GIA

PHẢ

TỘC

Đỗ
Phúc
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: Đỗ Văn Thi
Đời thứ: 13
Người trong gia đình
Tên Đỗ Cao Vinh (Nam)
Tên thường Đỗ Cao Vinh
Tên Tự Đỗ Cao Vinh
Là con thứ 3
Ngày sinh 1924
Thụy hiệu Đỗ Cao Vinh  
Ngày mất 29/3/1997  
Nơi an táng Cánh Đồng Sau Chùa Thị Trấn Vân Đình Ứng Hào Hà Nội  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Là con thứ 3 của cụ Đỗ Văn Thi. Cụ cũng được cha mẹ cho ăn học tử tế và được giáo dục truyền thống cha ông. Với tinh thần yêu quê hương,đất nước sâu nặng,lại sớm giác ngộ cách mạng từ ngày 10/10/1945, khi mới 22 tuổi đời ông đã tham gia hoạt động cách mạng. Ông vào đảng ngày 5/7/1949 chính thức ngày 26/11/1949. Khi hoạt động bí mật ông có bí danh là Đỗ Anh Dân. Trong qua trình hoạt động cách mạng ông đã công tác ở nhiều nơi và giữ nhiều chức vụ khác nhau: Từ 11/1945 đên 1947 là CB Bình dân học vụ của tỉnh Thái Bình. Năm 1948 là CB BDHV Tỉnh Hải Kiến (hải phòng- Kiến an) Từ 1949-1952 Là CB BDHV Huyện Thủy Nguyên thành ủy Hải Phòng Sau là trưởng phòng BDHV quận Bạch Đằng TP HP hoạt động trong vùng địch hậu Từ 1953-1954 Là CB BDHV của Hà Đông thuộc ty BDHV Hoạt động ở khu cháy Ứng Hòa và khu du kích Liên Nam. Từ 1954-1956 đi cải cách ruộng đất ở phú thọ. Từ 1957-1958 Là CB kiểm tra của Ban kiểm tra Liên khu ủy liên khu ba. Từ 1958-1966 công tác ở huyện ủy huyện Ứng Hòa: - 1958 CB phụ trách xã Đông Lỗ - 1959 CB tổ chức huyện ủy - 1960 Tham gia huyện ủy viên trực tiếp làm chánh văn phòng HU - 1961-1962 HUV, Viện trưởng VKSND - 1962-1963 HUV, bí thư xã Minh Đức Ứng Hòa - 1964 HUV, Trưởng ban Kiểm tra Đảng - 1965 HUV, Trưởng ban tuyên giáo. Đầu năm 1966 được bầu vào TV HU và được điều về đoàn 959 đi C làm nhiệm vụ quốc tế tại nước Lào. Từ 1966-1967 là CB tổ chuyên gia huyện biên giới tỉnh chăm bát sắc Từ 1968-1969 là Tổ trưởng tổ chuyên gia Mường mun chăm bát sắc Từ 1969-1973 làTổ trưởng tổ chuyên gia chăm bát sắc thuộc tỉnh Chăm bát sắc. Từ 1974-1975 về nước học chính trị tại trường Đảng Miền Tây. Từ 1976-1977 Làm giám đốc trường Đảng Huyện Ứng Hòa Từ 1978-1981 Là trưởng ban nghiên cứu lịch sử Đảng Huyên UH Năm 1981 về nghỉ hưu và tiếp tục công tác tại Thị trấn Vân đình, đã giữ chức chủ tịch MTTQ. Do cống hiến như vậy nên đã được Đảng nhà nước ta cũng như Đảng và nhà nước lào anh em tặng thưởng nhiều huân huy chương: 1 huân chương kháng chiến hang 3, 1 huân chương kháng chiến chống Mỹ hang nhất 1 Huân chương tự do hạng nhất của Lào Cả đời ông theo cách mạng khi già nghỉ hưu ông sống một cuộc sống thanh bạch hiền lành giản dị, sống chân tình với bà con khối phố. Ông là người yêu lao động, cần cù chụi thương chụi khó giống cha mẹ. Ông còn là một người yêu thơ văn, ông đã sáng tác được rất nhiều bài thơ, thơ của ông đã được đăng trên báo Đại Đoàn Kết và nhiều tập thơ của CLB Thơ phố vân (Thị trấn Vân đình)

Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình
Tên Lê Thị Bằng (Nữ)
Tên thường Lê Thị Cầm
Tên tự Lê Thị Bằng
Ngày sinh 1927
Thụy hiệu Lê Thị Bằng  
Ngày mất 2g ngày 22/2/tân mão (26/3/2011)  
Nơi an táng Cánh đồng sau chua thôn hoàng xá Thị trấn Vân đình  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Quê quán: Ngõ 3 (Ngõ 143 ngày nay) Kim mã-Ba Đình-Hà Nộ Xuất thân từ một gia đình giầu có. Cha Là Lê Văn Tế làm chủ thầu xây dựng. Ông có 5 bà vợ. Bà Bằng là con thứ 2 của Ba ba tên là Vũ Thị Bầu. Bà bằng ddược cha me cho ăn học văn hoá hết trình độ tiểu học.Hồi nhỏ bà cùng với mẹ ở riêng sống bằng buôn bán nhỏ nhìn chung là nghèo túng cho nên bà có tính cần kiệm, chăm chỉ. Bà bằng tham gia cách mạng 10/1945 làm bí thư phụ nữ xã. Năm 1946 bà Bằng đi thoát ly làm liên lạc ở quận đội Quận Đại La Hà Nội. Bà Băng vào ĐCS VN tháng 3/1947. Quá trình tham gia hoạt động CM bà bằng đã qua nhiều nơi làm nhiều công tác khác nhau: Từ Đại La bà bằng về chương Mỹ sau đó về Quận Bạch Đằng Hải Phòng. Tại đây năm 1951 qua tổ chức bà Bằng Xây dựng gia đình với Ông Đỗ Cao Vinh. Năm 1953 sinh con Tra đầu Lòng (người con nay bị chết ngay khi còn nhỏ). Do bận sinh con nên bà đã bị đứt liên lạc với tổ chức. Mãi đến tháng 4/1954 bà lại tiếp tục công tác và làm tại ty giáo dục Hà Đông sau đó đã chuyển sang ngành thuế vụ, ngành tơ tằm thuộc Huyện Ứng Hoà Hà Đông. Năm 1970 Bà nghỉ hưu tại TTVĐ và làm phó CT HLHPN TTVĐ Nghỉ hưu bà đã làm nghề nhuộm quần áo để kiếm tiền nuôi dạy con cái. Bà đã được Đảng và nhà nước tặng thưởng nhiều huân huy chương: 1 huy chương K/C hạng nhất, 1 huân chương K/C chống Mỹ Hạng nhì. Năm 1995 chồng bà mất bà tiếp tục chăm sóc con cháu. Cụ luôn được con cháu yêu quý. Đến 2007 cụ đã tám mươi tuổi do tuổi cao cụ đã bị đột quỵ do chứng tiểu đường. Cụ không còn tự đị lại được Cụ luôn được con cháu chăm sóc tân tình do vậy tuy không đi lại nhưng cụ vẫn luôn khỏe mạnh tỉnh táo cụ vẫn tiếp tục chỉ đạo con cháu các công việc hàng ngày. Tuy nhiên tuổi càng cao sức khỏe cụ giảm dần. Đến 2 giờ sángngày 22 tháng 2 năm tân mão (2011) Cụ đã qua đời. Cụ được an táng tại nghĩa trang sau chùa bên cạnh cụ ông.

Các anh em, dâu rể:
   Đỗ Văn Nhẫn (Mất tích)
   Đỗ Văn Vịnh
   Đỗ Thị Doan
   Đỗ Văn Mấn
   Đỗ Thị Mận
   Đỗ Thị Mơ
   Đỗ Văn Mực (Con nuôi)
Con cái:
       Đỗ Thị Lê
       Đỗ cao Bảo
       Đỗ Hoài Nam
       Đỗ Tiến Hải
Gia Phả; Đỗ Phúc
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Đỗ Phúc.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Đỗ Phúc
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.