GIA

PHẢ

TỘC

Lâm
-
Rạch
Giá
(
hiện

Sài
Gòn)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
Lời tương truyền ông bà nói lại ông Thủy Tổ họ Lâm là người khách Quảng Đông, Trung Quốc, cư ngụ tại Sàigon. Ông cũng hàng khá giả trong thời đó nên mồ mã làm bằng vôi gạch hoa lệ, chôn trong vườn hoa ông Thượng nay là vườn Tao Đàn.

Thưở bà Lâm Thị Thể sinh tiền, bà có đến Saigon nhờ có bà Trần Thị Cương chỉ dẩn cho bà thăm viếng. Từ bà Thể và bà Cương khuất tới sau này, không còn ai biết mà viếng thăm nữa. Thế cuộc tang thương chưa biết còn chút di tích gí không?

Qua đời ông Lâm Phong Quang, nhơn theo bà chị có chồng làm Tri Huyện lệnh Cà Mau, ông mới có vợ là hai chị em bà họ Vương người gốc cội Cà Mau, sanh đặng hai người con trai là Lâm Kim Diêu và ông Lâm Ngọc Củng. Ông cùng hai bà mãn phần chôn tại ngọn Cái Tàu ngang nhà Lai Sơn; sau được con cháu cải táng đem về Rạch Giá chôn trong vòng thành Lâm Môn Mộ Sở ở Tà Niên.

Xuống đời ông Lâm Kim Diêu chính thức dời về ở Tà Niên, làng Vĩnh Hòa Đông lập nghiệp. Một thời gian sau về Rạch Giá làm Cai Tổng Kiên Định hai mươi năm, làm nhân đức dân sự đều chiêm ngưỡng. Khi ông thất lộc, làng tổng, quan quân đưa rước long trọng về Tà Niên an táng.

Ông Lâm Ngọc Củng thì về ở Rạch Sỏi, làng An Hòa, Kiên Giang, sinh con cháu, chi phái đều ở đó. Ông bà mất, không có con trai nối dõi nên chôn trong Huỳnh Lâm Mộ Sở của con rể là Huỳnh Thiện Thống tại Rạch Sỏi.

Ông Lâm Quang Ky thì lâm nạn, hy sinh vì nghĩa lớn của dân tộc, gác tình nhà, mà tử tiết. Mộ ông chôn tại Rạch Giá một thời gian, sau cải táng về Tà Niên chôn trong Lâm Môn Mộ Sở, gần một chổ với cha là ông Lâm Kim Diêu.

Đến năm Kỷ Dậu (1909), Ông Lâm Văn Giáp cùng người chú là ông Lâm Văn Dược, hai ông rất giàu lòng đạo nghĩa. Ông Giáp vì mang bệnh lao chuyên trị ba bốn năm không mạnh, biết rằng mạng số không tránh đặng nên đề xướng làm mồ mả, cải táng ông bà về một chỗ an trí cho toại chí nguyện của kẻ làm con.

Ông Lâm Văn Dược thì nghèo, ông Lâm Văn Giáp cũng không khá. Nhưng với tấm lòng vì tộc họ, hai ông kêu gọi quyến tộc nội ngoại tham dự giúp của giúp công để xây dựng Lâm Môn Mộ Sở.

Bác dâu ông Giáp là bà Nguyễn Thị Thạnh, vợ ông Lâm Quang Ky, một góa phụ có tài đức, hết lòng tán thành đạo nghĩa. Bà chung đậu bốn trăm đồng giao cho ông Giáp làm đốc công liệu lý. Vì tài chánh eo hẹp nên công việc làm gần hai năm mà chỉ vừa xong đặng sáu bảy phần thì không còn tiền.

Trong vòng thân tộc có bà Lâm Thị Út (con gái ông Lâm Ngọc Củng) thuộc hàng giàu có đương thời. Bà sai cháu là Lê Văn Lượm (đời thứ 5, con bà Lâm Thị Lai) đem tiền qua cho làm tiếp công việc đặng tám chín phần thì lại hết tiền. Vì vậy, dù việc xây dựng chưa hoàn tất nhưng phải đình chỉ lại vào năm 1910.

Qua năm 1911 thì ông Giáp tạ thế. Công việc tu tạo này có người rể ông Giáp là Ngô Văn Còn (chồng bà Lâm Thị Huyển, đời thứ sáu) tán trợ rất đắc lực từ đầu đến cuối. Trong từng khuôn cửa chánh môn là do chính tay ông Còn đập đá, xây cuộn, bấm chữ làm cho đến khi hoàn thành.

Khi công việc xây dựng gần hoàn thành, thì ông Lâm Thành Định lo giấy tờ, xin phép tắc cho ông Lâm Văn Dược đi về Cà Mau lấy cốt ông Lâm Phong Quang và bà Vương Thị Qui về. Còn mộ phần bà Vương Thị Phối thì còn chôn tại ngọn Cái Tàu, rạch Giồng ông, xung quanh mộ có trồng cây chùm kết chưa đem về đặng.

Đến năm 1940, ông Lâm Văn Khương cải táng linh cửu mẹ là bà Chương Thị Đây, ở Long Mỹ, về chôn trong mộ sở; luôn dip kiến thiết thêm và xây dựng các mộ bia hoàn thành mỹ mãn. Sự tốn hao chừng hai ngàn đồng bạc.

Trong thân tộc có ông Lâm Văn Quốc, Lâm Quang Thiệp, Lâm Quang Thân, Lâm Đình Chất, bà Nguyễn Thị Sãnh, ông Nguyễn Chánh Ngọ, mỗi người có chung đậu cho một trăm đồng. Phần bà Lâm Thị Út cho ba trăm đồng. Khi cho, bà rất bi cảm rơi lệ và có mấy lời thống thiết đáng ghi nhớ: Bà là phận gái, không đón quảy ông bà, việc phụng tự và mồ mã tiên nhơn trông chờ cấp con. Ấy là lời đạo nghĩa chân thành, thuật lại đây cho hậu tấu nghe, ghi nhớ để phụng thờ bà.

Con của bà Lâm Thị Út là ông Huỳnh Thiện Cảnh (đời thứ 5), lúc ông đau nhiều, ông Lâm Văn Khương có đến thăm. Sau khi phân trần về số phận ông không qua khỏi mạng số, ông có lời nhắc nhở: Bà Cô cho tiền làm mồ sao cháu chưa lấy? Ấy cũng một tấm lòng hiếu thuận, chí thành trong hàng con cháu viễn tông mà cũng là lời tuyệt vọng của kẻ sắp về quê vì có câu lập ngôn rằng: Nhơn chi tương tử kỳ ngôn giả thiện, điễu chi tương tử, kỳ ngôn giã ai.

Lâm Văn Giáp (1910)













Cổng Tam Quan, Rạch Giá
Gia Phả Lâm - Rạch Giá ( hiện ở Sài Gòn)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Lâm - Rạch Giá ( hiện ở Sài Gòn).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Lâm - Rạch Giá ( hiện ở Sài Gòn)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.