GIA

PHẢ

TỘC

NGUYỄN
VĂN
(CỐ
NGƯ)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ

Vài nét về sự hình thành và phát triển


của Họ Cố Ngư


Họ Cố Ngư tách ra từ họ lớn ở xóm Đình, vào khoảng năm Minh Mạng thứ 14(vua Minh Mạng 1820-1840) tức là năm 1833 năm Quý Tỵ. Thuỷ tổ của dòng họ Nguyễn Văn - Cố Ngư ở Mỹ thành kể tử người đầu tiên là Ông Bà Cố Ngư, người khai thiên lập địa đến nay đã trải qua 12 thế hệ.


Là một dòng họ lớn ở làng Trụ Pháp, con cháu họ Cố Ngư đã có những đóng góp cho quê hương, cho đất nước, làm cho quê hương ngày càng tươi đẹp, làm cho đất nước ngày càng mạnh giàu.


          Cách đây khoảng 170 – 180 năm Họ Cố Ngư đã có nhiều bậc tiền Nhân trường chinh đánh giặc ngoại xâm và anh dũng hy sinh tại trận tiền trung thành với Vua, với nước và trở thành các vị mạnh tướng quân như: Cụ Tổ  Tự Tiêu Tài, cụ Tổ Tự Lộc Tài, cụ Tổ Tự Văn Ban…


Trong thời kỳ đất nước ta nằm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, cùng với bà con của quê hương Mỹ Thành đứng lên chống Pháp, tương truyền rằng: cố Đội Vĩnh thuộc Chi 2 đã tham gia đội quân của cụ Nghè Lê Doãn Nhã do Ông Tái Bảy tức Ông Nguyễn Văn Ngợi trực tiếp chỉ huy khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Khi bị giặc bắt và kết án xử tử, cố Chắt Bân là con trai đã tự nguyện xin chết thay cho cha, nhưng giặc Pháp không đồng ý, Cố Đội Vinh đã bị xử bắn tại làng Vĩnh Tuy, xã Vĩnh Thành ngày nay. Không được chết thay cho cha, với tình cảm cha con sâu nặng, đang đêm cố chắt Bân đã đến làng Vinh Tuy trộm thi hài của cha đem về quê nhà chôn cất.


Cùng với tinh thần đấu tranh dũng cảm vì tình cha con mãnh liệt của hai Cố Đội Vinh và Cố chắt Bân còn có Cố Khương, Cố Dục, Cố Nho Đáp đã trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng, xây dựng lực lượng, tuyên truyền vận động Nhân dân đứng lên chống giặc Pháp xâm lược. Các Cố đã bị giặc bắt và giam ở các nhà tù: Vinh, Lao Bảo, Buôn Ma Thuật…Các Cố đã được Đảng và Nhà nước công nhận là Lão thành cách mạng, là người có công với nước, với Dân và được hưởng sự tri ân của Đảng và Nhân dân.


Chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945, cùng với  Cố Dục, Cố Khương, Cố Nho Đáp nhiều người thuộc lớp sau ở họ ta như Cố Lượu, Cố Cường, Cố Huyền, Cố Quý đã tích cực hoạt động, tham gia chuẩn bị những thứ cần thiết, đảm bảo cho sự thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 giành chính quyền về tay nhân dân.


Chính quyền mới được thành lập trên quê hương Mỹ Thành với vị chủ tịch đầu tiên chính là Ông Nguyễn Văn Khương, tiếp đó là Cố chắt Cửu, Cố Cường Thịnh, Cố Chinh Thông làm chủ tịch xã. Các Cố đã đem hết tâm sức làm cho chính quyền cách mạng ở quê ta thực sự là chính quyền của Dân, do Dân và vì Dân. Đặc biệt Cố Cường đã hai lần đảm nhiệm chức Chủ tịch UBND ở quê hương ta. Tuy phải đảm nhiệm chức chủ tịch xã trong những năm khó khăn, gian khổ của đất nước. Nhưng các Cố đều cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nên được Đảng và Nhân dân tin tưởng.


Nhiều con em của họ Cố Ngư đã được Đảng bộ tín nhiệm và giao cho giữ các chức vụ: Đảng uỷ viên, Phó bí thư, Bí thư đảng uỷ, Huyện uỷ viên như : Cố Cường, Cố Chinh, Ông Cảnh, Bác Đạt, Anh Năm, Ông Quế….


Nhiều người đã có công lao to lớn trong công cuộc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần không nhỏ cho sự thắng lợi qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân đế quốc, như Cố chắt Cửu làm chủ tịch mặt trận Liên việt xã Đại Minh, Cố Cường, Cố Ngọc, Cố Đạo làm chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã Mỹ Thành. Dù trong hoàn cảnh nào, dù ở cương vị nào, đảm nhiệm công tác gì con em họ đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


 Một điều cần nói thêm là Mỹ Thành là quê hương cách mạng, trong thời kỳ trước CM tháng 8/1945. Nhiều cán bộ của Đảng về hoạt động ở vùng này các đồng chí đã được bà con Mỹ thành che chở, đùm bọc tạo thuận lợi cho các cơ sở Đảng trong thời kỳ bí mật hoạt động tốt. Trong số đó có Ông Hồ Viết Thắng quê ở Quỳnh đôi - Quỳnh Lưu đã được các gia đình cố Cụ Khuân, Cố Viền, Cố chắt Duyệt, cố chắt Cửu, Cố cụ Nghị, Cố chắt Bản, cố chắt Huyền…..cưu mang giúp đỡ, lo nơi ăn chốn ở cho cả gia đình để Ông Hồ Viết Thắng yên tâm hoạt động. Những việc làm của bà con họ ta  đã tạo cho Ông Hồ Viết Thắng một tình cảm sâu nặng , Ông Hồ viết Thắng đã xác định Mỹ Thành là quê hương thứ 2 của mình.


Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nghe theo lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với cả nước lớp lớp con em họ ta đã hăng hái lên đường tòng quân đánh giặc, nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường được Đất nước ghi danh là liệt sỹ. Nhiều người tuy may mắn hơn nhưng cũng phải để lại một phần cơ thể của mình ở chiến trường và được công  nhận là thương binh, bệnh binh các hạng.


Sau 9 năm kháng chiến hi sinh và gian khổ. Thực dân Pháp bắt buộc phải ký kết hiệp định Giơnevơ đem lại hoà bình cho ½ đất nước. Pháp thua, Mỹ thay chân Pháp vào xâm lược nước ta. Với tinh  thần” Không có gì quý hơn độc lập tự do” một lần nữa cùng với nhân dân cả nước, con em họ Cố Ngư lại lần lượt cầm súng đứng lên đánh giặc, giải phóng đất nước. Máu lại đổ, nhiều con em họ ta lại hy sinh, trong đó có gia đình 2 thế hệ là liệt sỹ, có gia đình 2 anh, em là liệt sỹ.


Nhiều cá nhân, gia đình có đóng góp sức người, sức của, cố gắng giúp đỡ cách mạng, giúp bộ đội được Đảng và Nhà nước trao tặng bằng khen, huy chương, huân chương các loại.


Góp sức với tuyền tuyến, thi đua  tuyền tuyến con em họ ta đã hăng hái tham gia xây dựng hợp tác sản xuất nông nghiệp, thi đua mỗi người làm việc bằng hai. Một số người đã được vào ban quản trị hợp tác xã như Ông Cảnh, Ông Ngọc, Ông Đạo…


Cùng với việc ra sức phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, họ ta cũng rất quan tâm đến việc học hành, nâng cao dân trí cho con em. Có người đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, nhiều người đã đi học đại học và cao đẳng trong cả nước. Một số gia đình có 2 đến 3 con em đi học đại học. Ông Nguyễn Văn Cảnh là người đầu tiên của Mỹ Thành bước chân vào đại học. Ông Nguyễn Anh Cam, Ông Nguyễn Văn Sỹ là giảng viên ở trường đại học.


Nhiều gia đình được tặng danh hiệu gia đình hiếu học như gia đình Ông Sáu, bà Vân có 3 con đều tốt nghiệp ở bậc đại học, gia đình anh Vinh chị Thảo có 4 con đều được công nhận là học sinh giỏi hằng năm, gia đình Ông Cư, Bà Bốn Ông là Liệt sỹ chống Mỹ hi sinh ở chiến trường Miền Nam, một mình Bà Bốn nuôi 3 con ăn học, 2 con trai tốt nghiệp đại học, con trai cả là giảng viên đại học. Riêng gia đình Ông Sáu, bà Vân được công nhận gia đình văn hóa cấp tỉnh.


Để khuyến khích con em học tốt, họ đã xây dựng quỹ khuyến học, mọi người trong họ ai ai cũng quan tâm đến việc làm cho quỹ khuyến học ngày càng phát triển, phát huy  tác dụng tác động đến tinh thần học tập của con cháu.


Kể từ khi thành lập quỹ kể từ niên học 2003-2004 đến hết năm  2007, quỹ khuyến học của họ ta đã thưởng cho:


          54 học sinh giỏi huyện


          15 học sinh giỏi tỉnh


          28 học sinh thi đỗ vào các trường đại học


          17 học sinh thi vào các trường trung cấp, cao đẳng.


*


*     *


Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế hoà nhập với toàn cầu, con cháu dòng họ ta dù ở nơi đâu trên thế giới, dù làm gì đều hướng về đất nước nơi sinh ra Ông bà ta, Cha Mẹ ta, nơi chôn rau cắt rốn của mình nhất là những ngày tểt, ngày rằm, ngày giỗ tổ. Dòng họ ta quyết tâm phấn đấu để trở thành dòng họ văn hoá, làm rạng danh các bậc tiền bối. Trên con đường phấn đấu này một phần rất quan trọng là nhờ ở sự nhắc nhở, dạy dỗ của các bậc Ông, Bà, Cha, Mẹ, quan trọng hơn nữa là sự học của con cháu thu nhận thật nhiều kiến thức, sự kiên trì  và lòng quyết tâm trong mỗi hoàn cảnh để vượt qua mọi khó khăn, đấy những  đóng góp lớn nhất cho dòng họ Nguyễn Văn chúng ta, rạng danh cho các bậc tiền Bối.


 


Biên soạn


Nguyễn Văn Dũng: E-mail: ngvanzung@yahoo.com


ĐT: 0912397152

Gia Phả NGUYỄN VĂN (CỐ NGƯ)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc NGUYỄN VĂN (CỐ NGƯ).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc NGUYỄN VĂN (CỐ NGƯ)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.