Phần I GIỚI THIỆU CHUNG
A- Họ Nguyễn trong cộng đồng Việt Nam
"Con Chim có tổ, người phải có tông"Ở Trung Quốc, họ Lý là một dòng họ lâu đời, đã trên 2500 năm, đã lập nên triều đại nhà Đường nổi tiếng, để ngày nay có các danh nhân như Lý Bằng, Lý Quang Diệu, Lý Đăng Huy.Ở Việt Nam, họ Nguyễn cũng là một dòng họ lâu đời, có nguồn gốc từ đời Hồng Bàng, có hậu duệ rất đông đảo. Thời các vua Hùng, có viên tướng Nguyễn Cao Hạnh, phụ thân của Đức thánh Tản Viên Nguyễn Tuấn, một lạc tướng nổi tiếng.Trong cộng đồng đại gia đình Việt Nam ngày nay, đã có hơn 180 tộc họ lớn nhỏ khác nhau. Họ Nguyễn có nhiều chi họ lớn, không những là họ Hoàng gia có chiều dài chuyển tiếp quan trọng nhất trong lịch sử, mà còn là họ phổ biến trong quần chúng xa xưa. Chưa biết thủy tổ họ Nguyễn Việt nam là ai, có từ thời đại nào, chỉ biết rằng trong lịch sử Nước Nam, đã thấy họ Nguyễn xuất hiện khá đông, nhất là vào cuối đời nhà Lý (thế kỷ XII - XIII).Ngày nay chưa có bản thống kê nào cho biết tổng số người dân họ Nguyễn là bao nhiêu, chiếm tỷ lệ nào trong dân số Việt nam. Người họ Nguyễn đông đến nỗi người phương Tây, nhất là Pháp trước kia coi “Họ Nguyễn là Việt nam”, hoặc “Việt nam là họ Nguyễn”. Họ Nguyễn được coi là họ Hoàng Gia cuối cùng lớn nhất trong lịch sử Việt nam. Vì thế muốn biết có liên quan cật ruột với nhau thì phải có gia phả, tộc phả lật ra xem lại; nhất là trong những việc hôn nhân gia đình, dựng vợ cho con trai, gả chồng cho con gái, cần phải tránh người cùng huyết thống, để được thuận hợp với đạo lý dân tộc.
---- *** ----
B- Họ Nguyễn Chính Tộc làng Phương Ngải
C- Thủy Tổ Họ Nguyễn chính tộc Cụ Nhất Quang:
Thái Bình nói chung trong đó có Làng Phương Ngải xã Bình Minh Kiến xương Thái Bình ngày nay, là nơi hình thành muộn so với những nơi khác thuộc đồng bằng bắc bộ, do quá trình xâm thực của biển và được dòng phù sa hai con sông lớn là sông Hông và sông Trà Lý bồi tụ mà thành.Những năm cuối thế kỷ XVI - XVIII, Cư dân sinh sống vùng này, phần lớn là người từ miền trung du xuống lập nghiệp, tạo dựng cuộc sống trong nhiều thập niên. Trong số định cư ở làng Phương Ngải có hai cụ: Cụ Nguyễn Văn Quang (Cụ Nhất Quang ) và cụ Nguyễn Văn Án (Cụ Nhang Án), xuất xứ từ làng Bất Bạt, Huyện Thạch Thất, Tỉnh Sơn Tây.
Hai cụ là hai anh em cùng họ, chưa rõ cội nguồn anh em thế nào, chỉ biết cụ Nhất Quang là ngành trên, cụ Nhang Án là ngành dưới. Hai cụ mất từ lâu, phần mộ hai cụ được an táng gần kề nhau tại khu Nội Đông xã nhà. Quá trình phát triển nhiều thế hệ, tới nay hai cụ đã trở thành thủy tổ của hai ngành Họ Nguyễn làng Phương Ngải, Cụ Nhất Quang là thủy tổ “Họ Nguyễn Chính Tộc”. Cụ Nhất Quang, trước khi xuất xứ đi lập nghiệp, cụ đã có trình độ học vấn cao, được cấp bằng Hán học (tương đương bằng đại học sư phạm bây giờ) cụ đỗ nhất khoa bảng của trường lúc bấy giờ, tự Nhất Quang được suy tôn từ hồi đó. Khoảng thế kỷ XVIII-XIX, cụ về lập nghiệp dạy học ở vùng Tân Đệ Nam Định, sau đó về làng Phương Ngải định cư, mở lớp học tư thục ngay tại nhà thờ Họ Nguyễn trước đây. Lớp học được Cụ Chánh Khuê (con út cụ Nhất Quang), cụ Lý Trác (cháu nội), cụ Khoá Giác (chắt nội) ... nối nghiệp tiếp tục mở nhiều lớp học chữ Hán, đào tạo nhiều học trò ở làng và có cả các xã xung quanh. Lớp học của các cụ có tiếng là "khắt khe" của thời nho giáo ở làng Phương ngải thuở ấy, có lẽ do vậy nhiều thế hệ học trò của các cụ đã thành đạt.
Sơ lược các chi ngành Cụ Tuần Ích:
Chi I : Cụ Nguyễn Văn Chiêu:
Cụ Nguyễn Văn Chiêu là con trai cả của cụ Tuần Ích. Cụ lập gia đình với cụ bà là Bùi thị Tuyết, (Cụ Tuyết là chị gái Ông Bài ở xóm Hưng Đạo, hiện nay ở xóm Đông Thành Xã Bình Minh). Cụ Chiêu sinh được một con gái là cụ Nguyễn Thị Nguyện (Cụ Phiệt), lấy chồng là cụ Vũ Văn Ca , không có con trai nên cụ Chiêu cho cụ Ca về ở rể .Hai cụ sinh 4 con trai là: Vũ Xuân Quý, Vũ Xuân Rư, Vũ Xuân Tiến, Vũ Xuân Dần. Cụ Chiêu là trưởng họ Nguyễn Chính Tộc, cụ đảm nhận việc thờ cúng tổ tiên. Sau khi cụ mất, vì không có con trai nối dõi, Nhang án tổ tiên đã được rước sang thờ ở nhà cụ Nhang Thiêm (em trai cụ Chiêu). Hiện nay tuy là ngoại, nhưng con cháu cụ Chiêu vẫn thành tâm tham gia như một thành viên nội tộc .
---- *** ----
Chi II: Cụ Nhang Thiêm:
Cụ Nhang Thiêm là con trai thứ 2 của cụ Tuần Ích, sinh ra và lớn lên tại Thái bình, Cụ bà là Bùi Thị Kẹo (Con gái cụ Khởi) thuộc xóm 6 xã Bình minh ngày nay, cụ bà mất ngày 1/11/(âm lịch). Phần mộ hai cụ đều được quy tập trong lăng họ Nguyễn.Hai cụ sinh hạ được 7 người con, một trai, sáu gái:
- Cụ Nguyễn Thị Vẹt, Chồng là cụ Mai Văn Tu. con là Mai Văn Ưởng (ô Vèn)
- Cụ Nguyễn Thị Khắc, Con là ông Phương, ông Phi,
- Cụ Nguyễn Thị Ngơn, Con là ông Thạch, ông Hiện,
- Cụ Nguyễn Thị Hởi, Con là ông Chiều lớn, Chiều con,
- Cụ Nguyễn Thị Hảo, Con là Bà Nhu, bà Tứ,
- Cụ Nguyễn Văn Thiếp, Con là ông Oai, ông Vọng,
- Cụ Nguyễn Thị Cọi, Con là ông Luận, ông Học
---- *** ----
Chi III: Cụ Đoàn Ước:
Cụ Đoàn Ước con trai thứ 3 của cụ Tuần Ích, sinh ra và trưởng thành ở tại Thái Bình, mất ngày 10 tháng 3 năm Giáp thân-1944.
Cụ bà là cụ Phạm Thị Lơi, cùng quê Thái Bình, mất ngày 28/8 âm lịch.
Phần mộ hai cụ đã quy tập trong lăng họ.
Hai cụ sinh hạ được bốn người con, ba trai, một gái là:
- Cụ Nguyễn Văn Tấp ( Cụ Ao)
- Cụ Nguyễn Văn Ấu,
- Cụ Nguyễn Văn Vấu (mất)
- Cụ Nguyễn Thị Rốc
---- *** ----
Chi IV: Cụ Nguyễn Văn Tưng
Tằng tổ Cụ Nguyễn Văn Tưng, Cụ bà là Mai Thị Tèo: Hai cụ sinh hạ được sáu người con ba trai ba gái:
- Cụ Nguyễn Văn Lừng,
- Cụ Nguyễn Văn Nùng,
- Cụ Nguyễn Văn Sầm,
- Cụ Nguyễn Thị Thìn,
- Cụ Nguyễn Thị Mít,
- Cụ Nguyễn Thị Na
---- *** ----
Chi V: Cụ Nguyễn Văn Sĩ
Cụ Nguyễn Văn Sĩ, Cụ bà là cụ Nhung, Hai cụ sinh hạ được sáu người con, hai trai, bốn gái:
- Cụ Nguyễn Thị Niếu (cụ Kỉn, ở Vũ Lăng)
- Cụ Nguyễn Thị Mấn (cụ Công, con là Tuấn ..)
- Cụ Nguyễn Văn Liệu, có ba vợ:
Bà cả: Bà Cát, con là cô Bọc;
Bà hai: Bà Na, con là cô Yên;
Bà ba: Bà Mùi, con là cô Vui, cô Loan.
- Cụ Nguyễn Thị Mụn (cụ Bất)
- Cụ Nguyễn Thị Điệp (mất nhỏ)
- Cụ Nguyễn Văn Thùng (mất nhỏ).
---- *** ----
Chi VI: Cụ Quản Thố
Cụ Quản Thố, Cụ bà là Nguyễn Thị Hoàn,Cụ ông thường gọi là cụ Quản Thố, sinh sống và mất tại Tuyên Quang.
Cụ bà vẫn ở quê làm ruộng với các con, cụ mất ngày 19/11 AL, mất trước cụ ông, mộ cụ đã quy tập trong lăng họ Nguyễn.
Hai cụ sinh được sáu người con, bốn trai, hai gái:
1- Cụ Nguyễn Văn Cóc (Cúc lớn), lên sinh sống ở Tuyên Quang,
cụ có hai người vợ: Bà cả sinh hai con gái: Bà Khuy, lấy chồng là ông Đinh Huy Nam. Gia đình chuyển từ Tuyên quang về Hải phòng . Con gái thứ hai tên Nần, trên đường đi lên Tuyên quang tới Tân đệ, vì hoàn cảnh khó khăn, đã cho người khác nuôi, từ đó không có tin tức gì về bà nữa.
Bà hai, không có con chung, con riêng của bà là ông Thân, hiện đang sống ờ Tuyên quang thờ cúng cụ Cúc.
2- Cụ Nguyễn Thị Rạm (Rạm nhỏ), cụ ông là cụ Cận, gia đình sinh sống ở Tháí bình,
3- Cụ Nguyễn Văn Cún (Cúc nhỏ), sinh sống ở Thái bình,
cụ có hai vợ:Bà cả là bà Nga, con gái là Nguyễn Thị Thảo, lấy chồng ở Đông thành, xã Bình minh .
Bà hai là Phạm Thị Y, sinh một con trai là Nguyễn Văn Quyền, hiện gia đình đang sinh sống ổ xã Vân trường Tiền hải, Thái Bình, có bốn con gái .
4- Cụ Nguyễn Thị Rạm, lấy chồng là cụ Bùi Đình Lộc, quê ở Phương Ngải Đoài, gia đình hiện nay ở Tuyên quang, có 5 con: 2 trai, 3 gái .
5- Cụ Nguyễn Văn Nhèo (Cụ Thưởng) sinh năm 1919, ông lên Tuyên quang cùng bố rất sớm. Cụ bà Nguyễn Thị Nuôi, sinh năm 1928, quê Bình lục, Hà nam. Hai cụ sinh 3 con, một trai là Nguyễn Văn Quý, hai gái là Nguyễn Thị Phú và Nguyễn Thị Thi. Gia đình Bà Thưởng và con cháu đang ở xóm 10, xã Hương thành, thị xã Tuyên quang, tỉnh Tuyên quang.
6- Cụ Nguyễn Văn Ngân ( mất nhỏ)
---- *** ----
Chi VII: Cụ Nguyễn Văn Cố ( Mất nhỏ).
---- *** ----
Chi VIII: Cụ Nguyễn Thị Tuyết (Gái lớn),
Cụ ông là Bùi Văn Thâng, các con là:
- Cụ Bùi Văn Xứng, con là ông Lợi, ông Cư ...
- Cụ Bùi văn Thung, con là bà Khế (bà Phương) ...
- Cụ Bùi Thị Lật (cụ Bốn), con là ông Bản ...
- Cụ Bùi Thị Mạy (cụ Giai), con là ông Túc ...
- Cụ Bùi Thị Hí (cụ Thiềng), con là ông Thuý ...
- Cụ Bùi Thị Vui (cụ Thạch), con là ông Mộc ...
- Cụ Bùi Thị Gấu (cụ Trạm), con là ông Chúng, Chí ...
---- *** ----
Chi IX: Cụ Nguyễn Thị Gái (Gái nhỏ),
Cụ ông là Nguyễn Thiện Hiêu, các con là:
- Cụ Nguyễn Thiện Toan,
- Cụ Nguyễn Thiện Uôn, con là ông Thuôn ...
- Cụ Nguyễn Thị Mịch, con là Mạc, Long, Rậu ...
---- *** -----
NGHÀNH THỨ 3: Cụ Chánh Khuê
Cụ Chánh Khuê là con trai út, cụ thân sinh ra cụ Lý Trác, có cháu là cụ Khoá Giác, Ba đời gia đình đều là dòng dõi nho giáo, học hành đầy đủ, được các cụ giao trọng trách việc lập và trông coi nhà thờ họ đầu tiên.Cụ có chắt đích tôn 5 đời là Ông Nguyễn Văn Giàng (mất 2009), có con cháu sinh sống an tự trên đất của thủy tổ. Hiện nay tuy nhà thờ họ đã di chuyển về nơi mới, các con Ông Giàng vẫn tham gia mọi công việc trong họ một cách tích cực như trách nhiệm công việc của ông cha để lại, vừa thể hiện sự tôn trọng gia phong, sự đoàn kết thân ái trong dòng tộc .Trên đây chỉ mới nêu khái quát có tính liên hệ họ tộc. Từng Ngành, từng Chi phát triển bổ sung làm rõ cho đầy đủ, phong phú.
---- *** ----
Nhà thờ Họ Nguyễn (Từ đường)
Nhà thờ còn gọi là “Từ đường” là nhà thờ chung của cả dòng họ. Nơi thờ tự các cụ từ tiên tổ đến các đời kế tiếp. Nhà thờ họ cũng là nơi thể hiện lòng tin của con cháu hướng về cội nguồn tộc họ, lòng tin có sự hiện hữu của tổ tiên, ông bà, cha mẹ.Ở Việt nam ta, thường các gia đình cho dù theo tín ngưỡng nào, ngoài từ đường chung của dòng họ, trong mỗi gia đình còn dành riêng một vị trí trang trọng làm bàn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình.Nhiều dòng họ, các dịp tế lễ, cúng giỗ, đều mang gia phả đọc cho con cháu cùng nghe trước bàn thờ, để con cháu có dịp ôn lại hoặc học thêm những điều gia tiên, ông bà, cha mẹ để lại, mặc nhiên đã thành lớp học thiêng liêng, thiết thực trong một môi trường ấm cúng đông vui của dòng tộc, từ đó mà gia phong có cơ hội tồn tại và phát triển.
Từ đường Họ Nguyễn ta được xây dựng khá sớm trên đất cụ Chánh Khuê ở. Cụ Chánh Khuê Là con út cụ Nhất Quang, nhưng có dòng dõi nho giáo, nên được các cụ tổ giao trọng trách việc lập nhà thờ và duy trì việc thờ tự. Cụ Chánh Khuê đã một thời giữ các chức vụ trong làng: làm Lý Trưởng, Văn hội trưởng, khu trưởng, giáp trưởng (dịch từ bộ Cốt chủ chữ Hán, lưu tại nhà thờ họ). Từ đường họ Nguyễn từ những hồi đó đã nổi tiếng trong làng, được nhiều người ngưỡng mộ.
Họ Nguyễn có số đông ở trại dưới, ngành trưởng đầu tiên và hiện nay số đông cũng quây quần ở trại, theo nguyện vọng chung từ năm 1980 từ đường Họ Nguyễn đã được di dời về xây dựng trên đất cụ Nhang Thiêm .
Cuối năm 2000, "Từ đường mới" được xây cất lại trên khuân viên đất dòng tộc khai khẩn trước đây, có vị thế đẹp, thoáng mát, rộng rãi, khang trang. Hâù hết con cháu trong dòng tộc đều đồng lòng rất vui mừng phần khởi. (xem hình )
Phần mộ họ Nguyễn
Mộ thủy tổ: Phần mộ Thủy tổ cụ Nhất Quang, từ xưa tới nay vẫn giữ được nguyên vẹn đặt riêng trên gò đất rộng, cao ráo, ngay gần nghĩa địa nội đông, nay đã được xây dựng khang trang, bề thế. ( Xem hình trang 12 )
Lăng mộ họ Nguyễn: Phần mộ của tổ tiên ông bà trước đây thường để táng trên đất hương hỏa, rải rác nhiều nơi, nay đã được quy tập vào nghĩa trang của địa phương. Lăng mộ họ Nguyễn đã xây dựng riêng từ năm 1995.
Nhà thờ Họ trên đất cụ Nhang Thiêm
Nhà thờ Họ Nguyễn mới xây dựng
Lăng mộ Họ Nguyễn XD từ năm 1995.
Phần mộ Cụ Nhất Quang mới tôn tạo
Con cháu xa gần về đều tới viếng mộ thủy tổ
Phần mộ Cụ Nhất Quang trước khi xd
PHẦN II GIA PHẢ CHI CỤ ĐOÀN
Lần I Gia phả Chi Cụ Đoàn biên soạn năm 1999,
Lần II có sửa đổi bổ sung năm 2004, tuy chưa đầy đủ, nhưng đã được đông đảo các ông bà, anh chị em trân trọng và hoan nghênh.
Lần III Được các gia đình cung cấp thêm thông tin, với phương châm “không cầu toàn, nắm được tới đâu, làm tới đó”, tôi tiếp tục cho phát hành gia phả chi tộc lần thứ III. Hy vọng các gia đình tiếp tục bổ xung tư liệu để tái bản lần sau được hoàn chỉnh hơn.
Đời thứ III: Cụ Đoàn Ước:
Cụ Nguyễn Văn Ước, tên hiệu là Đoàn Ước, Dân làng và con cháu từ trước tới nay đều gọi là Cụ Đoàn. “Đoàn” là chức sắc của cụ làm việc ở làng xã, chức này thường do các cụ có chức sắc trong làng xã mua cho con trai.
Sinh tại quê hương Thái Bình, Mất ngày 10 tháng 3 năm giáp thân - 1944, hưởng thọ tuổi 70 .
Phần mộ Cụ đã quy tập trong lăng Họ Nguyễn Chính Tộc.
Đặc điểm: Các cụ cho biết, Cụ có dáng người cao, mảnh, khoẻ, trán hói cao, hiếu học, thông minh. Sống ở vùng nông nghiệp, nghề chính của cụ là làm vườn, trồng tỉa chăm sóc cây cối trong gia đình và giúp bà con xóm làng theo thời vụ. Chưa biết cụ học ở đâu mà Cụ lại có nghề cắt khâu quần áo rất khéo, hồi đó chưa có máy may như bây giờ, Cụ có tay nghề khéo, tính tình lại hồ hởi, nên được nhiều người nhờ vả và quý mến cụ.Cụ có tấm hình truyển thần từ trước để lại, đầu đội khăn xếp, áo the đen, quần trắng, ngồi trên ghế, trông rất nho sĩ (Ông Hoa là cháu nội có dáng người khá giống cụ). Tấm hình cụ luôn để trong một ống tre có nắp chụp khá cẩn thận, thưởng để chỗ thờ gia tiên tại nhà cụ Ao ở, những năm sau ông bà Ruật và anh Châu về ở vẫn còn. Sau này không rõ bị thất lạc khi nào. Năm 2012 hình cụ được trưởng chi Nguyễn Minh Châu cho phục chế khá công phu, đạt độ chuẩn xác cao so với tấm hình cũ. Ngày mùng 8 tháng 3 năm Nhâm thìn-2012, hình cụ đã được cháu chắt làm lễ an vị tại nơi thờ nghiêm trang. Thế là từ đây các thế hệ con cháu mai sau mãi mãi được chiêm ngưỡng cụ tổ chi tộc.
Cụ bà Phạm Thị Lơi:
Cụ Phạm Thị Lơi, là chị gái cụ Phạm Văn Bật (Cụ Bật là thân sinh cụ Phạm Văn Bất) . Gia đình ở trên Làng, nay là xóm Tây Hồ xã Bình Minh. Năm sinh xấp xỉ tuổi Cụ ông. Cụ có sở thích ăn trầu thuốc, có lẽ vì vậy nên tuổi già mà hàm rănng cụ vẫn còn đen nhánh và chắc khoẻ.Cụ là người phụ nữ đoan trang, giỏi việc đồng áng, đảm đương việc gia đình, tính tình hiền hậu, rất mực kính trọng chồng, thương yêu con cháu, hoà thuận với bà con thôn xóm, được dân làng kính nể. Cụ mất ngày 28 tháng 8 âm lịch, mất trước Cụ Ông, phần mộ được quy tập trong lăng Họ Nguyễn nhưng vị trí chưa rõ. Năm 2007 được thầy Tiến ở Tiền Hải bằng phương pháp ngoaị cảm đã chỉ rõ phần mộ cụ, phần mộ cụ đã xây lại và gắn bia đá, để con cháu mai sau ghi nhớ.
Tới nay hai cụ đã trở thành cụ tổ sáu đời của Chi tộc. Chi Cụ Đoàn là một trong những Chi tộc có con cháu phát triển đông và thành đạt, góp phần làm rạng rỡ truyền thống họ Nguyễn Chính Tộc.
Hai cụ thân sinh được bốn người con, ba trai, một gái là: cụ Nguyễn Văn Tấp (cụ Ao), cụ Nguyễn Văn Ấu, cụ Nguyễn Văn Vấu (mất trẻ), Cụ Nguyễn Thị Rốc
Nơi thờ Chi Cụ Đoàn
Cụ Nguyễn Văn Ao con trai trưởng lập án thờ chi tộc tại nhà của các cụ để lại (vị trí nhà chú Mạnh hiện nay). Sau khi cụ Ao mất, khoảng cuối năm 1976 , Ông Nguyễn Văn Hoa đã rước hương án các cụ về tại nhà Ông thờ cúng. Tuy nhà cửa và nơi thờ tự còn đơn giản, nhưng các ngày lễ tết, cúng giỗ, ông bà Hoa lo rất chu đáo về thủ tục cúng giỗ và luôn vui mừng đón lớp lớp con cháu gần xa quần tụ về cúng bái gia tiên trong bầu không khí đầm ấm vui vẻ thân ái.
Năm 2006, anh Nguyễn Minh Châu chắt đích tôn, đã nghỉ hưu tại TP Vũng Tàu, với mong muốn xây dựng trên khu đất của các cụ khai phá từ thủa về lập nghiệp ban đầu một căn nhà vừa phải, để trước hết làm nơi thờ cúng trang trọng tôn nghiêm với tổ tiên chi tộc, vừa là nơi cho con cháu các đời sau, khi về quê hương có nơi nghỉ ngơi thuận tiện. Được sự ủng hộ của ông bà Vọng, chú thím Mạnh, vợ chồng cô Nụ hỗ trợ cho phần đất ao, Được Ông Nguyễn Văn Ruật cháu nội út của cụ nhất trí cao và sự đòng lòng của mọi người trong Chi tộc và trong Họ, từ môt cái ao khá sâu, sau hai năm san lấp và xây dựng, đã hoàn thành việc xây dựng nhà. Phần trang bị nơi thờ cúng tổ tiên, được các gia đình trong chi tộc thành tâm đóng góp.
Năm 2007 Ông Nguyễn Văn Ruật, người ngôi thứ cao nhất của chi tộc chủ trì đã cùng các ông các bà và đông đủ con cháu tổ chức trọng thể lễ rước hương án Chi tộc Cụ Đoàn từ nhà Ông bà Hoa về nhà trưởng chi mới . Từ đây trở về sau, khu nhà này sẽ được con cháu trong chi tộc cùng nhau trông coi, chăm sóc như một di sản chung của chi tộc, là nơi tề tựu gặp gỡ những người thân của con cháu Cụ Đoàn.
Gia tộc Cụ Nguyễn Văn Ao
Cụ ông Nguyễn Văn AoTên huý là Nguyễn Văn Tấp,Tên tự: Cụ CậtTên hiệu: Cụ Ao Sinh năm: 1899 tại Thái Bình Mất ngày 11/11/Ất Mão năm 1975 tại Thái Bình, hưởng thọ 77 tuổi.
Đặc điểm: Cụ có thân hình cân đối, to, khoẻ, đậm người. Thời trẻ thì đẹp trai, về già thì đẹp lão, nước da Cụ luôn hồng hào, việc làm của cụ thường ở ngoài nắng gió, càng làm cho Cụ có dáng chắc nịch. Cụ rất ít râu, thường Cụ không để râu, nên gần tuổi 80, mà trông cụ vẫn chưa thuộc lớp lão làng.Tính tình, công việc: Cụ ít nói, tính trầm, làm việc bền bỉ, chịu đựng khó khăn, thật thà, được nhiều người gọi đi làm những công việc khác nhau ở nhiều nơi mà Cụ vẫn làm tốt.Vào đầu những năm 1941-1942 Cụ đã cùng một số người trong làng ra vùng mỏ than Hòn Gai - Hồng Quảng, nay là tỉnh Quảng Ninh tìm việc làm. Cụ làm bếp nấu ăn cho cai Pháp ở mỏ Cửa Ông, được giao thêm việc nấu cao hổ cốt. Cụ kể rằng có lần nấu cao, bọt trào lên, tiếc của, Cụ vớt ăn, nào ngờ bị béo phì, suýt chết. Cụ nói thật với cai Pháp, nên được cai Pháp cứu sống, từ đó về sau cụ rất hồng hào khoẻ mạnh. Tính cụ chân thật, làm việc lại cần mẫn, được cai Pháp tin dùng, cho làm suốt hơn mười năm ở vùng mỏ. Thời kỳ đó cụ có người bạn gái ở Cửa Ông, bà đã có hai người con trai riêng, hai cụ ăn ở với nhau nhưng không sinh thêm người con nào. Đầu những năm 1954, Cụ về quê sinh sống, thường đi làm thuê cho các gia đình trong làng xã, được nhiều người rất mến mộ. Từ cuối năm 1958 đến cuối năm 1962, anh Nguyễn Minh Châu, cháu đích tôn từ nhà cụ Bốn về ở với ông nội để đi học cấp II cho đến khi trúng tuyển đi học chuyên nghiệp ở Hà Nội. Năm 1966 tuy tuổi đã cao, nhưng còn mạnh khoẻ và minh mẫn, cụ đã đích thân lo việc đi hỏi vợ và cưới vợ cho cháu Nguyễn Minh Châu. Từ năm 1970 sức khoẻ có phần giảm sút, cụ ở nhà với gia đình con trai thứ ba là ông Nguyễn Văn Hoa. Tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng vẫn minh mẫn, cụ thường giành thời gian đi thăm hỏi bà con dân làng, tới từng nhà con cháu xem xét công việc làm ăn và khuyên bảo con cháu nhiều điều trong cuộc sống cho đến khi cụ qua đời năm 1975.Cụ bà Nguyễn Thị Hảo:Cụ mất ngày 22/4/Ất Dậu năm 1945. Cụ là con cụ Nguyễn Thiện Tấn, gia đình ở cùng xóm Đoàn Kết. Phần mộ Cụ đã quy tâp trong lăng Họ Nguyễn Chính Tộc, lập bia năm 2007.Cụ là người chăm chỉ giỏi việc nhà nông, tính tình hiền hậu, rất mực thương yêu chồng con, hoà thuận vui vẻ với bà con làng xóm, được mọi người kính nể. Hai cụ sinh được bẩy người con sáu trai một gái gồm các ông bà:1- Ông Nguyễn Văn Hiều,2- Ông Nguyễn Văn Đá,3- Ông Nguyễn Văn Hoa,4- Ông Nguyễn Văn Giang,5- Ông Nguyễn Văn Ruật,6- Ông Nguyễn Văn Ruất (mât),7- Bà Nguyễn Thị Rĩ (mất).Kinh tế hồi đó còn nhiều khó khăn, hai cụ đã tần tảo nuôi nấng con cháu khôn lớn, dạy dỗ con cháu lễ phép ngoan ngoãn, lo gây dựng gia đình trọn vẹn cho con cháu.Kể từ đây, từng gia đình tự sưu tầm cung cấp tư liệu, để được ghi chép chi tiết hơn. * * * I. Gia đình Ông Nguyễn Văn Hiều-Bà Nguyễn Thị Dứa :Ông Nguyễn Văn Hiều: Ông sinh tại Thái Bình, mất ngày 8/4/Ất Dậu-1945). Con trai đã quy âm ông vào chùa Phả Thiên số thứ tự 01 đầu sổ năm 2000. Năm 2003, con trai Nguyễn Minh Châu và cháu Nguyễn Văn Đức, được Bà Hồng ở Biên Hòa Đồng Nai bằng phương pháp ngoại cảm đặc biệt, đã chỉ dẫn tìm được phần mộ ông tại Nghĩa trang Chùa Phả Thiên phường Cẩm Sơn Thị xã Cẩm Phả Tỉnh Quảng Ninh; phần mộ đã được xây hoàn chỉnh từ năm 2006. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng được bố mẹ cho theo học chữ Nho tại nhà thầy Khoá Giác, ông là học sinh khá của lớp. Khoảng năm 1942-1943, Ông được bố đưa ra Hòn Gai làm ở mỏ than Cửa Ông để kiếm sống, vừa để có bố có con. Ông vừa có sức khoẻ, vừa có học hành, hiểu biết nhanh, Ông được một người bạn thân của bố giới thiệu, được cai mỏ đưa Ông vào lái xe Goòng chở than ở mỏ Cẩm Phả-Cửa Ông. Công việc đỡ vất vả và nguy hiểm hơn so với số thợ lò làm tại các mỏ. Tiếp đó ông đã đưa vợ và hai con ra để tìm việc làm, cho ổn định gia đình đỡ vất vả. Song chẳng bao lâu, ngày 8/4/Ất Dậu năm 1945, trong lúc đang lái xe goòng chở than, ông bị trúng đạn từ máy bay Nhật bắn chết với tuổi đời còn rất trẻ. Đám tang ông có nhiều người cùng làng và đông đảo bạn bè đã dự tiễn biệt ông. Thời kỳ làm ở đây, ông được các ông cùng quê hương (ông Cường, ông Đàm …) là những cán bộ hoạt động Cách mạng thời tiền khởi nghĩa tuyên truyền giác ngộ, được giao nhiệm vụ tuyên truyền đòi quyền lợi cho công nhân mỏ, ông rất sốt sắng và tỏ ra có năng khiếu về khả năng vận động thu hút mọi người. Bà Nguyễn Thị Dứa: Bà sinh năm 1912/Nhâm Tý (Theo CMND năm 1976), tại Thái Bình, là con gái cụ Nguyễn Văn Hiếu (tức Cụ Nhang Giứa). Hồi trẻ bà làm ruộng và buôn bán chạy chợ. Bà là người rất mực chiều chồng thương con, giữ nề nếp gia phong của người con dâu cả trong gia đình, hiếu thảo với cha mẹ, nghĩa tình với làng xóm, được mọi người trong họ và chi tộc yêu mến.Sau khi chồng mất, kinh tế gia đình rất khó khăn, mình bà tần tảo nuôi hai con, được vài năm, con gái lớn là Nguyễn Thị Lụa bị bệnh mất, buồn bã bà đưa con trai là Nguyễn Minh Châu về ở cùng ông bà ngoại. sau đó ít lâu bà đã đi bước nữa với ông Mai Văn Ưởng ông Vèn) sinh được hai người con, con gái là Mai Thị Hằng, gia đình hiên đang sinh sông tại Thị xã Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, con trai là Mai Văn Viển, bị bệnh mất hồi còn trẻ. Ông dượng mất năm 1979, sau khi lo sang cát cho ông và sắp xếp mọi việc ở quê chu toàn. Năm 1982 các con đã đón bà vào Vũng Tàu ở với con cháu, Bà mất ngày mùng 3 tháng 8 năm Canh Dần-2010, hưởng thọ 98 tuổi. Phần mộ bà an táng tại nghĩa trang Long Hương, Thị xã Bà Rịa. Anh Nguyễn Minh Châu-Chị Đoàn Thị Duyên:Anh Nguyễn Minh Châu: sinh ngày 15/4/1944/Giáp Thân, tại Thái Bình, chắt đích tôn chi cụ Đoàn, hiện giữ trách nhiệm “trưởng hội đồng chi tộc”, thay thế ông Ruật từ tháng 1 năm 2008. Cả gia đình đang sinh sống ở Thành phố Vũng Tàu.Cuộc đời anh bươn chải khá vất vả: Năm 1945 đã mồ côi cha lúc chưa đầy một tuổi, ở với ông bà ngoại, rồi đi ở với ông chú họ (cụ Bốn), sau về với ông nội, do hoàn cảnh khó khăn, ông nội phải đi làm kiếm sống, anh lại phải sống một mình … Nỗi buồn tủi cho thân phận nhiều khi ám ảnh anh, nhưng ý chí bền bỉ học hành có lẽ là bản lĩnh của anh.Lớn lên vất vả lắm anh mới học được hết cấp II năm 1962. Tháng 8/1962 anh thi trúng tuyển Trường Trung cấp nông lâm Trung ương Hà Nội, khoa cơ khí tàu thuyền. Quá trình ba năm học, ngoài khoản được Nhà nước cấp học bổng, không còn nguồn viện trợ nào khác, tuy có nhiều thiếu thốn, nhưng với anh đã là điều lý tưởng. Sau khi tốt nghiệp ra trường, năm 1965 được điều động ra công tác tại Xí nghiệp Đóng tàu Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh, làm cán bộ kỹ thuật đóng tàu. Ngoài thời gian làm việc, anh vẫn bền bỉ theo học bổ túc văn hoá cấp III.Năm 1966 anh lập gia đình với chị Đoàn Thị Duyên, cuộc đời anh từ đây đánh dấu bước ngoặt mới. Năm 1972, anh được cử đi học chính quy tại Trường Đại học Thuỷ sản Hải Phòng. Lúc này gia đinh đã có hai con nhỏ, đất nước lại đang có chiến tranh ác liệt, gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng được vợ đảm đương lo toan gánh vác việc gia đình, động viên anh yên tâm đi học, đó cũng là nguyện vọng của anh đã ấp ủ từ lâu. Năm 1977 tốt nghiệp đại học, được Tổng cục Thuỷ sản quyết định cử làm trưởng đoàn cán bộ vào Nam, điều tra kinh tế biển phục vụ cho kế hoạch chiến lược phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam, anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tháng 5 năm 1978 Tổng cục Thủy sản quyết định điều động tăng cường anh về công tác tại Ty thuỷ sản Đồng Nai, được bổ nhiệm là phó ban kiến thiết ty thuỷ sản Đồng nai, tiếp đó được bổ nhiệm làm trưởng ban kiến thiết kiêm phó giám đốc Quốc doanh đánh cá Đồng Nai.Năm 1984 được UBND Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo quyết định bổ nhiệm làm giám đốc Xí Nghiệp sửa chữa ô tô Vũng Tàu.Năm 1993 tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định điều động lên công tác tại Ban kinh tế tỉnh ủy và bổ nhiệm làm trưởng phòng công nghiệp Ban kinh tế tỉnh ủy. Năm 1997 được Ban tổ chức TW Đảng quyết định xếp ngạch “chuyên viên cao cấp” Ban kinh tế đợt đầu tiên, đó là niềm vinh dự đánh giá quá trình phấn đấu bền bỉ của anh.Từ 1/5/2004 tới nay, về nghỉ chế độ hưu trí tại Thành phố Vũng Tàu .Chị Đoàn Thị Duyên :Sinh năm 1944, quê quán: Đông Thành xã Bình Minh huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.Chị sinh ra trong một gia đình Nho giáo. Bố là trưởng Họ Đoàn, làm nghề thầy cúng và bốc thuốc bắc, chữa bệnh cho nhân dân. Dân làng gọi cụ là thầy “Pháp Thọ”. Ông có tiếng giữ nề nếp gia phong trong việc thờ cúng tổ tiên trong họ và việc nuôi dạy con cái trong gia đình. Mồ côi mẹ từ khi còn bé tý, chị ảnh hưởng sự giáo dục chủ yếu của bố. Năm 1962 đi thoát ly gia đình làm công nhân ngành lâm nghiệp ở Hoành Bồ tỉnh Quảng ninh.Năm 1966 lập gia đình, do công việc và hoàn cảnh khi đó,anh chị vẫn phải sống xa nhau. Năm 1968, chị chuyển công tác về lâm trường Tiên Yên tinh Quảng Ninh, nhưng anh chị vẫn phải sống xa nhau. Anh chi sinh ba con trai trên đất này.Năm 1972, chị được cơ quan quyết định cho đi học tại trường Đồng Mỏ, khá xa cơ quan, lại có hai con nhỏ, chồng đang học Đại học, quả là rất khó khăn, song chị vẫn quyết tâm sắp xếp chu toàn việc gia đình và đi học. Chính sự quyết tâm vượt khó đó, mà công việc của chị từ đó được sắp xếp ở những cương vị công tác khác nhau được thuận lợi hơn. Năm 1978 chuyển vào Vũng Tàu làm tại ty thủy sản Đồng nai, sau đó chuyển sang làm tại công ty thực phẩm Bà Rịa-Vũng Tàu,Năm 1987 tới nay về hưu tại Vũng Tàu, lo công việc gia đình, làm hậu thuẫn cho chồng con yên tâm công tác. ---- *** ----Gia đình ông Nguyễn Văn Đá- Bà Nguyễn Thi VảiÔng Nguyễn Văn Đá: Sinh năm 1921/Tân Dậu tại Thái BìnhMất ngày 23/12/Bính Dần năm 1986. Phần mộ được quy tập vào lăng mộ họ Nguyễn .Quá trình hoạt động của ông: Bà Nguyễn Thị Vải: Sinh năm Mất ngày 7/6/ âm lịch năm Phần mộ đã quy tập vào nghĩa trang họ Nguyễn.Ông bà sinh hạ được 9 người con:1- Nguyễn Văn Thành sinh năm , liệt sĩ chống Mỹ, phần mộ đã quy tập về nghĩa trang họ Nguyễn. Vợ là Nguyễn Thị Hường quê xóm Đoàn Kết xã Bình Minh Kiến xương Thái Bình. Sau gần 10 năm chông mất, chị mới đi bước nữa tại Hưng Đạo, Bình Minh.2- Nguyễn Thị Vân: Mất nhỏ3- Nguyễn Thị Thanh: sinh năm … lấy chồng là Trần Văn Doanh ở Phú Mỹ, Bình Minh Kiến Xương Thái Bình.Có hai con là Trần Văn Điềm và Trần Thị Nhàn.Hiện gia đình đang sinh sống tại quê nhà.4- Nguyễn Thi Răm: sinh năm ….. Lấy chồng là Trương Văn Tốn xã Tán Thuật, Kiến Xương. Sinh 2 con là Trương Văn Tuấn và Trương Thị Lan. Gia đình hiện sinh sống ổ Uông Bí Quảng Ninh.5- Nguyễn Thị Mùi: sinh năm …. Lấy chồng là Nguyễn Văn Lưu, ở xã Hoà Bình Kiến Xương. Sinh 2 con là Nguyễn Văn Thuỷ và Nguyễn Thị Thuý. Gia đình hiện sinh sống tại TP Đồng xoài tỉnh Bình Phước.6- Nguyễn Thị Là: sinh năm ….Lấy chồng là Phạm Văn Hồng, người cùng quê hương. Sinh được 2 con là Phạm Thị Hoàn và Phạm Thị Huyền. Gia đình hiện sinh sống tại quê hương.7- Nguyễn Văn Tú Sinh năm 1962/Nhâm Dần, tại Thái Bình.Anh luôn tham gia công tác ở địa phương, làm thôn trưởng rồi Bí thủ chi bộ thôn … anh luôn là người tận tụy công tác, được bà con yêu mến tín nhiệm Vợ là Nguyễn Thị Thoả quê quán cùng làng Phương Ngải Đông xã Bình Minh Huyện Kiến Xương Thái Bình.Sinh được 2 con: - Nguyễn Thị Thu sinh ngày 11/6/1984 (23/5/Giáp Tý) tại Thái Bình , tốt nghiệp cử nhân kinh tế ngtành Quản trị kinh doanh du lịch và dịch vụ lữ hành , trường Đại học Văn Hiến Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010 công tác tại Công ty cổ phần Nam Châu Thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, nay đã lập gia đình chuyển lên công tác tại TP Hồ Chí Minh, với chông là Nguyễn Thiện Duy.- Nguyễn Minh Tuấn sinh năm 1992/Nhâm Thân, đã có thời kỳ học ở Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội, cơ sở II tại Ninh Thuận. Do có những lý do riêng tư, đã nghỉ học, hiện đang làm tại cơ sở sản xuất tỉnh Bình Dương và đang có ý tiếp tục học để vươn lên.8- Nguyễn Văn Cử: Sinh ra và lớn lên tại quê hương, có lẽ anh là người được diễm phúc hưởng lộc của các cụ trao lại nhiệm làm nghề thầy cúng, tới nay tiếng tăm nghề cúng của anh không chỉ ở quê nhà mà nhiều người ở các nơi trong và ngoài tỉnh đều biết đến. Vợ là Vũ Thị Roan, cùng quê hương. Sinh đươc 2 con là Nguyễn Văn Tùng sinh năm Nguyễn Văn Tiến sinh năm9-Nguyễn Văn Cừ (mất nhỏ) ---- *** ---- Gia đình Ông Nguyễn Văn Hoa-Bà Chu Thị Háu:Ông Nguyễn Văn Hoa: sinh năm 1923/Quý Hợi, tại Bình Minh, Kiến Xương, Thái Bình. Mất ngày 03/9/Ất Sửu - năm 1985. Phần mộ được an táng tại Nghĩa trang quê nhà, trong lăng mộ họ.Cuộc đời và sự nghiệp:Ông sinh ra trong một gia đình nông dân, gia đình nghèo, nhưng ông rất hăng say trong lao động và sản xuất. Ông lớn lên trong thời gian đất nước còn đang chiến tranh, Ông đã gia nhập dân quân du kích để chống lại giặc ngoại xâm. Trong chiến tranh , ông được cử làm đội phó đơn vị dân quân du kích của khu Đông Nghĩa Phú. Đã tham gia đánh bốt Quang Bình, bốt Lê, được tặng thưởng giấy khen. Bà Chu Thị Háu, quê ở thôn Phú Mỹ xã Bình Minh. Bà chuyên nghề nông nghiệp. Bà sống hòa thuận với mọi người. Bà luôn chăm lo việc cúng giỗ gia tiên rất chu đáo, bây giờ sức khỏe giảm sút, nhưng bà vẫn luôn nhắc nhở con cháu lo toan việc thờ phụng gia tiên. Thời gian cháu Châu về làm nhà để thờ tự các cụ, bà vô cùng phấn khởi, hầu như ngày nào bà cũng chống gậy sang xem con cháu làm, bây giờ cứ rảnh lúc nào bà lại tranh thủ sang, vừa để trông cái nhà cái cửa cho con cháu, vừa để được chiêm ngưỡng nơi thờ tự trang nghiêm của chi tộc. Những ngày giỗ tổ bà luôn có mặt đễ nhắc nhở con cháu lo toan chu đáo, bà là người chu toàn việc cúng bái gia tiên, làm gtương cho con cháu noi theo. Ông bà sinh được 8 người con:1- Nguyễn Văn Đỏ, mất hồi còn nhỏ.2- Nguyễn Ngọc Đức:Sinh năm 1951/ Tân Mão, tại Bình minh Kiến xương Thái Bình.Chỗ ở hiện nay: Phường Quang Trung, Thị xã Uông Bí Quảng Ninh.Thời gian còn nhỏ, được cha mẹ nuôi ăn học. Lớn lên trưởng thành anh được đi học Trung cấp kỹ thuật cơ điện. Thời kỳ cả nước có chiến tranh, anh đã lên đường gia nhập quân đội nhân dân Việt Nam vào Nam đánh Mỹ. Sau giải phóng Miền Nam, anh về trường học tiếp. Sau khi ra trường anh được quyết định về công tác tại Uông Bí Quảng Ninh, rồi xây dựng gia đình với chị Phạm Thị Hiên, sinh năm 1953/Quý Tỵ, quê ở xã Thượng Hiền Kiến Xương Thái Bình.Anh chị sinh được ba con: Nguyễn Tuấn Anh sinh năm 1982/Nhâm Tuất Nguyễn Thị Mai sinh năm 1985/Ất Sửu Nguyễn Thị Ngọc sinh năm 1989/Kỷ Tỵ.3- Nguyễn Thị Ngọ: sinh năm 1954/Giáp Ngọ.Còn nhỏ chị được gia đình cho ăn học. Lớn lên gia nhập q1uân đội nhân dân Việt Nam. Hoàn thành nghĩa vụ, chị về xây dưng gia đình với anh Vũ Duy Hoà, sinh năm 1954 quê quán xã Xuân Phú, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Anh chị sinh được ba người con: Vũ Văn Hưng, sinh năm 1980/Canh Thân, Vũ Văn Yên, sinh năm 1983/Quý Hợi, Vũ Thị Oanh, sinh năm 1991/Tân Mùi, mất năm 1998.4- Nguyễn Thị Ngó: mất hồi còn nhỏ.5- Nguyễn Thị Ngận: sinh năm 1961 (Tân Sửu).Còn nhỏ, gia đinh nuôi ăn học, lớn lên chị tham gia công tác Đoàn thanh niên tại địa phương, trưởng thành chị đi xây dưng gia đình với anh Vũ Xuân Đang, sinh năm 1960 sinh quán tại xóm 4 xã Bình Minh, Kiến Xương Thái Bình. Anh chị sinh được 3 người con tai: Vũ Văn Toản sinh năm 1980 (Canh Thân), Vũ Văn Quân sinh năm 1983 (Quý Hợi), Vũ Văn Tùng sinh năm 1992 (Nhâm Thân).6- Nguyễn Văn Hạnh - Nguyễn Thị Định: Anh Nguyễn Văn Hạnh sinh năm 1964 (Giáp Thìn), tại Bình Minh Kiến Xươngt Thái Bình. Còn nhỏ đươc gia đình nuôi ăn học. Lớn lên gia nhập Quân đội NDVN. Hoàn thành nhiêm vụ, anh trở về địa phương làm ăn sinh sống. anh có nghề xây dựng dân dụng tương đối khá, đã đi thầu xây dựng nhiều công trình trong và ngoài tinh, có những thời gian làm cả trên Hà Nội, có thời kỳ vào làm xây dưng tận trong Vũng Tàu, ở đâu aqnh cũng được gtia chủ tín nhiệm. Vợ anh chị Nguyễn Thị Định, sinh năm 1964 quê xã Nam Cao, Kiến xương, Thái Bình.Anh chị sinh được hai người con: Nguyễn Thị Khuyên, sinh năm 1987 (Đinh Mão),Nguyễn Ngọc Khánh, sinh năm 1993 (Quý Dậu).7-Nguyễn Văn Hiền – Lương Thị Luân: Nguyễn Văn Hiền sinh năm 1968 (Mậu Thân), tại Thái Binh.Lớn lên gia đình cho ăn học rồi tham gia sản xuất tại địa phương. Hiện nay làm khá nhiều nghề, trong đó có nghề xây dựng, anh lanm2 cũng khá khéo tay.Vợ anh là chi Lương Thị Luân, sinh năm 1965(Ất Tỵ), quê xã Hoà Bình, Kiến Xương, Thái Bình. Sinh được hai con: Nguyễn Thị Chi sinh năm 1990 (Canh Ngọ), Nguyễn Văn Hậu, sinh năm 1993 (Quý Dậu).8- Nguyễn Thị Hà: sinh năm 1970/Canh Tuất tại Thái Binh.Từ nhỏ gia đình cho ăn học, lớn lên tham gia sản xuất cùng gia đình, trưởng thành đi lập gia đình vời anh Mai Xuân Quỳnh, xóm 9, Binh minh, Kiến Xương, Thái Bình. Hiên nay gia đình đang sinh sông tại xã Nha Bích huyện Chơn thành, tỉnh Bình Phước.---- *** ----Gia đình Ông Nguyễn Văn Giang-Bà Nguyễn Thị ThảoÔng Nguyễn Văn Giang: sinh năm 1925/Ất Sửu, tại Bình minh, Kiến Xương, Thái Binh. Mất ngày 8/9/Quý Dậu năm 1993. Phần mộ được an táng tại nghĩa trang quê nhà.Cuộc đời sự nghiệp của ông: Ông sinh ra trong một gia đình nghèo. Ông rất hăng say lao đông, sản xuất. Đất nước có chiến tranh, ông gia nhập lực lương du lích ở địa phương. Ông chiến đấu rất kiên cường, gan dạ. Ông được tặng nhiều giấy khen trong chiến đấu chống thực dân Pháp. Bà Nguyễn Thị Thảo, sinh quán tại xã Hoà Bình, Kiến Xương Thái Bình. Có thời kỳ ông đã đưa cả gia đình đi lên vùng kinh tế mới. Được ít lâu sau, ông lại đưa gia đinh trở lại quê hương, lập lại cuộc đời, nhà cửa tạm bợ, công việc nhà nông thay đồi, nên càng gặp khó khăn. Ông được HTX bố trí làm ở trại chăn nuôi của xã, ông làm rất có trách nhiệm, được nhiều người tin tưởng. dần dần kinh tế gia đình mới được hồi phục Ông bà sinh hạ được 6 người con, nay đều đã trưởng thành, mỗi người đều đã lập gia đình, có nhà cửa riêng, nhiều cháu nội ngoại học hành thành đạt :1- Nguyễn Thị Nứa, sau này đổi là Hương, sinh năm 1954/Giáp Ngọ, tại Thái Bình. Hồi nhỏ, được gia đinh cho ăn học. trưởng thành gia nhập quân đội NDVN. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ , chị xây dựng gia đình với anh Phạm Đức Chính, quê ở xã Bình Minh. Anh chi sinh hạ được hai người con: Con gái: Phạm Hồng Điệp, Con trai: Phạm Đức QuýGia đình hiện nay sinh sống tại Thủ đông Hà Nội. 2- Nguyễn Văn Hải: Sinh năm 1956/Bính Thân tại Thái Bình. Đi bộ đội năm 1975 tại tỉnh Công Tum, xuất ngũ năm 1980.Vợ là Trần Thị Thìn, sinh năm 1958, làm ruộng.Sinh được 3 người con là: Nguyễn Văn Trung sinh năm Nguyễn Mạnh Dũng sinh năm Nguyễn Thi Huế sinh năm 3- Nguyễn Đức Nhuận: sinh năm 1958/Mậu Tuất.Đi bộ đội năm 1977, phục viên năm 1982, huân chương chiến công hạng ba.Vợ Lương Thị DungSinh được 3 con : Nguyễn Hoàng Sinh, sinh năm 19 Nguyễn Thanh Sang ( Mất năm 1988) Nguyễn Tuấn Vũ, sinh năm 19 4- Nguyễn Văn Nghĩa: sinh năm 1961/Tân SửuĐi bộ đội năm 1980, xuất ngũ năm 1984.Vợ là Vũ Thị Nhụ, sinhy năm 19Sinh được 3 con: Nguyễn Văn Ngọc sinh năm Nguyễn Thị Hồng sinh năm Nguyễn Văn Khải sinhy năm 5- Nguyễn Văn Hạm: sinh nămĐi công nhân mỏ năm , nay làm ruộng.Vợ là Vũ Thị ThuỳSinh đươc 2 con: Nguyễn Văn Biên sinh năm Nguyễn Hải Hoà sinh nâm 6- Nguyễn Văn Mạnh: sinh năm Vợ là Phạm Thị Nhạn sinh năm , người xóm Hưng Đạo xã Bình MinhSinh được 2 con: Nguyễn Văn Bách, sinh năm Nguyễn Thi Kiều Chinh---- *** ----Gia đình Ông Nguyễn Văn Ruật-Bà Phạm Thị SơnÔng Nguyễn Văn Ruật: Ông gia nhập quân đội nhân dân Việt nam, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ra quân, ông được điều động về công tác tại phòng Tài chính quản trị, huyện ủy Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Khi về hưu ông trở về quê hương ở. Về quê ông tích cực tham gia xây dựng địa phương, tham gia công tác trong hội cựu chiến binh thôn Phương Ngải, tham gia sinh hoạt Đảng và các công tác xã hội khác khi được tín nhiệm phân công, ông đều ra sức tham gia với trách nhiệm cao. Đặc biệt ông rất quan tâm việc giáo dục cho con cháu trong chi tộc và trong họ tộc. Ông là người không bao giờ nóng nảy với con cháu, luôn lấy diều hay khuyên răn con cháu, Ông là người mẫu mực luôn được con cháu kính trọng, vâng lời ông. Ông đã ra đi trong một cơn tai biến đột ngột, để lại muôn vàn tiếc thương trong họ, ngoài làng xã. Bà Phạm Thị Sơn: Bà là người làng Phú Mỹ cùng xã Bình minh. Hồi trẻ bà chuyên nghề nông nghiệp, song giỏi dang, bà còn là diễn viên văn nghệ của xã, tham gia biểu diễn nhiều nơi, được khán giả ái mộ. Sau khi lập gia đình bà là người đảm đương trọn vẹn việc gia đình chăm mẹ già con nhỏ cho chồng yên tâm đi phục vụ tổ quốc. Bà tích cực tham gia công tác ở địa phương, tính tình bà hồ hởi, luôn chú trọng khuyên nhủ con cháu làm việc tốt. Ông bà sinh hạ được 7 người con:1- Nguyễn Thị Thắm: chồng là Vũ Đăng Khoa ở xóm Việt Hùng xã Bình Minh. Sinh 3 con là Vũ Văn Khanh, Vũ Thị Tươi, Vũ Thị Vui. Gia đình hiện đang sinh sống tại quê nhà.2- Nguyễn Thị Thảo: (mất do bị boỏng)3- Nguyễn Thị Hường: lấy chồng là Đỗ Văn Năm, quê quán tại Xã Cẩm Ninh Huyện Ân Thi Tỉnh Hưng Yên. (mất do tai nạn giao thông). Sinh hạ 2 con là Đỗ Thế Anh và Đỗ Thị Kim Anh. Gia đình ba mẹ con hiện đang sinh sống tại Thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.4- Nguyễn Văn Vinh: (mất nhỏ)5- Nguyễn Thị Vân: Chồng là Phạm Xuân Hải, người cùng làng. Sinh hạ được 2 con là Phạm Văn Đại và Phạm Văn Nam . Gia đình hiên đang sinh sống tại quê hương. 6- Nguyễn Thị Lý, lấy chồng là Vũ Minh Thái, con là Vũ Minh Đức và Vũ Minh Phúc. Gia đình hiện sinh sống tại TP Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.7- Nguyễn Văn Lịch: sinh năm 19.. tại Thái Bình Đã có thời gian anh đi học ngành sửa chữa ô tô ở trường Trung cấp lâm nghiệp tỉnh Bình Dương, sau khi tốt nghiệp đã làm việc ở công ty sản xuất bê tông tươi, phục vụ các công trình xây dựng tại tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Gia đình đơn người, anh lại là con trai cả của gia đinh, anh đã quyết định trở về quê tìm việc làm mới, để được gần gũi, chăm sóc bố mẹ. Tình hình việc làm ở quê có những khó khăn, anh phải qua nhiều cơ sở làm việc ở Tiền Hải Thái Bình, ở công ty thủy điện Quảng ninh, và hiện nay đang làm việc ở công ty Sông Đà tại Hải Phòng.Năm 2010 anh lập gia đình, vợ là Đoàn Thị Lin quê ở Hải Phòng, mới sanh con gái là Nguyễn Phương Linh. ---- *** ----Gia tộc Cụ Nguyễn Văn Ấu:Phả đồ trưởng nam gia tộc cụ Ấu: Cụ Nguyễn Văn Ấu:Mất ngày: tháng 9/1949, thọ 49 tuổiĐặc điểm Cụ Nguyễn Thị Cải: Là con gái cụ Nguyễn Văn Tung, làng Ngải Đông, Binh Minh, Kiến Xương, Thái BìnhMất ngày: tháng 2/1953, thọ 53 tuổi I. Gia đình Ông Nguyễn Văn Cự-Bà Lê Thị ThìaÔng Nguyễn Văn Cự: Sinh năm 1922,Tại Bình Minh Kiến Xương Thái Bình.Mất ngày 27/6/Nhâm Tuất năm 1982, thọ 59 tuổiPhần mộ đã quy tập vào nghĩa trang Họ Nguyễn.Cuộc đời và sự nghiệp: Thời kỳ chống Pháp, ông là Trung đội trưởng du kích. Hòa bình lập lại, ông là Bí thư liên chi bộ Đông-nghĩa-Phú.Bà Lê Thi Thìa:Sinh năm 1923, Quê quán tại xã Quang Bình Kiến Xương Thái BìnhBà chuyên nghề nông . Tính tình hiền hậu Hiện nay tuổi tác tuy cao, nhưng còn khá minh mẫn, đang ở với con trai cả tại quê hương.Ông bà sinh hạ được 6 người con:1. Nguyễn Thị Mận: sinh năm 1949, tại Thái BìnhLập gia đình với anh Vũ Đình Thám, cùng làng xã . Sinh được 2 con là Vũ Thị Hằng và Vũ Văn Chiến.2. Nguyễn Thị Nụ:Sinh năm 1953 tại Thái Bình Quá trình sinh trưởng: Chồng là Nguyễn Văn Bân, quê ở xã Binh Minh Kiến Xương Thái Bình.Sinh con là Nguyễn Văn Minh Hiện nay gia đình đang sinh sống tại Thủ đô Hà Nội.3. Nguyễn Văn Quang-Nguyễn Thị Tâm:Nguyễn Văn Quang: Sinh năm 1957, Tại Thái BìnhQuá trình trưởng thành: Đi bộ đội là trung úy quân đội NDVN. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, phục viên về tham gia công tác tại địa phương. Anh luôn được Đảng và nhân dân tín nhiệm bầu giữ chức vụ trọng trách trong xã. Đã được bầu là phó chủ tịch UBND xã, chủ tịch UBND xã, rồi Bí thư Đảng ủy xã và nay là chủ tịch UBND xã Bình Minh. Nguyễn Thị Tâm:Sinh tại Bình Minh Kiến Xương Thái BìnhSinh hạ được 2 con trai: Nguyễn Văn Vinh sinh năm Nguyễn Văn Vịnh, sinh năm 4. Nguyễn Thị Thìn:Sinh năm 1961 tại Thái BìnhChồng là Nguyễn Văn Linh, quê quán tại Sinh hạ được 3 con là: Nguyễn Văn Tuấn,Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Văn Trung5. Nguyễn Văn Dương-Bùi Thị Phượng:Nguyễn Văn Dương: Sinh năm 1968 tại Bình Minhy Kiến Xương Thái Bình.Bùi Thị Phượng:Sinh được 2 con là: Nguyễn Thị Phương, lấy chồng là Vũ Thành Long Nguyễn Văn Đại6. Nguyễn Thị Tuất:Sinh năm 1971 tại Thái Bình.Lấy chồng là Bùi Văn Hải, quê quán tại Bình Minh. Có 2 con là Bùi Thị Xuân và Bùi Văn Hùng ---- *** ----II. Gia đình Ông Nguyễn Văn Lập - Bà Phạm Thị CầmÔng Nguyễn Văn Lập:Sinh năm Tại Bình Minhy Kiến Xương Thái BinhMất ngày / / năm 1993.Quá trình hoạt động : Bà Phạm Thị Cẩm:Sinh năm …. Tại thôn Tây Hồ xã Bình MinhQuá trình hoạt động:Sinh được 10 người con:1. Nguyễn Thị Mão: Mất nhỏ.2. Nguyễn Thị Mùi:Sinh năm … Quá trình trưởng thành: Lấy chồng là anh Trương Văn Hỷ, quê xã Tán Thuật Kiến Xương Thái Bình.Sinh hạ đươc 4 con là: Trương Văn Huy Trương Thị Hiền Trương Thị Thuỷ 3. Nguyễn Thị Thơm:Sinhy năm tại Thái BìnhQuá trình trưởng thành: Lập gia đình với anh Trương Văn Trì quê quán tại ………….Sinh hạ đươc 4 con là : Trương Thị Nga Trương Văn Nam Trương Thị Loan Trương Thị Thương4. Nguyễn Văn Tho: Sinh năm …., Liệt sĩ hy sinh ngày 29/4/1979Phần mộ được an táng tại nghĩa trang huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.5.Nguyễn Văn The-Nguyễn Thị Chiên:Nguyễn Văn The: Sinh năm tại Thái BìnhQuá trình trưởng thành :Nguyễn Thị Chiên:Sinh năm tại Quá trình trương thành : Sinh được 2 con là : Nguyễn Văn Thoại, vợ là Thị Hà Nguyễn Thị Trang, chồng là Sơn6.Nguyễn Thị Nhàn : sinh năm , mất 20/4/1986.7. Nguyễn Văn Nguyên-Nguyễn Thị Tươi:Nguyễn Văn Nguyên: sinh năm taị Thái Bình. Quá trình trưởng thành:Nguyễn Thị Tươi:Sinh năm tại Quá trình trưởng thành: Sinh hạ đươc 3 con: Nguyễn Thị Lan (mất còn nhỏ), Nguyễn Thị Vân Nguễn Thị Quỳnh Nguyên Văn Trung8. Nguyễn Văn Đỏ: ( Mất còn nhỏ).9. Nguyễn Thị Phượng:Sinh ngày tại Thái Bình.Quá trình sinh trưởng: Chồng là Trương Văn Nga, quê quán tại Sinh được hai con là: Trương Thị Mai và Trương Văn Minh10 Nguyễn Văn Du: ( Mất còn nhỏ)--- *** ---III. Ông Nguyễn Văn Vị:Sinh năm , liệt sĩ chống Pháp.Phần mộ đươc an táng tại Nghĩa trang huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình.IV. Bà Nguyễn Thị Mễ:Sinh năm tại Thái BìnhQuá trình hoạt động:Lập gia đình với Ông Ngông Văn Cẩn người cùng làng xã.Ông bà sinh hạ được 2 người con là Ngông Thị Thận Ngông Văn DiệuPhần III: Phụ lục Phần phụ lục có thể coi là kho tư liệu quý, gồm nhiều lĩnh vực cần thiết cho các thế hệ tham khảo. Trong đó có mục truyền thống của chi tộc, rất cần sự đóng góp của từng cá nhân gia đình, song tư liệu còn quá ít, ở đây tôi mạnh dạn nêu có tính gợi ý để các gia đình có thể vận dụng làm theo, để tái bản lần sau được phong phú hơn.A- Mối quan hệ nội ngoại : Phần này nêu tóm tắt để mọi người biết mối quan hệ nội - ngoại với chi tộc,để tăng thêm tình cảm giao lưu trách nhiệm với nhau, nhất là để xem xét trong việc tìm hiểu tiến tới việc xây dựng hôn nhân hạnh phúc cho con cháu.Bà cụ Đoàn: Cụ Phạm Thị Lơi Cụ Phạm Thị Lơi, cụ là chị gái cụ Phạm Văn Bật, Cụ Bật là bố thân sinh cụ Phạm Văn Bất, có con trai là ông Phạm Văn Tới và con gái là bà Phạm Thị Nụ ... Ga đình ở xóm Tây Hồ xã Bình Minh, Kiến Xương, Thái Bình. Bà cụ Ao: Cụ Nguyễn Thị HảoCụ Nguyễn Thị Hảo là con gái cụ Nhang Tấn, là cháu cụ Đức Chính:Cụ Nguyễn Đức Chính sinh các con là :1. Cụ Cai Truy, sinh ra: Bà cụ Đội Quyết, con là ông Tư,Bà cụ Năm Oánh, con là ông Hân, ông Vi..,Ông cụ Kế, con là Ông Khiên, ô Khiêm ...Ông cụ Tập, con là ông Toàn, ông Hựu ...2. Cụ Nhang Mật, sinh ra: Cụ Nguyễn Thị Hảo (Bà cụ Ao), con là ô Hiều, ô Đá, ô Hoa … Cụ Nguyễn Thị Nga (Bà Cụ Lý Đăng 2), con là Cô Cườm, 3. Cụ Nhang Thấn, sinh ra: Bà cụ Thơ, con là Ông Vưu, Ô Cận, Bà Rư, Ông Quản Luỹ, con là Ô Kiên Ông Viên, con là Ông Lệnh, Ô Việt, Ô Toàn Hếch, Bà cụ Thức, con là Ông Hải, Ô Nhượng, Ô Dũng, Bà hai Phu (bà Quát), con là Ông Thảo, ô Cờ, ô Đồng4. Cụ Lý Pháo, sinh ra Ông Uyển, Ông Bình, Ô Điệng, Ô Uôn5. Cụ Lý Thọ, sinh ra , Ông Thò, Ông Cường, Ông Mậu Bà Cụ Ấu - Cụ Nguyễn Thị Cải Cụ Nguyễn Thị Cải, con gái cụ Nguyễn Văn Tung có con là : 1- Cụ Nhang Dứa, con là ô Giá, ô Sắc … 2- Bà cụ Phô, con là Bà Báu, bà Nhiễm, ô Thiết … 3- Bà cụ Huấn (bà cả), con là ô Hương, ô Lẫm ... 4- Ông cụ Lệ, con là bà Vải, bà Vắn … 5- Ông cụ Đễ, con là ông Tọa … 6- Bà cụ Cải, con là ông Cự, ông Lập … 7- Ông cụ Bốn, con là ông Bản, ông Căn …B- Đôi nét về xóm trạiXóm trại xưa kia chỉ là vùng đất hoang sơ, nhưng đất khá màu mỡ, phù hợp để phát triển nghề nông. Các cụ tổ Họ Nguyễn Chính Tộc đã chọn nơi đây để an cư, quả là một quyết định hiếm có. Thuở ban đầu còn thưa thớt, qua nhiều thời kỳ khai phá tôn tạo, xóm trại từng bước được hình thành như ngày nay. Trải qua thời gian khá dài qua các đời nối tiếp, các cụ đã tốn nhiều công sức, đào đắp hệ thống sông ngòi khá rộng và sâu, bao quanh xóm Trại, thông ra sông Đàng và sông Kinh Nhuế, tạo thành hệ thống thủy nông phù hợp, để có nguồn nước phục vụ đời sống và phát triển sản xuất; Phía trong sông ngòi, các cụ cho đào ao liên tiếp, lấy đất vượt thổ, làm vườn, làm nhà ở cho từng gia đình. Lối vào trại phía chính diện, chỉ có ba cây cầu đắp đất vòm cung, gồm cầu ở ngõ vào nhà cụ Ao, cầu ở ngõ vào nhà ông Vèn, cầu vào nhà cụ Ca, Từ ngoài xa nhìn vào xóm Trại có ba cây cầu trông rất hài hòa, mang vẻ duyên dáng riêng của xóm Trại vùng quê nông thôn. Hệ thống sông ngòi còn tạo thế bảo vệ vòng ngoài, phía trong mỗi cây cầu, các cụ còn để sẵn mảnh sành, mảnh chai, gạch vỡ… là những vũ khí đề phòng khi có trộm cướp xâm nhập, tạo thành thế trận giữ gìn an ninh thêm bề vững chắc. Theo các cụ kể lại đã có một số vụ trộm cướp trắng trợn trước đây xảy ra ở xóm Trại, đã gặp sự chống trả quyết liệt của các cụ từ trong cầu choảng ném gạch vỡ, mảnh sảnh xua đuổi, chưa vu nào đột nhập qua được hệ thống phòng thủ của các cụ trước đây. Có lẽ câu “ Giai ở trại, gái hàng cơm” là phải lắm. Địa hình các cụ tạo dựng bố phòng khá chu đáo từ xưa, xem ra rất phù hợp về mặt an ninh, vừa phù hợp với luật phong thuỷ từ các đời lưu truyền lại. Hệ thống sông ngòi từ những năm 60 về đây đã san lấp hầu hết, địa hình xóm Trại, nhà cửa, đường đi lối lại…thay đổi, để mở rộng sản xuất và nơi ở của con cháu trong họ tộc.Miếu thờ Thần Thành HoàngTin ngưỡng thờ Thần Thành Hoàng vào Việt Nam từ thời Đường. Lý Đức Dụ làm tướng mới bắt đầu lập miếu thờ Thần Thành Hoàng ở Thành Đô. Kế đó đến nhà Tống, nhà Minh thiên hạ đâu đâu cũng lập miếu thờ.Theo sách Trung Hoa thì từ thời cổ đại, họ đã thờ Thành Hoàng, theo họ Thành Hoàng là vị thần bảo hộ thành trì từng cấp quốc gia, cấp phủ, châu, huyện, xã, thôn. Thành Hoàng bảo vệ các quan cai trị và cư dân trong một thành trì. Miếu thờ Thần Thành Hoàng xóm Trại làng Phương NgảiB- Truyền thốngTruyền thống là phần rất cần thiết không thể thiếu của một dòng tộc. Ở đây tôi nêu khái quát 4 truyền thống có tính chung, trong đó có nêu một số truyền thống có tinh làm mẫu để các gia đình tham khảo. Mong toàn chi tộc thông cảm. 1- Truyền thống yêu nướcDân tộc Việt nam rất anh hùng về truyền thống yêu nước, là vì các dòng họ Việt nam có truyền thống yêu nước cao độ. Chi tộc Họ Nguyễn Chính tộc Có nhiều tấm gương trung kiên bất khuất, những tấm gương dũng cảm chiến đấu đánh giặc lập công, tích cực xây dựng hậu phương, đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến và tích cực đi phục vụ tiền tuyến Điều đó đã được ông Nguyễn Quang Thành lão thành Cách mang, nhà nghiên cứu lịch sử tinh Thái Binh đã xác nhận: “Truyền thống con cháu các cụ Nhang Thiêm, Đoàn Ước, Nhiêu Trưng đã phát huy truyền thống yêu nước chống ngoại xâm: Bà Nguyễn Thị Hảo (Bà cụ Ao) giác ngộ Cách mạng, đã tuyên truyền giác ngộ Cách mạng cho bà Nguyễn Thị Tý là em râu, con râu cụ Nhiêu Trưng, (vợ ông Nùng), bà Nguyễn Thị Cọi con út cụ Nhang Thiêm tham gia các đoàn thể Cách mạng như phụ nữ ái hữu, phụ nữ giải phóng, phụ nhữ cứu quốc từ 1936 đến 1945 v.v.. và từ năm 1940 tham gia các đội tự vệ chiến đấu, tự vệ cứu quốc trong thời kỳ từ 1940 đến 1945 chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền tháng 8 năm 1945. Bà Nguyễn Thị Cọi, chồng là Nguyễn Văn Hựu tiểu đội trưởng tự vệ chiến đấu, trưởng ban trinh sát, vợ là đội viên, canh gác bảo vệ cán bộ về làm việc.Các bà đều tham gia các cuộc mít tinh ở Chợ Huyện ngày 14/7/1939, cuộc biểu tình ở Ma Bụt Vũ Lăng ngày 12/9/1940, cuộc tổng diễn tập ngày 11/11 âm lịch năm 1940 ở gốc đa Tiền đồng Phương Ngải Đông, do xứ uỷ Bắc Kỳ và Tỉnh uỷ Thái Bình trực tiếp lãnh đạo.Ông Nguyễn Văn Sầm (tức Mụn) cũng gia nhập đoàn thanh niên dân chủ cùng với ông Nguyễn Văn Hiều 1936-1939, do ông Xệu (bí danh là Ngải) nay là ông Nguyễn Quang Thành tổ chức, trong đó có ông Mai Rỡi “.Ông Nguyễn Văn Hiều, có bút tích của ông Nguyễn Quang Thành ghi rõ: “ Ông đỗ bằng sơ học yếu lược, nên có trình độ đọc sách báo của Đảng và hoạt động trong đoàn thể thanh niên lúc bấy giờ, mới tiếp thu được đường lối chủ trương của Đảng. Ông tham gia phong trào thanh niên dân chủ trong Mặt trận dân chủ Đông dương 1936-1939, do ông Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Công Uẩn kết nạp. Lúc đó ông Nguyễn Quang Thành (bí danh là Ngải bí thư chi đoàn). Ông hoạt động trong phong trào dân chủ, đến cuối năm 1938, ông ra Cẩm Phả để bố là cụ Ao xin việc cho làm. Ông được tổ chức giới thiệu ra Cẩm phả để tiếp tục bắt liên lạc với các đoàn thể Cách mạng Cẩm Phả để hoạt động. Trong quá trình hoạt động ở Cẩm Phả, tuy không trực tiếp, nhưng tham gia chủ trương chống đàn áp, bóc lột của thực dân pháp; trong vụ đấu tranh này đã đánh chết thằng Tây là cai chỉ huy anh em phu làm. Chúng đánh đập dã man và bắt làm quá giờ. Trong vụ đánh chết tên cai người pháp có ông Nguyễn Văn Vường (Ông Cương) cung làng, nay là lão thành trực tiếp đánh chết tên Pháp, rồi phải trốn về nhà tiếp tục hoạt động”.Các ông Nguyễn Văn Đá, Nguyễn Văn Cự, Nguyễn Văn Lập ... là những người tiêu biểu cho long dũng cảm gan dạ chiến đấu chống Pháp, góp nhiều chiến công trong xã nhà. Ông Nguyễn Văn Vị chiến đấu dũng cảm, anh hùng liệt sĩ hy sinh chống Pháp. Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Văn Tho, anh hùng liệt sĩ trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ...2- Truyền thống cần cù lao động: Đây là truyền thống quý báu của dòng họ nói chung và của chi tọc nói riêng. Từ các cụ thủy tổ tới nay, các vị tổ và lớp con cháu đã làm nhiều nghề khác nhau, trước đây chủ yếu là nghề nông, ngày nay con cháu đã đi lập nghiệp nhiều nơi để nuôi sống gia đình mình và đóng góp cho xã hội, đó là một thành tích rất lớn. Không phải làm quan mới là thành tích. Cụ Đoàn làm nghề nông, nhưng cụ rất khéo trong nghề may vá, cụ không chỉ cắt may cho con cháu trong nhà mà còn cắt may cho cả bà con trong họ, trong làng, Cụ rất đôn hậu, rất thích đùa vui với con cháu, được bà con đặc biệt là các cháu trẻ con rất thích và mến cụ. 3- Truyền thống hiếu học: Họ Nguyễn Chính Tộc có truyền thống hiếu học ngay từ cụ Thủy tổ Nhất Quang. Cụ học rất thông minh thi đậu nhất bảng khoa lúc bấy giờ, tương đương bằng cử nhân ngày nay. Sau đó cụ về lập nghiệp và mở lớp học chữ hán tại nhà, con cháu cụ nhiều người kế nghiệp giữ được truyền thống khá lâu, đó là dòng cụ Lý Trác, cụ Khóa Giác .... Nhiều học trò của các cụ đã thành đạt hiện nay già yếu vẫn còn tại quê nhà 4- Truyền thống đạo đức trong sáng: Các cụ tổ họ và chi tộc có truyền thống nhân từ bác ái, hiếu lễ, thanh liêm, thật thà, khảng khái, chân thành, công bằng, đoàn kết, hết lòng giúp đỡ bà con họ hàng làng xóm. Các cụ tổ đều là mẹ hiền, dâu thảo, suốt cuộc đời tận tụy vì chồng vì con.Ngày nay các thế hệ con cháu luôn giữ được đạo đức trong sáng của tổ tiên, khi có trường hợp nào làm điều gì chưa tốt, từng gia đình đều có những phương pháp dạy dỗ con cháu khéo léo phù hợp từng lứa tuổi, được con cxháu tiếp thu phấn đấu vươn lên, nhiều cháu đã thành đạt trong học tập và cong tác ngoài xã hội. Khi còn đương thời, cụ làm nhiều việc ích nước lợi dân, được dân làng rất tín nhiệm về tài năng và đức độ. Khi cụ mất, dân làng lập bia đá khắc chữ Hán đặt giữa mộ, được cụ Ngạn xã Tán Thuật dịch nghĩa "truy tặng", tới nay bia đá vẫn còn đó. Cháu chắt cụ tới nay đã là đời thứ tám, mãi mãi về sau đều có quyền tự hào về thủy tổ Họ Nguyễn của chúng ta.Thủy tổ Cụ bà chưa truy tìm được tư liệu.Trước đây cứ đến ngày 10 tháng 2 âm lịch là ngày giỗ tổ, con cháu về tế lễ linh đình tại nhà thờ họ. Gần đây ngày cúng tổ nhập vào ngày thanh minh. (Tôi nghĩ nên duy trì lại ngày giỗ tổ cho phải đạo, vừa có dịp cho con cháu gặp gỡ ôn nhớ lại truyền thống tổ tiên ). Hai cụ sinh được ba người con trai, hình thành ba ngành: Ngành thứ nhất Cụ Hoàn (Tiền Hải), Ngành thứ hai Cụ Tuần Ích, Ngành thứ ba Cụ Chánh Khuê .Ngành thứ nhất: ( Ngành Cụ Hoàn nay ở huyện Tiền Hải).Cụ cao tổ đời thứ 2 mất từ lâu, chưa tìm được tư liệu .Cụ cao tổ đời thứ 3 (cụ ông) đã mất từ lâu, phần mộ ở nghĩa địa thôn Giáo nghĩa, xã Bình Minh. Năm 2004 con cháu đã sang cát đưa về mai táng trong lăng mộ họ Nguyễn ở xã Tây Tiến huyện Tiền hải Tỉnh Thái bình. Nơi có mộ con trai là cụ Nguyễn Văn Hoàn. Cụ Nguyễn Văn Hoàn đời thứ 4 có hai người vợ:Vợ cả là cụ Bùi Thị Hiệu, sinh được bốn người con gái là bà Biều, bà Phái, bà Rong, bà Hỗ (bà Biều và bà Rong lấy chồng ở Nê nay gọi là Tán Thuật).Vợ hai là cụ Đào Thị Cõn, sinh được một trai là Ông Nguyễn Văn Mợi (đời thứ 5). Ông Nguyễn Văn Mợi có hai người vợ:Vợ cả là bà Bùi Thị Khá, sinh hai trai (đời thứ 6) là: + Nguyễn Văn Hưng + Nguyễn Văn Hùng, Vợ hai là bà Bùi Thị Tấm, quê ở Tiền Hải, sinh hạ được năm con trai là:+ Nguyễn Văn Đình, (Liệt sĩ)+ Nguyễn Văn Cần, + Nguyễn Văn Tỉnh,+ Nguyễn Văn Thái,+ Nguyễn Văn Bình. Hiện gia đình bà và các con đang ở thôn Đông cao, xã Tây tiến, huyện Tiền hải. Những ngày lễ lớn, con cháu ông vẫn nhớ trách nhiệm vai trưởng họ, nhưng vì xa xôi, thường vẫn có đại diện về cúng lễ tại nhà thờ họ Nguyễn Chính Tộc . ---- *** ----Ngành thứ hai: Cụ Tuần Ích :Cụ Nguyễn Công Ích, là cao tổ đời thứ 2, con trai thứ hai của cụ Nhất Quang. Thường gọi là cụ Tuần Ích, “Tuần” là chức sắc trong làng xã. Ngày mất của cụ chưa rõ, phần mộ cụ đã được quy tập để giữa lăng họ Nguyễn Chính Tộc.Cụ bà là cụ Phạm Thị Thiểm con gái cụ Phạm Xuân Hòa quê ở làng Cao Bạt, xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, phần mộ cụ đã quy tập vào lăng, ở hàng các cụ tổ.Hai cụ sinh được 9 người con, 7 trai, 2 gái, hình thành 6 chi gồm:1- Cụ Nguyễn Văn Chiêu – chi I2- Cụ Nguyễn Văn Thiêm (cụ Nhang Thiêm) – chi II3- Cụ Nguyễn Văn Ước (Cụ Đoàn Ước)
– chi III4- Cụ Nguyễn Văn Trưng (Cụ Nhiêu Trưng)
– chi IV5- Cụ Nguyễn Văn Sỹ
- chi V6- Cụ Nguyễn Văn Thố (Cụ Quản Thố)
- chi VI7- Cụ Nguyễn Văn Cố ( Mất nhỏ),8- Cụ Nguyễn Thị Tuyết (Gái lớn),9- Cụ Nguyễn Thị Gái (Gái con) |