GIA

PHẢ

TỘC

TẠ
ÐĂNG
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
PHẢ KÝ HỌ TẠ ĐĂNG
Làng Đại Phùng
Xã Đan Phượng
Huyện Đan Phượng
Tỉnh Hà Tây

LỜI DẪN
----------

Từ thuở xa xưa của thời dựng nước, họ Tạ Đăng cùng với mười một dòng họ khác đã cư ngụ, sinh cơ lập nghiệp, gây dựng nơi này thành trang, sách, trại, hương ( tên gọi theo từng triều đại như "làng" bây giờ.) lấy tên là Đại Phùng.
Trên văn bản, địa danh này được thấy ghi trong ngọc phả, chép sự tích Trần Tung Quan Vũ Hùng, niên hiệu Thiệu Khánh năm thứ ba đời vua Trần Nghệ Tông (1372)đến đời nhà Lê. Nguyễn Bính- Hiệu thư bộ Lễ, sao ngọc phả bách thần, chép sự tích thần Tích Lịch có đoạn: " Nơi này, từ thời Hùng Duệ Vương (258 trước công nguyên) đã có dân cư trù mật, qua một lần bị tai nạn dịch tễ, được thiên thần cứu giúp, nhà vua xuống lệnh cho dân chúng trong vùng thờ làm thành hoàng".
Các tiệc lễ tế đản, huý, tuần, tiết của hai đức đại vương nói trên, cuối văn tế đều có câu " Cung thỉnh tiên tổ của mười hai dòng họ dựng lên làng cùng phối hương".
Như vậy, từ tiền sử, đã có các tên đất, tên họ nói trên. Ngặt vì trải hàng bao ngàn năm chả có ghi chép, không nhớ sự tích. Mãi đến đời Lê Trung Hưng, có họ Tạ Đăng làm nên khoa bảng, mọi người nghĩ đến việc chép phả ký, nhưng truy cứu về gốc tích , thì cũng chỉ nhớ được theo khẩu truyền dăm bảy đời trở về trước mà thôi. Từ đó, mỗi đời lại chép nối thêm vào. Trải qua nhiều phen binh lửa, sao đi viết lại, chắc chắn không thể hoàn toàn đầy đủ, chính xác. Nội dung chủ yếu là ghi tên huý, tên tự, tên hiệu, ngày sinh, ngày hoá, phần mộ..., nhưng cũng nhiều chỗ còn để khuyết nghi. Về hành trạng, thì ngoài các vị khoa bảng ra, hầu như không có ghi chép gì khác.
Năm canh dần (1950) trong họ đã đem phả ký dịch sang quốc âm, do cụ Tạ Đăng Liệt chủ trì. Việc làm đã đáp ứng được yêu cầu kê cứu lúc đó, song vì theo cách viết dàn trải của văn chữ Hán, nên khó lĩnh hội. Vả lại, cũng có một số điểm sai sót, cần đính chính. Nay dựa trên tinh thần nội dung cũ, mà phân định thành các mục thứ như sau:
+ Phần một là chính phả gồm ba mục.
Mục A, lấy tên là “Truy đoạn” nghĩa là kê cứu về cội nguồn, chép từ đời sinh đồ Tạ Đăng Đệ trở về trước, ngược lên qua các thế hệ: Phúc Hoằng, Đạo Toàn, Phúc Tính, Thiện Tình là các đời xa nhất còn ghi chép được.
Mục B, lấy tên là “ Quá Vãng” nghĩa là các dòng hậu duệ của Sinh đồ Tạ Đăng Đệ đã tiếp nối bốn đời khoa danh rực rỡ, kéo dài trên một trăm năm, trải sáu đời vua cuối kỷ Trung Hưng đời nhà Hậu Lê, mà cho đến nay, vì lý do này khác không còn trực hệ.
Mục C, lấy tên là “Cận Đại” nghĩa là các đời gần đây, ghi thế thứ hậu duệ của Nho sinh Tạ Đăng Đạt, con thứ hai Tiến sỹ Tạ Đăng Vọng, Tổ trực hệ của tất cả các chi, ngành, nhánh trong họ hiện nay đang có mặt.
+ Phần hai là phụ lục, bao gồm các mục truyền thuyết về mộ Tổ; các bài văn tế giỗ, chạp, hậu; các bản đăng khoa lục; chữ nghĩa hoành phi câu đối ở nhà thờ họ, ở nhà thờ Đại khoa; Khảo cứu về chứng tích một số dòng trong họ phân tán từ lâu; và một số hình ảnh bia, mộ, thi, họa, hoặc tư liệu khác, để góp phần minh họa truyền thống gia tộc.
Lần biên soạn này, sau khi hoàn tất, sẽ sao ra nhiều bản. Các gia đình tùy theo yêu cầu, phương tiện, chép tiếp phần riêng của nhà mình, cho được đầy đủ, rõ ràng, để lưu truyền mãi mãi cho con cháu đời sau.
Ngày mùng 8 tháng 10 năm Đinh Sửu
tiết lập đông ( 9-11-1997)
Nhân dịp kỷ niệm ngày húy cụ Từ Tại
viết lời dẫn trên.
Người biên soạn
Tạ Đăng Viêm.


Văn tế Tiến sỹ Tạ Đăng Vọng

Nay là ngày 26 tháng 7 năm...

Những người thờ cúng là con cháu họ Tạ Đăng ở làng Đại Phùng huyện Đan Phượng, Hà Nội. Nhân ngày giỗ, kính dâng lễ phẩm gồm...
Gia Phả TẠ ÐĂNG
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc TẠ ÐĂNG.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc TẠ ÐĂNG
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.