GIA

PHẢ

TỘC

TRẦN
LỆNH
TỘC
Trần
Hưng
II
Phái
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
TRẦN LỆNH TỘC.
Các chức sắc trong bổn tộc hiện nay (2008).
---  ---


Tộc Trưởng Ông TRẦN HƯNG KẾ.
(Thập tam thế tôn)

Các Phái Trần Hưng Trưởng Phái Nhà thờ Nhánh tại

Đệ Nhất Phái Ông Trần Hưng Trí Giáp Nhì
Đệ Nhị Phái Ông Trần Hưng Kế Giáp Nhì
Đệ Tam Phái Ông Trần Hưng Nghiêm Giáp Trung
Đệ Tứ Phái Ông Trần Hưng Sắc Giáp Ba

Các Phái Trần Xuân Trưởng Phái Nhà thờ Nhánh tại

Đệ Nhất Phái Ông Trần Xuân Mộng Giáp Nhì
Đệ Nhị Phái Ông Trần Xuân Hinh Giáp Trung
Đệ Tam Phái Ông Trần Xuân Thuyền Giáp Trung
Đệ Tứ Phái Ông Trần Xuân Chúc Giáp Trung
Đệ Ngũ Phái Ông Trần Xuân Đà Giáp Ba
----            ----
Chú thích:
Trong Gia phả thường hay gặp những tước hiệu, hoặc thụy hiệu được truy tặng hay phong tặng v.v.. để tiện việc theo dõi, chúng tôi xin chú thích những từ ngữ và điển tích tiêu biểu trong tầm hiểu biết của mình.1/ TƯỚC: Khi nói đến chế độ quân chủ, người ta thường gọi chung là chế độ Phong Kiến; (Phong: phong tước, Kiến: kiến địa) Nhà vua là người có đủ quyền sinh sát trong tay, mọi quyền hành đều tập trung vào nhà vua. Dưới vua có một hệ thống gồm các chư hầu do nhà vua phong tước như: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Những người này được vua cắt đất chia riêng mỗi người một cõi, phải tùng phục và phải chịu lễ triều cống hàng năm cho nhà vua. Chế độ phong kiến được ghi nhận là bắt đầu hình thành từ thời nhà Chu: “vua Vũ vương hội họp các tù trưởng, giết vua Trụ, diệt nhà Ân, lên ngôi Thiên tử đóng đô ở Cảo kinh, gọi tên nước là Chu, tức là Tây Chu. Đem đất đai phong cho các chư hầu cũ và phong cho các công thần cùng tử đệ ở những nơi trọng yếu để trấn áp chư hầu. Chư hầu mới, cũ đều theo đất phong lớn nhỏ mà chịu tước. Đất phong của Công, Hầu là 100 dặm vuông, của Bá là 70 dặm, của Tử, Nam là 50 dặm; người được đất không đến 50 dặm là phụ dung…( gọi là thời Xuân Thu)”Chế độ phong kiến rất thịnh hành ở Châu Âu vào thời Trung cổ, và bên Trung Hoa vào thời Tần Thủy Hoàng. Riêng ở nước ta tùy theo từng thời, việc cấp đất chỉ là hình thức bổng lộc ( gọi là lộc điền). Ví dụ: Trong Gia phả có thể tạm lượt kê các Ngài như:Tước Thế thứ Tước hiệu Quý ngài1/ CÔNG 9 Thái Sư Thọ Quốc Công Trần Hưng Đạt2/ HẦU 8 Gia Bình Hầu Trần Mậu Quế: 9 Giai Trung Hầu Trần Xuân Thự 9 Trinh Chính Hầu Trần Xuân Trịnh 9 Huy Đức Hầu Trần Xuân Long 9 Hoán Văn Hầu Trần Minh Đức 9 Mỹ Lộc Hầu Trần Hưng Mỹ 9 Chánh Đức Hầu Trần Hưng Chánh 10 Thục Thành Hầu Trần Hưng Đạo 10 Đàm Quang Hầu Trần Hưng Ngạn3/ BÁ 2 Đô Long Bá Trần Phúc Tư 2 Nhưng Đức Bá Trần Phúc Nhưng 7 Văn Xá Bá Trần Mậu Tài4/ TỬ 6 Hương Cần Tử Trần Văn Thuật 8 Toàn Đốc Tử Trần Mậu Thọ 8 Huân Danh Tử Trần Mậu Bính 9 Thức Lượng Tử Trần Mậu Kiểm 9 Thăng Bình Tử Trần Quang Chiếu5/ NAM 8 Minh Đức Nam Trần Mậu Tiêu---  --- TAM CÔNG; CỬU KHANH: a/ Tam công: Thái sư, Thái phó, Thái Bảo. b/ Cửu Khanh: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo, Trung tể, Tư đồ,Tôn bá, Tư mã, Tư khấu, Tư không.2/PHẨM: Gồm có 9 Phẩm, chia ra Chánh và Tòng (phó). Vài ví dụ như sau:- Nhất Phẩm: - Chánh: (Quan văn) : Tứ điện. (Quan võ) : Ngũ quân Đô thống phủ; Đô thống chưởng phủ sự… - Tòng : (Quan văn) : Hiệp biện đại học sĩ. (Quan võ) : Đô thống . -Tam phẩm : - Chánh: (Quan văn) : Chưởng viện học sĩ; Thị lang; Đại lý tự khanh; Bố Chánh sứ; Phủ doãn.. (Quan võ) : Nhất đảng thị vệ; Chỉ huy sứ; Thân cấm binh vệ úy; Lãnh binh… - Tòng : (Quan văn) : Quang lộc tự khanh; Thái học tự khanh; … (Quan võ) : Tinh binh vệ úy; Thân cấm binh phó vệ úy; Phó lãnh binh; Phò mã đô úy...- Lục Phẩm:- Chánh: (Quan văn) : Trước tác, Chủ sự, Tri phủ. (Quan võ) : Ngũ đẳng thị vệ, Cẩm y hiệu úy, Tinh binh chánh đội trưởng, Suất đội, Trợ quốc lang. - Tòng : (Quan văn) : Tu soạn, Tri huyện, Tri châu, Thông phán. (Quan võ) : Thân cấm binh chánh đội trưởng, Âm kỵ uý.- Bát Phẩm:- Chánh: (Quan văn) : Điển tịch, Huấn đạo, Chánh bát phẩm thơ lại. (Quan võ) : Chánh bát phẩm đội trưởng, Chánh bát phẩm bá hộ, Dịch mục. - Tòng : (Quan văn) : Điển bộ, Tòng bát phẩm thơ lại. (Quan võ) : Tòng bát phẩm đội trưởng, Tòng bát phẩm bá hộ .- Cửu Phẩm: - Chánh: (Quan văn) : Cung phụng; Chánh cửu phẩm thơ lại; Phủ lại mục… (Quan võ) : Chánh cửu phẩm đội trưởng; Phủ lệ mục; Chánh cửu phẩm bá hộ… - Tòng : (Quan văn) : Đại chiếu; Tòng cửu phẩm thơ lại; Huyện lại mục. (Quan võ) : Tòng Cửu phẩm đội trưởng; Huyện lệ mục; Tòng cửu phẩm bá hộ…3/ TÊN HIỆU: “Mệnh phụ phong hiệu”: theo chế độ phẩm trật xưa, khi người chồng làm quan thì vợ cũng được hưởng chức để tỏ sự thơm lây với chồng “ ngựa anh đi trước , võng nàng theo sau…” Cho nên vợ các quan được Vua phong chức (hiệu)như sau: Quan Nhất phẩm và Nhị phẩm vợ được chức : Phu nhân. Quan Tam phẩm - : Thụ nhân ( Thục nhân) Quan Tứ phẩm - : Cung nhân. Quan Ngũ phẩm - : Nghi nhân. Quan Lục phẩm - : An nhân. Quan Thất phẩm - : Nhũ nhân. ( Dụ nhân) Trong Gia phả các ngài có Thụy và Hiệu như:  Thọ Quốc Nhất phẩm Phu nhơn… Cung Tuệ Nhị phẩm Phu nhơn… Du Trinh Thục nhơn… Trang ý Cung nhơn… Du Hòa Nghi nhơn… Du Tịch An nhơn… Ôn Cung Dụ nhơn…vv…4/ TÊN THỤY: ( Tục gọi là tên hèm, thường thấy ghi trên minh linh (là cờ hiệu bằng lụa đỏ viết chữ ghi tên họ thuỵ hiệu bằng phấn trằng trong đám tang), thần chủ ( bài vị), bia mộ, dùng để khấn vái khi đám giỗ, Quan lại thì có sẵn cho những người có phẩm hàm như đã ghi ở trên như: ( Trang Ý.., Du Hòa.., Khoan Đại.., Hùng Liệt…….) ngoài ra thì đàn ông dùng chữ TRỰC; đàn bà dùng chữ TỪ, (vd: Trực Ý, Từ Nhụ…) 5/ ẤM SINH:  Là ân trạch hay quyền thế của ông cha, đến đời con cháu cũng được hưởng; người ta thường gọi những người được ân trạch của cha ông để ra làm quan là “Ấm Sinh”;Được hưởng tập ấm do ông nội làm quan là “Ấm Tôn”; do cha làm quan là “Ấm Tử” ; nhờ lấy chức ấm sinh ấy mà được bổ làm quan gọi là “Ấm bổ”.Ví dụ: Ngài Hưng Khải (thế thứ 12) nguyên là Ấm bổ Tri phủ Phủ Thiệu Hoá, Tỉnh Thanh Hóa sau đó được thăng lên đến chức Hình bộ Tá lý ( thường gọi là ÔngTá)..v..v..6/ HÀN LÂM VIỆN: Nơi hội tụ các nhà văn học . Về đời nhà Đường, đời nhà Tấn chức quan Hàn Lâm là chức quan ở trong nội đình, sang đời nhà Minh chức quan Hàn lâm phải là người có tiếng tăm về văn học. Ở Trung Hoa, tòa Hàn lâm viện về đời Đường chuyên lo soạn thảo các sắc chiếu, trước tác các giấy tờ trong triều. Ở nước ta chức Hàn Lâm ở triều đình trước kia là một chức Hàm, như: Hàn lâm viện Đãi chiếu, HLV Cung phụng, HLV Điển bộ, HLV Điển tích, HLV Biên tu, HLV Tu soạn, HLV Trước tác, HLV Thị giảng, HLV Thị độc, HLV Thị giảng học sĩ, HLV Thị độc học sĩ.Ví dụ: Ngài Hưng Hộ: Hàn lâm viện Cung phụng ; Ngài Hưng Phẩm: Hàn lâm viện Tu soạn…v…v7/ QUAN CHẾ:Triều Nguyễn thì vua Gia Long cũng theo triều trước đặt lục bộ:(Lại,Hộ,Lễ,Binh,Hình,Công); Mỗi bộ có Thượng thư, Tả hữu Tham tri, Tả hữu Thị lang; Hàn lâm viện có Chưởng viện và Trực học sĩ đứng đầu, và sở thuộc thì có Thị độc học sĩ trở xuống. Đặt Đô sát viện để thay cho Ngự sử đài đời trước, có Tả hữu Ngự sử và Tả hữu Phó đô ngự sử, các chức Cấp sự trung về Lục khoa và Giám sát ngự sử ở các đạo cũng thuộc về viện ấy. Ngoài ra còn đặt Nội vụ phủ để giữ vàng bạc của cải trong các kho của nhà vua. Tào chính ty để coi việc vận tải cùng thuế má tàu bè, Quốc tử giám để xem việc giáo dục và đào dưỡng nhân tài, Khâm thiên giám để xem xét thiên tượng và làm lịch, Thái y viện để coi việc y dược trong cung. Quan ngoại chức thì ở Bắc thành và Gia định thành đặt chức Tổng trấn và Phó tổng trấn; ở các trấn thì cũng theo lệ triều Lê mà đặt quan lưu trấn hay là Trấn thủ, quan Cai bạ và quan Ký lục; ở các phủ, huyện, châu thì cũng vẫn có Tri phủ, Tri huyện và Tri châu. Đời Minh Mạng thì định rõ phẩm cấp quan chế, từ nhất phẩm đến cửu phẩm. Lại đặt Văn thư phòng thay cho Thị thư viện đời Gia Long, rồi sau lại đổi làm Nội các, tức là phòng bí thư của vua; Cơ mật viện để coi việc quân quốc cơ yếu, có 4 viên đại thần sung chức; Bưu chính ty để coi việc chuyển đệ công văn. Lại châm chước chế độ Lục tự ngày trước mà đặt Thái thường tự để xem việc nghi văn trần thiết các đại lễ, Quang lộc tự để coi sóc lễ phẩm và Đại lý tự cùng với Hình bộ và Đô sát viện họp làm Tam pháp ty, là toà án đặt biệt. Theo chế độ đời Trần, Lê mà đặt Tôn nhân phủ để coi việc trong hoàng tộc, có Tôn nhân lịnh một người và Tả hữu Tôn chính hai người. Về các chức quan bên ngoài thì ở các tỉnh ( ngày trước là Trấn) có Quan Tổng đốc coi việc quân dân, khảo hạch quan lại, Tuần phủ coi việc chính trị, giáo dục và giữ gìn phong tục, Bố chánh sứ coi việc binh lính thuế má và định điền, Án sát sứ coi Hình luật kiêm cả việc trạm dịch. Quan võ thì trong ngũ quân, mỗi quân có một Chưởng phủ hoặc Đô thống; Mỗi vệ thì có Đô thống hoặc Thống chế, thuỷ quân thì có Đô thống và Đề đốc, Ở các tỉnh thì có Đề đốc và Lãnh binh để cai quản cơ binh.
Gia Phả TRẦN LỆNH TỘC Trần Hưng II Phái
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc TRẦN LỆNH TỘC Trần Hưng II Phái .
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc TRẦN LỆNH TỘC Trần Hưng II Phái
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.