GIA

PHẢ

TỘC

Đỗ
Phúc
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ
Thủy tổ:

Họ Đỗ Là một họ có từ lâu đời, theo cuốn lịch sử họ Đỗ Việt Nam Thì họ Đỗ đã xuất hiện từ thời Hùng Vương. Đời Hùng Vương thứ 6 có Đỗ phụng Châu trang khê Kiều huyện Thư Trì tỉnh Thái Bình đã có công đánh đuổi giặc Ân. Đời vua Hùng thứ 18 có Đỗ Công Điều quê cũng ở Thái Bình cũng có công được ghi trong sử sách vvv
Họ Đỗ ở Nam Tiền Hải Thái Bình, Theo như truyền thuyết của tổ tiên để lại thì có nguồn gốc ở đất tổ Hoa Lư, Thiên Trường phủ (Nay thuộc Ninh Bình, Nam Định). trong cuốn lịch sử tỉnh Nam Định có ghi Phủ Thiên Trường năm 1831 là một phủ thuộc tỉnh Nam Định ngày nay là các huyện Giao Thủy, Xuân Trường, Nam Trực, Trực Ninh, Mỹ Lộc.
Trong văn tế, tổ tiên còn ghì:
"Sông Giao Thủy quyết trồng Cổ Rễ
Bãi Xuân Trường vun xới gốc dâu"
Điều này càng chứng tổ tổ tiên dòng họ Đỗ Phúc xưa kia đã sống ở vùng ven sông Giao Thủy.
Thủy tổ khảo Đỗ Quý Công tự Phúc thiện
Thủy Tổ tỷ Đỗ môn chính thất Hiệu Diệu Nhụ Nhân
Trong cuốn gia phả Đỗ Tộc Đại Tôn Dĩ Hạ, theo bút tích của cụ cố Đỗ Duy Phiên để lại (viết bằng chữ hán nôm ngày 16/8/1900 thời vua Nguyễn Phúc Bửu hiệu Thành Thái 1889-1907). Cao tổ thứ 8 thế kỷ thứ 19 đời vua Nguyễn Phúc Đản hiệu Minh Mạng từ (1820 - 1840), có cử cụ Nguyễn Công Trứ (1788-1841) đi khai hoang vùng đất Tiền Hải Thái bình năm 1828. Tronh cuốn lịch sử huyện Tiền Hải có ghi: Tiền Hải là một vùng đất trẻ mới được bồi đắp, lịch sử huyện Tiền Hải chỉ thực sự rõ nét khi Doanh Điền Nguyễn Công Trứ năm 1828 đưa dân đến khai hoang lấp biển lập lên các làng xã tại đây. Lức đầu (Năm 1828-1832), Tiền Hải thuộc phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định (Cũ) gồm 7 tổng, huyện lỵ đặt tại ấp Phong Lai. khi đi Cụ có tuyển binh lính và sỹ phu. Trong số binh lính và sỹ phu được tuyển theo Nguyễn Công Trứ có Cụ cao tổ khảo Đỗ Quý Công, Tự Tuấn Cơ (Đời thứ 8) cùng cao tổ tỷ Nguyễn Thị Quyên Hiệu Diệu Đức dẫn 4 người con trai và một người cháu là:
1. Cao tổ Đỗ Đức Mậu
2. Cao tổ Đỗ Đức Hoành
3. Cao tổ Đỗ Tất Tố
4. Cao tổ Đỗ Đức Hợp
5. Cao tổ Đỗ Đăng Đệ (con của cô cao tổ Đỗ Thời Hanh)
Chính các cụ cao tổ này đã lập lên dòng họ Đỗ ở Phía nam Tiền Hải Thái Bình. Họ Đỗ Ở Nam Tiền Hải dần dần phát triển rộng rãi qua nhiều đời và phát triển ra nhiều địa phương khác nhau trong cả nước.
Trước năm 1930 các cụ đã phân chia Đỗ Tộc thành 2 cành
Cành một là Cao tổ: Đỗ Tuấn Cơ có 4 chi
Cành hai là Cao tổ: Đỗ Thời Thanh có 1 chi
Sau năm 1954 cha bác đời thứ 12, 13 đã thống nhất phân Đỗ tộc Đại tôn có 2 cành và 5 chi.

Họ Đỗ ở các xã Nam Tiền Hải mới lấy họ "Đỗ Phúc" vào năm 2010 khi Ông Đỗ Tiến Hải viết lại gia phả có đề cập với Hội Đồng Đỗ Tộc Đại Tôn là hiện nay họ Đỗ của chúng ta có quá nhiều đệm khác nhau như: Đỗ Văn, Đỗ Cao, Đỗ Đặng, Đỗ Tiến, Đỗ Manh....
Căn cứ vào tên của các cụ tổ từ Cụ thủy tổ cho đến cụ tổ đời thứ 6 đều là Đỗ Phúc. Do vậy Hội Đồng Đỗ Tộc Đại Tôn quyết định lấy ho là :Đỗ Phúc"

Hiện nay ở Tây Giang Tiền Hải Thái Bình cũng có một dòng họ Đỗ theo như các cụ ở cả hai nơi đều cho rằng họ Đỗ Ở Tây Giang và họ Đỗ Phúc ở các xã Nam Trung, Nam Chính, Nam Thanh, Nam Hồng, Nam Hải có cùng một thủy tổ, hai họ này chỉ phân chia vào đời thứ tám khi các cụ tổ theo cụ Nguyễn Công Trú đi khai hoang lập ấp do các cụ tổ được cử đi các vùng đất khác nhau nên họ Đỗ có mặt ở nhiều vùng trong huyện Tiền Hải
Gia Phả Đỗ Phúc
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Đỗ Phúc.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Đỗ Phúc
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.