GIA

PHẢ

TỘC

Phạm
Đức
(dòng

Sơn
hầu)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ

Do Ngài có sắc phong Lê triều dực bảo Trung hưng cùng với từ hậu duệ đời 6 thuộc triều Lê Cảnh Hưng (1740-1786) tính ngược lên đời 4, sinh đồ Phạm Viết Bình (1672-1736) thuộc triều Lê Gia Tông (1672-1675) mà suy ra có thể là Ngài được sinh ra ở cuối triều vua Lê Anh Tông (1556-1573) đầu đời vua Lê Thế Tông (1573-1599), chặng cuối thế kỷ 16 hoặc đầu thế kỷ thứ 17.


Vậy là tuổi thanh xuân của Ngài chắc phải lăn lộn trong máu lửa thời loạn Nam triều - Bắc triều (1527-1592), ấy là vào thời vua Lê - chúa Trịnh ở Thanh Hóa (Nam) và vua Mạc ở Thăng Long (Bắc) chém giết nhau trong gần nửa thế kỷ.


Cũng căn cứ vào sắc phong Lê triều dực bảo Trung hưng mà chắc Ngài đã phò Lê - Trịnh mà từng cầm quân đánh dẹp Mạc cũng như chúa Nguyễn ở Ðàng Trong [1]. Bởi có công trong chinh chiến nên Ngài được một trong 17 triều vua Lê thời Trung hưng (1533-1788) phong tước hầu.


Ngài Võ Sơn hầu Phạm Viết Trù (Phạm Khắc Trù?) quán tại huyện Ðông Thành, có thể nơi Ngài chào đời nay là xã Công Thành hoặc Phúc Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Không rõ xưa nay, đã có một lần nào ai đó đến tận nơi đất Tổ để tìm tông tích chưa, chỉ biết cho tới nay chưa một ai biết được ngọn ngành về những đấng sinh thành đức Tổ.


Ðức Tổ đến sinh cơ lập nghiệp ở xã Hoàng Xá (Quảng Xá) nay gồm hai xã Thanh Long, Thanh Hà huyện Thanh Chương, Nghệ An vào quãng đầu thế kỷ thứ 17.



Phán đoán về hoàn cảnh Cụ Thủy Tổ về Quảng Xá, Thanh Chương


Theo cuốn LE VIEUX AN-TINH của Hyppolyte le Breton:


Phân tranh giữa các chúa Nguyễn và chúa Trịnh xảy ra từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII. Ðó là một trong những giai đoạn của của cuộc phân tranh này đã được nói đến trong bia Quả Sơn (đền ở Đô Lương, Nghệ An thờ Lý Nhật Quang - Uy Minh Vương). Cuộc chiến này ông Lion Cadiere đã gọi là “chiến dịch Nghệ An” diễn ra từ 1655-1661. Thế lực của nhà Trịnh gần như chìm đắm. Bảy huyện phía nam của Lam Giang phục tùng chúa Hiền Vương ở Phú Xuân.


Chúa Nguyễn chắc chắn có quân du kích ở Nghệ An, bao gồm cả Hà Tĩnh ngày nay. Ðó là những thực tế đã được đề cập đến trong văn bia ở Bạch Ðường (giữa làng Nhân Bồi và Nhân Trung).


Ðạo dụ của Tây Ðịnh Vương Trịnh Tạc được khắc bia trên Quả Sơn  ra đời vào năm Vĩnh Thọ thứ 4 (1661). Xã quê ta - Hoàng Xá bấy giờ thuộc huyện Nam Ðường dưới sự cai quản của chúa Trịnh. Thời kỳ này Cụ Phạm Viết Nhân (đời thứ 3, cháu nội Cụ Thủy Tổ) đang làm việc ở xã (xã tư kiêm tuần bộ). Qua văn bia chúng ta biết được lịch sử của vùng đất Lam Giang trong đó có Hoàng  Xá thời kỳ đó. Sau đó chúa Nguyễn chiếm lại vùng đất này và Hoàng Xá được đổi tên là Quảng Xá (tránh húy Nguyễn Hoàng).


Từ đấy chúng tôi chợt hiểu rằng nếu biết rõ thời kỳ nhà Trịnh thì có thể biết được lịch sử, hoàn cảnh Cụ Thủy tổ Võ Sơn hầu về lập nghiệp tại Hoàng Xá.


Xét ngược thời Cụ Tú Phạm Viết Bình (1672-1736) – con Cụ Phạm Viết Nhân, chúng ta thấy Cụ Thủy tổ đưa con cháu về Hoàng Xá cách lúc Cụ Bình sinh ra không quá 100 năm và không dưới 50 năm. Vì vậy Cụ Tổ lúc đó cũng độ ngũ tuần. Xét các đời chúa Trịnh chúng tôi khả nghi nhất giai đoạn Trịnh Tùng nắm quyền là lúc xảy ra biến động mà Cụ Thủy Tổ phải rời bỏ quyền chức để lánh về miền đất Lam Giang xa xôi đang tranh chấp Trịnh - Nguyễn.


Qua sắc phong của Triều Lê Trung Hưng cho Võ Sơn hầu và các con chúng ta khẳng định rằng gia đình Cụ Thủy Tổ chúng ta là người phò tá nhà Lê. Ðiều đó nên hai người con Cụ Tổ cũng được phong là Hoa Lộc bá, Cao Bình quận. Lúc đó hai Cụ đã trưởng thành.


Trong thời Trịnh Tùng có hai sự kiện vua Lê muốn loại bỏ Trịnh Tùng không thành.


-         Thứ nhất: năm 1572, lúc này vua Lê chúa Trịnh đang đóng ở Thanh Hóa.


Năm Nhâm Thân - 1572, Lê Cập Đệ mưu giết Trịnh Tùng bị lộ, Lê Cập Đệ bị Trịnh Tùng giết chết. Vua Lê Anh Tông sợ hãi đang đêm đem 4 hoàng tử chạy vào thành Nghệ An.


Trịnh Tùng đưa hoàng tử thứ 5 của vua Lê là Duy Đàm lên làm vua, hiệu là Lê Thế Tông.


-         Thứ hai: năm 1619, lúc này vua Lê chúa Trịnh đã chiếm lại Thăng Long từ nhà Mạc.


Trước sự hống hách lộng quyền của chúa Trịnh, vua Lê Kính Tông đã cùng với con Trịnh Tùng là Trịnh Xuân mưu giết Trịnh Tùng. Việc bại lộ, Trịnh Tùng bức vua thắt cổ chết, lúc đó mới 32 tuổi. Tùng đưa thái tử Duy Kỳ lên ngôi vua là Lê Thần Tông.


Chúng tôi thấy vào lần biến loạn thứ nhất cách lúc Cụ Tú Bình sinh đúng 100 năm, là lúc có thể Cụ Thủy Tổ còn chưa trưởng thành (cách 3 đời tính trung bình mỗi đời 35 năm là cách 105 năm).


Chúng tôi khả nghi nhất là lần biến loạn thứ hai, năm 1619 khi đó Cụ Thủy Tổ đã là võ quan, có gia quyến, con đã trưởng thành, cùng Phù Lê Diệt Trịnh. Nhưng việc bất thành vua Lê bị giết, lực lượng ủng hộ phải chạy loạn nhằm tránh sự truy sát của chúa Trịnh. Từ Thăng Long Cụ Thủy Tổ theo đường về quê đón người nhà ở Ðông Thành cùng vào đất Hoàng Xá.


Việc phong tước cho cha con Cụ Thủy Tổ nhiều khả năng được phong sau này khi các Cụ đã sống ở Hoàng Xá. Lúc này Trịnh Tùng qua đời (1623), vua Lê kế nghiệp xét công trạng của các Cụ đối với tiên đế mà phong tước. Ðiều này là hoàn toàn có thể vì nếu trước khi chạy loạn mà Cụ Thủy Tổ đã là Võ Sơn hầu thì thế lực không nhỏ, nhưng trên thực tế chúng ta thấy rằng họ ta từ trước cũng khá giản dị, chất phác. Nhưng về đời trước Cụ Thủy Tổ, nhiều khả năng các Cụ cũng có vị trí đáng kể, một cơ sở để sau này Cụ Thủy Tổ được phong Võ Sơn hầu.


Một điều mà chúng tôi thấy khó hiểu, trước đây các Cụ ghi chép về Tổ Tiên khá kỹ. Nhưng không hề có một thông tin nào về gốc gác họ ở Ðông Thành và hoàn cảnh chuyển về Thanh Chương. Có lẽ chính vì biến loạn nên phải mai danh ẩn tích chăng?


Một điều có thể thấy rằng đức Trung Chính khá rõ ở các Cụ, các Cụ đã không quá bước theo nhà Nguyễn điều này chúng ta thấy qua nội dung văn bia ở Quả Sơn được dựng lên mấy chục năm sau. (Xem trang 59, 60 cuốn Văn bia Nghệ An của Ninh Viết Giao, NXB Nghệ An-2004)


Ðể hiểu rõ về các Cụ từ Thủy Tổ đến Cụ Tú Bình cần nghiên cứu kỹ giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, đặc biệt những vụ binh biến phù Lê.


 Nhắn tìm hậu duệ các vị rời Đất Tổ đi lập nghiệp ở nơi khác


Nay xin thống kê (chưa đầy đủ, đề nghị sửa chữa, bổ sung thêm) theo các đời về các vị đi lập nghiệp ở nơi khác với mục đích để ai biết hậu duệ của các vị hiện sinh sống ở đâu thì liên lạc với giòng họ:































































































TT


Họ tên


Đời


Mã số


Nơi đến lập nghiệp


Ghi chú


1


ông Ðỉnh,


ông Khoa,


ông Nhã


5


 


Thăng Long


phòng trưởng, chi thứ 2


2


ông Liên


6


 


Phú Xuân


phòng trưởng, chi thứ 2


3


Phạm Sanh


7


 


lên miền trên


phòng trưởng, chi thứ 2


em Phạm Trụ


4


Phạm Bá Tích


5


124.32


Không rõ


phòng út, chi thứ 2


43 tuổi, phát điên rồi đi mất. Cha Phạm Tuân.


5


Phạm Huy Cứ,


Phạm Huy Viên


6


 


cùng vợ con bỏ đi huyện Ðông Thành núi Tròn mà mất tích


phòng út, chi thứ 2


hai anh em; bác Phạm Ðoan


6


Phạm Văn Lạp,


Phạm Văn Ấm,


Phạm Văn Duệ


7


 


Đông Thành


phòng trưởng, chi thứ 2


ba con trai út cụ Phạm Huy Huỳnh


7


Phạm Văn Khuê,


Phạm Văn Đức,


Phạm Văn Bẩm


8


 


có hậu duệ ở Đông Thành


phòng trưởng, chi thứ 2


ba con trai cụ Phạm Văn Duệ


8


Phạm Văn Hiến con: Lê Phạm Thường, Lê Phạm Phẩm.


7


124.113’2


làm con nuôi họ Lê ở Thổ Hào, Bích Triều; đổi họ Lê


phòng út, chi thứ 2


con thứ hai Cụ Phạm Trọng Hoán


9


Hai anh em Phạm Dương


 


7


 


một đi Phú Xuân, một đi Thăng Long.


phòng út, chi thứ 2


Không biết có phải Phạm Dương Cự và Phạm Dương Xuân?


10


Phạm Văn Di


8


 


đi Sơn Nam


phòng trưởng, chi thứ 2


11


Thư ký Ý


8


 


đi Phú Xuân


 


12


Phạm Ðức Kham (Phiềng)


10


124.111’131.1


sang Thái Lan


phòng út, chi thứ 2


hoạt động cách mạng.


Từ làng quê cha đất Tổ xứ Hoàng Xá xa xưa, hậu duệ Thủy Tổ Võ Sơn hầu Phạm Viết Trù đã sinh cơ lập nghiệp rải rác nhiều nơi.


Năm 1805, theo Can Tả chép lại thì: Bỏ quê đi Sơn Nam có Phạm Văn Di, ra Thăng Long có ông Ðỉnh, ông Khoa và ông Nhã; vào Phú Xuân có ông Liên, thư ký Ý.


Can Tả còn chép: Hai anh em Phạm Dương thì một đi Phú Xuân, một đi Thăng Long.


Liệu ngày nay ở Huế, Hà Nội và các nơi khác như Nam Ðịnh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên... đâu đó con cháu có ai còn chép được những ông Tổ họ Phạm có các quý danh như trên không?


Hậu duệ đức Tổ Võ Sơn hầu không những rải suốt từ Bắc chí Nam ở trong nước mà còn ra cả nước ngoài làm ăn, cư trú. Chẳng hạn đời 10 có cụ Phạm Ðức Kham (Phiềng) sang tận Thái Lan làm ăn và hoạt động cách mạng trước cả cụ Ðặng Thúc Hứa (1870-1931), lập gia đình bên đó, biệt hẳn tung tích.


Mai sau, cảnh xuất ngoại chắc hẳn nhiều hơn. Khác với thời Can Tả, nay ly quê là hiện tượng lành mạnh cần được khích lệ. Có điều, dù đi đâu, ở đâu và thời nào đi chăng nữa - con cháu họ Phạm của đức Tổ Võ Sơn hầu - cũng nên luôn biết chung lòng góp sức, kề vai sát cánh cùng nhau hướng về Tổ tiên mà đùm bọc nâng đỡ nhau trong tình máu mủ cho trọn nghĩa đồng bào.







[1] Suy ra họ Phạm ta không từ Mạc đổi thành, xem thêm ở phần Phụ lục. Nếu Tổ đánh dẹp Ðàng Trong thì quãng trước Trịnh - Nguyễn phân tranh (1627-1672) mở đầu triều Lê Thần Tông 1 khi cụ Viết Nhân ra đời, đức Tổ đã cao tuổi?

Gia Phả Phạm Đức (dòng Võ Sơn hầu)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Phạm Đức (dòng Võ Sơn hầu).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Phạm Đức (dòng Võ Sơn hầu)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.