GIA

PHẢ

TỘC

HỌ

VĂN
-
CHI
HỌ


KÍNH
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ

LỜI MỞ ĐẦU


   Họ Lê Văn đã có tộc phả được bố cục trình bầy khá đầy đủ. Song chưa chi tiết cụ thể các mốc lịch sử, hậu thế, sự nghiệp của từng người. Ngành thứ ba đời thứ 7 chi Ông Lê Văn Mun được xác lập phả hệ chi tiếp theo biên sử cá nhân, để gìn giữ cội nguồn, sự nghiệp công đức của những thế hệ đi trước.Làm tấm gương cho những thế hệ kế tiếp.


   Phả hệ chi tiết này ghi rõ các mốc lịch sử ( Ngày,tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, ngày mất...) của các thành viên trong chi họ, đồng thời mô tả rõ thân thế, sự nghiệp, cá tính, đạo đức, gia phong. Mặc dù chỉ là bản tóm tắt sơ lược, xong nó cũng toát lên được bản chất của mỗi thành viên, mỗi thế hệ trong chi họ.


Cây có gốc, Người có nguồn


   Việc ghi lại sự phát triển và thăng trầm trong cuộc sống của mỗi người, đó là việc làm hết sức cần thiết. Nó đòi hỏi những người chủ gia đình, chủ chi họ ở mỗi thế hệ kế tiếp cần và phải làm cho đầy đủ. Nếu ai lơ đãng bỏ qua thì từ mình đánh mất lịch sử truyền thống của gia đình và chính bản thân mình.


   khi tập hợp tư liệu và biên tập chắc còn nhiều thiếu sót, rất mong các thế hệ hậu sinh bổ sung để phả hệ chi tiết này được hoàn thiện.


Ẩm hà tư nguyện ( Uống nước nhớ nguồn )


Khắc xương quyết hậu ( Để tốt lành về sau )


 


SUY NGHĨ CỦA BAN SOẠN THẢO KHI LẬP TỘC PHẢ HỌ LÊ VĂN


   Kính cẩn nghiêng mình trước vong linh:


- Viên tổ khảo, viên tổ tỷ.


- Cao tằng tổ khảo, tăng tổ tỷ.


- Tằng tổ khảo, tằng tổ tỷ


- Hiền khảo, hiền tỷ.


   Kính thưa các cụ ông, cụ bà, cùng anh em trong tộc họ.


   Hôm nay (12/2 âm lịch) tộc họ chúng ta họp mặt đông đủ tại đây làm lễ tưởng niệm vong linh người lập ra tộc họ chúng ta là: Viên tổ khảo Lê Văn An, Viên tổ tỷ cùng các con của cụ.


   Là những người sinh ra thuộc thế hệ hậu sinh mong được các bậc tiền nhân thứ lỗi. Chúng tôi có mấy suy nghĩ xin được phép giải bầy với tổ họ, cùng mọi thành viên trong họ có mặt tại đây về nội dung và ảnh hưởng của tộc phả họ Lê Văn.


   Trải qua nhiều ngày, nhiều tháng ban soạn thảo Tộc phả trăn trở suy ngẫm từng sự kiện được truyền miệng lại về các bậc tiền nhân. Người đặt nền móng khai sinh và phát sinh và phát triển tộc họ Lê Văn chúng ta hôm nay. Vất vả lắm, tổn hao trí tuệ cũng khá nhiều mới biên từ họ ta có Tộc phả truyền miệng đến nay ta có tộc phả được ghi chép khá đầy đủ và tỷ mỷ. Đó là tác phẩm trí tuệ của một tập thể, mang nét văn hoá giáo dục trong tộc họ chúng ta.


   Trước hết ta phải hiểu Phả là gì? Tại sao Họ lại cần Tộc phả hay Gia phả? Ảnh hưởng của Tộc phả, Gia phả đến mọi thành viên trong họ thế nào?


I. Phả là gì?


   Một trong những thứ quý nhất mà tông, ông bà để lại cho gia đình hay dòng tộc là tộc phả, gia phả.


( Phả ) hay còn gọi là phổ, theo nguyên gốc chữ Hán ( theo từ điển tiếng Trung Quốc Phả hay Bổ, cũng đọc là Sổ ) có nghĩa là quyển sách (hoặc sổ) ghi chép có thứ tự mối quan hệ huyết thống của một tộc người cùng chung huyết thống.


   Phả có hai bậc:


- Tộc phả: Biên chép về nguồn gốc và lưu truyền của cả tộc họ.


- Gia phả: Ghi chép về từng nhánh họ.


   Trong xã hội cũng có nhiều Phả. Ví dụ như: Làng xã có Thầu phả, Thánh phả ghi chép về sự tích về thần thánh…


   Như đã nói ở trên tộc phả xác nhận nguồn gốc dòng họ. Đó là người khai sinh tộc họ. Còn gia phả dẫn chứng cụ thể về sự khai sang dòng họ hoặc xác nhận chuyển đổi họ nếu có, hay mối quan hệ tính cách của chi nhánh với tổ họ cụ thể là:


- Tộc phả: là chứng cứ lịch sử lâu đời về căn nguyên của một họ, trong sách này chỉ rõ:


+ Nguyên quán, xuất xứ của dòng tộc


+ Đình miếu thờ thuỷ tổ.


+ Các ngày giỗ thuỷ tổ và các bậc tiền nhân.


+ Lễ nghi cần phải theo đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ.


+ Các tập quán, phong cách riêng biệt của họ được giữ gìn và lưu truyền.


- Gia phả: Là sổ biên ghi có tính cách gần gũi hơn tộc phả. Nó có nội dung đầy đủ, rõ ràng về từng chi tiết cá nhân như:


+ Tên khai sinh, tên thường goi, tên tục.


+ Ngày sinh, ngày tử, vị trí mộ phần.


+ Học vị, chức tước, phẩm hàm.


+ Di ngôn ( những lời dặn dò, chăng chối )


+ Những lời giáo huấn ( dạy bảo anh em, con cháu )


+ Những diễn biến trong lúc lâm trung, tổ chức tang lễ….


+ Những ghi nhận về cá tính, đời sống, phẩm hạnh…


II. Tại sao cần có tộc phả, gia phả?


   Ngày xưa người ta quan niệm rằng: Tộc phả hay gia phả là sổ sách biên ghi lại các bậc tiền nhân, để thế hệ hậu sinh kế tiếp phải lo phụng thờ.


   Ngày nay chúng ta cần hiểu  rằng: Tộc phả, hay Gia phả phải ngoài mục đích ghi nhớ truyền thống nhằm giáo dục các thế hệ kế tiếp về truyền thống tốt đẹp của tộc họ và gia đình.


   Xã hội chúng ta ngày nay đang phát triển nhanh về kinh tế, văn hoá, xã hội. Đi theo nó cũng nẩy sinh những phức tạp về đạo đức lối sống, những thói hư tật xấu thường được thế hệ trẻ tiếp thu một cách mau lẹ, mà học đường không thể ngăn chặn cải hoá kịp. Mỗi gia đình trong tộc họ chúng ta cần sớm ra tay đề phòng, ngăn ngừa kịp thời mầm mống của sự thái hoá biến chất ở con em mình để không phải hổ thẹn với tổ tiên bằng cách:


Đem các gương ăn ở có nghĩa có tình của các bậc tiền nhân để răn dậy cho các thế hệ sau:


- Gây ấn tượng tốt về nề nếp gia phong cho mọi người trong dòng tộc. Nhất là gây ý thức trách nhiệm của con trẻ đối với gia đình và xã hội.


- Cần tạo nên một ý thức tôn trọng kỷ luật trong gia đình và chấp hành những quy ước của tộc họ.


   Chính gia phả là gạch nối liền sợi dây liên kết, ràng buộc đời sống tinh thần của những người cùng chung huyết thống. Nói cách khác gia phả tộc phả là nền tảng đạo đức, gia phong, gia lễ của một tộc họ. Nó là tấm gương sáng cần được bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của lớp người đi trước trong tộc họ.


III. Gia đình:


   Gia đình là yếu tố tự nhiên, căn bản của xã hội. Được xã hội và quốc gia bảo trợ (Điều 18 - Khoản 3 Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc 12/1848). Hiểu như tuyên ngôn về gia đình của LHQ thì gia đình của chúng ta là đơn vị căn bản của một xã hội. Gia đình ấm no, hạnh phúc là cơ sở cho kinh tế văn hoá của gia đình và quốc gia phát triển.


   Chim có tổ, người có tông. Đó là ý thức sâu sắc của mỗi gia đình trong tộc họ chúng ta, Nhớ đến tổ tông tưởng đến công ơn của các bậc tiền nhân. Mỗi gia đình, các họ tộc đều tổ chức kỷ niệm ngày mất của người đã khuất. ( Ta tạm gọi là làm giỗ ) ngoài ra chúng ta cần ghi chép lại những diễn biến của họ tộc về con người, tính cách, kinh tế chính trị vvv.. Nó để lại cho thế hệ sau sự hiểu biết thông suốt được vị trí của tộc họ mình trong chiều dài của một kỳ lịch sử. Sự lưu truyền huyết thống có tính cách thiêng liêng. Nó đề ra trách nhiệm của thế hệ sau sống sao cho xứng đáng với những người đã khuất. Việc làm ấy trong gia đình là hoàn toàn phù hợp với đạo lý, truyền thống trong họ…


 


IV. Nói về hiếu nghĩa


   Từ xưa tới nay người ta coi việc nuôi dưỡng Ông bà, Cha mẹ thờ phụng tổ tiên là việc làm quan trọng hàng đầu trong bổn phận làm người. Nhìn vào thực tế trong họ chúng ta việc hiếu nghĩa của một số gia đình có phần lơ đãng, điển hình là thế hệ trẻ.


   Việc lập gia phả là hành vi nhắc nhở mọi người về bổn phận quan trọng ấy. Việc hiếu nghĩa phải được nhắc đến từng ngày. Không phải đợi đến ngày giỗ mới đem ra báo hiếu qua cỗ bàn, tiệp tùng linh đình để khoe với thiên hạ. Là con cháu phải chú trọng đến người đang sống. Chăm sóc từng miếng ăn, hớp nước uống, quần áo phải lành lặn thơm tho. Nơi nghỉ phải kín gió sạch sẽ. Ông bà, cha mẹ còn sống không quan tâm chăm sóc, đến lúc qua đời lại tổ chức ma chay linh đình gây tốn kém. Thực là đáng trách bổn phận làm con cháu.


   Làm Gia phả hay Tộc phả không phải làm lấy tiếng rồi cất kỹ vào tủ. Mà làm để nhắc nhở mọi người thuộc hàng con cháu phải lưu tâm đến các bậc thế thứ tông môn tộc họ, lúc còn sống cũng như lúc đã qua đời.


  Ông bà cha mẹ lúc cao niên con cháu phải sớm hôm thăm nom. Lo áo quần mặc ấm lúc trời giá lạnh. Thuốc men khi già yếu, đau ốm, trái gió trở trời, còn phải nhớ đến ngày sinh của từng người để tổ chức ngày thượng thọ, hay thượng thượng thọ. Tổ chức mừng thọ hay lễ ăn mừng khánh thọ cho Ông bà, Cha mẹ là việc làm hiếu nghĩa của bậc con cháu. Thực quý hoá cho gia đình nào mà con, cháu, chắt… đông đủ hội tụ nhau ăn mừng Ông bà, Cha mẹ được hưởng thượng thọ hay thượng thượng thọ.


   Đây là cách thể hiện tinh thần và hành vi hiếu nghĩa thiết thực của một gia đình hay một dòng tộc. Không có một danh dự phúc đức nào mà căn cứ trên quyền thế hay giầu sang có thể sánh được niềm vinh hạnh của con cháu, họ hành khi Ông bà, Cha mẹ mình được khoẻ mạnh, hạnh phúc sống lâu lên thượng thọ hay thượng thượng thọ.


V. Thờ phụng tổ tiên.


   Thờ ông bà, cha mẹ và những người thân đã khuất là tập quán có ý nghĩa nhất của người Việt. Thờ những người thân đã khuất không phải là tôn giáo. Có người cho rằng “Đạo thờ ông bà …” là một đạo giáo nhưng hoàn toàn không phải. Thờ những người thân đã khuất là xuất phát từ lòng kính trọng nhớ thương của thế hệ hậu sinh. Thờ ông bà, cha mẹ, người thân cũng không phải tín ngưỡng. Vì có thể bản thân tin hay không tin một thuyết lý tôn giáo nào. Song thờ ông bà, cha mẹ người thân không thể không tin trước những người có thật đã từng sống bằng xương bằng thịt, đã sinh ra và nuôi dưỡng ta thành người. Ông bà, cha mẹ và người thân là hữu hình chứ không phải vô hình như các bậc thần linh trong tôn giáo.


   Vì thế thờ ông bà cha mẹ và người thân là hành động của lòng tin những điều có thật. Nó còn thể hiện quyết tâm của các bậc hậu sinh ở nơi tổ họ. Người có tín ngưỡng đặt niềm tin ở tôn giáo có thể không đồng quan điểm với một tôn giáo khác. Nhưng vẫn đặt niềm tin sâu sắc vào nơi hiện hữu của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người thân của mình.


   Thực vậy, trong họ chúng ta nhà nhà ai cũng giành nơi trang trọng nhất để thờ phụng tổ tiên. Đó là điều đáng mừng. Tộc phả họ Lê là minh chứng nhắc nhở ngày sinh, tử của các thế hệ đã qua đi, để con cháu dành thời gian để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Thời gian đó làm cho mỗi chúng ta sống lại những ký ức tốt đẹp của người thân.


   Ngày giỗ con cháu, anh em ruột thịt quay quần bên nhau, ăn chung trong tình huyết nhục đậm đà ấm cúng. Từ đó ôn lại những kỷ niệm và dậy con trẻ những bài học làm ăn, lẽ sống của những người thân lúc lâm thời. Để thế hệ trẻ tự tu dưỡng bản thân, sống cho xứng đáng với truyền thống của ông cha.


   Kính thưa các cụ ông, cụ bà và toàn thể các thành viên trong họ. Mấy suy nghĩ của chúng tôi được thể hiện trên các mục: Gia đình, hiếu nghĩa, thờ phụng tổ tiên là những tâm sự của Ban biên tập Tộc Phả dòng họ Lê Văn nếu có gì không đúng mong mọi người bỏ qua và góp ý. Chúng tôi cũng rất mong mọi thành viên trong họ, đóng góp ý kiến xây dựng Tộc phả Lê Văn cho đầy đủ và hoàn thiện hơn.


Chúng tôi xin kính chào và cảm ơn!


                                                                                         TM Ban Biên Tập


                                                                                            Người chắp bút


                                                                                               Lê Đình Hồng


                                                                            ( Ngày 03 tháng 02 năm 2005)


Phần I


Lời Nói Đầu


   Tộc phả là tác phẩm văn hoá, nó cũng là tài sản vô giá về tinh thần, tư tưởng của một dòng họ. Nó đánh dấu sự thăng trầm về quy mô của tộc họ, về kinh tế, tinh thần, đạo đức, gia phong, tập quán, những di tích lịch sử của một dòng họ.


   Tuy vậy Tộc phả mới chỉ là vật báu nguyên khai bằng văn bản. Tất cả mọi thành viên trong họ, gia đình cũng như mỗi cá nhân, từng người sự dụng tộc phả như thế nào để có ích nhất về mặt giáo dục truyền thống là phụ thuộc vào chữ Tâm của gia đình và cá nhân người đó.


   Tộc phả nó gần gũi thiêng liêng rất cần cho mình và mãi mãi cho con cháu thế hệ sau:


" Cây có gốc, nước có nguồn "


   Tộc họ có gia phả như trái đất có mặt trời.


   Là một tộc họ lớn, có truyền thống anh dũng vẻ vang trong xây dựng cơ nghiệp, cũng như góp sức xây dựng đất nước. Công đức ấy cha ông để lại cần lưu truyền mãi mãi.


   Việc ghi lại quá trình thăng trầm và phát triển của dòng họ là một việc làm hết sức cần thiết. Đó còn là ước mơ cháy bỏng của mỗi người có chữ Tâm, chữ Đức ở đáy lòng mình đối với tộc họ Lê. Vì mấy trăm năm qua đi từ thế hệ đầu tiên đến trước ngày 31/12/2004 tộc họ chúng ta chỉ lưu truyền huyết thống, tình cảm, đạo đức, gia phong bằng con đường truyền miệng từ đời này qua đời khác.


   Sự hình thành và phát triển của tộc họ Lê Văn ở xã Động Lâm - Hạ Hoà - Phú Thọ có thể chia làm 3 giai đoạn lịch sử:


1. Giai đoạn trước cao tổ Lê Văn An


2. Giai đoạn từ Lê Văn An đến đời thứ 07


3. Giai đoạn từ đời thứ 07 đến 31/12/2004 (tức năm Giáp Thân ) và tiếp theo sau này.


Từ nay về sau, các thế hệ tiếp theo cần ghi lại sự sinh tồn và phát triển của tộc họ. Để mãi mãi các thế hệ hậu sinh được hiểu ông bà, cha mẹ như hiểu chính thế hệ đương thời. Đồng thời có trách nhiệm sưu tầm, bổ sung những điểm còn thiếu để Tộc phả họ Lê Văn được hoàn thiện, làm cho cây đại thụ Tộc họ Lê Văn mãi mãi xum xuê và trường tồn với thời gian.


" Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay"

   Có được như ngày nay, chúng ta nhớ công ơn tổ tiên, hãy đùm bọc lấy nhau, phát huy truyền thống đoàn kết của ông cha, quý trọng giữ gìn, phát triển tộc họ là có hiếu, có nghĩa với Ông bà, cha mẹ mình. Đồng thời gìn giữ, bổ sung tộc phả để làm cơ sở gắn kết mọi người trong tộc họ, đó là đạo lý và lẽ sống ở đời./.


 


PHẦN II

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ LỊCH SỬ KINH TẾ - XÃ HỘI NƠI DÒNG HỌ LÊ VĂN CÙNG CÁC DÒNG HỌ KHÁC LẬP NGHIỆP


   Ông tổ dựng nghiệp đầu tiên của họ Lê Văn ở xã Động Lâm - Hạ Hoà - Phú Thọ là Lê Văn An


Cùng các dòng họ khác sinh cơ, lập nghiệp ở miền đất bên hữu ngạn con sông Hồng. Nghề nghiệp chính của họ là làm lúa nước. Ngoài ra, họ còn lên rừng khai thác lâm thổ sản, săn bắt thú rừng, đánh bắt cá ở sông, ngòi, đầm hồ... để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, do công cụ lao động thô sơ, trình độ canh tác lạc hậu, thiên nhiên khắc nghiệt cộng với chế độ thực dân hà khắc nên đời sống của họ quá vất vả. Họ hàng năm cơm cũng không đủ ăn, áo cũng không đủ mặc, trình độ văn hoá lạc hậu. Con người sống quây quần thành những thái ấp nhỏ bên nhau. Đến đầu thế kỷ XIX tên gọi Động Lâm mới được hình thành. Xã Động Lâm ngày nay phía tây giáp với xã Hiền lương, phía tây nam giáp xã Quân Khê, phía bắc giáp với xã Đoan Thượng ( ngăn cách bởi con sông ), phía đông và đông nam giáp xã Lâm Lợi. Trải qua các thời kỳ lịch sử của đất nước, địa danh Động Lâm nằm trong các vùng đất và địa danh khác nhau:


 - Vào thời kỳ Hùng Vương dựng nước, Động Lâm nằm trong trung tâm của Văn lang - Nhà nước đầu tiên của chúng ta


- Thời kỳ Bắc Thuộc, vùng đất này thuộc về Mê Linh quận Giao Chỉ


- Đầu thế kỷ X Động Lâm thuộc miền đất thừa hoá Phong Châu


- Đến đời nhà Trần, Động Lâm thuộc trang Hiền Lương, Hạ Hoa, Châu Thao Giang, Lô Tam Giang


- Năm 1841 nhà Nguyễn đổi huyện Hạ Hoa thành huyện Hạ Hoà thuộc phủ Lâm Thao tỉnh Sơn Tây


- Tháng 9/năm 1981 tỉnh Hưng Hoá được thành lập Động Lâm thuộc huyện Hạ Hoà Tỉnh Hưng Hoá


- Tháng 5/1903 Tỉnh Phú Thọ được thành lập, Động Lâm thuộc Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ ngày nay.


   Cuối thế kỷ XIX tổng Động Lâm gồm các làng: Bảo Lợi, Bình Kiện, Động Lâm, Động Luận, Hiền Lương, Lâm Lợi, Nang Xa, Tiểu Phạm, Quân Khê.


   Sau cách mạng tháng 8/1945 Động Lâm nằm trong liên xã Âu Cơ. Tháng 11/1953 xã Âu Cơ được chia thành 2 xã Động Lâm, Âu Cơ.


   Xã Động Lâm ngày nay gồm các xóm: Minh Khai, Hùng Tiến, Quang Trung, Trần Phú, Trung Nguyên, Hùng Vương, Đại Đồng, Trâu Kỷ, Trung Hà, Tấn Vinh.


Sau này các địa danh trên có thể thay đổi xong tên xóm, tên làng vẫn mãi mãi đi vào lịch sử.


   Hiện nay, tổng diện tích tự nhiên của xã Động Lâm là: 672.64ha, diện tích đất đai trên là nhờ có con người chịu thương chịu khó, vất vả ngày đêm nuôi sống bao thế hệ cộng đồng cư dân sinh sống cho đến ngày hôm nay và mai sau.


PHẦN III


NỘI DUNG CHÍNH


Đại ngành ở xã Động Lâm - Hạ Hoà - Phú Thọ


Nguồn gốc - xã hội - kinh tế - phẩm chất đạo đức


I. Thời kỳ trước cụ cao tổ Lê Văn An


    " Kể từ lúc Hồng Bàng dựng nước, truyền 108 vị vua kể cả Phù Đổng, Tản Viên và 18 vị vua Hùng, đến đời Hùng Vương thứ 18 là Hùng Duệ Vương tên húy là Duệ Lang (Huệ Lang) hạ sinh 22 Hoàng nam, 24 Hoàng nữ, thời kỳ đầu rất thông minh chính trực, nhưng từ khi lấy một người họ Lê là cô ruột của Thục Phán, Hùng Huệ Vương lại đam mê tửu sắc, bị Thục Vương và Cao Lỗ lừa phục rượu, để cô của Thục Phán sai giết hết tất cả con trai, con gái, dâu rể. Cơ đồ nhà Hùng đang văn minh rực rỡ bỗng chốc rơi vào tay Thục Phán, năm 258 trước Công Nguyên Thục Phán lên ngôi xưng là AN DƯƠNG VƯƠNG, bỏ quốc hiệu Văn Lang đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Đông Kinh, xây thành Cổ Loa. Thục Phán mất năm 179 trước Công nguyên, làm vua được 30 năm.


     Thục Phán An Dương Vương là người dòng họ Lê ở Mỹ Đức, con cháu dòng Lê đại tộc bắt nguồn từ đây, trải qua 2.230 năm hình thành và phát triển đất nước, từ năm 258 BC đến nay dòng họ Lê đã cống hiến không biết bao nhiêu xương máu cho Tổ quốc, nổi bật là hai Triều đại Tiền Lê và Hậu Lê. Đó là niềm tự hào cho tất cả những ai được mang dòng máu họ Lê, Để nhớ mãi: Cội nguồn của chúng ta THỤC PHÁN AN DƯƠNG VƯƠNG là ông Tổ của dòng LÊ ĐẠI TỘC.   "


   "...Dòng họ Lê có nhân số đông thứ nhì trong tổng nhân số Việt Nam. Họ Lê chỉ đặt biệt có ở người Việt nước ta mà thôi. Trong lịch sử Trung Quốc rất hiếm có người họ Lê, hơn một ngàn năm Bắc Thuộc không có một viên quan cai trị nào mang họ Lê. Bởi vậy nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Họ Lê là một trong những họ đặc trưng của dân tộc Lạc Việt đã định cư ở đất Thanh Hoá - Ninh Bình từ rất lâu đời đến nay.


    Ngày nay họ Lê có thể chiếm đến 15% dân số, là một dòng họ đã có đến hai lần lập ra triều đại Vương quyền ở nước ta, Tiền Lê và Hậu Lê, tổng cọng 399 năm. Trong danh sách khoa bảng triều Nguyễn  trong 115 năm có đến 650 vị Hương Cống, Cử Nhân, Tiến Sĩ, Phó Bảng là con cháu họ Lê trong 5.230 vị đăng khoa.


   Nghiên cứu về dòng họ Lê vô cùng thú vị, vì có nhiều Danh nhân lịch sử, văn hóa nước ta mang dòng họ này. Đặt biệt những vị Thủy Tổ của nhiều chi phái họ Lê ở nước ta đều xuất xứ trên đất Đại Việt, không hề có ai gốc tích từ Trung Quốc sang mang dòng họ Lê.


(Trích tham luận của Nhà Biên khảo Vũ Hiệp, bản tin No: 01 ngày 26 Jun 1999 Trung tâm UNESCO Phát triển Nhân Văn TP. Hồ Chí Minh )


 


II . Thời kỳ cụ cao tổ Lê Văn An và thế hệ con cháu đến đời thứ 07


 1- Cụ cao tổ Lê Văn An, nguồn gốc và xuất xứ


   ( Xem chi tiết ở phần Thuỷ Tổ )


   Cụ tổ Lê Văn An cùng vợ có 4 người con trai (trong đó có một người con nuôi) là Lập-Ái-Kính-Trọng.


   Vào cuối thế kỷ 15 và đầu thế kỷ 16 ở các triều đại Nhà Lê nên kinh tế phát triển. Nền văn hoá xã hội cũng có nhiều đổi mới mạnh mẽ. Kể từ Lê Thái Tổ lên ngôi Hoàng Đế (15/4 Mậu Thân 1428) cho tới đời vua Lê Cung Hoàng ( 1428-1527) nhà Lê để lại trong lịch sử của dân tộc có nhiều ông vua có công với dân, với nước. Về kinh tế thì nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải phát triển. Về văn hoá mở khoa thi tìm người tài giúp nước, dựng bia ghi công người tài ở Quốc Tử Giám 1442. Xây dựng pháp luật để quản lý Nhà Nước (Bộ luật Hồng Đức ra đời). Tuy nhiên những đời vua kế tiếp lại là một thời kỳ suy vong để lại trong lịch sử dân tộc một vết nhơ, không xứng đáng với các đời vua Lê đã khuất.


 2. Sự phát triển dòng họ - kinh tế của các thành viên... đến đời thứ 07.


   Nhìn từ khi hai vợ chồng cụ tổ lập nghiệp tại Động Lâm cho đến đời thứ 7 cho thấy: Số lượng thành viên trong dòng họ còn quá ít. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng nguyên nhân chính là " Hữu sinh vô dưỡng "


Cụ tổ có 4 người con cháu chắt... của cụ qua đời gồm có:


- Đời thứ ba chỉ thấy truyền lại có: 6 người con trai


- Đời thứ tư chỉ thấy truyền lại: 5 người con trai


- Đời thứ năm chỉ truyền lại: 7 người con trai


- Đời thứ 6 chỉ truyền lại có: 15 người con cả trai lẫn gái


- Đời thứ bẩy truyền lại: 43 người con cả trai và gái


   Nhìn xuyên suốt từ đời cụ cao tổ cho đến đời thứ 7 vào khoảng (1791) dòng họ Lê chúng ta quá nhỏ bé so với cộng đồng. Do ở mỗi thế hệ kế tiếp sau đều ít con ít cháu. Song các cụ chúng ta lại hằng mong muốn có một số lượng đông con cháu để gây thanh thế tông to họ lớn, đông con nhiều cháu để khỏi bị lép vế trong cộng đồng. Do vậy, đặc điểm là trong họ các cụ thường lấy đến hai ba vợ.


   Về kinh tế ở thời kỳ này đất nước đang phục hưng. Các thế hệ con cháu của cụ tổ đều chăm lo sản xuất, khai phá ruộng vườn, phát triển chăn nuôi, mở thêm các nghề phụ ví dụ như: đan lát, chài lưới... nhờ vậy, Cuộc sống kinh tế ở mỗi gia đình được đảm bảo. Người dân tích cực xây dựng quê hương như: Đào ngòi thoát úng, đắp đê ngăn lũ,làm đường, xây dựng đình chùa...Trong phong trào ấy có già Kích, người con họ Lê, có sức khoẻ phi thường. Ông đã từng vác những tảng đá làm cấu, kèo dựng cột đình.. không ai sánh nổi. Nói đến tinh thần vì dân vì nước của con em dòng họ ta phải kể đến ông Lê Đình Lập người con cả của Cụ Tổ. Truyện kể lại rằng, Ông đã cùng thanh niên trai tráng trong làng cầm vũ khí chống lại giặc ngoại xâm và trong một trận đánh không ngang sức với quân thù Ông đã bị giặc bắt cả gia đình và mang đi mất tích. Sau một thời gian khá dài, người dân thấy xác ông trôi về dạt vào Đình Tự. Được tin đó anh em trong họ và bà con trong làng đã an táng ông tại nơi ông mong muốn. Theo các cụ kể lại rằng: khi nhận được xác ông, người cháu trong họ nằm mơ thấy ông bảo " Tao về đây chúng mày đặt tao lên mà khiêng, đi đến chỗ nào nặng trĩu thì chôn tao ở đó ". Mọi người trong họ làm theo lời ông dặn trong mơ. Mộ ông ngày càng to dần lên. Ruộng nơi đặt mộ ông, hàng vụ trước khi cấy gia đình phải làm lễ. Khi ấy phải quay mặt về phía mộ ông mà cấy lui ra. Có trường hợp con cháu không nghe lưòi bị Ông đánh hộc máu. Sau đó ông phát Thần Hoàng làng giành ngôi Đình Tự của họ Bùi để thờ ông. Họ Bùi phải chuyển về xây đình tại Đình Ngoã để làm nơi thờ tự và việc làng. Những công lao của Ông được thế hệ sau kể lại cho nhau nghe như là tấm gương sáng vì dân vì nước. Nó nhắc nhở con cháu dòng họ Lê phải sống sao cho xứng đáng với những người đã khuất.


   Nhà Lê bị suy vong, cảnh phân tán vua Lê chúa Trịnh rồi Trịnh Nguyễn phân trang nước Đại Việt lại trìm trong đêm đen. Người dân trăm họ trong nước phải đi phu đi lính, nạn sưu cao thuế nặng đè đầu người dân nghèo khổ. Tình cảnh ấy cũng xẩy ra trong dòng họ chúng ta, đã đẩy nhiều gia đình phải từ biệt quê hương đi kiếm ăn xa. Nhiều gia đình đã lập nghiệp nơi khác như chi ông Lê Văn Lương lập nghiệp tại Mậu A, Văn Yên, Yên Bái. Chi họ ông Lê Văn Lệnh lập nghiệp ở Tiến Lang, Quân Khê, Hạ Hoà, Phú Thọ. Chi ông Lê Văn Lợi lập nghiệp ở xã Việt Hồng, Văn Chấn, Yên Bái. Vì hoàn cảnh nghèo đói có người phải cho con đi ở làm con nuôi vd như Chi ông Lê Văn Lục lập nghiệp tại Văn Chấn, Yên Bái. Tất cả những người đi lập nghiệp nơi khác đều đổi dân tộc kinh thành dân tộc khác cho phù hợp với điều kiện và môi trường sống.


 3. Thời kỳ nước An Nam thuộc thực dân pháp đô hộ


   Hoàng đế Gia Long đổi tên Đại Việt sang nước Việt Nam vào năm Giáp Tý 1804. Sau khi được sự nhất trí của nhà Thanh Trung Quốc. Vua Gia Long cũng chia nước Việt Nam làm 32 chấn và 4 doanh để dễ bề cai trị. Đến năm Tân mão 1831 vua Minh Mệnh lại chia Việt Nam thành 31 tỉnh. Bổ nhiệm quan thống đốc, tuần phủ bố chính, án sát để trông coi mọi việc. Dưới tỉnh là Châu, Phủ, dưới phủ là điền trang.


    Ngày 01/06/1890 toàn quyền Đông Dương ( Lô Lét ) quyết định thành lập bộ máy hành chính 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã và đổi tên Việt Nam thành nước A Nam. Từ đây người Việt phải chịu hai tầng áp bức, chế độ bảo hộ của thực dân và bọn quan lại của chế độ phong kiến. Mỗi gia đình trong họ chúng ta phải sống một cuộc sống vô cùng cực khổ. Cơm không có mà ăn, áo không có mà mặc. Người người trong họ phải tần tảo, lần hồi, lên rừng đào củ mài, khai thác lâm thổ sản, săn bắt thú rừng, xuống song ngòi đánh bắt cá để sống qua ngày. Song đói vẫn hoàn đói, rách thì càng rách thêm. Lao động vất vả cả ngày mà gia đình cả ngày chỉ một lần quay quần bên nhau bằng bữa cháo nâu, cháo cám cầm hơi. Chính trong gian khổ ấy tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều trong dòng tộc càng được thể hiện. Nhờ vậy, cả họ chúng ta đã vượt qua được giai đoạn gian khó, gây dựng cơ nghiệp của dòng họ được như ngày hôm nay.


   Trong gian khổ, trong họ chúng ta đoàn kết chặt chẽ kiên cường đấu tranh với kẻ thù và bọn quan lại phong kiến. Hai người con của cụ Lê Văn Đa do không chịu được nỗi nhục của người mất nước làm nô lệ đã bị thực dân Pháp giết hại. Truyện kể rằng: Hai ông đi phu kiêng viên quan ba Pháp vào Nghĩa Lộ. Đi đến đoạn đường vắng, hai ông cùng với mọi người chống lại chúng nên đã bị giết hại ở đâu không rõ. Hiện nay, hai ông không còn mộ trí.


   Trong lĩnh vực, xã hội họ Lê chúng ta còn nhỏ bé nên thường lép vế. Trong giai đoạn này một số ông đã tham gia các chức sắc trong xã như: Ông Lê Văn Quý làm phó lý, ông Lê Văn Hảo làm tộc biểu, ông Lê Đăng Trình làm phó Lý, ông Lê Văn Khang và ông Lê Văn Phụng làm quản xã…


   Vào đầu thế kỷ 20 các ông vua bù nhìn của A Nam bị bọn thực dân Pháp cướp quyền cai trị đất nước. Bọn thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, mọi tài nguyên của nước ta bị chuyển về chính quốc. Người dân Việt bị bọc lột thậm tệ, tàn nhẫn. Trong đêm dài của người dân nô lệ Đảng Cộng Sản ra đời năm 1930. Đảng tập hợp mọi tầng lớp nhân dân lao động yêu nước đấu tranh đòi cơm ăn, áo mặc, đòi giải phóng dân tộc. Người trong dòng họ Lê Văn hăng hái theo tham gia phong trào dưới đường lối của Đảng. Do có nhiều thành tích tham gia kháng chiến ông Lê Đăng Trình được cấp trên chỉ định làm Chủ tịch lâm thời Uỷ ban hành chính kháng chiến. Ông cùng đoàn quân tham gia giải phóng huyện Hạ Hoà tháng 8/1945. Chiến thắng trở về các ông mở Hội tế cờ ở Đình Trần để động viên chiến sỹ và giác ngộ cách mạng cho nhân dân. Tham gia toàn dân làm cách mạng còn có ông Lê Văn Úc, ông Lê Văn Quỳnh, ông Lê Ngọc Tinh… Hoà bình lập lại có ông được tín nhiệm đề bạt làm cán bộ, chủ chốt ở xã huyện. Xét công lao đóng góp cho Đảng cho nhà nước các ông đều đã được công nhận là Cán bộ tiền khởi nghĩa. Thanh niên trai tráng trong họ cũng đa hăng hái tham gia tòng quân đánh giặc như: ông Lê Văn Nho, ông Lê Văn Hợp, ông Lê Văn Nông, ông Lê Văn Thanh, ông Lê Văn Viên, ông Lê Văn Tiết, ông Lê Văn Quýnh vvv.. nhiều người đã phấn đấu trở thành sỹ quan trung và cao cấp trong quân đội.


   Ở hậu phương nhà nhà, người người hăng hái tham gia ủng hộ kháng chiến xây dựng tổ quốc như: Lập hũ gạo nuôi quân, mua công trái kháng chiến, đi học xoá mù chữ, tăng gia sản xuất để diệt giặc đói. Những người con gái con dâu trong họ có sức khoẻ đều đi phục vụ tiền tuyến như là: bà Hoàng Thị Sức, bà Hoàng Thị Nhân, bà Dương thị Lược, bà Lê Thị Liên, bà Phan Thị Sen vvv..


   Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đánh đổ chế độ phong kiến thành công. Hoà bình lập lại trên miền bắc tổ quốc, miền nam vẫn do đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm chiếm đóng. Nhân dân miền bắc theo Đảng xây dựng Chủ nghĩa xã hội và tiến hành chuẩn bị giải phóng miền nam. Những người dân trong họ cùng nhau hăng hái xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc. Bảo vệ hoà bình và đẩy mạnh giải phóng miền nam thống nhất Tổ Quốc. Nhà nhà tham gia phong trào Ba ngọn cờ hồng “ Hợp tác xã nông nghiệp, Hợp tác xã mua bán, Hợp tác xã tín dụng ” và thực hiện tốt nghĩa vụ của người dân với Tổ Quốc, đóng thuế nông nghiệp làm nghĩa vụ thực phẩm để chi viện cho tiền tuyến, xây dựng thuỷ lợi để chủ động tưới tiêu, biến ruộng 1 vụ thành 2-3 vụ lúa ăn chắc, khắc phục tình trạng thiếu lương thực triền miên ở miền quê ta.


   Những người con họ Lê tham gia nơi tuyền tuyến đều hết lòng vì nước vì dân, họ chiến đấu anh dũng, ngoan cường. Có những người đã để lại nơi chiến trường một phần thân thể của mình. Cũng đã có những người hy sinh cả thân mình cho nền độc lập tự do của Tổ Quốc như: ông Lê Văn Nho, ông Lê Văn Chế, ông Lê Văn Nam, ông Lê Văn Oánh, ông Lê Văn Huê, ông Lê Văn Liên vvv.. Những tấm gương hy sinh cao cả ấy để lại trong họ niềm thương tiếc, đau sót, để lại cho những người mẹ, người vợ quãng đời còn lại cô quạnh, đau sót. Xét công lao to lớn của những người mẹ ấy nhà nước đã phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho các mẹ: Lê Thị Lụa, Lê Thị Nhân vvv..


   Thực hiện khẩu hiệu " Có học mới có tri thức " mới thoát cảnh nhỏ bé đói nghèo, nhà nhà trong họ đã cho con em tới trường để học văn hoá, học làm người. Nhờ vậy hầu hết con em trong họ đều đã biết đọc biết viết có trình độ văn hoá phổ cập cấp II và cấp III. Số người trúng tuyển vào Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học ngày càng nhiều. Rất nhiều người đã trở thành kỹ sư, bác sỹ, cử nhân. Song số người có học vị cao còn quá ít. Do vậy, con em trong họ hầu như có rất ít người nắm các vị trí chủ chốt ở tỉnh và Trung Ương.


   Tuy mọi mặt trong họ chúng ta ở giai đoạn này cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Song toàn họ chúng ta cẩn phải nhìn thẳng vào sự thật là:


- Về kinh tế: Chúng ta mới chỉ xoá


được đói còn đa phần trong họ chưa thoát được nghèo.


- Về vấn đề học vấn: Phần lớn con em chúng ta mới thoát được nạn mù chữ, phổ cập cấp III, số người có trình độ Đại Học còn quá ít. Chưa có nhiều nhà kinh tế, chính trị giỏi để giúp dân, giúp nước, đưa dòng họ phát triển.


- Về phát triển số lượng người trong họ. Hiện nay tổng số con em trong họ ở các đời đều phát triển khá. Song chất lượng còn chưa được bảo đảm, mọi nhu cầu phát triển con người còn chưa tốt. Vậy trong họ chúng ta cần lưu tâm đến trí, đức, thể mỹ của thế hệ tương lai.


4. Phần kết


   Vạn vật luôn chuyển động, nhìn từ nhiều thế kỷ qua kể từ ngày hai ông bà cụ Tổ đặt chân tới mảnh đất Động Lâm lập nghiêpj cho tới ngày hôm nay chúng ta thấy:



  1. Tộc họ chúng ta đang phát triển nhanh về quy mô, tăng khá về số lượng người trong họ.
  2. Về xã hội: Từ chỗ do số lượng người quá ít nên tiếng nói của họ tộc chúng ta còn chưa có sức thuyết phục trong cộng đồng, đến nay qua các đời đã có nhiều người tham gia làm cán bộ góp tiếng nói cơ bản thuyết phục được của dòng họ trong xã hội.
  3. Về văn hoá: Từ chỗ đa phần con em là mù chữ tới nay các thế hệ con cháu trong họ đã ngoài chỗ là biết đọc biết viết còn có trình độ văn hoá, nhiều người đã đỗ đạt cao và trở thành những người có học hàm học vị, chức tước trong xã hội.
  4. Về kinh tế: Nhà nhà trong họ ở các thế hệ đều thiếu cơm ăn, áo mặc, thiếu tiện nghi cuộc sống. Tới nay tuy các nhà trong họ tộc chưa được giầu sang nhưng cơm đã đủ ăn, đã có áo đẹp để mặc, có nhiều tiện nghi thiết yếu trong gia đình.
  5. Đạo đức: Những người con gái trong họ tộc đi lấy chồng đều phát huy được truyền thống lao động cần cù chăm chỉ, chịu thương, chịu khó, đảm đang. Chăm sóc gia đình, thờ phụng tổ tiên nhà chồng. Cùng chồng làm rạng rỡ gia đình và họ tộc. Còn những người con của dòng họ khác về làm dâu họ Lê. Thực sự họ đều là dâu hiền, rể thảo, sớm hôm cùng chồng và anh em trong họ gánh vác công việc của gia đình, họ tộc. Cùng nhau xây dựng và vun đắp truyền thống của dòng họ Lê là: Đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau lúc thường cũng như lúc khó khăn.

   Do nhiều lý do mà thế hệ chúng ta hôm nay không lý giải được nguồn gốc, xuất xứ chính xác của họ chúng ta ở đâu, anh em về mọi mặt như thế nào. Điều đáng tiếc này là do các thế hệ đi trước từ đời cụ Tổ đến đời thứ 7 chưa có điều kiện ghi chép gia phả của họ tộc. Phả tộc họ Lê chỉ được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Từ đời thứ 8 trở đi những sự kiện trong họ đã được nhận biết rõ ràng đã có nhiều người tiến hành sưu tầm ghi chép lại để tiến hành lập Gia phả. Cuối cùng, đến hôm nay cuấn Gia Phả dòng họ Lê Văn từ đại ngành ở Động Lâm - Hạ Hoà – Phú Thọ đã ra đời từ tấm lòng hiếu nghĩa với tổ tiên và trách nhiệm với thế hệ mai sau. Cuấn gia phả này lập ra chắc chắn vẫn có nhiều thiếu sót. Ban biên tập rất mong nhận được sự động viên, cổ vũ, góp ý xây dựng của mọi thành viên trong họ. Rất mong cuấn gia phả này được kế thừa và phát triển trường tồn cùng sự phát triển ngày càng lớn mạnh của dòng họ Lê Văn.


   Từ nay, tộc phả không tách rời khỏi cuộc sống của dòng họ Lê Văn chúng ta. Mỗi gia đình, mỗi người trong dòng họ hãy giữ gìn, bổ sung kịp thời các thế hệ mới sinh thành. Mọi người hãy sống sao cho xứng đáng với tổ tiên, để không hổ thẹn với truyền thống của ông cha: Đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chịu thương chịu khó, thẳng thắn, thật thà, cương trực trong cuộc sống.


PHẦN V


PHỤ BẢNG TƯ LIỆU MINH HOẠ


1. Danh sách: Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong họ.


1.    Lê Thị Lụa


2.    Lê Thị Nhân


    2. Danh sách: Những người con dòng họ Lê Văn đã hy sinh vì Tổ Quốc


1.      Lê Văn Nho


2.      Lê Văn Thế


3.      Lê Văn Oánh


4.      Lê Văn Huê


5.      Lê Đình Nam


6.      Lê Văn Nồng


7.      Lê Văn Hợp


8.      Lê Văn Tâm


9.      Lê Văn Thiệu


10.  Lê Văn Khánh


11.  Lê Thái Liêm ( Việt Hồng, Văn Chấn, Yên Bái )


      3. Danh sách: Những cán bộ chủ chốt trong xã qua các thời kỳ


1.    Lê Đăng Trình


2.    Lê Văn Úc


3.    Lê Ngọc Am


4.    Lê Quang Liêm


5.    Lê Văn Sửu


6.    Nguyễn Thị Huy ( con dâu dòng họ )


      4. Danh sách: Những cán bộ trung cao cấp trong quân đội


1.    Lê Văn Quýnh (Đại tá )


2.    Lê Ái Việt (Đại tá )


3.    Lê Huy Dung (Đại tá )


4.    Lê Văn Triệu (Đại tá )


      4. Danh sách: Những người có học vị cao


1.    Lê Văn Bảo ( Tiến sĩ )


2.    Lê Huy Dung ( Thạc sĩ )


 


 


 


 

<P class=MsoHeading7 style="MARGIN%3
Gia Phả HỌ LÊ VĂN - CHI HỌ LÊ BÁ KÍNH
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc HỌ LÊ VĂN - CHI HỌ LÊ BÁ KÍNH.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc HỌ LÊ VĂN - CHI HỌ LÊ BÁ KÍNH
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.