GIA

PHẢ

TỘC

Chi
họ
Cao
Minh
Triết
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
TỘC ƯỚC - GIA PHÁP

  Họ Cao - Cao MinhTriết : Xóm Tam Kỳ, Thôn Xuân Cầu, Xã Nghĩa Trụ, Huyện Văn Giang,Tỉnh Hưng Yên từ Tổng Hoa Cầu Huyện Tế Giang, Phủ Thuận An, Trấn Kinh Bắc đến nay đã gần 200 năm.Trải qua nhiều thế hệ, nhiều thời đại đổi thay, thời bình cũng như thời chiến. Bất cứ thời nào các thế hệ cũng có công lao đóng góp vào sự nghiệp gìn giữ và xây dựng đất nước, xây dựng quê hương.Nhìn chung con cháu trai cũng như gái đều noi gương hiếu thảo, vì nước, vì nhà mà rèn luyện, gìn giữ được truyên  thống vốn có của dòng họ.


Để phát huy truyền thống, hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, xây dựng nếp sống văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Tộc ước dòng họ Cao Minh Triết thôn Tam Kỳ dựa trên cơ sở truyền thống của dòng tộc, quán triệt luật pháp nhà nước và những quy định hiện hành của địa phương, được toàn thể thành viên trong họ tự nguyện thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ, góp phần vào mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.


 Bản tộc ước này do “Ban tiểu tộc”của họ dự thảo, đưa ra tham khảo ý kiến góp ý bổ sung của toàn th các thành viên họ Cao trong cuộc họp họ ng ày 6 th áng 8 năm 2006 Tức ngày 13 tháng 7 năm Bính Tuất , v à nay ch ính thức đưa vào thực hiện.


 


CHƯƠNG 1


NGUYÊN TẮC CHUNG


Điều 1: Mọi người, mọi gia đình trong họ quán triệt phương châm:


Truyền thống - Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Tự nguyện


Điều 2: Tộc ước không quy định những điều trái với hiến pháp, pháp luật, trái với chính sách và những quy định hiện hành của nhà nước cũng như của địa phương.


Điều 3: Mọi thành viên trong họ đều có trách nhiệm tham gia xây dựng Tộc ước và tự nguyện thực hiện để góp phần làm rạng rỡ Địa linh - Nhân kiệt - Gia phong.


  


CHƯƠNG 2


NHỮNG QUY ƯỚC CỤ THỂ


Điều 4 : Thực hiện nếp sống xã hội


-         Đoàn kết  gúp đỡ nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng, không có ai làm những nghề không được pháp luật cho phép như: hàng giả, hàng cấm, hàng lậu....


-         Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, mọi nhà, mọi người hoạt động nhân đạo, tình nghĩa trong việc giúp đỡ gia đình khó khăn, nghèo khổ, các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ việt nam anh hùng, người già cô đơn, tàn tật, hoạn nạn, ốm đau.


-         Từng thành viên trong họ phải thực hiện đúng nội qui, và điều lệ của tổ chức hợp pháp mà mình tham gia.


-         Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với nhà nước, địa phương, không để xảy ra những trường hợp phạm pháp, không có người trộm cắp, nghiện hút.


-         Đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, đoàn kết với các họ khác, sống có tình làng nghĩa xóm.


-         Chống tư tưởng tự đề cao mình, coi thường người khác. Không nói và làm những việc mất đoàn kết. Việc khiếu nại tố cáo phải tuân theo pháp luật, không vu khống hay tố cáo sai sự thật. Tuyệt đối không để gây ra khiếu kiện đông người gây mất ổn định tình hình trong họ và địa phương.


Điều 5: Nếp sống cá nhân


-         Sống, làm việc theo pháp luật. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, có tác phong sống lành mạnh, giữ dìn phẩm chất con người họ Cao : Trung hiếu, thẳng thắn, tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, không nói và làm việc mờ ám. Đàn ông không đ phải rơi vào vòng lao lý, đàn bà không hỗn láo, lăng loàn.


Điều 6 : Nếp sống gia đình


6.1-          Thực hiện trên thuận, dưới hoà. Xây dng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc. Con cháu ngoan ngoãn , chăm học , chăm làm, biết nghe lời ông bà cha mẹ. Kính già, yêu trẻ, lễ độ với mọi người. Ông bà gương mẫu, con cháu thảo hiền. Vợ chồng cùng thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.


6.2-          Con cháu phải có trách nhiệm phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ. Lúc ốm đau phải tận tình chăm sóc. Khi qua đời thì thờ cúng chu đáo.


6.3-          Các cháu đến tuổi phải được đi học. Nếu được danh hiệu giỏi : Cấp Huyện, Tỉnh, Quốc gia, Quốc tế. Đỗ Đại học, cử nhân, Thạc sỹ hoặc làm được việc lớn cho dòng họ sẽ được nêu gương và ghi rõ vào s vàng truyền thống của dòng họ.


6.4-          Thc hiện nghiêm chỉnh nếp sống văn minh, tiết kiệm, không phô trương hình thức trong việc cưới, việc tang, xây cất mồ mả ..., đảm bảo theo quy định của pháp luật hiện hành và thuần phong, mỹ tục.


Điều 7 : Xây dựng gia đình họ Cao gương mẫu dựa theo 4 tiêu chuẩn gia đình văn hoá và tiêu chuẩn tộc ước, cụ thể là :


7.1-          Gia đình tiến bộ, hạnh phúc, giữ dìn gia phong và truyền thống tốt đẹp của dòng họ.


7.2-          Làm kinh tế giỏi, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, tổ chức cuộc sống gia đình khoa học.


7.3-          Đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng xóm, làng theo nếp sống văn hoá.


7.4-          Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và gương mẫu thực hiện tốt các quy định trong tộc ước.


Tất cả các h đều đăng ký thi đua thực hiện các tiêu chuẩn trên. Hộ nào thực hiện tốt các điều đã đăng ký, hàng năm sẽ được công nhận “ Gia đình họ Cao gương mẫu”, được ghi vào sổ vàng truyền thống.


Điều 8 : Xây dựng họ


8.1-          Mục tiêu xây dựng họ : theo phương châm:   “Truyền thống - Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Tự nguyện”


8.2-         Thành viên : Mọi người không phân biệt trai gái, già trẻ, tôn giáo, nơi cư trú - có chung thuỷ t  thuộc dòng họ Cao đều là thành viên họ Cao. (Những người có quan hệ tình cảm - chồng, kết nghĩa, con riêng với các thành viên của dòng tộc nếu có tinh thần tự nguyện sinh hoạt cùng Họ Cao thì ban tộc biểu sẽ họp và quyết định có chấp nhận hay không).


8.3-          Bề bậc: Trong họ phải phân hàng từ trước đến nay, duy trì tôn ti trật tự của dòng họ, tránh sự chia rẽ mất đoàn kết, trong sơ đồ dòng họ thực hiện theo quy tắc:


- Đời cao ở trên, đời thấp liền kề ở dưới.                             


-Cùng đời : Bậc cao bên trái, bậc thấp bên phải (Trái phải theo quy định viết trên giấy từ trái sang phải)


8.4-          Tên họ: Cao (Minh Triết) - Tam Kỳ: Vừa ghi tên họ và tên tự cụ thuỷ tổ (chữ Minh Triết) vừa gắn tên địa danh (Thôn Tam Kỳ)


8.5-          Ngành, chi : Họ Cao ( MinhTriết) - Tam kỳ


             Thuỷ tổ : độc đinh là Cao Triết (1839-1892)


             Cao tổ: độc đinh là Cao Tế (1884-1936)


8.6-          Thuỷ Tổ: Thuỷ tổ là cụ đầu tiên đến địa phương lập nghiệp.


8.7-          Từ đường:


-         Từ đường là nơi thờ cúng thuỷ tổ và các cụ tổ ở các nghành, các chi, các danh nhân liệt sĩ, những người không có ai nối dõi tông đường, những tảo thương ...


-         Từ đường cũ của dòng họ và nhà thờ đã bị Pháp bắn cháy năm 1953, đất cũ hiện không còn, việc xây dựng từ đường trên mảnh đất của Thuỷ Tổ đã không thể thực hiện được. Nay lấy nhà ông trưởng họ làm nơi đặt bàn thờ Tổ (trên ngôi nhà do Cụ Cao Tải xây dựng năm 1971) sau này khi có điều kiện sẽ xây dựng lại, kinh phí xây dựng do các chi đóng góp và con cháu tự nguyện đóng góp : ngày lễ, tết nguyên đán các ngành, các chi phải đến từ đường thắp hương tiên tổ.


8.8-          Mộ Tổ: việc phân cấp quản lý mộ tổ thì ngành, chi chịu tránh nhiệm trông coi mộ tổ của ngành chi mình. Mộ tổ chung do chi nhất, nghành trưởng quản lý. Tuy phân cấp như vậy, song con cháu trong họ cũng phải có tránh nhiệm gìn giữ mộ tổ của dòng họ.


8.9-          Trưởng Tộc: Là người được Ban Tộc biểu bầu trên nguyên tắc: Con trai cả thuộc ngành trưởng. Nếu không con thì đến con trai thứ ngành trưởng, nếu không có con thì đến con trai cả của nghành thứ kế tiếp - Là người có đủ Sức khoẻ, Đức, Trí, Tín - có khả năng làm trưởng họ...


     Trưởng họ có tránh nhiệm giữ dìn nhà thờ và bàn thờ Tổ, trực tiếp chỉ đạo thực hiện các công việc của Họ, cùng ban tộc biểu cử người chông nom từ đường, theo dõi đôn đốc việc thi hành tộc ước. Cùng thư ký dự thảo báo cáo truyền thống, kết quả thực hiện tộc ước trong năm. Chịu tránh nhiệm chính trong ngày giỗ Tổ, ngày lễ hội của Họ. Là người đại diện của họ trong việc đôí nội, đối ngoại và chịu tránh nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Họ. Do đó: Trưởng họ còn là người  phải nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các điều của tộc ước.


8.10-  Ban tộc biểu có chức năng giải quyết các công việc nội bộ của Họ, không có tư cách pháp nhân với Xã hội. Số thành viên của Ban có từ 7 đến 9 người. Số này gồm các vị đầu nghành, đầu chi và mời thêm các vị có uy tín trong họ, có điều kiện hoạt động cho Họ. Số mời thêm vào Ban tộc biểu do các vị đầu ngành, đầu chi bàn bạc thống nhất. Hàng năm Ban tộc biểu sẽ được bổ sung thêm nếu thiếu. Trưởng tộc là trưởng ban tộc biểu.                                             


      8.11-  Thư ký : Ban tộc biểu cử ra một thư ký (Trưởng tộc không kiêm nhiệm thư ký)


       Thư ký có nhiệm vụ:


-     Giữ gìn và ghi sổ nghị quyết của ban tộc biểu.


-     Hàng năm dự thảo báo cáo, tổng hợp việc thực hiện tộc ước để báo cáo trước Họ trong ngày giỗ tổ. 


-     Ghi sổ vàng công đức, sổ vàng truyền thống.


-    Giữ sổ sách, ghi chép theo dõi quỹ họ, sổ thu chi các quỹ. Hàng năm báo cáo quyết toán tài chính công khai.


-     Ghi chép sinh tử trong họ.


-     Giúp ban tộc biểu, đôn đốc việc thi hành tộc ước.


Bên cạnh thư ký, Ban tộc biểu cử một thủ quỹ quản lý tiền và tài sản của Họ.


8.12-     Định kỳ họp Ban tộc biểu vào mỗi năm một lần vào ngày 1 tháng 7 âm lịch (có thể dịch chuyển 1-2 ngày).


Nội dung họp:


-     Kiểm điểm việc thực hiện tộc ước trong năm.


-     Xác định gia đình đạt “Gia đình họ Cao gương mẫu”


-     Thanh quyết toán thu chi trong năm.


-     Thống nhất những việc lớn thực hiện trong năm tới.


-     Bàn bạc công việc ngày giỗ tổ.


Cuộc họp có thể mở rộng để thêm người cùng tham gia, có thể họp bất thường khi cần.


8.13-     Phả tộc (Gia phả): Phả tộc gồm 1 bộ 3 quyển (có thể đóng chung thành 1 tập):


-     Phả tộc họ Cao ( Minh Triết) - Tam Kỳ


-     Phả đồ gồm : Cây tộc phả và các sơ đồ dòng họ


-     Phả ký: Ghi thứ tự từng hộ, từng người trong các ngành, các chi.


      Bộ phả tộc này rất có giá trị nên mọi người phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn chu đáo, được quản tại từ đường, không thuyên chuyển đi nơi khác; trưởng các ngành, các chi có trách nhiệm ghi chép bổ sung để nối tiếp hàng trăm năm sau.


 Người chép gia phả do Hội đồng gia tộc bầu.


Gia phả phải được ghi chép rõ ràng trung thực, có ghi tên người sao lục, biên soạn thuộc đời thứ mấy, năm nào, căn cứ vào văn bản nào? Đầu gia phả có lời tựa ghi được nguồn gốc xuất sứ của thuỷ tổ.


Mở đầu là thuỷ tổ, lần lượt đến tiên tổ các đời nối dòng đến các lớp con cháu.


Đối với tiền nhân có các mục sau:


-         Tên: gồm tên huý, tên tự, biệt hiệu, tên gọi thông thường thuộc đời thứ mấy?


-         Con trai thứ mấy của ông bà nào, quê ở đâu?


-         Ngày tháng năm sinh, năm mất, thọ bao nhiêu tuổi, mộ táng tại đâu?


-         Học hành thi cử, chức vụ, học vấn.


-         Vợ chánh thất, kế thất: họ tên, con gái thứ mấy của ông bà nào, quê ở đâu?


-         Các con ........., con gái đã lấy chồng: ghi họ tên chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán ở đâu?


-         Những gương sáng về tính cách, công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng.


Gia phả còn lưu lại những câu đối, áng văn thơ, bài thuốc gia truyền, các bút tích, bút phong có giá trị tinh thần cao ...... (nếu có)


Yêu cầu của gia phả cần đảm bảo được là :


-         Có giá trị về mặt lịch sử, giá trị về mặt đạo đức.


-         Khuyến khích việc học hành và chú trọng các truyền thống tốt đẹp khác trong gia đình.


-         Được ghi chép một cách đầy đủ, trung thực. Được các thành viên trong gia đình trân trọng, lưu truyền và viết tiếp.



Ghi phả ký do thư ký ghi. Những người của dòng họ từ 16 tuổi trở lên đã qua đời, thân nhân của người đó phải trình với Họ trước ngày giỗ Tổ để ghi vào sổ Phả ký.


 


8.14-     Giỗ Tổ: Giỗ Tổ hàng năm vào ngày 13 tháng 7 âm lịch (hoặc vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật gần ngày này nhất), tổ chức trang nghiêm và tiết kiệm.


-   Tổ chức 2 năm một lần, tập trung vào năm chẵn - nên vào ngày chủ nhật (có thể trước ngày 13/7...)


-    Năm lẻ các ngành cử đại diện về dâng hương và báo cáo tình hình (không bắt buộc)


     Nội dung gồm:


-    Trưởng họ dâng hương có người kết hợp đọc phả ký.


-    Báo cáo tóm tắt việc làm được trong năm, phương hướng công việc trong năm tới, thanh quyết toán thu chi.


-    Nêu gương gia đình họ Cao gương mẫu, thưởng con cháu đạt thành tích học tập  (mức thưởng được quy định theo từng năm, đối tượng thưởng theo điều 6 mục3)


-   Liên hoan thân mật gọn nhẹ, tiết kiệm. Mức đóng góp được quy định theo từng năm do Ban tộc biểu quyết định. Những người đến dự giải phải giữ đúng tư cách, vui vẻ, hoà nhã, văn minh, lịch thiệp.


8.15-  Sổ sách ghi chép


-   Bộ tộc phả.


-   Sổ vàng truyền thống : Ghi những truyền thống của Họ từ trước đến nay. Ghi những nhữnh danh nhân qua các thời kỳ : Anh hùng liệt sĩ, người đỗ khoa bảng. 


-   Sổ vàng công đức: Ghi những người đã đóng góp công, của vào việc xây dựng, tôn tạo từ đường và mộ Tổ.


-   Sổ tài sản: Ghi đất đai, tộc tự, đồ thờ, đồ lễ, hương hoả và những vật phẩm con cháu xa gần, nội ngoại cúng tiến.


-   Sổ kế toán: Ghi chép các khoản thu chi, thanh quyết toán hàng năm; sổ quỹ ghi tiền, thóc của họ.


    8.16- Quỹ họ:


    8.16.1- Quỹ đóng góp theo suất đinh (con trai từ khi ra đời đến khi mất đi, hàng năm phải đóng suất đinh cho quỹ họ, mức đóng góp được các thành viên trong họ bàn bạc thống nhất và Ban tộc biểu quy định cho phù hợp với từng thời kỳ). Ngoài ra còn động viên con cháu nội ngoại, sinh sống ở mọi miền đất nước và ở nước ngoài đóng góp một cách tự nguyện.


    8.16.2- Quỹ họ được sử dụng vào các việc :


-  Xây dựng, sửa chữa nhỏ từ đường, lăng mộ.


-  Quỹ dùng vào việc thờ cúng, thăm viếng các thành viên trong họ và người thân (vợ, chồng hoặc bố mẹ vợ hoặc chồng)


-  Quỹ khuyến học, khen thưởng cho các cháu đạt giải quốc gia hoặc quốc tế, các cháu đỗ đại học chính quy.


-  Quỹ hỗ trợ người nghèo làm vốn tăng gia sản suất.


Điều 9: Khen thưởng, kỉ luật


9.1-    Tuyên dương khen thưởng thành viên trong họ có nhiều thành tích trong việc thực hiện tộc ước.


9.2-          Thành viên nào vi phạm tộc ước thì trưởng họ hoặc Ban tộc biểu nhắc nhở, giáo dục. Nếu vi phạm nghiêm trọng cần đưa ra cuộc họp kiểm điểm (Thành viên họp kiểm điểm tuỳ theo từng thành viên có khuyết điểm do Ban tộc biểu quyết định).


CHƯƠNG III


ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 10: Mọi thành viên trong họ có nghỉa vụ, trách nhiệm xây dựng tộc ước, chấp hành tộc ước, vận động mọi thành viên thực hiện.


Điều 11: Trong quá trình thực hiện các thành viên trong Họ có quyền đề đạt ý kiến với Ban tộc biểu nghiên cứu việc sửa đổi hoặc bổ sung. Việc thay đổi hoặc bổ sung, sửa chữa câu chữ trong Tộc ước chỉ có hiệu lực khi được tập thể hoặc Ban tộc biểu nhất trí.


Điều 12: Tộc ước này có hiệu lực thi hành từ ngày được hội nghị toàn thể thành viên trong họ nhất trí.


              Tam kỳ, ngày 2 tháng 9 năm 2006


                                                                     


        T/M BAN TỘC BIỂU


          TRƯỞNG TỘC


   (đã ký)

                                                                                                   Cao Đắc Lãng
Gia Phả Chi họ Cao Minh Triết
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Chi họ Cao Minh Triết.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Chi họ Cao Minh Triết
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.