GIA

PHẢ

TỘC

Nguyễn
Văn

(Hải
Bắc-Hải
Hậu)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ

         Nước có Sử, họ có Phả đó là truyền thống vĩnh tồn của một Dân tộc nói chung và một dòng họ nói riêng.


         Sử ký của một Dân tộc ghi lại những sự kiện thăng trầm của lịch sử, những nhân vật tiêu biểu của thời đại.


         Phả tộc của dòng họ ghi lại nguồn gốc xuất xứ, công lao sự nghiệp của tiền nhân, để lưu truyền cho các thế hệ con cháu mai sau.


        Từ khi đất nước được hoà bình thống nhất, nguyện vọng duy nhất của mọi người trong họ ta là được ghi chép sự tích, nguồn gốc của dòng họ mình, những công lao và sự nghiệp của Tổ tiên để cho các thế hệ nối tiếp mỗi khi về trước từ đường thắp tuần nhang kính bái tiên tổ được xem Phả tộc. Nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của Tiên tổ mình đã cống hiến công lao và sự nghiệp qua các thời đại trong công cuộc xây dựng và giữ gìn đất nước, giáo dục cho con cháu duy trì nếp sống kỷ cương, trung tư công đức Tiên Tố.


        Để đáp ứng nguyện vọng chung của con cháu trong dòng họ, được sự đồng ý của Ban trị sự họ. Cụ Nguyễn Thượng Bảo ( Đời thứ 11 ) sưu tầm và biên tập gia phả cho dòng họ ( Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ̀Sử ký của họ ta bị mất nên không còn đủ tư liệu để ghi chép vì vậy chưa thể đầy đủ. Mong rằng con  cháu sau này sưu tầm được sẽ bổ sung để Gia phả họ tộc được hoàn hảo hơn ) 


 PHẦN XÂY DỰNG TỪ ĐƯỜNG


        Nhà thờ Tổ đã cách đây hơn 100 năm, có năm gian lợp lá quay hướng tây gần Đình giáp đông cũ ( Đây là lời di huấn của cụ Nguyễn Nhân Cơ - tức cụ Tuần Ky đời thứ 10 ) 


        Năm 1904 (Giáp thìn): Được đại tu thành 1 gian xây lợp cỏ hướng bắc.


        Năm 1924 (                ): Xây dựng lại bằng gỗ hướng đông.


        Năm 1957 (                ): Từ đường bị xuống cấp , cụ Nguyễn Nhân Cơ ( Tức cụ Tuần Ky đời thứ 10 ) bàn bạc với các ngành trong họ đóng góp và bán gỗ cũ để xây dựng lại kiên cố cho đến ngày nay. Tham gia trông coi xây dựng thi công có : Cụ Nhuệ, cụ Tiên ngành cả, cụ Ngôn ngành nhì, ông Nghìn ngành ba, cụ Oánh ngành tư. Đại diện theo dõi các khoản chi tiêu cho họ có cụ Tụy, cụ Tíu, cụ Sửu.


        Năm 1994 (Giáp tuất): Mái hiên trước bị dột nát nhiều, cụ Nguyễn thượng Quý và cụ Nguyễn Thượng Bảo (Đời thứ 11) về đổ bê tông và lợp lại ngói mới.


        Năm 2000 (Canh thìn): Ngày 13 tháng 11 (âm lịch) ngày giỗ Tổ hàng năm họ họp bàn và đi đến quyết định trùng tu lại từ đường (vì mái ngói lâu ngày bị vỡ nên dột nát nhiều ). Họ nhất trí bổ mỗi xuất đinh là 30.000đồng. Như vậy tổng thu được hơn 3 triệu đồng. Nhưng ước tính chi phí lên đến trên 13 triệu đồng.


   Cụ Nguyễn Thượng Bảo (đời thứ 11) phát động con cháu tiến cúng cho đủ số tiền ước tính trên.


   Kết quả số tiền con cháu tiến cúng đã đủ chi phí trùng tu từ đường, không phải bổ thêm cho các xuất đinh nữa : thay mái ngói và cửa tổng cộng hết hơn 13 triệu. Ngoài ra còn rất nhiều ngày công lao động của con cháu các ngành trong họ tham gia công việc trùng tu.


   Tất cả những con cháu tiến cúng từ 100.000 đồng trở lên được ghi tên vào bia xây dựng, dưới 100.000đồng được ghi vào sổ vàng của họ.


   Công việc trùng tu từ đường của họ giao cho ông Nguyễn Văn Biên (đời thứ 12) phụ trách. Ông Nguyễn Ngọc Phách (đời thứ 12), Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Văn Dân (đời thứ 13) đồng thực chi. 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 

Gia Phả Nguyễn Văn (Hải Bắc-Hải Hậu)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Nguyễn Văn (Hải Bắc-Hải Hậu).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Nguyễn Văn (Hải Bắc-Hải Hậu)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.