GIA

PHẢ

TỘC

Nguyễn
-

Trử
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ



PHỔ HỆ HỌ NGUYỄN

Ấp Hà Trữ, tổng Sử Lộ, huyện Phú Vang, phủ Thừa Thiên

-------------------------------------


KÍNH CHÉP CHÚC THƯ ĐỜI XƯA

Ông nội là cụ Phan NGUYỄN NGỌC DƯƠNG lập danh sách.

Cháu trong họ là NGUYỄN NGỌC PHÁC soạn lại, truy tìm tung tích.

-------------------------------------


Ôi ! Con người có tổ có tiên như nước có nguồn, điều đó suốt từ cỏ chi kim không bao giờ thay đổi, ông nội là cụ NGUYỄN NGỌC DƯƠNG theo lời trối trăng, trần thuật tiền đồ rực rỡ của họ NGUYỄN để làm gương cho con cháu đời sau.

Nhớ lại thuở xưa ấy, lòng hiếu sớm thăm tối viếng, nên được tai nghe mắt thấy. Thân phụ là Nguyễn Viết Trọng lòng luôn nghĩ đến câu “Cáo chết quay đầu về núi”, luôn nhớ đến chim Việt đổ canh Nam, mỗi giọt máu luân lưu trong huyết quản vãi xuống sẽ làm cành liền sớm đâm lộc. Người nói rằng: “Các cụ cố thúc bá là Nguyễn Viết Nhân, Nguyễn Viết Nghĩa cùng cụ cố ngành trưởng Nguyễn Viết Luân đều là anh em ruột rà” Phân tán anh em như chia lìa cành hoa và đài hoa để tỏ sự dồi dào của thổ sản.

Nhậm chức Thừa Tuyên Nghệ An, người xã Đan Chế, Huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa một sớm kia bỗng than: “(Cuộc đời là) vô thường”. Lúc đó ao Hoàng Trì (1) động giáp binh, con yêu phải chia lìa cha mẹ, cha ở Bắc, con ở Nam, biết làm sao cánh bào vô định. Trời rộng đất dài, ai có biết tới một hòn son (2)? Cùng phiêu bạt nơi đất khách vời trông về cố hương, lấy sơ xa làm chỗ quen thân. Liên kết người đồng hương gồm 12 tổng phái, trèo non vượt bể là động tâm mẹ hiền, người tựa cỏ huyên thơm nức vạn dặm. Trời chăng ? Đất chăng ? Hay là trời khiến ta vậy chăng?

-------------------------------------------------------------------------------------------------

(1) Hoàng Trì: Địa danh Trung Quốc thời Xuân Thu, nơi Ngô Vương Phù Sai họp chư hầu ở đó.

(2) Dùng chữ có dụng ý Đan Chế (chế son) và Đan Hoạch (hòn son) tên làng và cũng có ý là người tiêu biểu cho làng Đan Chế. (ND).

May mắn thay được theo tiền triều, vượt sóng vào châu Ô, dựng nền ở Thuận Hoá, đóng đô phủ Triệu Phong, huyện Tư Vinh. Cùng người vào đất khách khiến kẻ đến sau than thở rằng theo chẳng kịp. Nương thân chốn đất lành, bèn cất nhà nơi đồng trống, vật lộn với hoang vu, gội mưa, chải gió, mua được một gò đất cát, chỗ chim làm tổ, thú làm hang.

Mới đầu làm lưu dân ở đậu, may hàm ơn bề trên đặt tên thôn Hà Trữ, từ đó thành đất làm ăn. Từ năm Thịnh Đức thứ 6 đến năm Kỷ Dậu, Cảnh Trị năm thứ 7 có chỉ dụ truyền (làng nào) đã khai khẩn thì tự lập sổ hộ tịch riêng của làng ấy. Bèn nghĩ lại việc cũ, nhớ đến câu “Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”, con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ đã sớm khuất, thương đến quê cũ chẳng biết thế nào không lúc nào nguôi. Mắt cứ đăm đăm, ruột tằm chín khúc, xương gầy que khô, lòng giấm bi thiết. Phụ thân ơi ! Đi về đâu ? Mẫu thân ơi ! Nương tựa đâu ? Chỉ hận rằng non sông cách trở khó thông tin tức, tiêu hao. Bấy giờ chỉ có thể chiếu tuyết linh hồn song thân. Còn về mộ phần Nguyễn Viết Đạm lại phó mặc ba thước bia suông, chép việc tạo lập kỳ diệu của thôn ta. Một ông tổ sơ khai lại có thể liệt vào hàng thân thiết vĩnh viễn của cha ông.

Người truyền rằng: “Bây giờ tổ ấm đã thành, đất đai chật hẹp, một gường đơn làm sao có thể ngủ chung ? Hãy di dân đi tìm đất mới”. Liền sai em là ông Việt Nguyễn Viết Đồ, ông Thu Nguyễn Viết Thọ, mua đất (làng khác) đổi tên là thôn Hà Hồng (nghĩa đen là bãi sông). Có cháu là ông Mạnh Nguyễn Viết Bổn, ông Nguyên Nguyễn Viết Bò lập thôn Diêm Tụ (nghĩa đen là bãi làm muối). Hồi tưởng sự tích cũ, ông Xuân Nguyễn Viết Thanh, ông Hào Nguyễn Viết Minh xin đổi thành thôn Đan Chế (nhớ lại tên cũ ở Nghệ An).

Tuy hoàn cảnh có khác nhưng vẫn là anh em một nhà, như xe tuy có vệt bánh khác nhau nhưng vẫn là xe cả. Lại còn chiêu tập những lực dịch, những đội quân phiên chế để cùng nhân dân sinh sống, cầu đảo như nhau không phân biệt. Đến năm Đinh Sửu tổ phụ ta làm lễ đàn chay để báo đáp (tổ tiên) cũng là có hậu ý. Đến năm Đinh Thìn Vĩnh Thịnh thứ 8 Nguyễn Ngọc Dương bấy giờ được 34 tuổi, làm một lễ đàn chay có thống kê các tánh danh, có giữ bản lưu rõ ràng, lập thành biểu đồ, mục lục. Đến năm Định Tỵ ở thôn Hà Hồng người cháu nội (cháu bốn đời) Nguyễn Viết Toàn, nghĩ đến phúc ấm của tổ tiên, than thở cho các dấu vết bị bụi phủ (không biết người quá cố) lên được thiên đường cõi phúc hay là chìm đắm nơi bể khổ bên mê, thương tình chỗ anh em ruột rà, xuất tiền bạc lập một đàn tế cúng mặn trên hồ cầu an cho các chi phái, muốn hình thành một nề nếp của dòng họ để lưu đời sau.

Như đã nói ở trên, nhờ ông Đô Nguyễn Viết Trọng lời trao lòng truyền, cùng ông Phan Nguyễn Ngọc Dương lấy đó làm mực thước. May sao một ngày kia đường thông Nam Bắc, người cũ thân sơ lại cùng gặp gỡ, lúc đó ngọn ngành rõ ràng bằng giấy trắng mực đen để truyền cho con, lưu lại cho cháu tất cả đều trình bày tường tận.



Cuối mùa hại năm Kỷ Mão niên hiệu Bảo Đại thứ 13

Cháu thừa tự đời thứ 12:

- NGUYỄN VĂN VẬN (chủ biên)

- NGUYỄN VĂN KIẾM

- NGUYỄN VĂN BỐI

- NGUYỄN VĂN LỮ

- NGUYỄN VĂN TRỰC

- NGUYỄN VĂN KIỆM

- NGUYỄN VĂN LÙNG

(Đồng kính sửa)
Gia Phả Nguyễn - Hà Trử
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Nguyễn - Hà Trử.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Nguyễn - Hà Trử
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.