GIA

PHẢ

TỘC

NGÔ

VIỆT
NAM
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: NGÔ PHÚC THANH (Vĩnh lộc Hầu-con bà 1: 14?-?)
Đời thứ: 24
Người trong gia đình
Tên NGÔ CẢNH HỮU (1520-25/5AL-1596)
Tên thường
Tên Tự
Ngày sinh
Sự nghiệp, công đức, ghi chú

Chi tiết Gia đình:

Là con của: Ngô Phúc Thanh Thái Bảo Vĩnh lộc Hầu Đời thứ:24

Nguời chồng trong gia đình

Tên Ngô Cảnh Hữu

Tên thường Phúc Trừng

Tên tự Minh Trứ

Là con thứ Con trưởng

Ngày sinh Năm 1520

Thụy hiệu Đôn Hậu Phủ Quân

Hưởng thọ 77 tuổi

Ngày mất ngày 25 tháng 5 năm Bính Thân 1596

Nơi an táng Mộ táng ở làng Chi Lễ xã Thái Hà,nay thuộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh

Sự nghiệp, công đức, ghi chú

Bật Nghĩa quân doanh Thế Quận công Ngô Cảnh Hữu (1520-1596)

Ngô Cảnh Hữu là con trai Vĩnh lộc Hầu Ngô Phúc Thanh ,vào đời thứ 25 họ Ngô Trảo Nha Thạch Hà. Khi Mạc cướp ngôi nhà Lê, ông cụ đã từ trần, ông còn nhỏ tuổi. Lớn lên vùng quê nhiều trộm cướp, ông tập hợp gia thuộc chiếm cứ huyện nhà (huyện Thiên Lộc trấn Nghệ An),người theo ngày một đông.Ông đem quân vào núi thiết lập doanh trại luyện quân,bố trí giữ vững cả một vùng từ bờ nam sông Lam trở vào chờ đợi thời cơ.Lại chiêu tập những người lang bạt mở nhiều trại khẩn hoang trồng lương thực nuôi quân, như trại Năng,trại Cụ,trại Đoan miền duyên sơn Thạch Hà Thiên Lộc.

Năm Bính Ngọ 1546, được tin vua Lê đặt hành dinh ở Vạn Lại (nay thuộc Thọ Xuân Thanh Hóa),Lượng Quốc công Trịnh Kiểm nắm giữ binh quyền, ông dẫn quân ra bái yết xin theo đánh Mạc,đem theo 2000 quân,20 ngựa,bộ tướng hơn 10 người.

Tháng 5 năm 1551, Trịnh Kiểm mở cuộc tiến công ra bắc, cử Lê Bá Ly đánh Sơn Nam, Nguyễn Khải Khang đánh Sơn Tây,từ Tuyên Quang Vũ Văn Mật đánh xuống.Tháng 6, Trịnh Kiểm qua Hưng Hóa, vượt sông Thao hợp binh với Vũ Văn Mật tiến về Thăng Long,

Ngô Cảnh Hữu dẫn quân bản bộ theo Trịnh Kiểm.Cùng cuộc hành quân này còn có nhiều tướng họ Ngô tham dự.Tiến quân đến Kinh Bắc,các tướng 22.1 Vũ quận công Ngô Bạt (con trưởng 21.9 Ngô Thế Bang),Ngô Đình Tú (Ninh Quận công,cháu Ngô Khắc Cung),Ngô Tùng,Ngô Chi, dẫn 6000 quân đánh thắng một trận lớn tiêu diệt hơn vạn quân Mạc, giết đại tướng Mạc Đinh Bạt Sơn.Đại quân của Trịnh Kiểm vào được thành Thăng Long, nhưng quân Mạc đắp luỹ đào hào phòng thủ,Trịnh Kiểm sợ bị bao vây mất đường về,nên vội vàng lui quân về Thanh Hóa.

Năm 1555, Mạc Kính Điển đem quân vào đánh Thanh Hóa, Ngô Cảnh Hữu theo Trịnh Kiểm phục quân đánh bại quân Mạc bắt được tướng tiên phong là Quân Thọ,quân Mạc phải rút về bắc.Năm 1556 nhà Mạc tập trung lực lượng mạnh ở Sơn Nam,Ngô Cảnh Hữu được lệnh dẫn hai vạn quân án ngữ cửa Thần Phù,một tháng sau chuyển quân đến Thiên quan, lập 30 đồn, đắp luỹ chống giặc.Đang ở quân thứ được chỉ vua phong: Chinh Tây Đại tướng quân Thế Quận công ( 37 tuổi).

Năm Tân Tỵ 1581,Mạc Đôn Nhượng tập trung lực lượng mạnh chia làm nhiều đạo tiến công Thanh Hóa, đạo đi đường biển đổ bộ lên Quảng Xương.Ông cùng Hoàng Đình Ái được lệnh hợp đồng phá giặc.Điều tra biết chắc quân Mạc tập kết ở núi Đường Nang,hai ông chia quân làm hai cánh tập kích vào doanh trại địch, toàn bộ cánh quân Mạc bị đánh tan,quân Mạc phải rút về bắc. Sau trận này Ngô Cảnh Hữu được thăng Bắc quân Đô đốc phủ Hữu Đô đốc.

Năm 1584, Trịnh Tùng đánh Sơn Nam, ông đốc 2 vạn quân đi đoạn hậu.Sau khi đánh chiếm xong các huyện Yên Mô, Yên Khang, Gia Viễn,Trịnh Tùng hạ lệnh rút quân theo đường Thiên quan Phụng Hóa,ông biết thế nhưng lại rút quân theo đường cũ(đường tiến quân Tam Điệp), trái quân lệnh bị giáng hai cấp.

Năm 1587, đại quân hành quân về phía tây,quân chia làm 5 đạo,ông cùng Lân Quận công Hà Thọ Lộc đi đạo thứ 5 bảo vệ lương thảo (Theo đường Nho Quan Xích Thổ Chi Nê Chợ Bến ngày nay).Nhà Mạc sai Đại tướng Tây đạo Mạc Ngọc Luyện đem quân ra Xuân Mai Mỹ Đức, Đại tướng Nam đạo Nguyễn Quyển đem quân ra Chương Đức vượt sông Gio Lễ (khúc sông Đáy chảy qua xã Gio Lễ,đoạn ở Phủ Lý ngày nay),bố trí mai phục bên núi,chờ cho đại quân của Trịnh Tùng đi qua,đánh vào hậu quân để cướp lương.Trịnh Tùng sợ quân Mạc vòng đánh vào Thanh Hóa,cử Hoàng Đình Ái ngầm rút quân về giữ Thanh Hóa,đạo tiền quân tiến đến Miếu Môn Chợ Bến chặn quân Tây đạo,tăng thêm quân cho Ngô Cảnh Hữu chống quân Nguyễn Quyển cướp lương.Trịnh Tùng tự mình dẫn quân tiến hướng Kim Bảng.Hậu quân đến đất Mỹ Lương, quân phục của Nguyễn Quyển tiến công vào đội hình hành quân để cướp lương,Ông đốc quân chống trả đánh tan quân phục của Nguyển Quyển,bảo vệ toàn vẹn lương thảo.Cuộc hành quân thắng lợi,quân Nam đạo của Nguyễn Quyển đại bại,từ đó sợ quân Trịnh thường né tránh ít dám đối đầu.

Tháng 11 năm 1589, Trịnh Tùng lại đánh Yên Khang, Gia Viễn. Nhà Mạc quyết định mở cuộc phản công lớn, huy động quân cả 4 trấn,cử Mạc Đôn Nhượng làm Thồng lĩnh,tấn công vào chính diện quân Trịnh Tùng.Trịnh Tùng bố trí phục binh ở Tam Điệp, cử Ngô Cảnh Hữu đốc 2 vạn quân thu thập lương thảo khí giới bỏ doanh trại lùi dần,nhử cho quân Mạc đuổi theo.Thấy quân Trịnh rút lui,Mạc Đôn Nhượng hạ lênh truy kích,đốt phá hết doanh trại ,tiến sâu vào hiểm địa,lúc đó quân phục bốn bề đổ ra xung sát, quân Mạc biết là trúng kế,vừa chống đỡ vừa lui quân, chết hơn ngàn người, bị bắt làm tù binh 600 người.Sau trận này quân Mạc yếu hẳn.
Năm 1591, Trịnh Tùng hội các tướng bàn và quyết định tháng 12 ra quân đánh Thăng Long.Được người nhà Mạc đưa thơ vào,mở xem chỉ có hai chữ "Thanh Thuý", không ai hiểu ý gì.Trịnh Tùng liền triệu Hòang giáp Phùng Khắc Khoan vào hỏi.Phùng Khắc Khoan phân tích: "Chữ Thanh do ba chữ thập nhị nguyệt hợp lại,chữ Thuý do hai chữ xuất tốt hợp lại,tất cả năm chữ đọc thành Thập nhị nguyệt xuất tốt, nghĩa là: tháng 12 ra quân".Trịnh Tùng thấy kế hoạch xuất quân đã bị lộ,quyết định xuất quân sớm hơn.
Trịnh Tùng sai Diễn-Quận-công Trịnh Văn Hải, Thái-Quận-công Nguyễn Thất Lý đem binh trấn-thủ các cửa bể và các nơi hiểm-yếu. Sai Thọ-quận-công Lê Hòa ở lại giữ ngự-dinh và cả địa hạt Thanh-hóa. Phòng bị đâu đó rồi, bèn đem hơn 5 vạn quân chia ra làm 5 đội, sai quan Thái-phó Nguyễn Hữu Liêu, quan Thái-úy Hoàng Đình Ái, Lân-quận công Hà Thế Lộc, Thế-quận-công Ngô Cảnh Hữu, mỗi người lĩnh một đội, còn Trịnh Tùng tự lĩnh 2 vạn quân ra cửa Thiên-quan (Ninh-Bình) qua núi Yên mã (ở huyện An-sơn ) đất Tân Phong (tức là Tiên Phong ) rồi kéo về đóng ở Tốt Lâm ( ? ).Hành quân chia làm 5 đạo.Thế Quận công đi Đạo thứ 5 bảo vệ lương thảo,xuất phát từ Tây Đô qua cửa Kim Sơn, cửa Thiên Quan, leo đèo lội suối xuyên rừng sau mười ngày đến Mã Yên Sơn,chưa kịp chỉnh đốn doanh trại,lại được lệnh di chuyển đến Hoa Mộng Sơn thuộc Thanh Châu(nay là huyện Tùng Thiện tỉnh Hà Tây).Trên đường chuyển quân,quân Mạc tung kỳ binh đánh tạt sườn hòng chia cắt hậu quân ta để cướp lương, lại phóng hoả đốt khu rừng phía trước chặn đường tiến quân.Ông đốc quân đánh tan kỳ binh địch,lại dập tắt được lửa,đưa lương thảo an toàn đến Hoa Mộng Sơn.Đại quân đánh chiếm được các huyện Yên Phong, Phúc Lộc, Tân Phong, Thạch Thất thuộc trấn Sơn Tây. Mạc Mậu Hợp thấy quân Trịnh tiến quá nhanh,bức bách đến nơi,vội vàng đem toàn lực đại đội binh mã quyết một trận hơn thua,điều động binh mã 4 vệ, 4 trấn cộng tất cả trên 10 vạn quân,hạ lệnh ngày 10 tất cả phải tề tựu ở Hiệp Thượng Hiệp Hạ, sai Mạc Ngọc Luyện chỉ huy Tây đạo,Phù Quận công, Xuân Quận công chỉ huy Bắc đạo,Khuông Quận công, Xuyên Quận công chỉ huy binh mã 4 vệ,các Thân vương và các tướng Túc vệ chỉ huy hậu đội,tự mình chỉ huy Trung quân,các đạo chia đường cùng tiến.Ngày 27 đến đất Phấn Thượng huyện Từ Liêm,dàn thành trận thế đối diện với quân Trịnh Tùng. Trịnh Tùng phân phó các tướng lĩnh,Hữu khu Doanh tướng Nguyễn Hữu Liêu dẫn quân bản bộ tăng cường 400 thiết kỵ tiến lên trước khiêu chiến.Trên đà thắng liên tiếp, quân Trịnh hăng hái xung trận,chém được Khuông Quận công và Tân Quận công tại trận,lại giết luôn được tướng Hoàng Nghĩa Cước.Mạc Mậu Hợp thấy thế trận bất lợi đánh chiêng thu quân,án binh bất động.Đến giữa trưa, Trịnh Tùng thấy tình hình quân Mạc uể oải,liền hạ lệnh cho tất cả các đạo quân tấn công vào trận tuyến Mạc,tung ra gần 100 thớt voi trợ chiến.Ba tiếng pháo hiệu nổ vang, tất cả các mũi nhất tề xông lên,quân Mạc hốt hoảng lùi dần,tả hữu không phối hợp được với nhau, cờ trận sai lạc,trước sau hỗn loạn, xô nhau mà chạy, dày xéo lên nhau mà chết. Quân Trịnh đuổi đến Giang Cao,giết hơn vạn người, thây chất thành núi.Chổ này ngày nay còn các gò đống chôn xác chết, tục gọi "Đống nhà Mạc". Mạc Mậu Hợp rút quân vào thành cố thủ,Trịnh Tùng tiến quân đến làng Nhân Mục,uy hiếp Thăng Long,Ngô Cảnh Hữu đang ở hậu quân được gọi lên tham chiến, chỉ huy mũi tiến công Cầu Mọc. Quân Trịnh đánh vào cửa ô Cầu Dền bắt được Đại tướng Mạc Nguyễn Quyển đã bị trọng thương.Trịnh Tùng hỏi Nguyễn Quyển làm cách nào hạ được Thăng Long. Có ý muốn kéo dài thời gian để Mạc Mậu Hợp có đủ thì giờ củng cố lực lượng phòng giữ,Nguyễn Quyển bảo Trịnh Tùng:"Muốn hạ Thăng Long, trước hết phải phá hết La Thành". Trịnh Tùng mắc mưu, sai quân san phẳng các luỹ thành Đại La ,kéo dài thời gian, không hạ được Thăng Long phải rút quân. Trong lúc nguy nan này nội bộ nhà Mạc càng sinh lắm chuyện,đại thần thì né tránh, họ ngoại chuyên quyền, vua thì hoang dâm vô độ, hoạ từ trong ra .

Nguyễn Quyển có hai cô con gái, cô chị Nguyễn Thị Liên, là người đẹp, hiện là Hoàng hậu của Mạc Mậu Hợp, cô em là Nguyễn Thị Năm,lại đẹp hơn cô chị nhiều,đã lấy chồng là Sơn Quận công Bùi Văn Khuê Đại tướng Nam đạo.Nguyễn Thị Năm vào cung thăm chị, Mạc Mậu Hợp trông thấy say mê sinh lòng tà dâm muốn cướp lấy làm vợ mình,ngầm mưu hại Bùi Văn Khuê,bèn triệu Khuê về triều để tìm cách ngầm giết đi. Bùi Văn Khuê biết chuyện,đem quân bản bộ chiếm cứ huyện Gia Viễn,sai con là Bùi Văn Nguyên đến doanh trại Trịnh Tùng xin đầu hàng và cứu viện. Trịnh Tùng mừng rỡ nói:”Quân Mạc đồn binh ở Gia Viễn chặn đường tiến của quân ta,ta đánh mấy lần không xong,mỗi lần xuất quân phải theo đường Thiên quan Mỹ Lương, Thạch Thất mà đánh Đông Kinh,thường phải kéo quân về ngay,sợ thuỷ quân đông nam của nhà Mạc thừa sơ hở kéo theo đường biển vào đánh Thanh Hóa, hoặc ngược dòng sông theo sau lưng mà đánh tập hậu quân ta. Nay tướng biên thuỳ này quy hàng,thật là trời giúp ta !”

Đầu xuân năm sau,ngày mồng 3 tháng giêng âm lịch (dương lịch 1592),Trịnh Tùng lập đàn tế cáo trời đất,ngày mồng 5 tiến quân đến làng Nhân Mục, đánh quân Mạc ở ô Cầu Dền. Mạc Mậu Hợp bố trí các tướng ở lại giữ thành, tự mình ra chỉ huy thuỷ quân trên sông Hồng.Ngày mồng 6, Trịnh Tùng hạ lệnh nhất tề công thành,Ngô Cảnh Hữu chỉ huy tấn công mũi Cầu Mọc.Giữa lúc đang tấn công, Ngô Cảnh Hữu được lệnh cấp tốc hành quân đến cửa sông Hát đánh đạo quân của Đại tướng Mạc Ngọc Luyện đang phòng ngự ở đó.Quân đến nơi trời gần tối,điều tra biết Mạc Ngọc Luyện đóng quân bên kia sông,đắp luỹ phòng thủ, dưới mặt sông dàn chiến thuyền,cắm cọc gỗ phòng thủ.

Ông tức tốc sai tập trung thuyền chài,chuẩn bị nhiều bè cỏ khô,thêm các khí cụ phóng hoả.Sai Dương nghĩa Hầu đang đêm dẫn 300 quân vượt sông,tìm nơi hiểm yếu phục binh chặn viện. Sang trống canh tư, nhân con voi ông thường cưỡi lồng lên, quản tượng không kiềm chế được,ông lên voi ra lệnh vượt sông tiến công. Ra đến giữa dòng bắc loa kêu gọi binh sỹ"Trước địch sau sông,ba quân không ra sức diệt địch thì không còn sinh lộ!". Một cánh đốt bè cỏ khô tung vào thuỷ trận Mạc,thuyền bắt lửa cháy,một cánh nhảy lên bộ xông vào chiến luỹ, quân Mạc sau luỹ thấy thuỷ quân đã tan vở,hoang mang hàng ngũ rối loạn chống đỡ không nổi tháo chạy,ông xua quân đuổi đánh đến sáng, Mạc Ngọc Luyện dùng thuyền nhỏ chạy lên Tam Đảo.Quân ông thu được chiến thuyền khí giới nhiều không kể xiết.Tuổi già xung trận quá sức, khi xuống voi ông bị hôn mê ,cấp cứu mãi mới tỉnh.Ngày hôm sau Trịnh Tùng triệu ông đến hành dinh khen ngợi, ông nói :”Trận này thắng lớn là nhờ hồng phúc của quốc gia, đang đêm voi lồng lên làm tôi bị hôn mê, lại được tướng sỹ hết lòng giết giặc,đâu phải tài cán của tôi “.Về sau con voi này cũng được phong tước Quận công.

Năm sau (1593) Trịnh Tùng cùng bách quan rước vua Lê về Thăng Long,luận công khen thưởng,chọn được 11 người Nguyên công(công đầu) ông đứng hàng thứ 6,phong tước Thái bảo. Luận công khen thưởng xong, ông xin về trí sỹ (1594).
Ngày sau dưới triều Lê Dụ Tôn năm nhâm dần 1722,niên hiệu Bảo Thái thời Chúa Trịnh Cương,triều đình lục xét lại các Trung Hưng Công thần,chọn thêm được 13 người cộng lại thành 24 người ,đều được phong tặng "Luỹ đại công thần, dữ quốc đồng hưu".Quê nhà ông ở Trảo Nha, trong những năm 1655-1663 quân Chúa Nguyễn lấn chiếm đến bờ nam sông Lam, nhà cửa bị tàn phá, sắc chỉ không còn để đem trình,triều đình chỉ bằng vào quốc sử và văn bia mà xét, nên ông bị xếp vào hàng thứ 20 trong số 24 Nguyên công.

Ông có ba Bà:Bà Từ Quang,Bà Quận chúa Trịnh Thị Diệu Minh ,Bà Diệu Hằng họ Phạm người Nghệ An.

Ông sinh: Tứ Quận công 26.1 Ngô Phúc Tịnh,

Hòanh phố Hầu 26.2 Ngô Phúc Hoành,

Khang trạch Hầu 26.3 Ngô Phúc Mai,

26.4 Câu kê Hầu, Thủy tổ họ Ngô Thạch Mỹ Thạch Hà, Hà Tình  

26.5 Ngô Đăng Khản, Thủy tổ họ Ngô Hà Linh huyện Hương Khê, Hà Tỉnh

26.6 Ngô Thuận Tâm (sau đổi họ Trần),Thủy tổ họ Trần Vỵ Xuyên Nam Định,

26.7 Ngô Thị Ngọc Nguyên,Thứ phi Bình an Vương Trịnh Tùng.

Ông mất ngày 25 tháng 5 năm Bính Thân 1596, hưởng thọ 77 tuổi,mộ táng ở làng Chi Lễ xã Thái Hà,đến nay vẫn còn.

(Trích từ: Họ Ngô Việt Nam-Lược sử-Sự kiện-Nhân vật-Hệ phả-Tác giả Ngô Đức Thắng,đời thứ 35,dòng Ngô Khế-Ngô Nước,họ Ngô Trảo Nha Thạch Hà-In tại Hà Nội năm 2000.)

Các anh em, dâu rể:

Các con là:

Có ba bà: Từ Quang, Diệu Hằng,Trịnh Thị Diệu Minh, sinh :

-Ngô Phúc Tịnh Tứ Quận công,

-Ngô Phúc Hoành Hoành phố Hầu, họ Chỉ Châu,

-Khang trạch Hầu họ Cổ Bái,

-Câu kê Hầu họ Thạch Mỹ, Thạch Hà, Hà Tình  

-Ngô Đăng Khản họ Hà Linh,xã Hương Hà, huyện Hương Khê, Hà Tỉnh Tả đề điểm Án trung hầu 27.1 Ngô Đăng Minh, Nghiễm trường hầu 27.2 Ngô Đăng Đạt, Đoan quận công 27.3 Ngô Đăng Triều; con cháu Đăng Triều hiện nay có thêm một chi ở Kẻ Nướt (Đức Đồng - Đức Thọ),

-Ngô Thuận Tâm họ Trần, Vỵ Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Định.

-Ngô Thị Ngọc Nguyên Thứ phi Chúa Trịnh Tùng

Thông tin nguời đưa Gia Phả này lên:

• Nguời làm: Ông Ngô Đức Lợi

• Ở tại: Cộng Hòa Liên Bang Đức

• Điện thoại:

• Email liên lạc: ngoducloi@ gmx.de

Gia phả họ Ngô gốc Trảo Nha Thạch Hà Hà Tĩnh


Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình

Các anh em, dâu rể: Không có anh em
Con cái:
       NGÔ PHÚC TỊNH (Tứ Quận công:154?-?)
       NGÔ PHÚC HOÀNH (Hoành phố Hầu:?-?)->Thủy tổ họ Ngô ở Ch̔
       NGÔ PHÚC MAI (Khang Trạch Hầu:?-?)->Thủy tổ họ Cổ Bái
       NGÔ PHÚC...(Câu Kê Hầu:?-?)->Thủy tổ họ Thạch Mỹ-Thạch
       NGÔ ĐĂNG KHẢN (?-?)->Thủy tổ họ Ngô Hà Linh huyện Hư
       NGÔ THUẬN TÂM(sau đổi họ Trần),Thủy tổ họ Tr̐
       NGÔ THỊ NGỌC NGUYÊN,Thứ phi Bình an Vương Trịnh Tùng.
Gia Phả; NGÔ ở VIỆT NAM
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc NGÔ ở VIỆT NAM.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc NGÔ ở VIỆT NAM
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.