Lời nói đầu
Để tỏ lòng tôn kính Tổ Tiên, thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và tăng cường mối quan hệ tình cảm huyết thống, thế thứ họ hàng của dòng Đỗ tộc đại tôn, phù hợp với xã hội mới, nền văn hoá mới của đất nước. Đồng thời để kết hợp hài hoà giữa việc tổ chức sinh hoạt dòng họ với các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống trong địa bàn dân cư”, “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Xoá đói giảm nghèo”,...do Đảng, Nhà nước và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, vv...
Để có một Đỗ gia cường thịnh và không ngừng được củng cố, phát triển. Hội Đồng Đỗ Tộc Đại Tôn đã thống nhất ban hành Ước tộc Đại Tôn.
Bản Tộc ước này được xây dựng Sau khi dã tham khảo nhiều mẫu Tộc ước của một số dòng họ và đã được lấy ý kiến rộng rãi củađông đảo thành viên trong họ tộc, nên bản tộc ước này đã thể hiện ý trí và nguyện vọng của họ Đỗ Tiền Hải Thái Bình
Bản Tộc ướ này có 4 chương:
Chương I: Quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các thành viên trong họ Tộc
Điều I: Quyền lợi:
Tất cả mọi thành viên và Gia đình trong Chi tộc đều thờ chung một Thuỷ Tổ. Đều thừa hưởng ân đức của Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ để lại dù nhiều hay ít, dù ở gần hay ở xa. Mọi người đều có quyền được đóng góp công sức, tiền của, hương khói theo lòng thành tuỳ tâm cho việc phụng sự Tổ tiên. Không phân biệt thứ hệ, giàu nghèo, nội ngoại, con Dâu, con Nuôi nếu đã được Gia đình và luật pháp công nhận đều có quyền và nghĩa vụ như mọi thành viên.
Điều 2: Nghĩa vụ và trách nhiệm:
Những người là nam giới từ trẻ đến già thuộc nội tộc (kể cả con nuôi hợp pháp) đều có nghiã vụ đóng góp kinh phí, công sức góp phần xây dựng, tu bổ Nhà Thờ, Mộ Tổ,...đúng với quy định của họ, của Hội đồng gia téc đại tộc. Con gái, con rể và các cháu, chắt bên ngoại gần , xa có lòng hiếu nghĩa, tự nguyện đóng góp, cung tiến xây dựng Nhà Thờ, Mộ Tổ và dâng hương,...phụng sự Tổ Tiên, đều được ghi nhận vào Sổ vàng công đức như mọi thành viên trong họ.
Mọi người phải có ý thức tìm hiểu về cội nguồn, Tổ tiên để tiếp tục bổ sung đầy đủ Tộc phả, chấp hành nghiêm những quy định trong Tộc ước, phải có trách nhiệm bảo vệ danh dự, uy tín của dòng họ.
Mỗi khi tổ chức sinh hoạt, giỗ Tổ, Thanh minh, Mừng thọ, Hiếu, Hỉ,...trong các gia đình, các Chi và dòng họ, đều cần phải có sự bàn bạc, phân công chuẩn bị chu đáo, đến họp đông đủ, đúng thành phần quy định và ăn mặc lịch sự. Mọi việc tổ chức cần bảo đảm yêu cầu về nội dung và hình thức đạt chất lượng cao, phù hợp với đường lối chung của Nhà nước và những quy định của địa phương. Nghiêm cấm tổ chức tuỳ tiện, xa hoa lãng phí, ăn uống quá chén, nói năng thiếu văn hoá ảnh hưởng đến tình đoàn kết và an ninh trật tự tại địa phương.
Điều 3: Phân cấp trong họ tộc, trách nhiệm của mỗi cấp:
Họ có Trưởng họ, Chi có Chi trưởng và các Tiểu chi, các Nhánh trưởng trực thuộc. Bởi vậy, xưng hô phải theo đúng trật tự trên dưới, thế thứ họ hàng.
Trưởng họ chịu trách nhiệm chung trước Tổ Tiên và Dòng Họ, bảo đảm tổ chức thực hiện tốt Tộc ước, quản lý và bổ sung Tộc phả, duy trì thờ cúng Tổ Tiên của toàn dòng họ tại Nhà Thờ họ theo đúng lệ ngạch.
Trưởng họ, Trưởng chi phải chú ý phát huy vai trò của các cụ Trùm và các bậc cao niên trong họ; cùng bàn bạc để tổ chức chỉ đạo duy trì tốt yêu cầu nội dung kế hoạch triển khai việc lễ Tổ trong những dịp Tết, Thanh minh, Chạp Tổ Họ, Tổ Chi,... phù hợp với khả năng và điều kiện, mọi người đoàn kết, vui vẻ, phấn khởi. Ngày Rằm, Mùng Một âm lịch hàng tháng, đều tiến hành hương đăng, trầu nước nơi thờ Tổ Họ, Tổ Chi.
Chi trưởng, các Trưởng tiểu chi, các Ngành trưởng chịu trách nhiệm bảo đảm tổ chức thực hiện tốt Tộc ước, quản lý và bổ sung gia phả, tộc phả và thờ cúng Tổ Tiên, ông bà, cha mẹ mình được chu đáo.
Điều 4. Việc thăm hỏi: ốm đau, hiếu hỉ, mừng thọ, đỗ đạt, thăng tiến…
Ốm đau do thời tiết, cảm cúm thông thường, điều trị ở nhà dăm ba hôm thì các gia đình ruột thịt và các gia đình trong họ gần kề sẽ qua lại thăm hỏi động viên. Nếu phải điều trị tại bệnh viện thì Hội đồng gia tộc trong Chi tổ chức đến thăm hỏi (Kèm một cân đường và một hộp sữa nước).
Khi gia đình nào trong Chi gặp rủi ro, hoạn nạn thì Hội đồng gia tộc vận động các gia đình trong Chi đến thăm hỏi, giúp đỡ. Nếu cần thì vận động quyên góp trợ cấp, giúp đỡ kịp thời,.
Những gia đình có đám hiếu (người quá cố là ông bà, cha mẹ, hoặc chủ sự của gia đình) thì cần báo ngay để Chi trưởng cùng Hội đồng gia tộc đến nhà có việc hiếu để trao đổi về kế hoạch tổ chức tang lễ và phân công hỗ trợ chủ nhà ngay từ buổi đầu lễ tang. Tuỳ theo hoàn cảnh của từng gia đình có việc hiếu mà phúng viếng bằng vòng hoa, trướng, hay bằng tiền mặt ( Giá trị lễ viếng khoảng 50.000 đồng). Hội đồng gia tộc cần phối hợp với cơ quan đoàn thể sở tại, với tang quyến và Chính quyền địa phương thành lập Ban tang lễ, tổ chức phúng viếng và truy điệu, tổ chức đưa tang chu đáo. Nếu người quá cố thuộc diện con cháu trẻ tuổi thì đến chia buồn với gia đình.
Những người đến độ tuổi từ 70 trở lên thì cứ 5 năm một lần, đều được gia đình và Chi họ tiến hành lễ mừng thọ, tặng một bức trướng thêu với nội dung thích hợp (Trị giá bức trướng khoảng 50.000 đồng). Việc mừng thọ có thể kết hợp trong buổi họp mặt toàn Chi. Nếu gia đình có nguyện vọng tự tổ chức mừng thọ thì Hội đồng gia tộc đến gia đình mừng thọ, tặng quà.
Những người là Trưởng Chi, Trưởng Họ, Trùm Họ, khi đến tuổi được mừng thọ hoặc khi ốm đau phải điều trị ở bệnh viện, khi tạ thế,...thì ngoài Chi sở tại, các Chi khác và Hội đồng §ç téc đại tộc đều có trách nhiệm tổ chức chúc mừng, thăm hỏi, phúng viếng, tiễn đưa về nơi an nghỉ cuối cùng (Trị giá lễ mừng, quà thăm hỏi, phúng viếng của Hội đồng §ç đại tộc, cao hơn Chi Hä §ç sở tại 30%).
Các gia đình khánh thành nhà mới, nhà có đám cưới hỏi,..thì việc đi dự và chúc mừng là do sự tự nguyện của các thành viên trong họ. Nếu có giấy mời Hội đồng gia tộc thì Hội đồng phân công đại biểu đến dự, với quà chúc mừng ở nông thôn là 50.000 đồng, ở thành thị là 100.000 đồng.
Trai gái trong họ khi tổ chức lễ thành hôn thì gia đình ấy tổ chức cho cặp vợ chồng mới cưới đó đến Nhà Thờ họ lễ Tổ để tỏ lòng hiểu nghĩa của mình. Nếu có tiền công đức tại Nhà Thờ Họ thì được ghi tên vào Sổ Vằng tại Nhà Thờ Họ.
Những thanh thiếu niên, sinh viên học giỏi, được Nhà nước cho đi học nước ngoài, tốt nghiệp đại học và trên đại học; những Nhà giáo, Thày thuốc, những nhà khoa học, các sĩ quan quân đội nhân dân và công an nhân dân được Nhà nước phong hàm, phong cấp (Bên quân đội và Công an thì từ ThiÕu t¸ trở lên, bên dân sự thì từ cẩp phó trưởng ngành huyện và tương đương trở lên); những người được Nhà nước tặng huân huy chương các loại; những người được tặng danh hiệu anh hùng, được tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng trở lên, được đến Nhà Thờ Họ dâng lễ cẩn cáo Tổ Tiên và được ghi tên vào Sổ Vàng danh dự; nếu có tiền công đức thì được ghi thêm vào Sổ Vàng TruyÒn Thèng.
Tất cả các gia đình thành viên trong họ, kể cả người ngụ cư ở tỉnh ngoài hay ở nước ngoài, đều được đến dâng hương lễ Tổ, được cung tiến tiền của tại Nhà Thờ Họ. Những trường hợp cung tiến tiền của trị giá từ 500.000 đồng trở lên để xây dựng Nhà Thờ họ đều được ghi tên vào Sổ Vàng công đức và sẽ được khắc tên vào bia đá tại Nhà Thờ họ. Trong cuộc họp mặt hàng năm, danh sách người tham gia công đức sẽ được thông báo trong dòng họ.
Điều 5: Qui định về việc thờ cúng"
Việc thờ cúng tổ tiên, ông bà là trách nhiệm của con cái.
Theo giáo lễ “ Ngữ đại mai thần chủ” hễ đến 5 đời thì đem chôn cất thần chủ của câu tổ đi mà nhắc lần từng tổ khảo lên bậc trên, rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ. Như vậy việc thờ cúng ở mọi gia đình là 5 đời: Cha mẹ (Đời thứ 2), Ông Bà (đời thứ 3) Cụ ông, Cụ Bà (đời thứ 4), kỵ (đời thứ 5). Cao hơn kỵ gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa, tiên tổ chỉ thờ cúng tại từ đường họ mỗi năm 1 lần.
Mỗi chi có từ đường chi để tiện thờ cúng cho chi mình. Việc thờ cúng ở chi thì chỉ được thờ cúng từ cụ tổ chi mình, không được thờ cúng các cụ tổ cao hơn cụ tổ chi. Các cụ cao hơn chỉ được thờ cúng ở từ đường Đại Tôn.
Ngày giỗ chính ở cáci chi là do từng chi tự quyết định.
Giỗ tổ Đại tôn là ngày 15 tháng giêng hàng năm
Trước ngày Tết Nguyên đán, trước Thanh Minh, bộ phận quản lý Nhà Thờ Họ và Tổ Chi phải có kế hoạch sửa sang bồi đắp Mộ Tổ, quét dọn trong ngoài Nhà Thờ, bày biện lễ vật, phân công đón tiếp đại diện các Chi và các gia đình đến dâng hương lễ Tổ. Sau khi lễ Nhà Thờ Họ, viếng Mộ Tổ xong, từng chi mới về Mộ Tổ Chi và lễ Tổ Chi.
Tối ngày 14 tháng 1 âm lịch, hai năm một lần, tất cả đại biểu mở rộng ở các Chi, các Tiểu Chi đều tề tựu về Nhà Thờ Họ tại Nam Trung Tiền Hải Thái Bình để sáng sớm ngày 15 tháng 1 cùng nhau ra thắp hương Mộ Tổ Họ. Sau đã về Nhà Thờ Họ giỗ Tổ và họp mặt, nghe Trưởng tộc báo cáo tổng quát về sự chuyển biến, tiến bộ cũng như các điểm cần uốn nắn, bổ khuyết; những điểm cần bổ sung vào Tộc Phả; biểu dương khen thưởng người tốt, việc tốt, kể cả những con ch¸u học giỏi, thi đạt cao ở cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế. Đ©y cũng là dịp để mọi người thể hiện t×nh đoàn kết giữa các chi trong họ, là dịp toạ đàm thân mật bàn biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết nhược điểm và thống nhất kế hoạch tổ chức thực hiện việc họ năm kế tiếp.
Chương II: Tổ chức và hoạt động của hội đồng
Điều 1: Hội đồng gia tộc
Căn cứ số lượng hộ gia đình và nhân khẩu trong Chi ít hay nhiều, mỗi Chi bầu 3 hoặc 5 người vào Hội đồng gia tộc. Người con trưởng đầu ngành trong Chi mặc nhiên phải chịu trách nhiệm trướcTổ Tiên, trước các gia đình trong Chi, đảm nhiệm vai trò trưởng chi. Nếu Hội đồng gia tộc có 5 ngời thì cử 3 ngời làm bộ phận thường trực. Hội đồng gia tộc căn cứ vảo trình độ, khả năng để phân công, bảo đảm thực hiện tốt các việc như: Tổ chức sinh hoạt Chi họ, Giữ gìn và bổ sung Tộc phả, kiểm tra đôn đốc thực hiện Tộc ước, bảo đảm tốt việc hương đăng thờ phụng Tổ Tiên, chăm lo việc xây dựng Quỹ nghĩa tình gia tộc, quỹ khuyến học,...
Điều 2: Hội Đồng Đỗ Tộc Đại Tôn
Tất cả các Chi và Tiểu chi có trách nhiệm lựa chọn, giới thiệu đại biểu của Chi mình cùng với Trưởng Hä hình thành Hội đồng Đỗ Tộc đại Tôn, có trách nhiệm trước Tổ Tiên và cả dòng họ hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các Chi và Tiểu chi tổ chức thực hiện Tộc ước, sưu tầm, bổ sung một số quy định để bảo đảm thực hiện Tộc ước, Tộc Phả, duy trì các định kỳ Giỗ, Tết, Thanh minh, sinh hoạt Họ nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết nhược điểm, giữ vững kỷ cương, uy tín dòng họ.
Điều 3: Nguyên tắc hoạt động của Hội Đồng:
Hội đồng Đỗ Tộc Đại Tôn, Hội đồng Gia Tộc làm việc theo nguyên tắc dân chủ bàn bạc, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, sâu sát cơ sở. Hội đồng có Sổ nghị quyết và định rõ lịch hội họp, sinh hoạt giao ban. Hội đồng quản lý Sổ tài sản và kế toán, thủ quỹ; quản lý Sổ danh sách thành viên các gia đình trong Chi, trong Họ (để theo dõi bổ sung Gia Phả, Tộc phả); quản lý Sổ Vàng công đức, Sổ Vàng danh dự; quản lý Quỹ họ và Hòm công đức. Căn cứ vào nghị quyết của Chi và của Họ ®Ó bÇu ra Thường trực Hội đồng. Thêng trcj héi ®ång theo dõi điều hành và quản lý sử dụng quỹ của dòng họ đúng theo nghị quyết của Chi và của Họ đã định.
Điều 4: Trách nhiệm của bộ phận thường trực Hội Đồng và của Hội Đồng:
Bộ phận thường trực của Hội đồng Đỗ tộc và Hội đồng gia tộc chịu trách nhiệm trước toàn thể Hội đồng, trước các Chi và trước toàn dòng Họ: Đảm nhiệm tốt việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của Chi, của Họ, đặc biệt là những quy định trong Tộc ước, nhằm bảo đảm duy trì và phát huy tốt kết quả sinh hoạt của Chi họ và của dòng Họ.
Bộ phận thường trực cần phải có sự phân công cụ thể cho từng người trong bộ phận. Mỗi vị thường trực phụ trách một tiểu ban (Tài chính và tài sản, Thăm hỏi - hiếu hỷ và khánh tiết, Tộc phả và Khuyến học)
Bộ phận thường trực còn cần có kế hoạch theo dõi ghi chép, lưu trữ chứng từ, số liệu đầy đủ, rõ ràng , minh bạch. Cần định kỳ thống kê để báo cáo với Hội đồng và dòng họ. Khi có yêu cầu tu sửa (trung tu hoặc đại tu) Nhà Thờ họ, Mộ Tổ hoặc mua sắm lớn phục vụ cho Nhà Thờ hoặc sinh hoạt họ thì Bộ phận thường trực dự kiến kế hoạch kinh phí đa ra Hội đồng gia tộc hoặc Hội đồng Đỗ tộc bàn bạc, quyết định.
Quyền hạn của Trưởng Chi và Thường trực Hội đồng gia tộc được duyệt chi tối đa là 2 triệu đồng; chi cao hơn thì phải do toàn thể Hội đồng gia tộc quyết định. Chi từ 8 triệu đồng trở lên phải do cuộc họp toàn chi quyết định theo đa số.. Trưởng họ và Thường trực Hội đồng Đô Tộc được duyệt chi tối đa là 7 triệu đồng. Chi cao hơn, đến 14 triệu đồng phải do Hội đồng §ç Tộc quyết định. Từ 14 triệu đồng trở lên phải đưa ra hội nghị toàn tộc quyết định.
Trưởng Chi và Trưởng họ có quyền triệu tập các thành viên trong họ, từ 18 tuổi trở lên hoặc đại diện gia đình bàn bạc phân công nhiệm vụ lo toan việc Chi, việc Họ, Có thể kết hợp họp Chi, họp Họ với các kỳ Chạp Tổ Chi, Tổ Họ.
Khi bộ phận thường trực thay mặt Hội đồng gia tộc (hoặc Hội đồng §ç Tộc đại Tôn) điều hành giải quyết công việc của Chi, của họ còn có những khúc mắc tồn tại thì cần phải bình tĩnh kiểm tra đối chiếu cụ thể để đưa ra cuộc họp toàn Hội đồng gia tộc hoặc Hội đồng §ç Tộc đại Tôn giải quyết dứt điểm. Sau đó Trưởng Chi báo cáo kết quả trước cuộc họp toàn Chi hàng năm; Trưởng họ báo cáo trước toàn họ ( 2 năm họp một lần).
Chương IV: Quyền ban hành sửa đổi và hiệu lực thi hành
Điều 1: Quyền ban hành, sửa đổi
Chỉ có hội Đồng Đỗ Tộc Đại Tôn mới có quyền sửa đổi sau khi đã lấy ý kiến thống nhất rộng rãi, dân chủ của đại đa số thành viên trong họ.
Nghiêm cấm mọi hành vi sửa đổi bản tọc ước này của thành viên trong tộc cũng như người ngoài tộc.
Bản Tộc ước hoàn chỉnh này đã được đọc lại cho tất cả các bậc cao niên, các Chi trưởng, Trưởng họ, cũng như đại diện các hộ gia đình trong 5 Chi sở tại và đại diện các gia đình, các Tiểu chi Họ Đỗ gốc Tiền Hải sinh sống tại các tỉnh, thành phố ở trong và ngoài nước cùng dự họp. Toàn thể các vị dự họp đều biểu quyết nhất trí thông qua, coi văn bản Tộc ước này như Luật của cả dòng Họ Đỗ gốc Tiền Hải chúng ta, và được thực hiện ngay sau cuộc họp này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì cần đề xuất, bổ sung, sẽ được đưa ra Cuộc họp toàn tộc nhân ngày Chạp Tổ lần sau để thảo luận và biểu quyết thông qua và sửa chữa, bổ sung vào văn bản này. Khi đó các đề xuất mới có hiệu lực thi hành trong toàn tộc.
QUY ƯỚC KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI CỦA Dòng Họ.
1. ý nghĩa, mục đÝch của việc khuyến học, khuyến tài trong Họ.
- Khuyến khích, động viên con cháu trong Họ noi gương tiên tæ, ông cha học hành thật giỏi, đỗ đạt cao làm rạng danh dòng Họ.
- Vận động mọi thành viên trong Họ tham gia tổ chức khuyến học. Đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các gia đình, nâng cao trách nhiệm của gia đình, tạo mọi điều kiện đầu tư chăm sóc con cháu ăn học. Coi việc chăm lo học tập cho con cháu trong Họ là nhiệm vụ chung của cả dòng Họ.
- Để sánh vai với các dòng Họ khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước.
2. Xây dựng tổ chức khuyến học Họ.
Trong Họ cử hoặc bầu ra ban khuyến học từ 3 - 5 người gồm những người có uy tín, nhiệt tình với sự học hành, nhiệm kỳ từ 3 - 5 năm. Nhiệm vụ của ban khuyến học là tuyên truyền, vận động hết thảy mọi người xa gần trong Họ tham gia vào hội khuyến học của Họ, xây dựng chương trình hoạt động, đôn đốc mọi thành viên trong họ thực hiện quy ước, Tổ chức tiếp xúc, quan hệ với các tổ chức khuyến học ở địa phương và nhà trường nơi có con cháu trong dòng Họ sinh hoạt và học tập. Tập hợp tình hình học tập của con cháu và điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình để hàng năm xét thưởng và trợ giúp.
3. Xây dựng quỹ khuyến học Họ.
Quỹ khuyến học Họ do mọi người trong Họ tự nguyện đóng góp cùng với sự tài trợ của các nhà hảo tâm trong và ngoài Họ.
Quỹ khuyến học Họ chỉ sử dụng vào việc khuyến học, khuyến tài trong Họ. Chỉ thưởng cho con cháu học giỏi, đỗ đạt cao, thành viên thực hiện tốt quy ước. Trợ giúp động viên con cháu nghèo vượt khó khăn học tập tốt.
4. Trách nhiệm của mọi người trong Họ.
Đối với những thành viên đang theo học (kể cả người lớn và trẻ nhỏ) noi gương tổ tiên ông cha, giúp đỡ nhau, tự giác chuyên cần, siêng năng học tập, khắc phục mọi khó khăn phấn đấu vươn lên học giỏi, đỗ đạt cao.
Đối với các bậc ông bà, cha mẹ, chú bác... nuôi con cháu ăn học phải bố trí sắp xếp thời gian phù hợp để con trẻ được học tập, lao động, vui chơi hợp lý. Đầu tư cho con cháu mình ăn học không tiếc công, tiếc của. Người nào có kiến thức nếu có điều kiện trực tiếp hướng dẫn, kèm cặp con cháu nhà mình và các con cháu trong Họ học tập. Người lớn phải làm gương cho con trẻ về tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo. Hăng hái tham gia đóng góp xây dựng quỹ hội và đóng góp ý kiến xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài của Họ ngày càng tốt hơn.
5. Tổ chức khen thưởng.
Hàng năm, sau mỗi năm học, ban khuyến học Họ tập hợp tình hình học tập của từng cháu (thông qua giấy khen của nhà trường, phiếu kê khai của Họ phát và báo cáo của cha mẹ các cháu), xét tuyên dương, khen thưởng cho các cháu học tập tốt, đỗ đạt cao. Đồng thời xét hỗ trợ động viên những thành viên có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, rủi ro mà cố gắng nuôi con ăn học.
Lễ phát thưởng khuyến học, khuyến tài được tổ chức hàng năm vào ngày giỗ träng
Thành viên dự lễ gồm đầy đủ các thành viên trong Họ và có mời hội khuyến học địa phương tới dự.
Ban khuyến học Họ tuyên đọc báo cáo tổng kết phát thưởng (gồm giấy khen, hiện vật hoặc tiền mặt). Ban khuyến học Họ cử người cao niên, có uy tín trong Họ hoặc trong ban khuyến học Họ lên trao thưởng, căn dặn con cháu, ghi tên con cháu có thành tích học tập vào sổ vàng khuyến học của Họ. Các con cháu được lĩnh thưởng ăn mặc chỉnh tề, sau khi nhận thưởng có phát biểu cảm tưởng và hứa trước tiên tổ, Họ hàng sẽ tiếp tục phấn đấu để học tập đỗ đạt cao hơn nữa.
6. Tổ chức thực hiện.
Họ ta từ cụ tổ đến nay đã có 18 đời con cháu. Số đinh trong họ ít nhưng lại cư trú nhiều nơi. Người ở gần cũng như người ở xa hàng năm tạo điều kiện nhiều dịp về thăm quê hương, nhất là các dịp lễ, giỗ để cúng tổ, xum họp giao lưu nghĩa tình.
Để làm tốt việc khuyến học, khuyến tài của Họ đòi hỏi rất nhiều ở sự đồng tâm, nhất trí, góp công, góp của của mọi thành viên trong Họ.
Quy ước đã được thông qua Hàng Họ trong ngày giỗ tổ 15 giªng Canh Dần (2010). Mọi thành viên trong Họ đã nhất trí các điều khoản nêu trên trong quy ước và đã đóng góp, ủng hộ xây dựng quỹ.
Ban Họ, Ban khuyến họ Họ đôn đốc, theo dõi việc thực hiện. Mọi thành viên trong Họ có trách nhiệm thực hiện tốt bản quy ước này.
Qui ước tổ chức mừng thọ
1, ý nghĩa của mùng thọ và trách nhệm của con cháu dòng họ đối với việc mừng thọ.
Mỗi con người sinh ra từ ngàn đời đều mong sao có được “Ngũ Phúc” (Năm Phúc). đó là Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh song điều mà ai cũng mong là được trường thọ.
Con người thêng chúc nhau “Sống lâu trăm tuổi” hay “Trường sinh bất lão” hoặc “Bách niên giai lão” vì chữ thọ bao hàm nghĩa rộng là “Thiên tước” (Lộc trời ban). Người ta có quan niệm khá triết lí, những người sống thọ là người nhân hậu, người tâm đức vì “thiên lí tại nhân tâm”. Những người sống thọ là sống hợp lẽ trời, âm dương điều hòa, sống mà mọi cư xử chừng mực không thái quá.
Bước sang năm mới xuân về, thì tục mừng thọ người cao niên, ông bà, cha mẹ, người thân, là nét đẹp về đạo hiếu nghĩa. Xã hội càng hưng thịnh, đời sống càng dư giả thì lễ mừng thọ càng được chú ý, quan tâm. Ở nước ta, lễ mừng thọ là một nét đẹp văn hoá không chỉ đối với gia đình, họ mạc mà đã được cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể quan tâm. Đó cũng là sự tôn vinh, tri ân người cao tuổi. Trong Ngũ Phúc thì chữ Thọ đứng vị trí chủ - Người Á Đông từ xa xưa đã lưu hành ý đối ca ngợi, mong Phúc, Thọ, Lộc, Tài.
“Tuế hữu tứ thời Xuân tại thủ
Nhân sinh ngũ phúc Thọ vì Tiên”
Chữ Thọ vừa đóng vai trò chủ soái vừa liên kết, xâu chuỗi mang nghĩa thống nhất cả 5 phúc. Rõ ràng sống thọ bằng danh thơm danh lạn quý hơn nhiều sống lâu bằng thể xác, hình hài.
Tuổi trẻ có tục sinh nhật, tuổi già năm chẵn có tục mừng thọ trong số người mừng thọ.
Mừng thọ ông bà cha mẹ trở thành trách nhiệm cũng như liềm tự hào của con cháu. Mừng thọ ông bà cha mẹ lên tiết kiệm tránh lãng phí có thể chỉ cần: trầu, kẹo, bánh trái là tốt nhất quan trọng hơn là điều ăn, nết ở, sự trân trọng hiếu đạo quanh năm suốt đời giữa con cháu với ông bà, cha mẹ, giữa người với người mừng thọ đúng nghĩa của nó là sự hiếu thuận của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ cộng với sự tôn vinh của xã hội đối với người cao tuổi thì không hạnh phúc nào bằng. Như vậy là ta đã cảm nhận đúng và đủ ý nghĩa nội hàm của chữ Thọ, của Ngũ Phúc - Mừng thọ đúng ý nghĩa là nét văn hóa trong sáng,
2. Xây dựng quỹ mừng thọ.
Quỹ mừng thọ của Họ là do mọi người trong Họ tự nguyện đóng góp cùng với sự tài trợ của các nhà hảo tâm trong và ngoài Họ.
Quỹ mừng thọ Họ chỉ sử dụng vào việc mừng thọ trong Họ. Chỉ mừng các cụ ở tuổi chẵn: 70,80,90, 100
3. Tổ chức Mừng thọ.
Hàng năm, trướcc ngày giỗ trọng cácc gia đình có Ông bà cha mẹ tuổi 70, 80,90 phảI có trách nhiệm thông báo và đăng ký với họ ngày tổ chức mừng thọ (nếu có tổ chức riêng tại nhà) để họ tộc đến mừng thọ.
Họ tộc sẽ tổ chức mừng thọ chung cho tất cả các cụ vào ngày giỗ trọng tức là ngày 15 tháng giêng, họ tộc sẽ có quà mừng thọ cho người đăng thọ.
Đối với người ở xa quê hương đến tuổi đăng thọ con cháu người đặng tho phải có trách nhiệm thông báo cho họ tộc ở quê nhà để họ tộc còn vào sổ Đăng thọ, Đồng thời họ tộc còn thông báo cho toàn họ biết. Nếu có điều kiện thì người đăng và gia đình nên về quê làm lễ đăng thọ để con cháu trong họ tộc được mừng thọ.
4. Tổ chức thực hiện.
Để làm tốt việc mừng thọ là ý thức và trách nhiệm của tất cả các thành viên trong họ tộc. Mọi thành viên có thể thể hiện bằng việc phụng dưỡng ông bà cha mẹ. Đồng tâm, nhất trí, góp công, góp của để duy trì và phát triển quĩ mừng tho.
Quy ước đã được thông qua Hàng Họ trong ngày giỗ tổ 15 giêng Canh Dần (2010). Mọi thành viên trong Họ đã nhất trí các điều khoản nêu trên trong quy ước và đã đóng góp, ủng hộ xây dựng quỹ.
|