LỜI NÓI ĐẦU
Quyển tộc phả này ông Nguyễn Đình Tân sao lại theo quyển Tộc phả mà ông Nguyễn Đình Bút dịch từ quyển chính phả chữ nho của cụ Mộng Tiên 1972. Nhưng ông Tân rất công phu đi thẩm tra sự sai đúng từng đời từng hàng thứ tự và ghi tiếp các thế hệ sau vào thật chính xác đến hết năm 1988.
Tuy nhiên vẫn còn một số đông gia đình các chi phái do biến động của đất nước, định cư ở các nơi xa lâu không có liên lạc nên chưa được ghi hết vào Phả.
Tôi may mắn có dịp gặp một số gia đình tại SàiGòn, DắkLăk, Lạng Sơn, Hà Nội nay ghi tiếp bổ sung vào rất mong Tộc Phả ngày càng được nhiều người biết đến và bổ sung được đầy đủ hơn.
Tôi cũng đã đối chiếu quyển này với quyển Tộc Phả chữ nho của cụ Mộng Tiên và quyển dịch của ông Nguyễn Đình Bút và sửa lại những từ, những chữ, những tên các cụ một số chỗ chưa đúng hoặc thêm bớt cho đúng với chính phả.
Để tìm hiểu chính xác sự nghiệp và khoa bảng của các cụ, tôi đã tra cứu trong Đại Việt lịch triều khoa lục( Triều Lê trở về trước) và Quốc Triều hương khoa lục (Triều Nguyễn) tôi có ghi thêm năm các cụ ứng thí và Triều đại cũng như chức tước thêm vào tiều sử các cụ.
Riêng có 2 cụ Trấn Định Tường -Đình Thịnh và cụ Thái tử Thiếu Bảo -Đình Quang thì không có trong danh sách các khoa thi( vì Triều Lê chỉ ghi các vị Tiến Sĩ trở lên), vậy cứ theo tộc phả cũ ghi y nguyên.
Ngày nay đất nước thanh bình, nước nhà độc lập rộng mở Bắc Nam một giải. Họ Nguyễn Đình ta phát triển thêm đông, lại cư trú phân tán khắp cả trong nước và nước ngoài, lâu ngày không được theo dõi ghi chép vào tộc phả.
Mặc dù vậy, dù ở đâu làm việc gì, công chức hay trí thức, nông nghiệp hay công nghiệp, doanh nhân hay thợ thuyền thì họ ta ở trong nước hay nước ngoài cũng vẫn giữ được truyền thống hiếu học, cần, kiệm, liêm, chính và cũng rất nhiều vị nối nghiệp được tổ tiên thành đạt làm nên danh tiếng văn võ song toàn, trung với nước, hiếu với dân rất xứng đáng là người trong dòng họ văn hiến mà tiền nhân đã có công xây đắp.
Nên chăng mỗi chi mỗi phái cần có một quyển gia phả ghi chép đầy đủ của chi phái đó cho tiện bổ xung các thế hệ liên tục, rồi sau đó cứ 5, 10 năm có hình thức nào đó tập hợp lại ghi vào tộc phả được đầy đủ. Việc này cũng rất cần thiết cần làm, nhưng thực hiện tổ chức cũng có khó khăn, cần có những vị cao niên trong họ có tâm và có kế hoạch.
Trước hết tôi in quyển tộc phả này dâng lên để ở nhà thờ Đại Tông( Đa Bản) và 3 cụ Tiên chỉ 3 quyển để lưu giữ và sẽ luân chuyển gìn giữ bổ xung để khỏi thất lạc.
Nguyễn Đình Hoạt
Hiệu đính và bổ xung tháng 09 năm 2004
Nguyên bài tựa do Quan tri phủ Từ Sơn soạn
Nguồn mà xa thì dòng chảy càng dài, gốc càng sâu thì cành càng tốt. Khai mở là tổ tiên, vinh hiển ông cha, vun đắp con cháu. Bởi thế đạo không gì trọng bằng dốc lòng vào điển lễ, nhân luân. Mà lễ thì đầu tiên là phải báo đáp tổ tiên nhớ về nguồn.
Gia phả được lập nên là như thế đó.
Họ Nguyễn ở Thuận Vi là dòng họ nổi tiếng ở Nam quận. Ông Cha chuyên cần kiệm ước để xây nền, tích công đức để bền gốc. Tuy không nổi ở đời nhưng đức sáng thì còn mãi. Tiếp theo phủ hiệu hương sinh luôn luôn nhờ văn học mà nổi tiếng. Sau con cháu càng giỏi giang.
Đình Duận công làm đến Minh uy tướng công.
(Húy Rậng tự Pháp Trung, đời 6, ngành Quý, con út cụ Kiểu Yên Hầu)
Đình Tá công làm đến Quản kim ngô vệ
( tự Pháp Lập, đời 7, ngành Mạnh, đệ tứ phái, con thứ tư cụ Huân Trung Hầu)
Đình Điển công làm đến Phấn dũng tướng quân.
( Đời 7, ngánh Quý, con cụ Rậng Trung Hầu- Đình Duận)
Đình Địch công làm đến Khâm sai cai đội.
( Đời 8, ngành Trọng, đệ nhất phái, con út cụ Định Thành Hầu Pháp Thống)
Trước sau đều giỏi, văn võ tề phát.
Cụ Đình Nho làm huyện doãn Thụy Anh.
( Đời 8, ngành Mạnh, đệ tứ, con út cụ Pháp Lập)
Cụ Đình Tạo làm huyện doãn An Định.
( Đời 7, ngành Mạnh, đệ ngũ, con út cụ Phúc Cẩn)
Cụ Ngọc Can làm huyện tể Vĩnh Lại.
( Đời 8, ngành Trọng, phái At, con cả cụ Pháp Cai)
Cụ Đình Mai làm đến Hình Bộ Lang Trung.
( Đời 8, ngành Trọng, phái Bính, con thứ ba cụ Pháp Thuần)
Cụ Đình Thịnh làm Hiệp trấn Định Tường
( Đời 8, ngành Trọng, phái At, con thứ ba cụ Pháp Cai)
Người trước, người sau làm thêm rạng rỡ, quan chức liên doanh nổi tiếng. Nhiều đời cân đai áo mũ noi theo nếp nhà không đổi chăm lo thờ cúng công trạng lớn lao. Quả là dòng họ nổi tiếng ở Nam quận.
Nhờ trời khởi vận thánh minh trao cho vận lớn, thái bình thịnh trị nuôi dưỡng nhân tài, cố gắng hết mình, đem tài mọn thi thố dựa vào tộc phả mà kê danh sĩ. Từ nay về sau nối tiếp đường hoan lộ. Tuy nhiên, việc làm gia phả xưa nay chưa từng làm thế. Huy Chiếu khi còn làm Tri phủ Quốc Oai mới tiệp biên mới nhờ tôi chấp bút. Tôi mới thuật lại những điều biết được.
Nguyên bài tựa bằng chữ nho của cụ Mộng Tiên soạn đề ở Tộc phả, ông Nguyễn Đình Bút phiên âm ra Quốc ngữ.
-----oOo-----
Thoán tu Tộc phả tựa
Tộc phả chi lập sở dĩ minh tổ tôn, kỷ thế hệ, do quốc sử dã. Ngã tộc phả ký tự tộc nhân Công Bộ Viên Ngoại lang Huy Chiếu công, thừa ngã Tằng tổ Định Tường Hiệp Trấn Nguyễn Hầu chi mệnh, nhi tập biên chi nhiên nhi thượng hữu ri lậu. Chí ngã Hiển tổ Từ Sơn Tri phủ Nguyễn phủ quân, huyến phỏng khảo đính thủy vi Phả ký chi tường. Các chi các phái thừa sao chiêm lục, tuân vi thành hiến, tự thị rĩ lai, chủng tộc nhất phồn, tử tôn nhật diễn, chi chi hữu lục, nhiên vị hữu thống hạp tộc nhi biên lục chi, minh thế thứ nhi trật tự chi.
Ngã bào huynh nhất trường Trường Cửu công thường vị biên tu vị tựu nhi một. Ngã vu thị bất tứ phồn kịch thân vi tập biên, nhưng rụ điệt Chưởng Bạ Lợi phu tựu các chi phái phỏng vấn sao lai dĩ tiện đăng lục duyệt kỷ thời tiết thủy khắc thành biên thị Phả dã.
Minh Thế thứ tắc rĩ Thủy tổ vi nhất đại nhi thuận sổ chi. Liệt tổ tôn tắc do các chi phái nhi biệt ký chi. Húy hiệu tắc hiển nhi ký chi, lý lich tắc cẩn nhi ước chi, tường kỳ sơ nghi tường, lược kỳ sơ nghi lược, bị kỳ sở vị bị, thành kỳ sơ vị thành thứ ky( tai.
Nhất bản năng song cán. Thiên nhi dữ vạn tôn. Thế thế nhi tăng tục chi. Phái phái nhi liên lạc chi. Căn bản cố chi riệp phồn, tử tôn tài lộc tương đại.
Bả phả ký nhi ngưng tu, tiên linh như tại. Ngụ ri ngôn nhi đính chúc anh úy tương lai. Thị riệc kế chí truy viễn chi nhất hiếu dã.
Tộc nhân Nguyễn Mộng Tiên cẩn tựa
Thời Bính Tý niên trọng Xuân phụng đề
( Tháng 02 năm 1936)
Bản dịch bài tựa của cụ Mộng Tiên
BÀI VIẾT CỦA CỤ ĐÌNH BÚT
Trong một nước cũng còn có sử
Huống họ hàng cư xử cùng nhau
Nếu không ghi chép tình đầu
Cháu con nào có biết đâu ngọn ngành
Họ ta vốn trâm anh lệnh tộc
Tổ tiên xưa khoa mục rất nhiều
Tiếng thơm kể xiết biết bao
Uy danh lừng lẫy trong triều họ Lê
Rồi vẫn tiếp đến triều họ Nguyễn
Vẫn quan tư thanh hiển rành rành
Văn thời nhất phẩm triều đình
Võ thời Trung tướng Tổng binh ai bì
Ngoài Hầu Bá trong thời Tổng Lý
Nào Nho y cứu thế độ nhân
Tổ tiên xưa vốn thanh bần
Dẫu làm quan vẫn chuyên cần nghiệp nông
Họ ta trước vẫn chưa có phả
Cụ lớn Viên mới tả tường ra
Cũng còn thiếu sót qua loa
Cụ Từ Sơn Phủ điều tra thêm vào
Theo thứ tự hàng nào trên dưới
Suốt từ đầu tới cuối không sai
Trải bao năm tháng kéo dài
Cháu con đông đúc chưa ai ghi vào
Mãi cho đến đầu xuân Bính Tý (1936)
Cụ Mộng Tiên lưu ý quan tâm
Bảo ông Lợi Phủ sưu tầm
Từng chi, từng phái chẳng nhầm chút nao
Qua mấy độ phong trào thay đổi
Họ mạc nhà vẫn nổi hơn lên
Đến nay ba bẩy năm liền (1936 đến 1972)
Cũng vì kháng chiến cho nên bỏ hoài
Tôi tuy thực bất tài văn tự
Xin dịch sang Quốc ngữ nôm na
Viết theo vào tộc phả nhà
Khác nào như gấm thêm hoa thêm cành
Cây đồng vẫn ngọn ngành kế tiếp
Muôn ngàn năm vạn diệp thiên chi
Người trong họ Nguyễn Thành Thi
Phụng sao tộc phả để ghi đời đời.
Ngày 20-07- Nhâm Tý (1972)
Nguyễn Đình Bút tự
Thành Thi phụng đề
TỰA GIA PHẢ
Ngọn sông Hồng tỏa ra muôn phái
Phát nguyên về bởi tại nguồn ra
Huống hồ dòng dõi Ong Cha
Trước có Tiên Tổ sau ra họ hàng
Nay lá ngọc cành vàng nối tiếp
Ngành ngọn đông, sự nghiệp mở mang
Nước thì ghi chép sử trang
Nhà ghi phả ký họ hàng đồng thân
Gia phả trước tiền nhân đề lại
Hán Nho nay thời đại ít dùng
Tuân lời thúc phụ ân công
Dịch ra quốc ngữ phổ thông sau này
Dòng dõi ta xưa nay họ Nguyễn
Trải bao Thời thế phiệt trâm anh
Kể từ thủy Tổ sinh thành
Công Hầu Bá Tước hiển vinh đã nhiều
Từ Lê chí Nguyễn triều thuở trước
Cho tới nay dân nước Cộng Hoà
Họ ta ngày nẩy nở ra
Văn chương vũ lực vẫn là phồn vinh
Cẩm phả ký đinh ninh suy rộng
Trông Tiên linh như sống nhãn tiền
Những nền gấm vóc thêu nên
Tiếng thơm ghi để lưu truyền dài lâu
Nguyễn đình Tiềm – 1980
&
Hoành phi thờ tổ.
Công Hầu Phục Thủy
Câu đối nhà thờ:
Tiên Tổ vun giồng công đức lớn.
Cháu con ghi nhớ nghĩa ơn sâu.
Bài này cụ Nguyễn Đình Tiềm (tức Lịch) viết cho Gia phả chi ba phái Ất, ngành Trọng (Quan Trấn Định Tường)
LỜI TỰA
Như các cụ, các ông, các bác, các chú trong họ đã biết. Phả ta có từ cụ Viên Ngọai đời 10 Tiểu tông ngành Mạnh - Đệ tam, Cụ đỗ Cử nhân năm Minh Mạng thứ ba. Đến năm 1936 cụ Mộng Tiên và cụ Lợi Phủ ngành Trọng - Tiểu tông phái Ất mới làm rõ ngọn ngành bằng Hán tự (chữ Nho) lúc bấy giờ chỉ có các cụ( Tiên, thứ chỉ và bàn nhất nhì) trong họ mới biết và được phép giữ phả và mới được ghi vào phả, ngòai ra không được lưu truyền rộng rãi. Hơn nữa quá trình chiến tranh kéo dài, việc họ bỏ bẵng, phả không ai ghi chépnối tiếp.
Năm 1972 trong họ có ba cụ nhiệt tâm tìm dịch tộc phả để trong họ được biết rộng rãi. Ba Cụ đó là:
· Nguyễn Đình Thước tức Khóai ngành đệ tam
· Nguyễn Đình Trưng ngành At (nhân bản)
· Nguyễn Đình Bút ngành At (nhân bản)
Kết hợp điều tra và dịch từ Hán tự sang Quốc ngữ để lưu truyền theo bài thơ, thay lời nói đầu.
Xong chưa được rộng rãi, có cụ mượn sao lại, có cụ tự xem nên nhớ lõm bõm, không rõ lắm nhất là lớp hậu sinh, không rõ mình ở hàng nào, đời nào ??? Đáng chú trong nhất ba mươi năm nay,
hàng trên, ngành trên gọi hàng dưới, ngành dưới …. Bằng bác, anh ….. và ngược lại.
Nay, tuy đã khôi phục lại cội nguồn “tri ân tổ tiên” “Uống nước nhớ nguồn”, “nhờ ai mới có mình”. Nhưng còn số ít người chưa hiểu rõ, nên không biết tôn ty trên dưới, xưng hô mất thể diện, thuần phong mỹ tục “văn hóa” của một dòng họ nổi tiếng “Văn học nhất làng” mà các bậc tổ tiên để lại.
Tôi tuổi đã thất thập xuân dư, cố gắng sao lại phả và điều tra từng hộ, từng nhà, sai hay đúng, từng hàng, từng đời, con cháu nhà ai sinh ra và lớn lên nay được ghi vào phả thật chính xác đến hết năm Mậu Dần 1988, đồng thời có giấy lưu, phòng cho những đời còn phát sinh, sau này ghi thêm vào được dễ dàng.
Mỗi ngành có một đồ phả từ đời 7 đến đời 15 có tính theo lũy tiến ngành đó.
Riêng ngành Đại Tông mới tính đến đời 13.
Những năm sau 1999 trở đi, ai sinh ra, con nhà ai, ở ngành nào phải theo luật lệ “Vọng đỏ” để người giữ phả ghi vào được dễ dàng và thuận lợi, tránh lẫn lộn làm khó dễ cho đời sau.
Mong các ngành, phái lưu tâm ghi chép cẩn thận, lưu truyền cho hậu thế.
Làm xong ngày 31-12-1998
Năm Mậu Dần
NGUYỄN ĐÌNH TÂN
Tự VĂN THANH
HÚY , HIỆU
Các vị Tổ Cô trong họ
ĐẠI TÔNG: NGUYỄN THỊ THUẤN hiệu DIỆU TÚ
TIỂU TÔNG:
I. NGUYỄN CÔNG CHÚA HOA NHAN hiệu HẢO HOA
II. NGUYỄN LỆNH NƯƠNG hiệu THỊ LIÊN CÔNG CHÚA
III. NGUYỄN LỆNH NƯƠNG hiệu THỊ HƯƠNG CÔNG CHÚA
&