GIA

PHẢ

TỘC

Nguyễn


-
阮仕(Ân
Phú)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TÀI SẢN, HƯƠNG HỎA, GHI CHÚ
 Về họ Nguyễn:
* TRIỆU ĐÀ (258-137 Tr.CN) có tên thực là Nguyễn Cẩn. Ông có dòng dõi là vua Hùng của Lạc Việt – con của Hùng Dực Công, Cháu của Hùng My Vương (Hùng vương thứ 18). Mẹ mất sớm, dì ghẻ lại gian ác, ông phải sống với ông bà ngoại bị mù loà và được Chử Đồng Tử truyền cho nghề đánh cá để nuôi ông bà ngoại. Một người Bắc tên là Nhâm Hiệu – làm bộ tướng trong nhà Hùng Dực Công - thấy Nguyễn Cẩn tướng mạo khôi ngô, biết có thể lập được nghiệp lớn, bèn cho vàng bạc để gửi Chử Đồng Tử nuôi ông bà ngoại và khuyên Nguyễn Cẩn sang Bắc quốc lập nghiệp, sau này trở về đánh lại Thục Phán An Dương Vương, cứu lại giang sơn Lạc Việt của các Vua Hùng.
Năm Đinh Hợi (214 tr.CN), Tần Thuỷ Hoàng sai tướng là Đồ Thư đánh Bách Việt và Âu Lạc. An Dương Vương xin thần phục nhà Tần để bảo tồn. Tần Thuỷ Hoàng chia Bách Việt và Âu Lạc thành ba quận là Nam Hải (Quảng đông), Quế Lâm (Quảng tây) và Tượng Quận (Bắc Việt).
Nguyễn Cẩn được Triệu Cao – Thái giám của Tần Thuỷ Hoàng - nhận làm con nuôi nên đổi tên thành Triệu Đà, và được Tần Thuỷ Hoàng phong làm Đô Uý nên còn được gọi là Uý Đà….
Triệu Đà nhân lúc Hán - Sở tranh hùng mà cùng Nhâm Hiệu chiếm quận Nam Hải. Nhâm Hiệu mất, trao lại quyền bính cho Triệu Đà và ông phát triển thêm binh lực, đem quân về đánh Thục phán để khôi phục cơ nghiệp của tổ tiên….
Triệu Đà nhiều lần tấn công Thục Phán nhưng không thành nên ông sử dụng “nam nhân kế”, cho con trai cả là Nguyễn Công Trọng (mà truyền thuyết gọi là Trọng Thuỷ) sang Âu Lạc lấy Mỹ Châu và ở rể nhằm mục đích tìm hiểu bí mật của Loa thành và nỏ Liên châu của Cao Nỗ….
Sau khi đánh bại vua Thục vào năm Quí Tỵ (208 Tr.CN) tự xưng là Nam Việt Hoàng Đế - tức là Triệu Vũ Đế - đóng đô ở Phiên Ngung (nay thuộc Quảng Châu) rồi ông mở rộng lãnh thổ Nam Việt sang cả Âu Lạc và sống thọ đến 121 tuổi, làm vua 71 năm. Triều đại do ông lập ra có 5 đời vua tổng cộng là 97 năm, cụ thể là sau ông còn có các đời vua như sau:
Cháu nội đích tôn của ông là Nguyễn Hồ (con của Trọng Thuỷ) nối ngôi được 13 năm , hiệu là Văn vương (do về sau ông thần phục nhà Hán, nên cải hiệu không xưng đế nữa). Tiếp theo đó là Nguyễn Anh Tề (Minh vương) 13 năm , Nguyễn Hưng (Ai vương) 1 năm, Nguyễn Kiến Đức (Dương vương) được độ 1 năm thì Vũ đế nhà Hán sai Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức sang đánh chiếm lấy Nam Việt và chia thành quận huyện . Năm Canh Ngọ (111 tr.CN) nước ta mới thực sự bị nhà Hán chiếm đóng…
Như vậy, nhà Triệu thực chất là họ Nguyễn của Lạc Việt, con cháu của các vua Hùng. Đại Việt Sử ký của Hàn lâm học sỹ Lê văn Hưu (thời Trần) và Lễ bộ tả Thị lang Ngô sỹ Liên (thời Lê-soạn lại) vẫn ghi nhà Triệu là một triều đại của dân Việt. Đại văn hào Nguyễn Trãi trong bình Ngô đại cáo vẫn coi nhà Triệu là một triều đại của ta, vì nó là do người Việt làm làm chủ ở đất Nam Việt và Âu Lạc:
“ … tự Triệu, Đinh, Lý, Trần chi triệu tạo ngã quốc;
dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương….”

* Sau thời Ngô vương Quyền (939-944) là thời của 12 Sứ quân cát cứ, trấn giữ các vùng (945-968)...
Trong 12 vị đó có đến 3 ông họ Nguyễn, đó là:
1. Nguyễn Khoan (Nguyễn Thái công), trấn giữ vùng Tam đới-Vĩnh Tường.
2. Nguyễn Thủ Tiệp (Nguyễn Lịnh công), trấn giữ vùng Tiên du-Bắc Ninh.
3. Nguyễn Siêu (Nguyễn Hữu công), trấn giữ vùng Tây Phù Liệt-Thanh Trì(Hà Đông).
Cả 3 ông này đều nghe theo lời Định Quốc công Nguyễn Bặc (chức Thái tể dưới triều Đinh Tiên hoàng) mà giúp cho Vạn Thắng vương Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập thành nghiệp đế nhà Đinh vào năm Mậu Thìn (968) với Quốc hiệu là Đại Cồ Việt....

* Ðời Trần Thái-Tông, năm Nhâm Thìn (1232), sau khi đã đoạt ngôi nhà Lý, Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Ðộ lấy lý do tổ nhà Trần tên là Lý, đã bắt tất cả những người họ Lý (là họ dòng vua vừa bị thoán vị) sống trong lãnh thổ Đại Việt, phải đổi làm họ Nguyễn ....

* Họ Nguyễn đến Giao Châu từ khi nào...???

Tấn Vũ đế Tư Mã Viêm, sau khi lật đổ nhà Nguỵ của họ Tào, thu phục Tây Thục với Đông Ngô và làm Hoàng Đế Trung Hoa. Vị Hoàng đế này rất mến danh sĩ Nguyễn Tịch (là một trong 7 hiền sĩ phái Trúc Lâm) và muốn kết thông gia với ông ta. Ngài Nguyễn Tịch không chịu và hậu qủa là con cháu của ngài phải đi đến vùng Lĩnh Nam xa xôi.... Một trong những người đó có ngài Nguyễn Phu phải sang Giao Châu làm Thứ sử và ông ta đã sống và lập nghiệp tại mảnh đất này. Con cháu của ông có trước tác cuốn " Giao châu địa dư chí " nhưng không rõ thất lạc khi nào và ở đâu ... NHƯNG cho đến hiện nay, khi giở cuốn danh bạ điện thoại nào thì họ Nguyễn đều chiếm 50% ….

Xét về khả năng tiềm tàng thì bộ gia phả này sẽ cực kỳ lớn nếu như...có đầy đủ thông tin.

Gia phả là gia bảo. Đúng, nhưng là gia bảo của chung cả dòng họ....

- Để lên Intetnet, có lợi gì ? Về điểm này, tôi rất tâm đắc với Trọng Nghiã tiên sinh :
1. Mọi người trong tộc, dù ở đâu cũng coi được.
2. Những người con mất gốc, hay không có điều kiện tìm lại gốc gác của mình, có thể truy cưú trên kho gia phả, cơ hội tìm lại mình là có thể.
3. Có một nơi chung để moị người trong tộc thông tin cho nhau. Tin vui, tin buồn, thông báo...
4. Mọi người có thể chia sẻ nhưng kinh nghiệm, những lời di huấn hay của nhưng người ở tộc họ khác.
5. Tạo tình đoàn kết, hữu nghị mọi người với nhau.
6. Quan trọng nhất là: giữ được lề lối gia phong, phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam.
7. Mạng thông tin ngày càng phát triển. Kho gia phả sẽ phát triển và tồn tại trường tồn với thời gian. Con cháu đời sau này sẽ được hưởng gia bảo của dòng họ.
Gia Phả Nguyễn Sĩ - 阮仕(Ân Phú)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Nguyễn Sĩ - 阮仕(Ân Phú).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Nguyễn Sĩ - 阮仕(Ân Phú)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.