, cổ nhân vốn thật thà, chât phác, trải đời chưa xa, chỉ ghi tên thụy một cách sơ lược, còn sinh lúc nào, làm việc gì, thì không ghi chép cho rõ ràng, chỉ dựa vào khả năng của ký ức, không tiên liệu đến sự lầm lạc của người đời sau, duy căn cứ vào sự tương truyền.
Hưởng phúc công, phần mộ được ở huyệt thiên táng, cuộc đất ấy linh thiêng, sinh ra cụ Húy Đĩnh, tự là Huyền Tuyên Công, trải đến nay hơn mười đời, thế tự măy mắn còn xét được, còn thế phổ thì chưa ai biến thành sách.
Gia tôi, năm 18 tuổi theo phụ huynh có việc ở Triều, lui về nhà suy nghĩ, bèn làm gia phả đề ghi truyền.
Nếu không làm gia phả, thì làm sao đời sau xem rõ đời này, cũng như đời này xem rõ đời xưa, thiển nghĩ việc làm này không có chi là quá mức vậy.
Do đó, xét hết phả cũ, khảo chứng lời người, tuy không được rõ lắm, nhưng cũng tin được năm, sáu phần mười.
Mùa xuân năm Giáp Tý, đời vua Tự Đức (1864) sau lễ tế, tôi cùng với người trong họ ước định rằng : Từ cụ Đấp Phúc Phủ quân trở lên thì liệt vào hàng Thượng Tổ Biệt Khởi.
Hưởng Phúc Phủ Quân là Tiên Tổ đời thứ nhất, nối xuống mấy đời sau, gọi là gia phả. Ngoài gia phả có đồ. Từ đời thứ nhất đến đời thứ năm, có đồ phả. Từ đời thứ sau trở xuống chỉ có cái đồ.
Tuổi đời vượt qua, bản thân vừa xong, mà việc đời còn lắm bôn ba, nên cất vào hòm sách. Sau mấy mươi năm qui điền, xem lại bản thân, mới sai các cháu trai, tra xét, rồi để nhan đề là "Trần Đại Tông Đồ Phả"
Gia phả hàng lối rõ ràng, lược có căn cứ, đồ có thứ tự trước sau, không còn chỗ nghi ngờ.
Đọc đến ba, bốn lượt mới giao cho chép lại. Không dám tự cho rằng tinh lực ở nơi đây, mà vì có cái chí mọn "xét thế tự để tìm thế đức", hẳn không phải là vô ích vậy. Nay kết lại dòng để viết vào phần đầu cuốn gia phả.
Triệu Tự Đức, năm thứ 36, năm Quí Mùi
Trước Tiết Đông Chí một ngày (1883)
Cử nhân ân khoa Mậu Thìn,
nguyện An Tĩnh Đạo
Giám Sát Ngự Sử, hiệu Hòe Phù, tự : Chu Tân
Cẩn Chí
****************
TRẦN ĐẠI TÔNG ĐỒ PHỔ - PHÀM LỆ
1- Phàm Gia Phả, tên húy, Thụy Hiệu, giờ sinh ngày giỗ, mộ trạch phương hướng và sự trạng lúc bình sinh, đại khái là những điều làm phép thức cho người sau, thì đều phải căn cứ vào sự thật mà chép.
Nếu có chỗ ngờ, thì cứ bỏ trống, không dám thêm bớt, để nêu rõ tín bút.
2 - Phạm đồ Chiếu thứ tự, thì cứ năm đời viết vào một đồ, có bút tuyến dẫn rõ, chỗ sinh trực tuyến (nét thẳng đứng) dõi theo nét hoành tuyến (nét gạch ngang) mà dò theo.
Xem đồ, phải xét từ đời thứ nhất đến đời thứ năm của mỗi đồ.
Kế tiếp nữa là đời thứ nhất của Đồ kế tiếp. Và cứ thế mà xét.
3 - Bên phải của Đồ, chiếu theo mỗi hàng, ghi rõ đời thứ mấy.
Bên trái của Đồ, ghi số người là bao nhiêu.
Đời thứ nhất chẳng hạn, số người đã biết là bao nhiêu. Thì cứ theo sự thật viết đủ. Đến đời thứ hai chẳng hạn, hay thứ ba chẳng hạn, nếu có hàng nào chưa biết rõ, chưa định được, còn thiếu, thì cứ bỏ trống, để người sau điền vào.
4 - Phạm hễ Tổ tiên sinh ra giòng chính thống của nhiều đời thì viết thêm chữ Tông Thống vào bên cạnh.
5 - Phàm lặp tự phải dùng Nội tông, thế tự theo chiều thuận, ghi chép rõ sinh mấy con.
6 - Người đời sau có sự mệnh danh, thì nên chiếu theo gia phả, kể rõ tên húy, nằm ở chi nào. Nếu có chỗ ngờ thì phải thận trọng mà tránh đi. Cần nói rõ cho huynh đệ cùng biết mà sửa chữa cho đúng.
7 - Phàm đến 18 tuổi, hễ nghe được tên tuổi ghi trong bảo văn tế của lễ trình vọng, thì có thể ghi tên ấy vào đồ.
8 - Tên của người đã qua đời ghi trong Đồ, nên thêm một khuyên tròn màu đỏ, để có sự phân biệt.
**********************
CỰU PHỔ ( GIA PHẢ CŨ)
- Trần Đại Lang tự Chính Tâm Gia Sĩ phủ quân
Tỷ hiệu Từ Quang - nhụ nhân
- Trần Đại Lang tự chính Đức Gia Sĩ phủ quân
Tỷ Vũ Thị Hiệu Từ - nhân nhụ nhân
- Trần Đại Lang tự Phúc Thọ Phủ quân
Tỷ hiệu Từ Ý nhụ nhân
- Trần Đại Lang tự phúc bảo phủ quân
Tỷ Nguyễn Thị Hiệu Từ nhất nhụ nhân
- Trần Đại Lang tự Hấp Phúc Phủ Quân
Tỷ Hoàng Thị Hiếu từ Thuận nhụ nhân
Từ đây trở lên thế thứ không có cơ sở tra khảo, nay tính thờ ở Tang Khảm Liệt, là Thượng Tổ.
Đến khi tế, tả văn chỉ xưng hô là Liệt Vị Thượng Tổ.
****************************
TRẦN ĐẠI TÔNG THẾ PHỔ
Cháu 8 đời tên là Châu Tân
Huân quán thủ ( dùng nước thơm rửa tay)
Biên tập
TIÊN TỔ ÔNG
Đời thứ I: Tên tự là Hưởng Phúc phủ quân.
Bà: Họ Nguyễn, tên hiệu là Từ Đức nhụ nhân.
Đời thứ II: Thống tôn họ Tổ, ông: Tên là Huyền Tuyên, tên hiệu là Đạo Chính phủ quân.
Bà: Họ Bùi, tên hiệu là Hiền Nữ nhụ nhân.
Đời thứ III:
Tổ chi Giáp Thống tôn họ ông: Y Tẩu (cụ già làm thuốc) têm tự là Danh Dự, tên hiệu là Đạo Đạt phủ quân.
Bà: Họ Phạm, tên hiệu là Diệu Phương nhụ nhân.
Tổ chi Ất: Ông, tên huý là Tuân, tên hiệu là Huyền Hựu phủ quân và bà.
Tổ chi Bính: Ông: tên huý là Hạo, tên hiệu là Pháp Thông phủ quân.
Bà: Tên hiệu là Từ Hảo nhụ nhân.
Đời thứ IV:
Thống tôn họ Ông: Triều Lê sắc phong bổ thụ Quan Huyện Thừng huyện Trấn An, tên tự là Bá Đằng, tên hiệu là Đạo Châu phủ quân.
Bà: Họ Lê, tên hiệu là Thuận Tiết nhụ nhân.
Bà kế: Họ Trần, tên huý là Huỳnh, tên hiệu là Diệu Quý nhụ nhân.
Đời thứ V:
Thống tôn họ Ông: Triểu Lê sắc phong làm Quan Thiềm Sự, tên huý là Diệu, tên hiệu là Huệ Linh phủ quân.
Bà: Họ Lê, tên hiệu là Từ Thông nhụ nhân.
Khai khoa: Ông đỗ Hương Tiến khoa Đinh Dậu, đỗ Tam trường khoa Mậu Tuấn triều Lê, bổ làm quan Giáo Thụ nhà Quốc Tử Giám, tên huý là Lệ, tên hiệu là Thận Năng phủ quân.
Hậu thần: Tên huý là Uẩn, tên hiệu là Phúc Điền phủ quân và bà.
Đời thứ VI:
Thống tôn họ Quan Tráng Tiết Tướng Quân, triều Lê, chức Trung uý, tước Kiên Thành Bá, tên huý là Thức, tên hiệu là Thanh Thận phủ quân.
Bà: Họ Nguyễn, tên hiệu là Từ Khiết nhụ nhân.
Họ Nguyễn, tên huý là Thứ nhụ nhân.
Đời thứ VI: Hậu thần: Tên huý là Đặng và bà
Hậu thần: Tên huý là Tú phủ quan và bà.
Đời thứ VII:
Thống tôn họ Nhiêu Ấm, tên huý là Hiệu, tên hiệu là đoan Thanh phủ quân.
Bà: Họ Trần, tên hiệu là Từ Đôn nhụ nhân.
Hậu thần: Tri điền trong làng, tên huý là Tự, tên hiệu là chất trực phủ quân.
Tấn cúng ruộng tế: Chánh cửu phẩm Bá Hộ, tên huý là Sĩ, tên tự là hy Cát, tên thuỵ là Dũng Lệ phủ quân.
Bà: Họ Nguyễn, tên huý là Mười, tên hiệu là Đạo Trường nhụ nhân.
Đời thứ VIII: Thống tôn họ, tên huý là Nghi, tên hiệu là Chân Nhân phủ quân.
Bà: Họ Đỗ, tên hiệu là Diệu Tình nhụ nhân.
Tiến cúng nền nhà từ: Làng bàn làm Chánh Trương Thu, tên huý là Liễn, tên hiệu là Ngu Tự phủ quân và bà.
Viết soạn đồ phả: Cử nhân khai khoa, Quan An Tĩnh Đạo Giám Sát Ngự Sử cáo phong Phụng Nghị Đại phu, Tu Trị Thiếu Doãn, tên huý là Gia, tên tự là Châu Tân, tên thuỵ là Đoan Trực phủ quân.
Hậu Thần Tên chỉ xã Trung Trại, tên huý là Trừng, tên tự là Thanh Bá phủ quân và bà.
Đời thứ IX:
Thống tôn họ Tri xã trong làng, tên huý là Căn, tên tự là Mạnh Bàn, tên hiệu là Thanh Cần phủ quân.
Bà: Họ Nguyễn, tên huý là Giác, tên hiệu là Từ Tiết nhụ nhân.
Đời thứ X:
Thống tôn họ Lễ sinh trong làng, tên huý là Bản (tức Ngôn) phủ quân.
Bà: Họ Lê, tên huý là Uyển nhụ nhân.
Đời thứ XI:
Thống tôn họ Cấp bằng Phó Lý trưởng, tên huý là Đoá, tên ự là Hoa Khôi phủ quân.
Bà: Họ Vũ, tên huý là Nhàn nhụ nhân.
Đời thứ XII:
Thống tôn họ Nho sinh trong làng, tên huý là Niết, tên hiệu là Phác Cẩn phủ quân.
Cùng các vị họ hàng đã khuất.
Ghi chú: Một số đời chưa cộng nhân số và một số người chưa đánh số thứ tự... Vì nhân số khi tục phả còn đương pt.
- Những dòng ghi sau chữ "Xét" là lời xét của các cụ tục phả.
- Những dòng ghi sau chữ "ghi thêm" là lời ghi thêm của người dịch.
Cũng có một vài chỗ ghi thêm mà không tiên chữ "ghi thêm".
- Mộ táng của các cụ hiện nay có thể đổi khác khi tục phả.
- Một vài thời điểm có thể sai lầm, nhưng chưa có căn cứ để đính, tạm để vậy.
- Hai cụ Tục phả cùng thuộc đời 9, nên từ đời 9 trở xuống không viết theo mỗi nhân danh một chữ ??? nghĩa là cụ.
- Có những vị chưa ghi vào phả, vì khi tục phả các vị đó chưa vào việc họ.
- Có một số điểm khi tục phả chưa có, nay nhân dịch, thấy cần bổ sung, tiện bút cũng xin ghi thêm.
Hải Trung, 28-6-1982
Trần Xuân Hảo
Đời thứ 11
Trần Ngọc Giá
Viết lại (Thống tôn đời thứ 13)
Phôtô: 30-8-2001
|