GIA

PHẢ

TỘC

Ngô,
Phan
Ngô
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ
Bài ký từ đường họ Ngô
Một nhà tụ tập được cái phúc của trời đất, một người mà tiêu biểu cho muôn đời . Xét ra đều do tạo hoá cả. Khi số hưng thịnh, ban đầu tất cả đều phải có gốc, giữa phải có nối tiếp, sau phải có thành tựu . Sao nói là lòng tạo hoá? Muốn có phúc lớn, lấy khó khăn thử thách trước để kiên trì tấm lòng tích phúc, rối sau phúc sẽ đến lâu dài . Muốn có nhiều điều kiện, trước phải gặp ngang trái để rèn cái trí tu thiện, rồi sau điều thiện sẽ được báo đền mãi mãi . Thiện và phúc được báo đền là ứng với khí vận. Tầm thường trở nên thần kỳ, rơm cở trở nên nhà đẹp, trước hèn, nay quý; trước nhục, nay vinh; trước không nay có. Người anh hùng của non sông làm nên vẻ mới, nếu không có chốn mở ra sao được như thế ?

Cha con Ngô tướng công của châu ta là bậc khai quốc công đầu . Cháu con là danh tướng thời Trung hưng. Một nửa son tía, muôn đời chi lan. Người ta nói là nhờ đất phát phúc. Tôi nói đây là trời báo đức. Tôi liên hệ người có đức này là nhờ các bậc tiên thế tích luỹ âm công, trời cho phúc, đất lành bồi đắp lên. Một gốc hai thân, nghìn vạn cháu con. Đó là cái gốc ban đầu vậy . Từ tướng công về sau các bậc Vương, Công, Hầu, Bá , quan chức. Khoa danh đã trải trên 300 năm với hơn 200 người con ưu tú. Tất cả đếu trung trinh một dạ, giúp nước hết lòng, ân huệ khắp cho dân. Những niềm vui lớn để mãi cho cháu con, vang mãi trong tai mắt người ta . Đó là ở giữa nối tiếp, người sau nối được chí ấy, thuật lại việc ấy . Điều thiện cùng sánh cao với núi Quy, núi Phượng. Núi Quy, Núi Phượng vĩnh viễn kết đọng tuấn tú. Phúc cùng sánh sâu sông Mã , sông Lương ( tức sông Chu ). Nước sông Mã, sông Lương vĩnh viễn ngưng đọng tinh anh. Động Phanh mãi mãi là nơi cát địa . Hoàng Phúc chẳng nói hết được ý nghĩa . Ông Quách cũng có chỗ chưa hiểu nổi . Nghìn vạn năm sau, vô cùng vô tận, đó là điều sở thành của người sau vậy . Tôi vẫn nói, trước hết con người làm nên phúc, sau mới nói trời báo đúc, sau nữa mới nói đất nay phát phúc.

Những thành tựu về sau là nhờ sự kế thừa của khoảng giữa bắt nguồn từ cái gốc ban đấu . Ban đấu là do cái gốc. Xem ra lòng tạo hoá đúng như thế!

Mùa xuân, năm Bảo Thái thứ 9 ( 1713 ) thượng thuần tháng hai,
đệ nhất giáp tiến sĩ , đệ nhị danh,
Hà nguyên Công viết.

Bài ký từ đường họ ngô

Tiên tổ họ Ngô ta là dòng dõi quý tộc nước Nam. Công nghiệp của đời trước, sự nghiệp ghi rõ trong sử ký. Đã trải qua các đời trên nghìn năm. Từ Đinh lên Lý, Trần trở về sau, con cháu ngày một đông đúc, khấm khá. Đến cuối đời Trần chọn đất ở Động Phang, chỉ sồng bằng nghề làm ruộng. Đấng Hoàng thiên để phúc, đất lành bồi đắp họ ta từ đấy phát tích. Các cụ tổ nhà, cha con ngài Dục Vương là bậc khai quốc công đầu, lừng lẫy tiếng tăm. Ngài Dụ Vương có ba anh em. Ngài sinh hạ mười một con trai đến được nhân tước phong và ruộng ngày một nhiều . Con cháu hoặc ở bản quán trông nom việc phụng thờ tiên tổ hoặc dời làng khác đều có phần đất hoặc ở châu quận khác kinh doanh sinh sống. Số người đi nơi khác ở ngày một đông được nhờ phúc ấm của trên mà con cháu trong họ đều hiển đạt. Võ là hùng tướng, văn trúng giáp khoa . Con trai nối nghiệp cha ông, con gái làm vẻ vang môn hộ. Đàng trong từ Ngệ An trở vào Nam, đàng ngoài từ Ninh Bình trở lên phía bắc, các chi phái họ nhà đều có cả. Người đông lại trải qua nhiều thế hệ khó mà ghi chép được, hoặc đổi theo họ mẹ cũng nhiếu, hoặc vì gia phả đời trướcc bị thất lạc không rõ bà con ở đâu . Chỉ biết họ Ngô ta từ Động Phang sinh ra . Có truyền lại mộ tổ ta thiên táng Ông bờ đó , bà xó chùa mà thôi . Có người được nhân ơn vua về thăm miếu tổ, có người ở xa quá không tiện đi lại, không thể kể ra hết . Riêng phái ta đời đời ở bản quán chịu ơn vua đã trên 200 năm, những người có quan chức, công to tát sử ký đã chép , còn có thể xét được. Đời Dụ Vương ta, hoàng hậu một người, phong vương một người , Quốc công một người , quận công sáu người, tước hầu ba người, phong phúc hầu một vị. Đời Thanh quốc công , phong quốc công bốn người, quận công tám người, tước hầu sáu người nữ năm vị. Đời Nam quận công, phong quốc công ba người, phong vương hai người, quận công mười người, phong tước hầu mười hai người, tước bá năm người, giám sinh mười người, phúc thần năm bốn vị. Các phái ở nơi khác có thể ghi được. Quận công tám người, quốc công ba người, tước bá mười người ., đỗ tiến sĩ sáu người, phong phúc thần ba vị. Triều vua ta (Lê) trung hưng về sau các chi phái ngày càng xa chưa thể ghi chép hết được. Chỉ chép những điều đã nghe, đã thấy, từ đời Bình giang hầu hết đến nay, phong vương một người, phong quận công hơn hai mươi người ( đều ở trong quyển này) tước hầu tước bá trên bồn mươi người, giám sinh trên ba mươi người . Tiến sĩ hai tám người . Các quan tước về sau đều chép riêng một cuốn.

Nói về phái ta, từ đời Thanh quốc Công trở lại đây đời đời được cấp ruộng tự điền, tính ra thêm một vạn ba nghìn mẫu . Ngài Dụ Vương có 11 người con, đến đời Thanh Quốc Công thụ lộc vẫn như thế. Còn các người khác có thể biết được. Con cháu Thanh Quốc Công cũng vẫn được hưởng lộc như thế. Các con cháu khác cũng có thể biết được. Từ đó về sau ông Tổ ta Phan Quý Công, tự là Phúc thọ là con nhà thế gia, thi gám sinh (phép tắc thi cử đời Lê: Con cái nhà quan thi đỗ tứ trường được xung vào quốc giám, gọi là giám sinh, dân thường gọi là hương cống. Thi đỗ tam trường, con quan gọi là nhi sinh, dân thường gọi là sinh đồ ) đã ra làm quan. Chợt gặp thời sự có biến, ba anh em bèn rủ nhau di cư về trấn Sơn-Nam hạ, một ở Tống Vũ, một ở Bái đương, một ở Minh Giám. ậ Bái Dưỡng (huyệnu Nam Trực- Nam Định ) vẫn để nguyên họ Ngô. Chi ta và chi Minh giám vì lý do lánh đất lên đổi là họ Phan. Sau khi đã chuyển cư, tổ nhà lại trở về Động Phang rước mẹ về phụng dưỡng. Được vài năm cụ thân sinh ra Phúc Thọ là Phúc Toàn mất, chôn ở thôn Nam. Sau đó bà mẹ Phúc Thọ là Cụ họ Lê vì nhớ quê hương, bà con thân thuộc trở về quê cũ thăm viếng, chẳng may bị bệnh mất mộ chôn tại Động Phang. Chi ta từ đó tôn cụ Phúc Toàn là sư tổ. Ông Phúc Thọ sinh ra Cương dũng hầu tự là Phúc Cương, lại sinh ra Khắc Khoan, Uy dũng đều đỗ giám sinh, lần lượt thăng trọng chức, lại sinh ra Chính Đức được phong làm Phú vinh hầu . Từ đó trở đi soạn riêng gia phả .

Đời Vĩnh thịnh thứ năm (1709) ngày sáu tháng hai.
Thi đỗ giám sinh, thăng thụ tước Thao vũ hầu,
Phan Hữu Lập , xã Tống Vũ - ghi chép rõ.


Ghi chép rõ thế thứ họ Ngô.

Ngô Lư sinh Ngô Rô. Ngô Rô sinh Ngô Tây . Ngô tây sinh Hưng quốc công Ngô Kinh. Ngô kinh sinh Dụ Vương Ngô Từ. Ngô Từ sinh quốc công Ngô Khể. Ngô khể sinh Nam quận công Ngô Cung. Ngô Cung sinh ải khê hầu Ngô Tú. Ngô Tú sinh Tây nham hầu Ngô Khang. Ngô Khang sinh Lương tài hầu Ngô Cẩm. Ngô Cẩm sinh Đồng phú hầu Ngô Văn Phong. Ngô Phong sinh Đằng giang hầu Ngô tiến Vinh. Tiến Vinh sinh bốn con trai . Con trưởng Ngô Đình Quý phong chánh đội trưởng, thuỵ là phúc- Thành, con thứ là Phan Long hầu Ngô đình Cơ, con thứ nhuận trạch hầu Ngô đình Quyên, con thứ nữa Ngô đình Lộc phong bái trung hầu thuỵ là Phúc Thực. Các vị đó đều đứng một chi phái riêng. ông phúc toàn ( Ngô đìng Quyền) sinh sáu con trai, lại phân ra từng chi . Đó là chi phái của ngành ta trước sau như thế.

Lược ghi các công thần họ Ngô thuộc hoàng triều trước sau theo thứ tự các đời

Nhà Lê buổi đầu khai quốc, các triều Thái tổ, Thái Tông , Nhân Tông.

Hưng quốc công Ngô Kinh
Dụ Vương Ngô Từ
Duyên Mỹ công Ngô Đức
Thận quận công Ngô Khiêm
Đô đốc thượng tướng Ngô Đam
Chiêu nghĩa hầu Ngô Việt
Hoa quốc công Ngô Ung
Vinh quốc công Ngô Xuyến
Mỹ quận công Ngô Lộc
Thịnh quận công Ngô Thanh
Nghị quốc công Ngô Trừng

Trên đây hàng đại thần tá mệnh gồm 11 người

Triều Thánh Tông- Hiến Tông- Tương dực đế- Chiêu Tông- Trang Tông
Diễn quận công Ngô Tôn Thịnh
Thanh quốc công Ngô Khế
Điện bàn Hỗu Ngô Hồng
Nghĩa quận công Ngô Kỷ
Hán quốc công Ngô Lan
Hoà quận công Ngô Nạp
Đức quận công Ngô Lượng
Thượng Tướng Ngô Hữu
Hoa quốc công Ngô Ung
Giám sinh - Nghĩa quận công Ngô Điện
Hùng quận công Giám sinh Ngô Chính
Diễn nghĩa Vương Giám sinh Ngô Tộn
Thận quốc công Giám sinh Ngô Tấy
Nghĩa tướng hầu Giấm sinh Ngô Viễn
Tế trị hầu Giám sinh Ngô Trành
Thắng quận công Ngô Đống
Tao đàn tướng Tiến sĩ Ngô Trầm
Đốc đự bá Giám sinh Ngô Nhân
Tùng giang hầu Giám sinh Ngô Hoà
Nam quận công Giám sinh Ngô Cung
Thuỵ quận công Giám sinh Ngô Bỉnh
Dực quốc công Giám sinh Ngô Bang
Đốc cử hầu Ngô Phúc
Thái bảo Tiến sĩ Ngô Viện
Tùng khê hầu Ngô Thái
An mỹ hầu Ngô Thận
Nguyễn trung tứ Ngô Thực
Đại trung bá Ngô Phát
Phụ quận công Ngô Bạt
Trung quận công Ngô tử Chí
Tả điềm hiệu Ngô Huy
Đại hành khiển Ngô Thuận
Đại tư Đồ Ngô Phong

Trên đây hàng công trình tá trị và trung hưng gồm 33 người . Ngoài ra nhận chức qua nhỏ trên 50 người . Trong đó lập võ công hàng quan văn có 40 người, xuất thân từ văn học kiêm chức võ trên 40 người .

Triều Trạng Tông -Trung Tông - Anh Tông- Kính Tông
Nghĩa lộc vương Ngô Tín
Hải nhuận bá Ngô Quốc
Hoa dưỡng hầu Giám sinh Ngô Chung
ải khê hầu Giám sinh Ngô Thái
Ninh quận công Giám sinh Ngô Tú
Tây nhãm hầu Ngô Khang
Thanh quận công Ngô Khê
Cương quận công Ngô Lãng
Vĩnh trung hầu Tiến sĩ Ngô Hoán( sau phong phúc thần)
Vũ quận công Ngô Bạt
Diễn giang hầu Ngô Tùng
Hưng quận công Ngô Chi
Đàm dương hầu Ngô Tuyên
Trung trinh đại phụ Ngô Ngụ
Tá quận công Ngô Tuy
Tấn quốc công Tiến sĩ Ngô Thức ( sau phong phúcc thần)
Phó mỹ hầu Ngô Chanh
Đồng công tử Ngô Lượng
Thượng tướng Ngô Hào- Ngô Lượng
Dũng thắng hầu Ngô Hiển
Nhân thắng hầu Giám sinh Ngô Trung
Thiện thắng hầu Giám sinh Ngô Chấp
Chính thắng hầu Giám sinh Ngô Lương
Đại tư đồ Tiến sĩ Ngô Lân
Trung quốc hầu Giám sinh Ngô Đại
Tấn quận công Giấm sinh Ngô Thượng
Thái sư Tiến sĩ Ngô Thiện
Thành quận công Tiến sĩ Ngô Cách
Lương tài hầu Giám sinh Ngô Cẩm
Dũng lâm hầu Ngô Kính
Văn thành bá tiến sĩ Ngô Kiến
Vũ thành bá Ngô Vạn
Thủ lăng bá Ngô Nhất
Thái uý Ngô Anh
Thiếu uý Ngô Đề
Tham đốc Ngô Trừng
Đại học sĩ tiến sĩ Ngô Nghiêm
Lễ bộ thượng thư tiến sĩ Ngô Cửu
Văn trị bá Ngô Nhai

Trên đây hàng dực bảo, trung hưng công thần gồm 41 người . Ngoài ra nhận chức quan nhỏ trên 60 người . Trong đó võ kiêm văn hơn 40 người, văn kiêm võ hơn 50 người .

Triều KínhTông-ThầnTông-ChânTông-Huyền Tông

Trên đây là hàng tá trị công thần quét sạch hoạ nhà Mạc gồm 43 người . Ngoài ra nhận chức quan nhỏ hơn 70 người .

Triều Dụ Tông-Thần Tông-Tông-Hiển Tông













Tán trị đại phu



Tham chính



Hiến sứ



Cương dũng
hầu



Thao văn hầu



Phú vinh hầu



Đàm quận công



Tham đốc



Thiếu uý



Văn trung bá



Tùng nghĩa
hầu



Hiến sứ đến
Thượng tư



Đại học sĩ



Tư huấn bá



Tư lộc bá




Giám sinh
Ngô Thụ



Giám sinh
Ngô Phúc Thọ



Giám sinh
Ngô Khắc Khoan



Ngô Lượng



Ngô Văn



Giám sinh
Ngô Đức



Giám sinh
Ngô Thành



Ngô Điền



Ngô Vụ



Ngô Khả



Giám sinh
Ngô Mưu



Tiến sĩ Ngô
Chất



Tiến sĩ Ngô
Chân



Ngô Cao



Ngô Khẳng




Trên đây hàng tá trị công thần 15 người . Các quan to thuộc các Chi phái đều ghi riêng ở cuốn khác. Ngoài ra nhận chức quan nhỏ trên 70 người .

Họ Ngô từ Hưng quốc công trở lại đời đời nhận lộc Vua, sống tại bản quán coi giữ tự điền (ruộng cúng giỗ ) ngày một nhiều . Lập chiến công được ban tước ấp vài chục người, có văn học được ban tước lộc hơn 100 người .Họ Ngô ở nước Nam đều cùng tông với ta, về sau chọn đất ở nơi khác, hoặc theo họ mẹ, hoặc đổi họ khác, hoặc ở làng khác mà không rõ từ đầu ra cũng khá nhiều . Chỉ nghe người chước truyền ngôn lại, gốc từ động Phang “ Ông táng bờ đó, bà táng xó chùa” là đất phát phúc vậy . Song ở bản quán hoặc tha hương, trong phổ hệ đều nói rõ còn có thể tra xét được. Công danh, sự nghiệp đều ghi rõ ràng trong thể phả.


THÂN THÂN THUYẾT


(Nói về sự thân thiết với bà con trong họ)


Từ thủa xưa (họ ta) đã có những vị thượng đại phúc thần nhờ trời đất mà giáng sinh nơi thần thế, sinh ra ông cha ta đến bản thân ta làm cho họ ta thịnh vượng, vun trồng đạo đức cho ta, làm cho họ ta nở ngành xanh ngọn.


Ta sống ở đất nước tốt lành, bồi đắp mẫu “nhân” cho ta. Khí âm theo bóng ta cùng phụ với khí dương mà có hình thể ta.Khí âm dương đó giáo huấn ta mà ta mà ta không nhìn thấy, bảo ban ta mà ta không nghe thấy âm thanh. Cả cuộc đời giỏi giang hay kém cỏi những việc ấy trước sau thường có sự biến đổi. Trăm nghìn năm lại đây (tinh thần) ấy mờ mờ ảo ảo về cháu con mà phù trì, giúp đỡ. Công đức ấy thật cao dầy, tinh linh ấy như một dòng nước chu lưu trong trời đất khiến trong ta có cái thế rất thân thiết, rất tôn kính, rất quan thiết với nhau.Kinh thư nói : “tuân theo tiên tổ”.  Kinh lễ nói :”tôn kính tiên tổ”.  Kinh thi nói: ”nối dõi tổ tiên”.  Kinh dịch nói:” tụ hợp tinh hoa tiên tổ”.  Người xưa coi việc đó là cái nghĩa rất trọng đại.Cho nên việc xây dựng tông miếu (từ đường), sửa sang lễ nhạc, bày biện đồ thờ, cúng giỗ đầy đặn cốt là báo đáp, cái gốc tiên tổ đã sinh ra ta.Việc thờ phụng tiên tổ để bó bện dòng họ (Cửu tộc)*. Ngoài ra có việc tế lễ (Ngũ tự)*, cùng việc tế lễ những người có công đức với dân, có sính lễ, có tân lễ, có hương âm lễ. Mấy thứ lễ này là sự thù tạc mà thôi. Từ khi thời đại ngày một đi xuống thì việc cúng lễ chẳng cần cái thiện ở nơi ta (ý nói tổ tiên ta - nd), chuyên tâm cầu phúc ở thần minh, chăm việc tu sửa đình chùa, đối với từ đường (thờ tổ tiên ) thì qua loa, đơn giản. Thi nhau nuôi lợn to để cúng lễ nơi miếu thờ ngoài nội mà các vị tiên linh chỉ có nậm rượu đem dâng. Dê non béo đãi khắp làng xóm, với người cùng một nhà thì có lỗi lầm cho ăn uống khô khan, kham khổ. Thậm chí việc cúng giỗ đùn đẩy trách nhiệm cho gia đình đôn đốc. Với phần mộ thì người trưởng ủy thác cho người nhà rằng, đó là phận của người lớn tuổi, người ít tuổi chỉ biết theo thôi.


Sự phí tổn đối với lệ làng hoặc có khi tốn kém tới trăm, tới nghìn thì người nhà vui vẻ tuân theo. Phí tổn đối với tộc lệ (lệ của họ tộc) ước khoảng 5, 6, 7 quan tiền thì người nhà mặt ủ mày nhau, tiếc tiền, tiếc của. Thế là làm sao? có phải ý trí cho rằng tiên tổ đổ tội cho đời sau chăng? Ngoài những sự lệ trong hương thôn ra, chỗ sáng sủa có người cho là sai sót, chỗ tối tăm có quỷ thần trách móc. Cái tình trạng ấy chẳng đã thu hoạch được rồi đó sao? Nuôi lợn béo có thì lĩnh thưởng. Nợ miệng có thể thay cho việc đền bù hay không? đều cầu đến âm phúc của thần linh giáng xuống, liệu cái danh dự ấy có kéo dòng dài được không? hay, hoặc là bị nhiều người trong dòng tộc chỉ trích mà dân làng cũng cho là chuyện dở? Cho nên sự báo đền cho cái dục vọng ấy liệu có đáng khen không? Song (những người đó) chưa nghĩ được, người làm việc thiện sẽ được cát thần ban phúc, người làm điều ác sẽ bị hung thần gieo họa. Qủa quyết chưa từng nghe nhà cao, cửa rộng, gà lợn béo tốt, mà có thể dâng biếu điều tốt đẹp. Còn như việc khoan dung với kẻ kia hoặc là cho nó vay nợ để nó trộm cắp hại người, kiện cáo điêu toa làm những việc dâm ô càn dỡ, bạo ngược mà cho đó là cái oan khiếp trước của nó như thế. Thần minh nếu có nghe biết thì sẽ nhanh chóng gieo tai họa cho bản thân kẻ ấy. Chao ôi, liệu có lợi ích gì !


Phải nghĩ cái nguyên khí của ta là nhờ tổ tiên, thân thể ta là của mẹ cha, chân tay ta là người anh em, thịt da ta là bà con họ tộc.Sự gìn giữ nó  trong một thể thống nhất thì sự chia sẻ niềm vui và nỗi lo âu của nhau mới có ý nghĩa. Phải khuyến khích nhau gắng sức làm điều thiện để bảo vệ dòng giống mãi mãi (tám chữ này là cốt tủy của toàn bài, nên suy nghĩ thuần thục mà gắng sức thi hành). Khi có người nào mắc lỗi, người trong họ nếu như có sự trách móc quá đáng, kịp khi dẫn tới hoặc nạn nguy hiểm, hoặc có thể lo liệu thay, hoặc đương đầu với sự khó nhọc. Khi sự việc đã êm xuôi lại bồi dưỡng cho người đó cơm cháo tươm tất. Ngạn ngữ nói: “thuốc đắng sẽ sinh ra da thịt.  Đại để là như thế.


Cảnh sống yên vui, người làng như người thân.Kịp khi động đến cái lợi, cái hại cá nhân sẽ dẫn đến chẳng đầu độc nhau thì dồn nhau tới hình luật, đã chôn nhau xuống hố rồi còn lấy đá đè lên.Cho nên ngạn ngữ nói : “mật ngọt chết ruồi”, sự đời là như vậy.Thử xem trong hàng phe, hàng giáp trong làng, nắm tay nhau cười cười nói nói vui vẻ, kịp sáng sớm mà chết chưa vào quan tài thì chiều đã xóa tên người đó!


Hãy nhìn vào tông tộc, khi sống thì ăn uống với nhau ở từ đường, khi qua đời thì lễ người chết  tiếp theo lễ tổ tiên ở miếu vũ (miếu vũ tức là từ đường), cả họ nhớ tiếc. Những dịp lễ tểt trong năm đều nhớ tới người đó, quả là chẳng ai nghĩ đến chuyện lễ dày hay lễ mỏng. Qua đó khiến người ta suy nghĩ về sự quay về với cội nguồn. Sự suy nghĩ việc tôn kính tiên tổ, thân thiết với người trong họ, đó là nghĩa vụ số một của đời người. Nói về việc tôn kính tiên tổ phải như thế nào? Đó là phải bồi đắp công đức mà tiên tổ dựng nền tảng, tu sửa từ đường, củng cố phần mộ cho vững chắc, sạch đẹp, không ngại mệt nhọc, phí tổn. Gọi là thân thiết với dòng tộc là thế nào? Đó là sự ăn ở đầy đặn tử tế, có lễ tiết trên dưới, nhường nhịn lẫn nhau, giữ sự công bằng, giúp đỡ người nghèo khó, răn dạy lỗi lầm, anh em hòa mục, chớ để mất luân thường đạo lý. Tính từ khi tổ ta thiên cư về đất này đã hai trăm năm.Không nhớ được các đời xa chỉ ghi nhớ các đời gần .dõi từ vị cao tằng trở lại đây mấy đời, các vị chức dịch thân hào kế tiếp đến nay đều theo lẽ thường giữ được nghiệp nhà, kính trời làm việc thiện, không trục lợi với người làng, không tranh giành tiếng tăm với ngõ xóm. Điều quan trọng nhất là chọn nơi đất tốt để mộ phần, sửa sang từ đường, răn dạy con cháu lấy lòng trung tín hiếu để ăn ở với nhau.


Ta thuộc lớp sinh sau, mỗi khi xem lại ta, liền nghĩ ngay đến tiên tổ xem mình có lỗi lầm gì không? Kinh thi có nói: “Tự cầu nơi ta thì được nhiều phúc “Lời nói hay như thế, ta cần chú ý rèn luyện, lấy điều thịên cư sử với nhau. Đó là lòng hiếu với tổ tiên, là sự thân ái với họ hàng, hòa mục với làng xóm. Người ta lấy sự hòa (hòa nhã, hòa mục, hòa đồng hòa thiện…) mà thần minh giáng phúc.


Cử nhân PHAN NGÔ CẢNH TUNG


 


NGUYÊN ỦY VIỆC XÂY DỰNG TỪ ĐƯỜNG


TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN CHIA CÁC NGÀNH


      (Nguyên ủy quá trình xây dựng từ đường để ghi lại ý tưởng tốt của cụ Phan Thi, lấy đó để khuyến khích người đời sau noi theo)


  Việc thiên hạ không việc gì ưu tiên bằng việc thiện. Làm việc thiện nên lớn nao. Lớn lao có thể trường sửu, trường sửu cho nên mới có hành động cho một ngày, Hành động cho một ngày ấy có thể truyền cho trăm nghìn đời sau.Đó là người hiểu sâu sắc điều thiện.


   Sự việc có thể gom chứa tích lũy bao nhiêu năm mà sự hủy hoại chỉ trong chốc lát. Đó là sự không hiểu biết điều thiện, việc thiện. Người hiểu biết điều thiện, việc thiện thì tức khắc làm không đắn đo ngờ vực gì.


   Ông Phan Thi là người như thế.Ông là người học thức sâu, lấy ý nghĩa Kinh Lễ để Tự phòng ngừa nên thường cảm khái nói: ”Việc phụng sự tiên tổ, tụ hợp dòng họ là ở từ đường. Các bậc quân tử đời trước khi dựng cửa nhà phải coi việc xây dựng từ đường là việc trước tiên (Trong thiên Lẽ đàn cung có nói: ”người quân tử khi  chuẩn bị làm nhà thì coi tông miếu là việc trước tiên, nhà ở sẽ làm sau). Các bậc vương giả xây miếu thờ rất tôn nghiêm là nhằm tụ hợp anh linh tiên tổ làm cho lòng người bó bện lại (xem quả Tụy trong kinh Dịch).


    Tổ tiên từ khi chọn đất về ở đất này chưa xây được từ đường, các tiết xuân thu đều hội tế ở nhà trưởng nam. Xét trong kinh Lễ có chỗ chưa hợp lý, bèn đưa ý kiến này trình bày với các vị già cả thân hào chức dịch trong nội tộc lo tính việc này, thu góp tiền làm vốn cho vay lấy lãi và định kỳ hạn xây từ đường. Về sau lãi tức của số tiền công quỹ được hơn 400 quan những người lập văn khế vay rồi không trả (có tú tài Phan Đăng Khoa, bát phẩm thư lại Phan Văn Dụ ,cựu phó tổng Phan Văn Huề ,lý trưởng Phan văn Hân, xã trưởng Phan Văn Minh. Về sau Phan Khoa, Phan Dụ tuyệt tự. Đáng làm răn vậy thay!) Thậm chí buộc phải đi tố giác nhờ quan tri phủ bắt phải hoàn lại một vốn nửa lãi .Nhóm người đó phụ lòng tình cảm bà con họ hàng sạch trơn. Vì chuyện này đi đến hiềm khích lẫn nhau đốt hết giấy tờ cam kết việc vay nợ. Do vậy mà việc xây từ đường không thành. Các chi đều cúng giỗ riêng. Điều đó chứng minh sự gom góp dành dụm hàng năm mà phút chốc ra tro. Đó phải chăng là sự không hiểu việc thiện, điều thiện mà đến nỗi thế chăng. (Xem đến đây thật đáng hận, đáng tiếc, lai cực kỳ đau lòng, kiến người ta phải đập bàn mà than dài!). Tháng 2 mùa xuân năm Bính Thìn (1856) triều Tự Đức, ông Phan Thi lại họp anh em chú bác nội chi (ngành ta) nói:’bọn họ như thế, chúng ta há lại bắt chước họ vậy thì việc cúng giỗ tổ tiên thế nào!” Toàn chi đồng lòng xin cứ theo quyết nhị. Sau đó chia từng hạng bậc mà góp tiền. (số tiền vốn cũ còn 25 quan 6 mạch. Cùng với nợ cũ là 4 quan, vị chi 29 quan 6 mạch luân chuyển cho vay lấy lãi, đợi một thời gian sẽ xây từ đường. Ông Phan Thi cùng với các em cung tiến vào đồ tế khí trong đó có một cỗ ngai (sự việc này xem phần sau ). Sự quan tâm của ông với ngày kỵ tiên tổ là như thế. Việc ông lo sửa sang từ đường, việc tế lễ tiên tổ đều là những việc tốt đẹp cần phải làm còn nhiều. Nào biết chí ông chưa toại nên ông về cõi tiên ngày 11 thán 4 năm Canh Thân (1860)(xem đến đây thực đáng thương, đáng tiếc).


   Trong họ các ông Phan Trọng Thành, Phan Đăng Phú cùng với các ông Phan Uông, Phan Phúc kế thừa ý tứ tốt đẹp của Ông Thi ,hội họp tính toán số tiền lãi được 162 Quan. Lại bổ theo ba hạng bậc số tiền phải đóng góp tiếp:


         Hạng 1 mỗi người 15 quan (7 người )


         Hạng 2 mỗi người 10 quan (16 người )


         Hạng 3 mỗi người 8 quan (7 người )


   Tiếp đó, các ông Phan Xuân Hảo ,Phan Văn Bàn cùng Phan Hiệt và vợ Nguyễn Thị Thảo lại góp được 16 quan (việc này xem phần sau). Các khoản tiền đó tất cả được 489 quan ,mua được tư thổ và thổ cúng tiến cộng là 5 thước. Ngày tốt tháng 2 năm Tân Dậu (1861) tập hợp các nhóm thợ dựng từ đường. Bên trong là nội tẩm ngoài là bái đường ,mỗi tòa 3 gian, mái lợp cỏ gianh tường xây, tất cả theo pháp độ thời cổ. Không đầy tháng công việc hoàn thành. Chính tâm bên trong có trang trí hoa văn ngũ sắc rực rỡ. Tả hữu vu có thềm đá, đắp hai ngựa chầu phía trước, phía Đông ngựa hồng, phía Tây ngựa bạch  hình thành một cảnh trưng nước. Từ đây có nơi thờ tự tổ tiên tươm tất vững bền. Cái chí xưa của ông Phan Thi đã đạt tới sự tròn vẹn. Cho nên nói việc làm của một ngày truyền đến trăm đời là như thế (xem đến đây đáng vui, đáng mừng đáng khen khiến người ta phải vỗ tay cười lớn).Qua việc này người nào hiểu biết việc đời có trải qua thất bại rồi sau mới thành công. Người ta phải biết suy nghĩ cho sâu sắc mới hiểu được nguyên nhân . Cho nên cứ lặng lẽ như là người ngu ,người vụng mà kiên tâm mài chí thì công việc lớn có thể thành, sự nhiệp có thể bền vững được. Nào phải một ngày một buổi mà thành được việc lớn .thấy việc nhỏ tưởng có thể làm nhanh được đâu! Nói như thế để lớp người sau của chi ta trăm đời sau nếu từ đường chỗ nào bị hư hoại khí, người giàu có xuất tiền của ,người nghèo bỏ công sức, biết nương tựa vào nhau cho công việc được thành công và không quên ý chí của người đi trước.Kinh thi có câu:’Kế tự tư bất vong”(thứ tự tiếp nối nhau không quên ý tưởng tốt) Lại nói “kế tự kỳ hoàng chi”(thứ tự tiếp nối nhau để to đẹp thêm).


   Ngày tốt tháng 2 năm Tân Dậu (1862) triều vua Tự Đức. Chúng tôi là Phan Trọng Thành, Phan Văn Uông, Phan Đăng Phú ghi lại sự việc này lưu cho lớp người sau làm tấm gướng soi chung cho cõi lòng mình./.


BÀI KÝ TRÙNG TU TỪ ĐƯỜNG


Việc trong thiên hạ có điều gì làm được cho tổ tiên thì sự tốt đẹp đó được lưu truyền.  Người lớp sau làm được điều gì cho tổ tiên thì càng được tuyên dương.  Người đời sau hẳn vì người lớp trước, mà người lớp trước hẳn là trông cậy nhờ vào lớp người sau. Cả hai phía thế hệ trước, thế hệ sau cùng dựa vào nhau mà thành mọi việc.  Đó là lý do vô cùng quan thiết vậy.


Các vị tiền nhân: Phan Trọng Thành, Phan Đăng Thi, Phan Đăng  Phú, Phan Đăng Uông, Phang Đăng Phúc, Phang Đăng Diễn vào năm TÂN DẬU  (1861) triều Tự Đức  đã xây dựng từ đường thờ tiên tổ và đã thành công. Có thể nhìn nhau mà nói: ”thế là tốt đẹp rồi, lớp sau ta chớ bỏ nền móng này “.  Thay vì năm tháng đã lâu,  gió mưa xối xả làm lung lay tường vách,  phía ngoài đã bị hư hại lại kề sát ngõ nhỏ.  Cái thế đó ăt phảo di dời.  Hai ông Phan Phúc, Phan Diễn bàn bặc lo toan cùng bà con trong họ,  trích số lãi cũ được trên 200 quan, mua gỗ tứ thiết hẹn ngày xây dựng,  ý định  vào năm Đinh Hợi  (1887)  (năm Thành Thái nguyên niên),  các ông Phan Diễn,  Phan Ứng mưu tính chuyển từ đường ở địa điểm mới.  Chọn đất mua được một sào thổ cũ của ông Phan Phổ. Đó là nền móng tốt của nghìn vặn năm hương hỏa và bèn di dời.


Trước hết nói về Từ Đường cũ thì xây dựng                 chính tẩm và bái đường chung một tào 5 gian.  Lần này chọn gỗ,  gọi thợ khởi công.  Thang 6 năm Qúy Tỵ  (1893) làm chính tẩm 3 gian 2 chái mái ngói tường gạch  hai bên cánh gà có tiểu viện.  Qua 2 tháng thì xong ‘. 


Vói trên thỏa lòng các đấng tiên linh,  lớp người giữa thì tiếp nối được công lao tạo tác của người trước,  với lớp người sau kế thừa nối dõi ở đất này. Một việc có nhiều điều thiện như thế.


Trước kia tôi thường đọc bài ký xây từ đường có nói : Chúng ta là lớp người sau,  chi ta 100 đời sau từ đường nếu như khuyết liệt thì người giàu bỏ tiền của, người nghèo góp công sức, cùng dựa vào nhau đi tới thành tựu để không bao giờ quyên ý chí lớp người trước.  Kinh thi nói : “Thứ tự tiếp nối nhau không quên ý tưởng tốt “.    Lại nói : “Thứ tự tiếp nối nhau để to đẹp thêm “.  Hãy rửa tay sạch,  kính cẩn mà đọc lời nói ấy,  ghi tạc vào trái tim để tăng thêm súc cảm . Thế là anh em chú bác đều vui vì đã kế thừa ý tưởng lớp người trước.  Từ đường cùng cảnh quan lại trở nên mới mẻ.  Nhìn đế bài ký thuở trước,  tôi như thấy các bậc tiền nhân,  cũng nở nụ cười chốn dạ đài  (chỉ suối vàng, mộ). Con cháu ta sau này xem đến bài ký hôm nay hẳn thấy lời nói đó có ý vị sâu xa  mà nối chí.


Thuật lại sự việc với anh em trong họ cũng là xem lại bài ký thủa xưa. Bài ký thủa xưa chẳng đã nói,  việc làm của một ngày truyền lại cho trăm nghìn đời sau,  đó là lẽ đương nhiên.  Chúng ta lớp người sau hãy gắng lên khuyến khích lẫn nhau.


Ngày 16 tháng 8 năm Qúy Tỵ  (1893) triều Thành Thái.


Cử nhân NGÔ PHAN CẢNH TUNG viết lời tự  (kể lại)


  (Cử nhân NGÔ PHAN CẢNH TUNG,  tiên phụ trước đặt tên là Văn Kiến.  Anh cả lại đổi tên là Văn Chiêm.  Trong sổ đinh tên là Đức Tuấn. Lại có tên là Đắc Thuyên.  Sau khi đậu hương tiến  (tức cử nhân) lại đổi gọi theo trên  (Phan Cảnh Tung).

Gia Phả Ngô, Phan Ngô
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Ngô, Phan Ngô.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Ngô, Phan Ngô
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.