" Kể từ lúc Hồng Bàng dựng nước, truyền 108 vị vua kể cả Phù Đổng, Tản Viên và 18 vị vua Hùng, đến đời Hùng Vương thứ 18 là Hùng Duệ Vương tên húy là Duệ Lang (Huệ Lang) hạ sinh 22 Hoàng nam, 24 Hoàng nữ, thời kỳ đầu rất thông minh chính trực, nhưng từ khi lấy một người họ Lê là cô ruột của Thục Phán, Hùng Huệ Vương lại đam mê tửu sắc, bị Thục Vương và Cao Lỗ lừa phục rượu, để cô của Thục Phán sai giết hết tất cả con trai, con gái, dâu rể.
Cơ đồ nhà Hùng đang văn minh rực rỡ bỗng chốc rơi vào tay Thục Phán, năm 258 trước Công Nguyên Thục Phán lên ngôi xưng là AN DƯƠNG VƯƠNG, bỏ quốc hiệu Văn Lang đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Đông Kinh, xây thành Cổ Loa. Thục Phán mất năm 179 trước Công nguyên, làm vua được 30 năm.
Thục Phán An Dương Vương là người dòng họ Lê ở Mỹ Đức, con cháu dòng Lê đại tộc bắt nguồn từ đây, trải qua 2.230 năm hình thành và phát triển đất nước, từ năm 258 BC đến nay dòng họ Lê đã cống hiến không biết bao nhiêu xương máu cho Tổ quốc, nổi bật là hai Triều đại Tiền Lê và Hậu Lê. Đó là niềm tự hào cho tất cả những ai được mang dòng máu họ Lê, Để nhớ mãi: Cội nguồn của chúng ta THỤC PHÁN AN DƯƠNG VƯƠNG là ông Tổ của dòng LÊ ĐẠI TỘC. "
"...Dòng họ Lê có nhân số đông thứ nhì trong tổng nhân số Việt Nam. Họ Lê chỉ đặt biệt có ở người Việt nước ta mà thôi. Trong lịch sử Trung Quốc rất hiếm có người họ Lê, hơn một ngàn năm Bắc Thuộc không có một viên quan cai trị nào mang họ Lê. Bởi vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Họ Lê là một trong những họ đặc trưng của dân tộc Lạc Việt đã định cư ở đất Thanh Hoá - Ninh Bình từ rất lâu đời đến nay.
Ngày nay họ Lê có thể chiếm đến 15% dân số, là một dòng họ đã có đến hai lần lập ra triều đại Vương quyền ở nước ta, Tiền Lê và Hậu Lê, tổng cọng 399 năm.
Trong danh sách khoa bảng triều Nguyễn trong 115 năm có đến 650 vị Hương Cống, Cử Nhân, Tiến Sĩ, Phó Bảng là con cháu họ Lê trong 5.230 vị đăng khoa.
Nghiên cứu về dòng họ Lê vô cùng thú vị, vì có nhiều Danh nhân lịch sử, văn hóa nước ta mang dòng họ này. Đặt biệt những vị Thủy Tổ của nhiều chi phái họ Lê ở nước ta đều xuất xứ trên đất Đại Việt, không hề có ai gốc tích từ Trung Quốc sang mang dòng họ Lê.
(Trích tham luận của Nhà Biên khảo Vũ Hiệp,
bản tin No: 01 ngày 26 Jun 1999 Trung tâm UNESCO Phát triển Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh)
Tương truyền rằng: Vào cuối thế kỷ 14, triều đình nhà Lý bị suy vong và sụp đổ. Nhà Trần lên nắm quyền trị vì đất nước ( khỏng từ 1325 đến 1400 ). Cuối đời nhà Trần nước Đại Việt bị nhà Minh trung Quốc xâm chiếm. Phía Nam bị quân chiêm Thanh do vua Chế Bồng Nga ( theo lời cầu viện của mẹ Nhật Lễ ) đem quân đánh chiếm Đại Việt. Hai đầu đất nước Đại Việt bị ngoại bang xâm chiếm, người dân chịu phải cảnh nô lệ, nghèo khổ, đói rách vì chiến tranh.
Tại một làng quê nghèo, cậu bé Văn An ra đời trong một gia đình nông dân mang họ Lê. Miên quê áy theo lịch sử thì có nhiều khả năng thuộc tỉnh Thanh Hoá ngày nay. Ông ra đời vào khoảng trước hoặc sau năm Quang Thái thứ nhất ( Vua Mậu Thiệu Đế năm Mậu Dần 1398 ). Ông lớn lên có một sức khoẻ cường tráng, trí tuệ minh mẫm. Ông có lòng yêu nước, thương dân. Nhìn cảnh đất nước bị ngoại bang dầy xéo, nhân dân khổ cực trăm bề, bọn vua chúa yếu hèn bị bọn ngoại bang kinh rẻ, ông đã nghe theo lời kêu gọi cứu nước của vị anh hùng dân tôc Lê Lợi. Ông ra nhập nghĩa quân Lam Sơn vào khoảng năm Mậu Tuất 1418. Sau 10 năm chiến đấu với quân xâm lăng với lối đánh: Lấy ít địch nhiều, bao vây diệt giặc, chặn đường tiếp viện, những chiến thắng quyết định ở Chi Lăng, Xương Giang, Cầu Trạm hàng vạn quân xâm lược đã bị tiêu diệt. Cuối cùng nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu đã buộc giặc Minh và quân Chiêu Thành phải rút về nước. Thế là sau 20 năm người dân Đại Việt đã thoát khỏi ách thống trị của hai ngoại bang hùng mạnh. Sau khi cùng bá tánh giúp Lê Lợi đánh đổ giặc ngoại xâm, không hiểu vì lý do gì mà Ông không ra làm quan, về sống một cuộc sống của một người dân bình thường. Nơi ông chọn để mưu cầu hạnh phúc là một Làng ven thành Thăng Long. Nơi ấy có khả năng thuộc tỉnh Hà Tây ngày nay. Ở đây, Ông lấy vợ. Sau một thời gian sống cùng gia đình vợ, Ông xin phép bố mẹ vợ, cùng vợ ngược dòng sông Hồng tới miền đất phù sa mầu mỡ bên Hữu Sông. Nơi đó đất lành chim đậu. Ban đầu, Ông bà ở nhờ gia đình ông bà Cá tép. Sau nhiều năm Ông khai phá ruộng vườn, chăm lo cày cấy. Ông bà quyết định lấy mảnh đất này làm quê hương. Mảnh đất ông bà chọn để xây dựng tổ ấm gia đình theo truyền lại có khả năng nay thuộc gò: Cây Nâm.
Ông là người có chí khí hào kiệt,thường xuyên thương yêu đùm bọc, chu cấp cho người nghèo khổ. Vì vậy, Ông bà được nhân dân yêu mến kính phục. Thế hệ sau được kể lại rằng: Một lần Ông đi đánh cá về gặp một chú bé gầy gò, ốm yếu sống lang thang ở ngoài bãi Trung Hà. Ông thương tình đem về nuôi nấng, nhận làm con nuôi. Ông đặt tên là Lê Bá Kính ( Chi họ của chúng ta bắt đầu từ đây )
Cuộc sống của gia đình Ông dần dần ổn định,hạnh phúc ấm no nhờ có sự nỗ lực của hai vợ chồng. song không may Ông mắc bệnh qua đời vào ngày 12 tháng 02 khoảng năm Quý Hợi 1455 dưới triều Lê Nhân Tông hưởng thọ 57 tuổi. Lúc đương thời, Ông được nhiều người yêu mếm kính phục, nhưng cũng có kẻ đem lòng thù hận đã đang tâm đào mộ Ông đổ xuống sông Hồng. Khi người nhà được tin chỉ còn tìm lại được một ít hài cốt đem về an táng tại sứ Tràng An - Đồng Lải.
Ngày nay, thế hệ máu thịt đã xây mộ tưởng niệm nơi Ông yên nghỉ vĩnh hằng. Cả cuộc đời Ông bà đã vất vả đi tìm mảnh đất mới gây dựng cơ nghiệp cho con cháu. Ông bà và các con là những người đặt nền móng dựng nghiệp đầu tiên cho dòng họ Lê ở xã Động Lâm, Huyện Hạ Hoà, Tỉnh Phú Thọ. Đó là cụ tổ Lê Văn người đứng đầu dòng họ Lê Văn của chúng ta ngày nay.