GIA

PHẢ

TỘC

Phan
Tộc
Bình
A
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ


I: PHẦN CHÍNH PHẢ
1: LỜI NÓI ĐẦU
Lưu truyền, đầu thời nhà Chu Trung Quốc (khoảng năm trước công nguyên). Trong bộ tộc ở phía nam sông Trường Giang(Dương Tử giang), gần hồ phiêu Dương,vùng đất Việt Thường, thuộc Dương Việt (Giang tây), có người Tù Trưởng giỏi nghề trồng lúa, biết lợi dụng sông ngòi để lấy nước vào ruộng, tránh được hạn hán, mùa màng tươi tốt, ai cũng mến phục. Tin ấy đến tai nhà Vua Chu, vua Chu cho mời người ấy về triều, giúp dân cách dẫn nước vào ruộng để gieo trồng , từ đó nhân dân no đủ thiên hạ thái bình. Để đền ơn, Vua Chu cho người đó được hưởng ruộng lộc tức là (thái điền) ở bộ tộc đó và ban “HỌ” cho người đó bằng cách lấy chữ Thái( 釆 )và chữ Điền( 田 ) ghép với bộ chấm Thủy(氵) thành chữ PHAN( 潘 ). Họ PHAN bắt đầu ra đời từ đây. Người Tù Trưởng đó tên là Tất Công - Ông Tổ họ PHAN. Qua sự chuyển biến của lịch sử, Bộ tộc họ Phan chuyển dần xuống phía nam hạ lưu sông Trường Giang và có một bộ phận chuyển đến sinh sống ở Việt Nam cho đến ngày nay. “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Con cháu của họ Phan cần biết được cội nguồn dòng tộc, truyền thống công lao to lớn của tổ tiên, đã đến khai phá vùng đất thôn Bình A Hạ, xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. "Cây có gốc, nước có nguồn". Là người ai cũng phải có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, rồi mới có mình. Đó là lẽ tất nhiên của loài người. Đối với tổ tiên ai cũng phải tỏ lòng tôn kính, phụng thờ, phải biết được sự nghiệp, công lao to lớn và đức tính cao đẹp, ngày tiết lễ, kỵ nhật của tiên tổ để cho đời sau. Chính vì thế mà dòng họ phải có PHẢ, Phả để ghi chép cụ thể, hiện thực khách quan, lịch sử tổ tiên dòng họ. Dù theo tôn giáo nào, hoặc trào lưu tiến hóa đổi thay nào cũng không thể mai một được. Họ tộc ta trước kia đã có Gia Phả nhưng từ năm 1949-1954 giặc Pháp càn quét, đốt nhà, bắn giết trâu bò, cướp của nên Gia Phả của dòng họ ta đã bị giặc Pháp đốt cháy mất. Từ đường của dòng họ ta do cụ Phan Văn Hợi chủ trì và xây dựng khoảng năm 1912. Đến năm 1952 bị giặc đốt. Ngày 15-02-1998 (tức ngày 19-01 Mậu Dần). Trưởng họ Phan Đình Kha cùng họ tộc họp bàn đã nhất trí tái tạo ngôi Từ Đường của dòng tộc. Ngày 08-11-1998 (tức ngày 20-9 Mậu Dần) Từ Đường họ PHAN tại thôn Bình A Hạ, xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định chi cụ Phan Văn Hợi đã tái tạo xong và làm lễ khánh thành, có đầy đủ bà con họ tộc từ nhiều miền đất nước về dự, được đại biểu của các Chi, các dòng họ khác và đại biểu của dân làng tới dự và chúc mừng. Qua sưu tầm và nhiều lần hỏi ý kiến các cụ trong họ, trong làng nay tôi xin ghi lại những sự kiện và con người trong dòng họ ta, để sau này con cháu biết về lịch sử của dòng họ, để đời đời con cháu gắn bó với các bậc tiền nhân, gắn bó với tổ tiên của mình./.

Bình A Hạ ngày: 08-11-1998 (20-9 Mậu Dần)
Trưởng họ

PHAN ĐÌNH KHA

2. PHẦN BỔ XUNG
( Duy trì và phát triển nhà thờ họ là nét đẹp văn hóa Việt Nam. Nó là thể hiện đạo đức ”Uống nước nhớ nguồn”. Đó là đạo hiếu, đạo thờ tổ tiên đã có từ lâu đời của Việt Nam.)
Cụ trưởng họ Phan Đình Kha mất ngày 6/12/2012 (23/10 Nhâm Thìn). Người kế nhiệm Trưởng họ là ông Phan Đình Khánh con trai cả của cụ Phan Đình Kha, cháu đích tôn của cụ Phan Văn Ngọc (Ngà). Ông Phan Đình Khánh sinh năm 1957 vợ là Lương Thị Bảo sinh năm 1961. Ông Phan Đình Khánh tốt nghiệp đại học TDTT. Sinh sống và làm việc tại CHLB Đức. Ngày 5/3 năm Quý Tỵ, toàn thể bà con trong họ ở khắp mọi miền đất nước đã về thanh minh thắp hương bái Tổ Tiên, Ông Bà, và họp dưới sự chủ tọa của trưởng họ, tất cả nhất trí cùng chung tay góp sức xây dựng lại Từ Đường to hơn, đẹp hơn sứng với tầm vóc của họ Phan tại thôn Bình A Hạ. Ông Phan Đình Hùng chịu trách nhiệm thiết kế kỹ thuật Từ Đường. Họ đã bầu Ban xây dựng Từ Đường gồm: Ông Phan Đình Hùng Trưởng Ban, ông Phan Văn Khả phó ban, ông Phan Văn Chiểu làm Phó Ban giám sát thi công, ông Phan Mạnh Kiệm quản lý giám sát thi công, ông Phan Văn Loan ủy viên giám sát thi công, ông Phan Chí Hòa ủy viên, ông Phan Văn Thặng ủy viên, ông Phan Văn Liệu ủy viên, ông Phan Văn Trường uy viên, ông Phan Văn Thiện ủy viên thủ quỹ. Toàn họ nhất trí thu mỗi xuất Đinh là 1.000.000đ (đợt I), và 500.000đ (đợt II). Ngày 21/12/2013(19/11 năm Quý Tỵ) khởi công xây dựng lại Từ Đường. Ngôi Từ Đường mới khang trang to cao, rộng đẹp hơn trước. Để có được Từ Đường như vậy, toàn thể bà con trong và ngoài họ đã không quản ngại vất vả, khắc khục khó khăn, góp tiền, góp công. Ngoài số tiền đóng góp theo suất đinh, rất nhiều người có lòng hảo tâm công đức với số tiền lớn: như các ông(bà): Phan Đình Khánh 120 triệu đồng , Cụ bà Vỹ đã hiến 05 m2 đất cho Từ Đường; Ông Phan Văn Loan đã hiến 68m2 đất để xây Từ Đường (Quy đổi bằng 40 triệu đồng); Ông Phan Văn Lý 34 triệu đồng; Ông Phan Văn Thặng 15 triệu đồng; Ông Phan Văn Thung 10 triệu đồng; Phan Thị Hải Thanh 20 triệu đồng … Các Ông Phan Văn Kiệm, Phan Văn Loan, Phan Văn Chiểu, Phan Văn Trường... là những người trực tiếp đôn đốc chỉ đạo xây dựng ngôi Từ Đường. Đến ngày 08/6 Âm(Giáp Ngọ) tức ngày 04/07/2014 Từ Đường HỌ PHAN tại xóm Tây thôn Bình A Hạ, xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã hoàn thành, và làm lễ rước các cụ về nhà mới. Ngày 31/8/2014 tổ chức làm lễ khánh thành Từ Đường. Về dự lễ khánh thành, có đầy đủ bà con nội ngoại ở khắp mọi miền đất nước, và các đại biểu của thôn xóm và dân làng. Vậy là con cháu của các cụ Phan Văn Hợi và cụ Phan Văn Quân đã thực hiện được ý nguyện của Tổ Tiên để lại. Trong quá trình xây dựng ngôi Từ Đường, do thường xuyên đi lại, Ông Phan Đình Hùng nhớ về những ký ức tuổi thơ, cùng với thực tế đổi mới của cuộc sống tại quê nhà, nên có làm mấy vần thơ : Bài thơ được nhạc sỹ Ngọc Sơn phổ nhạc, hát trong ngày lễ mừng khánh thành Từ Đường Họ Phan tại xóm Tây thôn Bình A, xã Nghĩa Thái.

3. NGHĨA THÁI YÊU THƯƠNG

Em về quê anh, một ngày xuân mưa giăng tơ
Cánh đồng lúa xanh, mượt mà đang thì con gái
Sông Đào trong xanh, soi bóng cầu Tam Thôn
Mình đi bên nhau trên con đường, tuổi thơ năm xưa
Làng quê thân yêu, năm tháng dãi dầu sương gió
Rặng tre đung đưa, trưa hè tiếng mẹ ru hời
Nơi ta lớn khôn, từ hạt lúa củ khoai
Thắm đượm mồ hôi, vai gầy áo mẹ.
Làng quê hôm nay, tươi thắm những nhà ngói mới
Đường quê thênh thang, công trình ánh điện sáng ngời
Vang tiếng em thơ, về bài hát quê hương
Sáng ngời niềm tin, con đường đổi mới
Rạng rỡ quê hương, Nghĩa Thái Anh Hùng
Vang mãi trong ta, bài hát quê hương
Sáng ngời niềm tin, con đường đổi mới
Rạng rỡ quê hương, Nghĩa Thái thương yêu./.

Bình A tháng 5 năm 2014
Con trai tặng mẹ


PHAN ĐÌNH HÙNG

BÀI THƠ ĐƯỢC PHỔ NHẠC HÁT TRONG LỄ KHÁNH THÀNH TỪ ĐƯỜNG HỌ PHAN

SỰ VINH HIỂN CỦA “HỌ PHAN” CHI CỤ PHAN VĂN HỢI VÀ CỤ PHAN VĂN QUÂN
~~~~~*~~~~~
Các con, cháu của cụ ở thời đại nào cũng có người giữ chức sắc cao nhất, và học hành đỗ đạt nhất trong làng.
• Thời phong kiến và Pháp đô hộ:
- Cụ Phan Văn Tân làm Lý Trưởng xã Bình A(gồm hai thôn Bình A Thượng và Bình A Hạ). Cụ tham gia cuộc khởi nghĩa Yên Thế, theo nghĩa quân Kỳ Đồng chống giặc Pháp xâm lược.
- Cụ Phan Văn Ninh(cụ Giáp Ninh) làm Giáp Chỉ.
- Cụ Phan Văn Ích(cụ Giáp Ích) làm Giáp Chỉ, và trông coi đền làng.
- Cụ Phan Văn Tý(cụ Chánh Tý) làm Chánh Hội, sau làm Thứ Chỉ xã Bình A.
- Cụ Phan Văn Ngọc (Ngà)(cụ Bá Ngà) được phong làm Lý Trưởng xã Bình A, sắc phong của Vua phong hàm Cửu Phẩm Bá Hộ. Sau làm Tiên Chỉ xã Bình A.
- Cụ Phan Văn Thạch(cụ Giáp Thạch) làm Giáp Chỉ, và làm Trưởng bạ xã Bình A.
- Cụ Phan Văn Vinh làm Thủ quỹ xã Bình A.

• Từ cách mạng tháng tám 1945 đến nay:
- Cụ Phan Văn Ngọc (Ngà) làm Chủ Tịch mặt trận Liên Việt xã(1946-1949 Mặt Trận Tổ Quốc ngày nay) và làm ủy viên Ủy Ban Kháng Chiến Hành Chính xã Nghĩa Thái.
- Cụ Phan Văn Thạch làm Chủ Tịch UB-MTTQ xã Nghĩa Thái.
- Cụ Phan Văn Lựu làm Chủ Tịch Ủy Ban lâm thời xã Nghĩa Thái, là chính quyền đầu tiên của cách mạng tại xã. Là bí thư Chi Bộ đầu tiên, là Chủ Tịch UB Kháng Chiến Hành Chính đầu tiên của xã Nghĩa Thái(gồm hai xã Đại Thành và Nhật Tân hợp lại). Cụ là huyện ủy viên huyện ủy Nghĩa Hưng, trưởng phòng công thương liên khu 3. Kháng chiến chống Pháp cụ tham gia bộ đội, làm chính trị viên đại đội. Cụ được Đảng, Nhà Nước tặng huy hiệu 40 năm và 50 năm tuổi Đảng và 03 huân chương chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Gia đình cụ được Nhà Nước tặng Bảng Vàng Danh Dự. - Cụ Phan Văn Thăng làm phó chủ tịch UBKC HC xã Nghĩa Thái.
- Cụ Phan Văn Lợi làm thông tin liên lạc trong kháng chiến chống Pháp của xã Hồng Thái(nghĩa Thái) bị giạ Pháp bắt tra tấn tại bốt Hải Lạng.
- Cụ Phan Văn Xuân làm Hiệu trưởng trường cấp 1 hơn hai mươi năm tại Nghĩa Lộ Yên Bái.- Cụ Phan Văn Thu làm Hiệu trưởng trường cấp 1 hơn hai mươi năm tại Nghĩa Lộ Yên Bái.
- Cụ Phan Đức Thường làm Trưởng phòng giáo dục đào tạo tại Bắc Yên Yên Bái.
- Cụ Phan Đình Kha làm Bí Thư huyện ủy huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La. Trưởng ban nông nghiệp tỉnh, Tỉnh Ủy viên tỉnh ủy Sơn La, được Đảng Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc Lập Hạng Ba và huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
- Cụ Phan Văn Long làm Trưởng ban công tác nông thôn huyện Nghĩa Hựng.
- Ông Phan Văn Uyên làm Phó chủ tịch HĐQT, giám đốc trung tâm ứng dụng công nghệ điện hóa.
- Ông Phan Văn Sơn làm Phó ban tuyên giáo, phó GĐ trường đảng quận Lê Chân, giáo viên trường đai học hàng hải.
- Ông Phan Chí Hòa làm Chủ Tịch UBND xã Nghĩa Thái(1989-1996).
- Ông Phan Văn Kiệm cán bộ Trưởng thôn Bình A của xã Nghĩa Thái.
- Ông Phan Văn Thung làm Viện Trưởng viện kiểm soát nhân dân huyện Nghĩa Hưng.
- Ông Phan Văn Thặng BS Tiến Sỹ y khoa, Phó giám đốc trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nam Định (2000- 2009), được Chủ Tịch Nước phong tặng danh hiệu Thày Thuốc Ưu Tú.
-Ông Phan Văn Trường cán bô trưởng thôn Bình A xã nghĩa thái. -Ông Phan Văn Biên: thượng tá cán bộ lực lượng vũ trang.

8: DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐỖ CỬ NHÂN VÀ TRÊN CỬ NHÂN
~~~~~*~~~~~
1. Cụ Phan Đình Kha ĐHKT-CT,con cụ Phan Văn Ngọc.
2. Cụ Phan Văn Uyển ĐHSP, con cụ Phan Văn Lựu.
3. Cụ Phan Văn Uyên ĐHBK tại CHXHCN Rumany, con cụ Phan Văn Lựu.
4. Cụ Phan Văn Sơn ĐH Sử, con cụ Phan Văn Lựu.
5. Cụ Phan Văn Lý ĐH KT, con cụ Phan Văn Tịnh.
6. Cụ Phan Văn Thung ĐH Luật, con cụ Phan Văn Thăng.
7. Cụ Phan Văn Thặng ĐH Y, BS Tiến sỹ tại Liên Xô, Cử nhân chính trị, con cụ Phan Văn Lợi.
8. Cụ Phan Văn San ĐHBK tại Liên Xô, con cụ Phan Văn Lợi.
9. Cụ Phan Văn Thư ĐHSP, con cụ Phan Văn Thu.
10. Cụ Phan Xuân Thủy ĐHSP, con cụ Phan Văn Thu.
11. Bà Phan Thị Vân ĐHSP, con cụ Phan Văn Thường.
12. Cụ Phan Văn Chiến ĐHNN, con cụ Phan Văn Vỹ.
13. Ông Phan Đình Khánh ĐHTT, con cụ Phan Đình Kha.
14. Ông Phan Đình Hùng ĐHQS, con cụ Phan Đình Kha.
15. Ông Phan Văn Biên ĐH Luật, con cụ Phan Văn Long
16. Ông Phan Tuấn Anh ĐHHH con cụ Phan Văn Uyên.
17. Ông Phan Quốc Dũng ĐHKT con cụ Phan Văn Uyển.
18. Ông Phan Tuấn Anh ĐHBK con cụ Phan Văn Uyển.
19. Phan Văn Kiên ĐHGT-VT con ông Phan Văn Kiệm.
20. Phan Thị Thoa ĐHKT-QD con ông Phan Văn Thiện.
21. Phan Thị Chiên ĐHKT-QD con ông Phan Văn Thiện.
22. Phan Thị Thu Hằng ĐHQG-HN, Thạc sỹ con ông Phan Văn Thặng.
23. Phan Thế Bách ĐHCĐ, con ông Phan Văn Thặng.
24. Phan Thị Thu Trang ĐHKT-QD, Thạc sỹ con ông Phan Văn Thặng.
25. Phan Anh Tuấn ĐHKT-QD con ông Phan Văn San.
26. Phan Thị Tuyết Nhung ĐH Phật Giáo tp HCM con ông Phan Văn Ngọc.
27. Phan Văn Hùng ĐHSP tp HCM con ông Phan Văn Ngọc.
28. Phan Văn Hiếu ĐHKT-CN tp HCM con ông Phan Văn Ngà.
29. Phan Văn Hậu ĐHGT-VT tp HCM con ông Phan Văn Luật.
30. Phan Thị Thu Hiền ĐH Luật tp HCM con ông Phan Văn Luật.
31. Phan Thị Ánh Hòa ĐH Tây Nguyên con ông Phan Văn Luật.
32. Phan Thị Huyền ĐH Luật con ông Phan Văn Thái, cháu cụ Phan Văn Thu.
33. Phan Thị Nga ĐHQS con ông Phan Văn Thư, cháu cụ Phan Văn Thu.
34. Phan Nguyên Hà ĐHNN con ông Phan Văn Thư, cháu cụ Phan Văn Thu.
35. Phan Tuấn Dũng ĐHQS con ông Phan Văn Thư, cháu cụ Phan Văn Thu.
36. Phan Thị Đông hà ĐHHH con ông Phan Văn Sơn, cháu cụ Phan Văn Lựu.
37. Phan Thị Nghĩa Bình ĐHKT-QD con ông Phan Văn Sơn, cháu cụ Phan Văn Lựu.
38. Phan Đình Tuấn ĐHHH con ông Phan Đình Dũng cháu cụ Phan Đình Kha
39. Phan Thanh Đạm Cử nhân giảng viên trường ĐH Quảng Nam.
40. Phan Đình Phong ĐH Kiến Trúc Hà Nội. Con ông Phan Đình Hùng cháu Đích Tôn của cụ Phan Đình Kha
.…

9: DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ ĐÃ THAM GIA BỘ ĐỘI, CÔNG AN TRONG CÁC THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN - BẢO VỆ TỔ QUỐC
~~~~~*~~~~~

1. Cụ Phan Văn lựu chính trị viên đại đội, bộ đội chống Pháp.
2. Cụ Phan Văn Tuyên liệt sỹ(1950), công an vũ trang chống Pháp.
3. Cụ Phan Đình Kha Thượng úy chính trị viên đại đội, bộ đội chống Pháp.
4. Cụ Phan Văn Loan Hạ sỹ quan, bộ đội chống Mỹ.
5. Cụ Phan Văn Uyển Hạ sỹ quan, bộ đội chống Mỹ.
6. Cụ Phan Văn Uyên Hạ sỹ quan, bộ đội chống Mỹ.
7. Cụ Phan Văn sơn Hạ sỹ quan, bộ đội chống Mỹ.
8. Ông Phan Văn Nguyên Hạ sỹ quan, bộ đội chống Mỹ.
9. Cụ Phan Chí Hòa Trung úy đại đội trưởng bộ đội chống Mỹ.
10. Cụ Phan Văn Lạp TNXP, bộ đội chống Mỹ.
11. Cụ Phan Văn Thung Hạ sỹ quan, bộ đội chống Mỹ.
12. Cụ g Phan Văn Thiện Hạ sỹ quan, bộ đội chống Mỹ.
13. Cụ Phan Văn Thặng Hạ sỹ quan, bộ đội chống Mỹ.
14. Cụ Phan Văn Chiến Hạ sỹ quan, bộ đội chống Mỹ.
15. Bà Phan Thị tươi Hạ sỹ quan, bộ đội chống Mỹ.
16.Ông Phan Đình Hùng Trung úy, bộ đội chống TQ xâm lược(1978-1986).
17.Ông Phan Văn Biên Thượng tá công an.
18.Ông Phan Thanh Toàn Thượng úy công an(con ông Biên).
19.Ông Phan Anh Tuấn Thượng úy quân đội.(con ông Biên).
…………………

Như vậy, con cháu của cụ Phan Văn Hợi và cụ Phan văn Quân ở thời đại nào cũng giàu lòng yêu nước. Đặc biệt từ sau cách mạng tháng 8/1945 do Đảng CS lãnh đạo thành công đến nay, tuyệt đại đa số con cháu của cụ đã theo con đường chân chính dưới cờ đại nghĩa của cụ Hồ Chí Minh dành độc lập tự do cho dân tộc, phấn đấu cho dân giầu, nước mạnh , dân chủ, công bằng, văn minh. Con cháu của cụ phát triển ngày càng đông, làm ăn ngày càng khá giả, học hành ngày càng đỗ đạt là nhờ phúc ấm của tổ tiên. Cùng với nhận thức đúng đắn thông qua tiến trình phát triển của xã hội, và nhất là nhờ ý chí của con cháu luôn kiên trì bền bỉ quyết tâm.


10: CÁC VỊ TRƯỞNG HỌ THUỘC CHI CỤ PHAN VĂN HỢI
~~~~~*~~~~~
- Trưởng họ là con trai cả(trưởng), là cháu đích tôn.
- Người trưởng họ phải là tấm gương sáng cho mọi người trong họ noi theo, người phải có uy tín và có khả năng tập hợp đông đảo và đoàn kết được đại đa số các thành viên trong họ tộc mình. Các bà vợ của các vị trưởng họ cũng có vị trí vô cùng quan trọng và phải là người trợ thủ đắc lực thì các vị trưởng họ mới hoàn thành xuất sắc được vai trò trưởng họ của mình.

1. Cụ Phan Văn Tân là người trưởng họ đầu tiên, con trai trưởng của cụ Phan văn Hợi. cụ sinh năm 1873 mất 23/8/1953 âm lịch hưởng thọ 81 tuổi.
+ Cụ bà cả: Phạm Thị Chuột(1874-1963) kỵ 06/9 âm hưởng thọ 90 tuổi. Cụ người thôn Bình A Hạ.
+ Cụ bà hai: Nguyễn Thị Nhớn(1887-1945) kỵ .. hưởng thọ 58 tuổi. Cụ người thôn Nhân Nghĩa xã Nghĩa Thái. Các cụ ông và cụ bà là người nhân nghĩa đức độ nên được mọi người trong họ mến phục, kính nể. Các cụ chí thú làm ăn nên cũng trở thành người giầu có trong họ, trong làng. Các cụ đã đoàn kết được đại đa số các thành viên trong họ, tạo cho dòng họ mỗi ngày một phát triển.

2. Cụ Phan Văn Ngọc (Ngà) là người trưởng họ thứ hai, con trai trưởng của cụ Phan Văn Tân cháu đích tôn của cụ Phan Văn Hợi. Cụ sinh ngày 17/7/1904 (05/6 GiápThìn). Cụ mất ngày 13/8/1989 (13/7 Kỷ Tỵ) hưởng thọ 86 tuổi.
+ Cụ bà Vũ Thị Đảm sinh năm 1901, mất 12/11 năm Bính Dần hưởng thọ 86 tuổi. Cụ người thôn Hạ Kỳ,xã Nghĩa Châu. Hai cụ đã kế thừa được truyền thống về vai trò trưởng họ của cha mẹ mình, là trung tâm đoàn kết trong họ, là chỗ dựa cho các thành viên trong họ phán đấu đi lên. Cụ Phan Văn Ngọc làm Lý Trưởng xã Bình A, được vua Bảo Đại sắc phong hàm Cửu Phẩm Bá Hộ.

3. Cụ Phan Đình Kha là người Trưởng họ thứ ba( con trai trưởng của cụ Phan Văn Ngọc, cháu đích tôn của cụ Phan Văn Tân). Cụ sinh ngày 10/5/1931(23/3 Tân Mùi)-mất ngày 06/12/2012(23/10 Nhâm Thìn). Ông tham gia cách mạng từ 8/1945 ,vào Đảng cộng sản năm 1948 năm 1949 đi bộ đội chống Pháp, được phong quân hàm thượng úy. Năm 1960 chuyển ngành về ban tổ chức thành ủy thành phố Hải Phòng. Năm 1963 chuyển về ban tổ chức khu ủy Tây Bắc, từ năm 1972-1979 làm Bí Thư huyện ủy huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La, năm 1980-1985 trưởng ban nông nghiệp tỉnh, Tỉnh ủy viên tỉnh ủy Sơn La. Ông đã được Đảng tặng thưởng huy hiệu 40 năm, 50 năm, 60 năm tuổi Đảng, được nhà nước tặng thưởng 06 huân chương và 05 huy chương trong đó có huân chương Chống Mỹ Cứu Nước hạng Nhất và huân chương Độc Lập hạng Ba.
+ Cụ bà cả: Vũ Thị Khuôn mất năm 1945 do bị giặc Pháp bắn.
+ Cụ bà hai: Lương Thị Thạnh sinh năm16/4/1935(14/3 Ất Hợi). Quê huyện Thanh Trì Hà Nội, trú quán tại Hải Phòng. Cụ tham gia công tác từ năm 1955-1982 về nghỉ hưu, cụ được nhà nước tặng thưởng huân chương Chống Mỹ Cứu Nước hạng Ba. Ông bà đã kế thừa và phát huy được vai trò người trưởng họ của ông cha mình.
Năm 1998 Ông là người chủ trì đứng ra cùng họ tộc xây dựng lại ngôi Từ Đường của dòng họ Phan tại thôn Bình A Hạ, thuộc chi cụ Phan Văn Hợi.
Năm 2001 nhân dịp lễ mừng thọ Ông 70 tuổi, người con trai thứ hai của Ông có làm một bài thơ chúc thọ Ông như sau:

CHÚC THỌ BỐ

Chúc bố xuân này chẵn bảy mươi
Độ tuổi trăng treo vẫn sáng ngời
Bao năm tỏa sáng cùng con cháu
Không hổ với đời với Tổ Tông.

Cái thủa ngây thơ cùng bè bạn
Trèo cây hái quả tắm ao sâu
Lớn lên theo chú làm liên lạc
Vào cuộc trường trinh lúc khởi đầu.

Mười tám tuổi tròn vào vệ quốc
Cầm súng sông pha các chiến trường
Đánh Tây đuổi Nhật dành độc lập
Cho cháu con mãi mãi noi gương.

Hòa bình độc lập lên Tây Bắc
Mùa xuân ngập nắng trắng hoa Ban
Cùng các dân tộc xây đời mới
Núi rừng nhớ mãi bóng hình cha.

Đến tuổi về hưu vẫn sẵn sàng
Việc phường việc Phố chẳng từ nan
Năm mươi tuổi Đảng niềm vinh dự
Xứng danh con cháu của họ PHAN./.

Hải Phòng tháng 01/2001
Con trai tặng Bố

PHAN ĐÌNH HÙNG

4. Ông Phan Đình Khánh là người Trưởng họ thứ tư (con trai trưởng của cụ Phan Đình Kha cháu đích tôn của cụ Phan Văn Ngọc”Ngà”). Ông Phan Đình Khánh sinh Năm 1957(Đinh Dậu), tốt nghiệp đại học TDTT. Hiện sinh sống tại CHLB Đức cùng gia đình.
+Bà Lương Thị Bảo sinh năm 1961(Tân Sửu) quê Tiên Lãng Hải Phòng. Ông bà đã phát huy được những giá trị tốt đẹp của cha ông mình để lại. Năm 2013 ông bà đã công đức khoản tiền lớn, để cùng họ tộc tổ chức xây lại ngôi Từ Đường của dòng họ "Phan" tại xóm Tây thôn Bình A, xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, được khang trang như ngày nay.


11.-LỜI KẾT

Cụ Phan Đình Kha và Cụ Phan Văn Thặng đã dày công sưu tầm, tìm hiểu trong họ trong làng để viết lên cuốn GIA PHẢ này. Mong rằng các vị Trưởng Họ và đầu nghành, sẽ viết tiếp bổ xung cho cuốn Gia Phả HỌ PHAN tại xóm Tây chi cụ PHAN VĂN HỢI và cụ PHAN VĂN QUÂN thôn Bình A Hạ, xã Nghĩa Thái ngày càng phong phú thêm. Cuốn Gia Phả này không những giúp con cháu hiểu rõ hơn Tổ Tiên mình, thắt chặt tình tương thân tương ái, của những người cùng chung giọt máu đào, mà điều quan trọng là bồi dưỡng lòng tự hào về dòng họ mình và quyết tâm phát huy bản chất tốt đẹp của dòng họ. Cháu chắt của cụ Phan Văn Hợi và cụ Phan Văn Quân đã vượt qua rất nhiều thăng trầm, gian nan, vất vả nên mới trưởng thành và được vinh hiển như ngày nay là không gì phủ nhận được.
Mồng 5 tháng 3 âm lịch hằng năm là ngày giỗ(kỵ) cụ PHAN VĂN VŨ họ ta lấy ngày này là ngày giỗ Cụ đồng thời là ngày thanh minh của Họ, không phải thông báo cứ đến ngày 05/3 âm lịch cháu chắt xa gần đều về thanh minh Giỗ Tổ.
Rất mong cháu chắt của cụ Phan Văn Hợi và cụ Phan Văn Quân, xin hứa trước vong linh Cụ và các bậc tiền nhân: Sẽ đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau, phát huy truyền thống tốt đẹp trên đây để linh hồn Cụ dưới suối vàng luôn mỉm cười, tự hào về dòng dõi con cháu của mình./.

Hoàn thành ngày 25 / 8 / 2014 ( 01/ 8 năm Giáp Ngọ)
T/M Trưởng Họ

PHAN ĐÌNH HÙNG
Gia Phả Phan Tộc Bình A
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Phan Tộc Bình A.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Phan Tộc Bình A
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.