GIA

PHẢ

TỘC

Dòng
họ
Đỗ(Đỗ
Văn
Bằng)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TÀI SẢN, HƯƠNG HỎA, GHI CHÚ

 


   


                   XÂY DỰNG ĐỖ PHỦ ĐƯỜNG


 Tổ phụ của chúng ta vào nam lập nghiệp định cư truyền kế tứ ân để giủ vững tư tưởng hiếu nghĩa, dùng luân thường, đạo lý, trọng ơn người đã khuất, điều ấy ghi sâu đậm vào tâm thức con cháu như: ngày Lể thanh minh cúng mả, Tết nguyên đán và các ngày giổ ông bà như ngày 10 tháng 3, ngày 28 tháng 4 và ngày rằm tháng 8  âm lịch


  - Ngày 15 tháng 8 là lể cúng ông Sơ tổ ( ông Đỗ Văn Bằng)


  - Ngày 10 tháng 3 lể cúng ông Cố tổ ( ông Đỗ Văn Lô)


  - Ngày 18 tháng 4 là lể cúng bà Cố tổ ( bà Nguyễn Thị Chanh)


Quá trình chuyển biến của đất nước vẫn được ông Tám ( Đỗ Văn Sỏi) tôn thờ, ông qua đời con trai thứ sáu của ông là Ông Đỗ Minh Châu trông lo thờ cúng, giử gìn gia phả và đất đai .


Do chiến tranh từ 1 căn nhà 3 căn 2 chái lợp ngói móc để thờ phượng nay chỉ còn 1 căn chòi nhỏ vừa để thờ phượng đơn giản và ở để giử vườn và mồ mả ông bà.


Vì nắm được gia phả nhiều năm mà chưa phổ biến rộng rãi cho con cháu nên ông Đỗ Họa Thể tự Xuân Ba lúc còn tại thế thường nhắc nhở họ tộc về việc lập phủ thờ nhưng việc chưa xong ông đã qua đời.


Cuộc họp gia tộc tại nhà rể và con gái ông Đỗ Minh Châu gồm : ông Đỗ Văn Bảo trưởng tộc, Đỗ Minh Châu, Đỗ Thanh Danh... hội nghị đã thống nhất:


1.Tán thành thống nhất một năm cúng 3 ngày như trên nay tập trung cúng cửu huyền một lần vào 10 tháng 3 âm lịch hàng năm ( trùng với ngày giỗ tổ Hùng Vương)


2. Đồng ý cất một nơi thờ phượng riêng biệt gọi là Đỗ Phủ Đường chớ không trông cậy vào nhà ông Đỗ Minh Châu lý do vợ chồng ông tuổi đã già phải nhờ rể và cô gái thờ phượng.


3. Vị trí và diện tích xây dựng phủ đường theo ông Đỗ Minh Châu thì thống nhất cho là 400 m2 ( ngang 20 m vào sâu 20 m), bên cặp Sáu Ý hoặc bên Sáu Kiệm cũng được ( Sau nầy xây dựng bên sáu kiệm).


 Sau đó thân tộc tổ chức đấp nền có đơn xin phép của Chính quyền, có băng rôn đề chữ " Ngày tái lập Phủ thờ họ Đỗ", có rạp che nắng che mưa do Tư Quan lo, có đệm trải ngồi do Mười Kiên lo, củi đuốc nước nôi do gia đình ông Đỗ Minh Châu cung cấp, thực phẩm, rau quả ai có tự đem đến, nhiếp ảnh do thân tộc ai có máy đem đến chụp ảnh.


Con cháu tề tựu đấp nền trên 45 người, ngày khởi công đấp có:


1.Đỗ Sanh Phán                   2.Đỗ Lương Chi 


3.Đỗ Khắc Kiệm-Võ Thị Minh  4.Huỳnh Kim Hận- Đỗ Thị Đỉnh


5.Đỗ Văn Nhịn                     6.Đỗ Văn Thiệt


7.Đỗ Minh Viển                    8.Nguyễn Văn Khánh


9.Nguyễn Văn Hôn.


Việc phát động, quyên góp tiền bạc, vật tư làm phủ thờ được tích cực vận động và khởi công vào đầu tháng 2 năm Ất Sửu (1985). Đầu tiên dự định làm cột cậm, lợp lá sau đó thân tộc bàn tính lại vì đơn giãn quá sau phải làm lại tốn kém hơn là làm một lần và cũng vì danh dự họ tộc phải ráng quyên góp tiền bạc kha khá ( Lời ông Đỗ Thanh Danh và Đỗ Văn Bảo phát biểu). Con cháu ưng thuận, vâng lời kẻ có công người có của làm suốt 30 ngày đến ngày 10 tháng 3 năm Ất Sửu là làm Lể Khánh thành.


Năm 1996 thân tộc sửa lại nhà khói.


Ngày 10 tháng 3 năm 2009 theo đề xuất củ Đỗ Thị Thiệp và Đỗ Thị Đạt và có xin keo Cửu huyền, thân tộc thống nhất cất lại phủ đường. Ngày 5 tháng 7 năm 2009 có cuộc họp thống nhất xây dựng phủ đường kinh phí ước 300 triệu đồng và phát thư ngỏ tổ chức quyên góp kinh phí. Quá trình quyên góp chỉ được trên 100 triệu nhưng Ông Đỗ Lương Chi ngỏ ý xin góp phần để xây Phủ đường lại.


Ngày 20 tháng 3 năm 2010 đã khởi công xây đến tháng 10 thì xong. Gia tộc chuẩn bị tổ chức lể khánh thành.



 

Gia Phả Dòng họ Đỗ(Đỗ Văn Bằng)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Dòng họ Đỗ(Đỗ Văn Bằng).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Dòng họ Đỗ(Đỗ Văn Bằng)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.