CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
QUY ƯỚC
TỘC TRẦN VĂN NGA SƠN
(Dự thảo)
LỜI MỞ ĐẦU
Tộc ước (hay còn gọi là quy ước dòng họ)
có chức năng giúp điều tiết các mối quan hệ giữa tập thể và các cá nhân trong
phạm vi một dòng họ (dòng tộc), được mọi người công nhận và tự giác chấp hành.
Tộc ước là một trong những văn bản quan trọng nhất, cùng với gia phả, nhà
thờ dòng tộc, mộ phần tổ tiên dòng tộc… tạo nên những giá trị vật thể, phi vật
thể của dòng họ, giúp cho dòng họ trường tồn và phát triển. Bản quy ước xây
dựng Gia tộc…đã có từ nhiều đời, nó được xây dựng, điều chỉnh, bổ sung theo
từng giai đoạn, từng thời kỳ cho phù hợp với sựu phát triển chung của xã hội.(
Phần giới thiệu về gia tộc)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Để gắn bó với nhau hơn và thống nhất
cao trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng
nếp sống văn hóa trong sinh hoạt Tộc họ “Quốc có quốc pháp, gia có
gia quy”, chính vì vậy họ Trần, xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh
Thanh Hóa cũng như bao Tộc khác. Xuất phát từ thiện tâm, hảo ý của
đại đa số thành viên trong tộc họ để lập bản Quy ước Trần Tộc nhằm
mục đích:
– Nâng cao vai trò tộc họ góp phần vào
việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, tạo ra môi trường văn hóa lành
mạnh để mỗi con người, mỗi gia đình, gia tộc phấn đấu rèn luyện ngay
trong cộng đồng dân cư và chi nhánh tộc họ của mình.
– Xây dựng “Tộc văn hóa” nhằm bảo
vệ và phát huy truyền thống của gia tộc, giáo dục con cháu ý thức
hướng về cội nguồn, sống có nghĩa tình, tôn trọng tôn ti, thượng hạ,
đạo lý gia phong và sự bền vững của dòng tộc.
– Xây dựng “Tộc văn hóa” là quá trình
điều chỉnh hành vi con người thông qua các mối quan hệ huyết thống gia
đình dòng tộc và xã hội. Bằng quan hệ đạo đức từng bước hạn chế
tối đa những tiêu cực tồn tại yếu kém trong đời sống xã hội, gia
đình, gia tộc.
– Con cháu Trần Tộc ở khắp mọi nơi. Vì
vậy, bản Tộc ước phải được các thành viên trong Hội Đồng Gia Tộc,
các Chi, các Phái, các ban đại diện từng khu vực phổ biến rộng rãi
đến tận bà con trong tộc. Hằng năm vào ngày tế lễ tổ chức sinh hoạt
gia tộc đánh giá việc thực hiện quy ước và tổng hợp ý kiến đóng
góp bổ sung hoàn thiện ngày một tốt hơn theo kịp yêu cầu phát triển
của xã hội.
B.NỘI DUNG QUY ƯƠC
CHƯƠNG I: ĐINH HỌ, DÂU HỌ, CÔ HỌ. QUYỀN LỢI & NGHĨA VỤ
Điều 1.Đinhhọ
Là con trai trong dòng họ khi trưởng thành đến
18 tuổi, được cha mẹ hoặc bản thân xin vọng họ. Đây vừa là quyền lời vừa là
nghĩa vụ phải vọng họ. Còn nếu các gia đình nào con chưa đến tuổi trưởng thành
nhưng muốn vọng họ sớm cho con thì dòng họ hoan nghênh và chấp thuận.
Khi vọng họ, đinh Họ báo cho Trưởng chi hoặc
Trưởng miền cùng Ban thường trực của dòng họ nhất trí và trình trước họ được
công nhận thì mới gọi là Đinh họ. Khi vọng họ, Đinh họ chuẩn bị phù tửu và đóng
vào quỹ họ một mức phí: 200.000đ. Nhân dịp lễ Tổ, khai xuân hàng năm thì sẽ làm
lễ công nhận và công bố danh sách đinh Họ.
* Quyền lợi:
- Được mang tên họ Trần đứng trước tên mình
cho cả vợ và các con trong gia đình;
- Được thơ cúng và bảo vệ Tổ tiên;
- Được bình đẳng trong việc tham gia đóng góp
ý kiến, bàn bạc, ứng cử và đề cử vào các công việc xây dựng tổ đường hoặc ban
thường trực của họ. Được đóng góp tiền của, ngày công vào mọi công việc của
dòng họ.
- Khi hoạn nạn, đau yếu thì được họ đến thăm
hỏi, động viên. Khi qua đời được họ tổ chức phát tang, thăm viếng và đưa đến
nơi yên nghỉ cuối cùng.
* Nghĩa vụ:
- Phải chấp hành nghiêm quy ước của dòng họ;
- Có trách nhiệm đóng góp ngày công hoặc tiền
của mỗi khi họ kiến thiết xây dựng hoặc tu tạo mà bổ đến đinh, chấp hành sự
phân công của miền, của thường trực họ. Có trách nhiệm bảo vệ gia phong, đoàn
kết và luôn có tính xây dựng. Không được gây bè phái làm mất sự đoàn kết hoặc
gây cản trở các công việc của họ.
- Có trách nhiệm dạy bảo con cháu tu dưỡng đạo
đức học tập tiến bộ mọi mặt. Nghĩa vụ các thế hệ là nối dõi phụng thờ Tổ tiên
xứng đáng với truyền thống của dòng họ.
Điều 2. Dâu họ (Thím họ): Thực chất
là vợ của đinh họ, do đó mọi quyền lợi và nghĩa vụ cũng như Đinh họ.
- Người nào chồng chết sớm được hưởng quyền
thừa kế của chồng mọi thứ như khi chồng còn sống. Trường hợp không đủ khả năng
gánh vác trách nhiệm thừa kế, có đơn báo cáo với Ban thường trực trình trước
Họ, nếu được họ nhất trí thì được giảm một phần đóng góp.
Điều 3. Cô họ: Là những con gái
trong dòng họ sinh ra. Khi đi xây dựng gia đình nếu muốn chuyển đổi “nữ quy
nam” thì phải được sự đồng ý của chồng (chú rể) thì mới được vào vọng họ,
thủ tục cũng như Đinh họ. Nhưng với điều kiện bố mẹ đẻ của cô không có đinh mà
giao cho cô là con gái cả vọng họ để ăn gánh trong họ thì mới được nữ quy nam.
- Bà Cô họ được quyền về dự lễ Tổ hoặc tham
gia đóng góp hay tiến cúng vào Tổ đường, được tham gia bảo vệ uy tín gia phả,
gia phong truyền thống của dòng họ.
- Khi đau yếu hoặc qua đời, họ căn cứ vào sự
đóng góp hiếu thảo của cô và chồng cô để đãi ngộ theo quy ước của họ.
CHƯƠNG II
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG-
TRAO DỒI ĐẠO ĐỨC- GIỮ VỮNG KỶ CƯƠNG
Truyền thống gia tộc là di sản quý báu về công tích, sự nghiệp
của tiền nhân để lại cho con cháu, thể hiện tình thương và trách nhiệm của
những người có cùng huyết thống trải qua nhiều thế hệ mà con cháu chúng
ta phải có nhiệm vụ tôn trọng, giữ gìn, bổ sung, lưu truyền mãi mãi. Mỗi thành
viên của dòng tộc cam kết thực hiện các điều khoản sau:
Điều 4. Phải có trách nhiệm
trong việc tôn trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống gia tộc. Noi dấu tiền
nhân sống biết tôn trọng đạo lý, cần kiệm, trên thuận dưới hòa, kính trên
nhường dưới, thật sự yêu thương đùm bọc, nhắc nhở, giúp đỡ nhau làm tròn nghĩa
vụ đối với gia đình, gia tộc và xã hội.
Điều 5. Thực hiện xây
dựng gia đình theo nếp sống văn minh, gia đình văn hóa. Xây dựng gia đình êm
ấm, giáo dục con cháu biết giữ gìn truyền thống dân tộc, biết sống nhân ái,
biết làm việc thiện
Điều 6. Giáo dục
con cháu trong mỗi gia đình chấp hành đúng pháp luật, quy định của địa
phương và các điều khoản của Tộc ước, Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch
hóa gia đình.
Điều 7. Trong từng gia đình,
các thành viên sống có trách nhiệm với nhau. Mọi bất hòa nên lấy nghĩa tình mà
giải quyết để tránh xảy ra mâu thuẫn. Lấy hiếu thảo, thương yêu, nhường nhịn mà
cư xử với nhau.
Điều 8. Từng gia đình có
trách nhiệm nhắc nhở, động viên con em trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải nghiêm chỉnh thi hành,
không trốn tránh, đào ngũ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của gia tộc.
Điều 9. Các bậc trưởng
thượng, cao niên, thành viên Hội đồng gia tộc; các vị trưởng các chi phái thực
sự sống mẫu mực về đạo đức, phẩm hạnh để làm gương cho con cháu noi theo.
Thường xuyên giáo dục con cháu nói lời hay, làm việc tốt để nâng cao uy tín, thanh
danh của dòng họ. Khi con cháu có điều sai trái nên lấy khoan dung nhân ái mà
xử sự.
Điều 10. Tộc có trách nhiệm
thường xuyên theo dõi, giáo dục lối sống đạo đức cho con cháu. Khi có việc tốt
thì kịp thời biểu dương, khen thưởng. Khi có sai trái thì uốn nắn kịp thời.
Điều 11. Toàn tộc không phân
biệt trai gái, dâu, rễ, thứ bậc, tự nguyện góp phần tốt nhất của mình chăm lo
mồ mả tổ tiên, chăm lo xây dựng Tự đường, giữ gìn ngày giỗ kỷ niệm và ngày tết
Nguyên đán thật trang nghiêm.
Điều 12.Quan hệ hôn nhân theo
đúng pháp luật. Thực hiện theo quy định của tổ tiên để lại là không kết hôn
trong cùng dòng tộc hoặc đang có quan hệ nội ngoại trong tộc, không được tảo
hôn, ép cưới, thực hiện hôn nhân tự nguyện. Nếu có trường hợp cá biệt
cũng phải trên cơ sở quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành.
Điều 13.Chăm lo giữ gìn kỷ
cương gia tộc, giữ gìn tốt mối quan hệ giữa các chi phái với tình cảm huyết
thống. Giữ gìn đoàn kết với các họ tộc khác.
CHƯƠNG III
VIỆC PHỤNG THỜ TỔ TIÊN, NHỮNG VIỆC
CÔNG ÍCH VÀ XÂY DỰNG GIA TỘC LÀNH MẠNH
Thờ phụng Tổ tiên là nghĩa cử biểu hiện đạo đức “uống nước nhớ
nguồn” của người Việt Nam, mỗi thành viên trong gia tộc có trách nhiệm
thực hiện quy định sau:
Điều 14. T ừ đường, Lăng mộ, cúng Tổ
1.Về Tổ đường: Từ đường
là nơi tôn nghiêm của dòng họ thờ Tổ tiên cùng các bậc tiền nhân. Từ đường dòng
Họ thờ từ Tổ đời thứ 6 trở lên. Dưới 6 đời thờ tại các từ đường chi ngành hoặc
gia từ.
Dòng
họ cần phải có kế hoạch tìm đất, tạo kinh phí để sớm xây dựng Từ đường.
Khi
có Từ đường dòng họ, con cháu ở xa muốn xin chân nhang thờ phải được sự đồng ý
của Ban thường trực dòng Họ; nơi thờ phụng phải được đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng
và tinh khiết.
2.Lăng mộ:
-
Dòng họ cần sớm xây dựng kế hoạch xây dựng Lăng mộ Tổ đường.
-
Lăng mộ Tổ đường phải được sạch sẽ, yên vị đảm bảo sự yên tĩnh tâm linh của tổ
tiên. Chỉ tổ chức quét dọn, lau chùi sạch sẽ trước ngày lễ Tổ.
-
Khu vực cát táng lăng theo sự phân bổ của các chi hiện nay nên đảm bảo sự hài
hòa, khách quan, đẹp đẽ theo thẩm mỹ chung. Không được tùy tiện thay đổi làm
xáo trộn nơi các anh linh yên nghỉ. Có trách nhiệm cùng nhau bảo vệ đất đai, mộ
trí khi khai quật hoặc mai táng phải báo cáo cho Trưởng chi và Ban thường trực
dòng Họ nắm được.
-
Trường hợp bên nội của các đối tượng là bà cô họ không có nghĩa trang hoặc ở xa
xin được để với chi họ thì các chi cũng nên chấp thuận, hỗ trợ tạo điều kiện,
nhưng trước đó phải đóng góp như đinh Họ.
3.Lễ cúng Tổ:
*
Hàng năm dòng họ Trần có 2 lệ cúng Tổ:
- Lễ
khai xuân ngày 15/2 (âm lịch) gồm: Lễ khai xuân, mừng thọ, khuyến học và công
nhận Đinh họ.
- Lễ
kỵ Tổ: 04/10 âm lịch.
Khi chưa xây dựng được Từ đường thì
hằng năm, vào Lễ kỵ Tổ sẽ xây dựng kế hoạch nêu rõ địa điểm tổ chức 02 ngày lễ
năm sau của dòng họ.
Điều
15. Việc thăm
hỏi và phúng viếng
1.Mừng thọ: Hàng
năm cứ vào lệ khai xuân 15/2 (âm lịch), dòng họ sẽ mừng thọ cho các bậc cao
niên bước sang tuổi 70, lễ mừng gồm có:
-
Thư mừng thọ, khăn đỏ và lộc Tổ trị giá 100.000đ. Sau đó cứ đến tuổi 80, 90,
100 trở lên dòng Họ sẽ chúc lại gồm thư mừng thọ + lộc Tổ trị giá 70.000đ. Bước
sang tuổi 90 dòng họ sẽ mừng bộ quần áo đỏ, tiến hành vào dịp lễ khai xuân do
dòng họ tổ chức.
2.Thăm hỏi: Người trong
dòng họ (Đinh họ, Dâu họ, nữ quy nam, bà cô) có công hoặc đóng góp tiền của lớn
cho dòng họ, khi bị ốm nặng đi bệnh viện về hay bị tai nạn rủi ro đột xuất, Ban
thường trực tổ chức đến thăm hỏi động viên và biếu quà vật chất bằng 1kg đường
trắng và 01 hộp sữa theo thời giá tại thời điểm đó, mức độ 01 lần/năm cho mỗi
người. Các lần sau chủ yếu thăm hỏi bằng tinh thần.
3.Phúng viếng, các đối tượng:
-
Đinh họ, Dâu họ, Cô họ là nữ quy nam: Khi qua đời dòng họ tổ chức lễ viếng, lễ
tiễn biệt (vật chất lễ tiễn biệt gia đình lo). Lễ viếng của dòng họ gồm: Bức
Trướng, 05 lạng chè búp, 01 chai rượu trắng và 100.000 đồng tiền mặt. Những
trường hợp ở xa, dòng họ cử đoàn đại biểu thay mặt cho dòng tộc để tổ chức lễ
phúng viếng, chi phí do quỹ dòng họ đảm nhận.
- Cô
không xuất giá khi chết: Dòng Họ tổ chức phúng viếng và tiễn biệt như Đinh họ.
- Cô
họ khi qua đời, lễ viếng của dòng họ gồm 05 lạng chè búp, 01 chai rượu trắng và
100.000 đồng tiền mặt.
Việc
đi phúng viếng và đi đưa tiễn biệt là trách nhiệm của mỗi thành viên trong dòng
họ trên tinh thần tự giác, tình cảm và máu thịt chung dòng họ. Xưa các cụ có
câu: “Nay người, mai ta, nghĩa tử là nghĩa tận”.
Điều16. Di sản, tài sản, quỹ, phả, sổ ghi tiến cúng của dòng họ và bia học vị
1.Di sản, tài sản của dòng họ:
Gồm
đất đai Từ đường; đồ thờ phụng; các hiện vật tiến cúng; phả họ; phú úy; bia đá;
sổ vàng; quy ước; các văn bản và tiền quỹ họ; quỹ khuyến học.
Quản
lý gìn giữ tài sản dòng Họ, đó là hiện vật vô giá. Do vậy mọi người trong họ
đều phải có trách nhiệm cùng nhau bảo vệ gìn giữ, không ai được tùy tiện sử
dụng vào tài sản của dòng họ khi chưa được sự đồng ý của dòng họ, Ban thường
trực dòng họ. Ai làm hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường.
- Sử
dụng tài sản, các đồ thờ chỉ để phụng thờ tiên Tổ tại Tổ đường: Chỉ có người
trong dòng họ khi có việc cần dùng thì được mượn, nếu để mất/hỏng thì phải bồi
thường. Trong quá trình sử dụng, khi xong việc phải trả ngay hoặc lưu lại gia
đình hoặc cho mượn truyền tay khi có ý kiến của người có trách nhiệm. Người cho
mượn, người mượn phải rõ ràng số lượng và tình trạng hiện vật trước/sau khi
trả.
2.Quỹ họ (thu và chi)
-
Thu quỹ họ: Gồm tiền quỹ, lãi suất tiền kinh doanh cho vay, tiền con cháu tiến
cúng và các nguồn thu khác (nếu có). Ban thường trực dòng Họ có trách nhiệm
chính lĩnh vực này về quản lý điều hành sử dụng. Mức đóng quỹ họ hằng năm là 500.000
đồng/Đinh họ, Dâu họ, Cô họ nữ quy nam; 300.000 đồng/Cô họ.
-
Phần chi: Quỹ họ để chi vào các việc tu sửa Từ đường, lăng mộ, mua sắm đồ thờ,
tiền nhang đăng tuần tiết, đồ dùng sinh hoạt, chi thăm hỏi ốm đau, ma chay theo
quy định và những việc khác như tiếp khách hoặc giao dịch..Từng lễ cúng Tổ
thường trực dòng họ nên dự toán chi và báo cáo trước họ. Nếu có việc đột xuất
phải chi thì thường trực dòng họ triệu tập Ban thường trực dòng họ bàn và quyết
định. Trưởng họ chi thường xuyên không quá 500.000đ/lần, ngoài phạm vi trên
trưởng họ phải thống nhất trước Ban thường trực dòng họ.
-
Tiết kiệm chi tiêu là yêu cầu thường xuyên trong hoạt động quỹ họ. Hàng năm
trước khi lễ khai xuân 15/2 và 04/10 quỹ quyết toán báo cáo công khai trước
dòng họ.
-
Chi chi quỹ phải là bộ 3: Trưởng họ - kế toán – thủ quỹ. Tổng số tiền họ giao
cho thủ quỹ quản lý kinh doanh lãi xuất theo quy định là 0,7%. 6 tháng tính lãi
1 lần (họ thu 0,5% quỹ hưởng hoa hồng là 0,2%). Nếu thủ quỹ làm tốt, họ sẽ có
thưởng, nếu để mất để đọng thì thủ quỹ phải đền. Nếu tiền không kinh doanh được
thì thủ quỹ phải báo ngay cho kế toán, trưởng họ biết để khấu trừ, còn không cứ
theo mức quy định đã đề ra.
3.Sổ vàng dòng họ:
* Sổ
vàng dòng họ ghi tên những người tiến cúng từ 1.000.000đ trở lên trên 1 lần đối
với quỹ họ và 1.000.000đ đối với quỹ khuyến học.
- Sổ
vàng dòng họ sẽ ghi những người có công đóng góp lớn vào việc cung phụng Tổ
đường mà được đại họ đồng ý.
- Sổ
vàng dòng họ ghi con cháu dòng họ đỗ cử nhân trở lên.
4.Bia học vị:
Dùng để khắc tên con, cháu,
chắt dòng họ khi có học vị Thạc sỹ trở lên.
5.Phả họ:
Là một tài sản vô giá, nó lưu truyền muôn đời. Do đó, phải đảm
bảo chính xác các đời, vai, hàng thứ trong dòng họ. Tất cả các đinh Họ khi có
con lấy chồng hoặc lấy vợ sinh con phải báo cáo cho trưởng miền, khu vực phụ
trách và trưởng chi để báo về Ban phả họ để ghi tên. Việc làm này tiến hành
thường xuyên. Họ duy trì Ban phả họ của dòng họ 5 người.
6.Tiến cúng:
Có 2
dạng tiến cúng là tiền và hiện vật
-
Tiến cúng tiền: Tất cả con cháu kể cả cháu, chắt ngoại có lòng tiến cúng tiền
vào họ đều được Họ ghi nhận, báo cáo công khai qua từng lễ cúng Tổ, được ghi
tên vào sổ vàng dòng họ.
-
Tiến cúng bằng hiện vật: Người tiến cúng tìm hiểu nhu cầu của dòng họ cần những
cái gì để khi tiến cúng không trùng nhau hoặc bị thừa. Khi tiến cúng phải được
Ban thường trực dòng họ và họ đồng ý mới được tiến cúng và được dòng họ tổ chức
đón nhận hiện vật theo nghi lễ trang trọng ở các lệ 15/2 hay 04/10.
7.Khuyến học
Họ Trần Đại tộc là một dòng họ lớn, có truyền thống hiếu học từ
bao đời mà sử sách đã từng ghi. Đo đó việc thành lập ban khuyến học họ và duy
trì hoạt động của lĩnh vực khuyến học là một việc làm cần thiết. Nhất định phải
thực hiện một cách chu đáo, cụ thể đảm bảo chất lượng cao nhằm khuyến tài –
khuyến dạy – khuyến học nhằm động viên con cháu trong dòng họ thi đua dạy tốt
và học tốt. Phát huy truyền thống của Tổ tiên. Do vậy, dòng họ có những quy
định cụ thể như sau:
a)Ban khuyến học:
Do thường trực dòng Họ cử ra và báo cáo trước họ. Trưởng ban
khuyến học là thành viên của Ban thường trực dòng họ. Ban khuyến học gồm 7
người: Trưởng ban, phó ban, kế toán, thủ quỹ và các thành viên chuyên trách các
miền.
*Nhiệm vụ Ban khuyến học:
-
Hàng năm tổng họp danh sách các con cháu trong dòng họ đang học ở các trường,
số lượng và kết quả học tập. Đặc biệt thống kế các cháu học sinh/sinh viên có
thành tích để kịp thời khen thưởng, các đối tượng khen thưởng là:
Các
cháu được vào Đại học/Cao đẳng/Trung cấp;
Các
cháu học sinh giỏi cấp huyện/cấp tỉnh trở lên;
Các
cháu đỗ kỹ sư khi ra trường;
Thành
tích giảng dạy của con cháu dòng họ là giáo viên được cơ quan có thẩm quyền cấp
huyện trở lên khen thưởng.
- Tổ
chức vinh quy bái Tổ cho con cháu đỗ Thạc sỹ, tiến sỹ và lễ khắc bia học vị.
-
Quản lý, điều hành và sử dụng quỹ khuyến học nhằm mục đích chính là phục vụ cho
lĩnh vực khuyến học nhưng có sư quản lý giám sát chặt chẽ của Ban thường trực
dòng họ. Quỹ hoạt động độc lập, chi tiêu rõ ràng, công khai và tiết kiệm. Bên
cạnh đó cũng luôn luôn phát động xông quỹ ở tất cả các Đinh họ, con cháu dòng
họ.
- Sử
dụng điều hành, kinh doanh quỹ khuyến học cũng như quỹ họ thời gian và lãi xuất
làm tốt thưởng, để đọng, thất thoát phải bồi thường.
b)Tổ chức phát thưởng:
-
Phát thưởng cho con cháu có thành tích vào lễ 15/2 âm lịch hàng năm. Các gia
đình có con em thuộc đối tượng được thưởng, cha mẹ báo với ủy viên phụ trách
các miền, nếu ở gần thì trình giấy khen hoặc quyết định, giấy báo nhập trường, ở
xa thì sử dụng bản photo (không cần công chứng) gửi về Ban khuyến học.
- Con
cháu họ làm nghề giáo viên cũng báo cáo về thành tích như dạy giỏi cấp
quận/huyện, thành phố/tỉnh, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh trở lên.
-
Ban khuyến học có trách nhiệm tổng hợp danh sách xét duyệt báo cáo với Ban
thường trực dòng họ để thống nhất và tổ chức lễ phát thưởng.
-
Khi nhận thưởng con cháu phải sắp xếp thời gian để về nhận thưởng được đông đủ,
cha mẹ của các cháu nên cùng về dự.
c)Tổ chức khắc tên vào bia học vị và lễ vinh quy bái Tổ:
- Lễ
vinh quy bái tổ cho các Thạc sỹ, Tiến sỹ tổ chức 3 năm/01 lần vào dịp lễ đầu
xuân 15/2. Hàng năm khi con cháu tốt nghiệp có trách nhiệm đăng ký với Ban
khuyến học và đóng góp kinh phí 1.000.000đ để khắc tên vào bia học vị, đóng quỹ
và lễ Vinh quy bái tổ. Thông báo cho dòng họ biết con cháu đã đổ Thạc sỹ, Tiến
sỹ về đăng ký theo lệ khai xuân hàng năm.
Điều17. Tổ chức của
họ
Dòng họ tổ chức theo mô hình dân chủ, đại diện gồm 4 chi. Họ bầu
ra Thường trực dòng họ.
1.Ban thường trực dòng họ
do hội nghị dòng họ bầu cử 5 năm/01 lần vào sau ngày kỵ Tổ 04/10 của năm thứ 5
gồm 9 đến 11 người.
-
Ban thường trực dòng họ làm việc theo nguyên tắc dân chủ tập trung, công khai
thống nhất mọi công việc để lãnh đạo. Thực hiện theo quy ước của dòng họ. Duy
trì mọi hoạt động của dòng họ, người đứng đầu là Trưởng họ phải chịu trách
nhiệm chính đối với họ tộc.
-
Ban thường trực dòng họ được quyền triệu tập dòng họ về họp để quyết định các
công việc của họ theo định kỳ hay hội nghị bất thường. Nội dung họp thường trực
họ thống nhất trước để trình họ quyền quyết định tối cao là Hội nghị dòng họ
quyết định đóng góp tiền công, bầu cử, bãi miễn hoặc sử đổi quy ước dòng họ
phải được đại đa số Đinh họ về họp biểu quyết thì mới có hiệu lực.
2.Tổ chức Ban thường trực dòng họ gồm:
+ Trưởng họ
+ Thư ký kế toán và tổ
chức của họ
+ Thủ quỹ
+ Thủ từ (Khi có Từ
đường)
+ Ủy viên phụ trách
khuyến học
+ Trưởng của 4 chi
Điều 18: Có trách nhiệm thờ
cúng Tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Việc giỗ chạp tùy theo điều kiện hoàn cảnh
của mỗi gia đình nhưng phải tiết kiệm, tránh phô trương lãng phí.
Điều 19. Con cháu tự
nguyện tham gia sinh hoạt của gia tộc theo quy định. Những này giỗ chạp của
tộc, của chi phái, nếu có điều kiện thì nhắc nhở con cháu đoàn tụ đông đủ để
biết bà, biết con.
Điều 20. Mỗi thành viên đều
phải có trách nhiệm tôn tạo, giữ gìn các công trình thờ tự của tộc họ. Phổ hệ,
gia phả phải đươc thường xuyên bổ sung. Quy ước ga tộc phải được sửa đổi theo
kịp đà phát triển của xã hội.
Điều 21. Trước ngày mồng 15
tháng chạp hằng năm, các chi phái tùy theo điều kiện mà tổ chức sửa sang nơi
yên nghỉ của Tổ tiên, ông bà. Riêng phần mộ từ đệ lục thế tổ trở lên nếu
chưa xây cất hoặc hư hỏng, Hội đồng gia tộc sẽ có kế hoạch thực hiện, Ngày tết
phải thăm viếng, hương khói mồ mả.
Điều 22. Tích cực tham gia
các hoạt động từ thiện trong tộc và ngoài xã hội; cư xử, đỡ đần nhau theo đạo
lý” lá lành đùm lá rách”.
Điều 23. Khi tộc họ có
những việc cần, có kêu gọi thì tùy khả năng sẵn sàng đóng góp và vận động mọi
người cùng đóng góp.
Điều 24. Con cháu của tộc
không phân biệt trai, gái, dâu, rể đều có quyền đóng góp ý kiến xây dựng
tộc và tham gia đề cử Hội đồng gia tộc.
Điều 25. Hội đồng gia tộc
do con cháu toàn tộc cử lên ở các lần đại hội. Mời những vị cao niên
trưởng thượng trong Hội đồng gia tộc làm cố vấn và thay mặt toàn tộc tế lễ cúng
bái Tổ tiên ông bà theo đúng lễ nghi truyền thống, phù hợp với nếp sống văn
hóa, văn minh đương thời. Thành viên Hội đồng gia tộc nên có nhiều con cháu trẻ
trung, có phẩm hạnh, năng lực và điều kiện chăm lo công việc cho tộc, không
phân biệt trai hay gái.
Điều 26. Tích cực đôn đốc chăm
lo việc công ích của dòng họ. Việc giỗ, chạp của Tộc tùy theo điều kiện khả
năng, tránh phô trương lãng phí tiền của. Thường xuyên theo dõi nhắc nhở công
việc tương thân, tương trợ, giúp đỡ thân tộc gặp phải bất hạnh, rủi ro, tai
nạn, đau ốm, tang khó hoặc rơi vào diện đói kém, nợ nân dây dưa…
CHƯƠNG IV
HỌC HÀNH- LẬP THÂN- LẬP NGHIỆP
Học hành, lập thân, lập nghiệp là bổn phận của mỗi người, phải
luôn thể hiện truyền thống hiếu học, cầu tiến của dòng họ xưa nay.Mỗi người,
mỗi thành viên của gia đình phải phấn đấu theo các điều khoản sau:
Điều 27. Việc học hành của
con cháu là việc hết sức quan trọng. Từng gia đình trong tộc phải phấn đấu cho
con em đều được học chữ và học nghề. Phấn đấu từng gia đình không có người thất
học, toàn tộc không có người mù chữ.
Điều 28. Từng chi phái phải
theo dõi báo cáo với Hội đồng gia tộc về danh sách những con cháu nghèo, hoàn
cảnh khó khăn vươn lên học giỏi, những cháu vào đại học hoặc sau đại học; những
cháu đạt được giải học sinh giỏi cấp tỉnh trở lên để Tộc biểu dương khen
thưởng, động viên vào ngày giỗ Tổ hàng năm.
Con cháu của Tộc phải luôn nêu cao ý chí vượt
mọi khó khăn để tạo cho mình có việc làm, có một nghề đứng đắn và ổn định. Phải
luôn phát huy tinh thần học hỏi, rèn luyện nâng cao tay nghề để nâng cao đời sống
gia đinh và làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Điều 29. Những người có nghề
nghiệp, có việc làm ổn định nên bảo ban dìu dắt, truyền dạy cho người chưa có
nghề hoặc thất nghiệp. Chú ý đến lớp trẻ và các cháu, hoàn thành nghĩa vụ quân
sự trở về.
Vì điều kện nào đó phải sống xa quê hương,
dòng tộc, bản thân phải luôn có ý thức chăm lo việc học tập, lập thân, lập
nghiệp để xứng đáng với gia đình, quê hương. Khi cần thiết tùy khả năng mà có
sự đóng góp tài năng, vật chất xây dựng quê hương, dòng tộc.
Điều 30. Để khuyến khích con
cháu học tập, lập thân, lập nghiệp, từng bước Tộc sẽ vận động lập quỹ khen
thưởng và hằng năm có trích một phần để khen thưởng khích lệ, giúp đỡ cho các
cháu có thành tích. Trước khi vào năm học mới Tộc sẽ họp mặt các cháu ở các độ
tuổi tai Tự đường để dặn dò, động viên.
Điều 31. Ghi nhận và biểu
dương công trạng của các con cháu khi thành đạt. Coi việc có nhiều con cháu làm
giàu chính đáng là niềm tự hào của dòng tộc, đồng thời cũng có biện pháp dạy
bảo, khuyên răn những người ngại khó, ngại khổ, thiếu ý chí, quyết tâm
phấn đấu trong học tâp, lập thân, lập nghiệp.
CHƯƠNG V
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH NO ẤM, HẠNH PHÚC,
TIÊN BỘ CÓ MỐI QUAN HỆ THÂN THIỆN VỚI XÓM LÀNG
Điều 32: Gia đình là tế bào của dòng tộc và là tế bào của xã hội, để có
một tộc họ tốt, xã hội tốt thì trước nhất phả xây dựng từng gia đình thật
tốt,đạt danh hiệu Gia đình văn hóa.
Điều 33. Gia đình là nơi sản sinh nuôi dưỡng, giáo dục
con người, gia đình không chỉ có tính chất di truyền nòi giống mà có truyền
thống gia phong mạnh mẽ tới mức có khả năng tiếp thu những văn minh tiến bộ,
nhanh nhạy để chống đỡ những tác động xấu từ bên ngoài. Từ mục đích,ý nghĩa và
tầm quan trọng của việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc tiến bộ, phát huy
truyền thống tốt đẹp của gia đình như một nguồn lực vô tận để phát triển xã
hội.
Điều 34. Một gia đình gương
mẫu, hạnh phúc bắt đầu từ sự hòa thuận thủy chung son sắt dân chủ bình đẳng
tiến bộ, biết chăm lo để nâng cao đời sống, con cháu lễ phép chăm học, chăm
làm, người lớn mẫu mực đối xử bình đẳng với con cháu, nuôi con khỏe, dạy con
ngoan, tạo điều kiện thuận lợi trong học tập, vui chơi giải trí và rèn luyện
đạo đức, sức khỏe Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để nuôi con khỏe, dạy con
ngoan.
Điều 35. Trong quan hệ hai
bên gia tộc, bốn bên nội ngoại phải đối xử bình đẳng, gánh vác công việc bên
nội cũng như bên ngoại, xứng đáng dâu hiền rể thảo.
Điều 36. Thực hiện tốt nghĩa
vụ công dân, không cờ bạc, rượu chè say sưa gây rối an ninh trật tư, làm rạn
nứt hạnh phúc gia đình, không còn nợ nần dây dưa, không vi phạm pháp luật,
không có con cháu thất học, khắc phục khó khăn tự lực vươn lên thoát khỏi đói
nghèo, nâng cao mức sống.
Điều 37. Trong quan hệ xã hội
phải tăng cường tình làng nghĩa xóm, luôn luôn gần gũi yêu thương giúp đỡ lẫn
nhau khi tối lửa tắt đèn, có ý nghĩa sâu nặng trong cuộc sống “ Bà con xa không
bằng láng giềng gần”.
Điều 38. Nhà cửa, công trình
vệ sinh sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, tôn trọng quyền lợi và cuộc sống
riêng tư của mọi người xung quanh, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp,
từng hộ gia đình gia tộc phấn đấu hằng năm 95% trở lên được địa phương công
nhận gia đình văn hóa.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 39. Tất cả con cháu trong tộc đều có trách nhiệm thực hiện và nhắc
nhở nhau thực hiện các điều khoản ghi trong tộc ước.
Điều 40. Nếu có trường hợp
con cháu vi phạm điều khoản trong chương I của Tộc ước thì tùy mức độ do Chi phái
đề nghị phải chịu các hình thức như: Tự kiểm điểm trước Chi phái, tự kiểm điểm
trước toàn Tộc và có biện pháp tự khắc phục, sửa chữa khuyết điểm.
Điều 41. Mức độ đóng góp của
con cháu vào các việc công đức của Tộc đều phải được Hội đồng gia tộc bàn định
thống nhất trên tinh thần tự nguyện, không áp đặt, bắt buộc. Có xem xét miễn
giảm các trường hợ có hoàn cảnh khó khăn.
Điều 35. Ngày giỗ Tổ, những
con cháu ở xã, có cùng địa chỉ, nếu không về được thì nên cử đại diện về dự và
báo cáo với tộc những điều làm được và chưa làm được theo quy ước của Tộc.
Điều 42. Mọi con cháu trong
Tộc không phân biệt gái trai đều có quyền tham dự bầu chọn Hội đồng gia tộc.
Đồng thời tham gia bàn bạc công việc của Tộc cũng như chịu sự điều chỉnh theo
các hình thức của Tộc đề ra nếu mình có vi phạm.
Điều 43. Trong mỗi gia đình
thành viên của Tộc khi có người qua đời, tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Tộc sẽ
có kế hoạch phối hợp với chính quyền và gia đình có người qua đời tổ chức tang
lễ phù hợp với tập quán truyền thống và nếp sống văn minh. Con cháu trong tộc
có trách nhiệm đến cùng tổ chức và tiễn đưa chu đáo người quá cố đến nơi yên
nghỉ cuối cùng.
Nếu người qua đời ở xa Hội đồng gia tộc thì
Chi phái có thể đại diện Tộc, thực hiện những lễ thức trên và Tộc sẽ thanh toán
lại.
Điều 44. Khi con cháu lập gia
đình, phải thông báo cho Hội đồng gia tộc để cử người đến dự và tặng quà. Quà
tặng có thể thay đổi theo từng thời điểm nhưng nhất thiết phải có một bản Tộc
ước xem như lời dặn dò của gia tộc đối với con cháu lập thân, lập đời.
Điều 45. Quy ước này được soạn thảo tháng 4/2022 và bắt đầu tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên trong dòng tộc cho đến khi quyết nghị tại Hội nghị dòng họ lần gần nhất. Nội dung tộc ước được phổ biến trao đổi rộng rãi trong toàn Tộc. Tùy theo yêu cầu phát triển của
xã hội, các điều khoản có thể thay đổi do Đại hội toàn tộc quyết định./.
Nga Thủy, ngày…… tháng….. năm 2022
HỘI ĐỒNG GIA TỘC TRẦN VĂN