GIA

PHẢ

TỘC

Doãn

(nhánh
Doãn
Uẩn,
Doãn
Khuê)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ

Gia tộc họ Doãn xã Song Lãng (làng Ngoại Lãng, hay làng Lạng, xã Song Lãng huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình) là một chi phái của họ Doãn tại Việt Nam có nguồn gốc từ làng Cổ Định Triệu Sơn Thanh Hóa)[1]. Từ Cổ Định họ Doãn di cư ra làng Doãn Xá huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), rồi ra tới làng An Duyên xã Tô Hiệu huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây (tại đây họ Doãn tiếp tục phát triển dòng họ khoa bảng với những tên tuổi lớn như: Doãn Hoằng Tuấn (Tiến sĩ năm 1478), Doãn Mậu Khôi[2] (Tiến sĩ năm 1502), Doãn Đình Đống (Tiến sĩ năm 1571), Doãn Đại Hiệu (Tiến sĩ năm 1541), Doãn Mậu Đàm (Tiến sĩ năm 1586)). Từ An Duyên họ Doãn lại tiếp tục di cư tới Giao Thủy (Nam Định). Rồi từ Giao Thủy một hậu duệ trực hệ của các tiến sĩ Hoằng Tuấn, Mậu Khôi, Đình Đống là cụ Doãn Doanh, khi xem Phong thủy, xem sách cổ về địa lý (của Cao Biền, Tả Ao-Nguyễn Đức Huyên, ...) và thực tế thấy làng Ngoại Lãng, quê hương của Trạng nguyên Đỗ Lý Khiêm[3] (và em ruột là tiến sĩ Đỗ Oánh), là đất phát khôi khoa, đã đưa gia đình và con cháu về đây định cư. Tuy vậy, điều cốt yếu là dòng họ Doãn ở đây tiếp tục duy trì được truyền thống dòng họ, kết hợp với nỗ lực của từng cá nhân trong gia tộc, nên mới trở thành một trong những dòng họ hiếu học, có nhiều đóng góp trong lịch sử cận đại Việt Nam và trong một số lĩnh vực thời hiện đại. Chi nhánh họ Doãn được đề cập trong gia phả này là phân chi thứ hai, của chi Giáp họ Doãn Song Lãng (chi trưởng của cụ Doãn Doanh (1669-1724)). Thủy tổ của chi Giáp Song Lãng là cụ Doãn Duệ (1694-1746), còn có tên là Doãn Toàn, con trưởng cụ Doãn Doanh, có các con trai lần lượt là: Doãn Đình Ứng, Doãn Đình Chẩn (Doãn Thự)(1728-1793), Doãn Đình Sưởng (mất sớm), Doãn Đình Đổ (mất sớm), Doãn Trác (mất sớm), Doãn Thăng (mất sớm), Doãn Hương (mất sớm), Doãn Hộ, và bốn con gái: Doãn Thị Tân, Doãn Thị Đáp, Doãn Thị Viêm, Doãn Thị Kha. Chỉ bắt đầu từ đời cụ Doãn Duệ, thì họ Doãn mới chính thức từ Giao Thủy sang định cư tại làng Ngoại Lãng.



































































 


NGUỒN GỐC TIÊN TỔ CỦA GIA TỘC


 


 


 


 


 


Đời


 


Họ tên


 


Sinh thời


 


Tên hiệu


 


Liên hệ gia tộc


 


 


1


 


Doãn Hoành Tuấn


 


(?-?)


 


 


 


là anh của Doãn Thân Không (tên hiệu)


 


 


2


 


Doãn Mậu Khôi


 


(?-?)


 


Nhất Bách


 


là con của Doãn Thân Không,


 


nhưng thừa tự Doãn Hoành Tuấn.


 


 


3


 


Doãn Đình Đống


 


(?-?)


 


Minh Nghị


 


là con trai thứ 4 của Doãn Mậu Khôi,


 


là anh kề trước Doãn Đinh.


 


 


4


 


Doãn Đức Tông


 


(?-?)


 


Minh Nghĩa


 


là con của Doãn Đinh,


 


nhưng thừa tự Doãn Đình Đống.


 


 


5


 


Doãn Đình Nga


 


(1603-1684)


 


Đường Lâm


 


là con trai thứ 3 của Doãn Đức Tông.


 


 


6


 


Doãn Đình Phả


 


(1647-1725)


 


Ban Triều


 


là con trai thứ 4 của Doãn Đình Nga.


 


 


7


 


Doãn Đình Tước


 


(Doãn Doanh)


 


(1669-1724)


 


Chính Nghị


 


là con trai cả của Doãn Đình Phả.


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


 


Các cá nhân tiêu biểu của gia tộc


 


*Doãn Uẩn (1895-1850) (đời thứ 4 kể từ cụ Doãn Duệ), là An tây mưu lược tướng, cùng An tây trí dũng tướng Nguyễn Tri Phương đánh thắng Xiêm la (Thái Lan), bình định Cao Miên, giữ yên bờ cõi tây nam, năm 1845. Binh bộ thượng thư, được phong tước Tuy Tĩnh tử, Tổng đốc An Hà (Hà TiênAn Giang) năm 1847 đến 1850.


 


*Doãn Khuê (1813-1878) (đời thứ 4, em họ Doãn Uẩn), đỗ tiến sĩ triều Nguyễn năm 1838, Đốc học Sơn Tây và Đốc học kiêm Doanh điền sứ và Hải phòng sứ Nam Định, cùng Nguyễn Mậu Kiến, Phạm Văn Nghị, Đỗ Phát, là những người đầu tiên lãnh đạo chống Pháp (năm 1873-1874) trên địa bàn tỉnh Thái Bình và Nam Định hiện nay.


 


*Doãn Chính, (đời thứ 5), Tuy Tịnh nam (con cả Doãn Uẩn), quyền tri phủ Phú Bình tỉnh Thái Nguyên, chống giặc cờ (tức là phỉ nhà Thanh tàn quân của Thái Bình Thiên QuốcTrung Quốc ), bị vây hãm, hết lương , phải tuẫn tiết. Vua Tự Đức xuống chiếu ban khen và truy tặng hàm Thị độc học sĩ[4]. 


 


*Doãn Trực, con Doãn Uẩn (đời thứ 5), đánh thắng giặc cờ nhà Thanh ở Phú Bình (Thái Nguyên)


 


*Doãn Chi, con Doãn Khuê (đời thứ 5), cùng cha lãnh đạo kháng chiến chống Pháp năm 1873-1874, hy sinh năm 1874.


 


*Doãn Vị (1855-1910), con Doãn Khuê (đời thứ 5), cùng cha khẩn hoang lập làng xã Nghĩa Thành huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, tham gia Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở tỉnh Thái Bình đầu thế kỷ 20.


 


*Doãn Thị Hoa (1894-1974), con Doãn Vị (đời thứ 6), năm 1929 là thành viên tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập.


 


*Doãn Tam Hòe (đời thứ 7), chắt của Tiến sĩ Doãn Khuê, Nhà giáo ưu tú-Phó Giáo sư-Tiến sĩ toán học (bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán lý tại Đại học tổng hợp Leningrad năm 1986), nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, Trưởng khoa Công nghệ thông tin Đại học Xây dựng.


 


*Doãn Hoàng Giang (đời thứ 8), Nghệ sĩ nhân dân-Đạo diễn sân khấu.


 


 


 


*Doãn Thiều Hoa (đời thứ 9), Thủ khoa tốt nghiệp Phổ thông Trung học toàn Hà Nội, kỳ thi năm 2008 tại hội đồng thi Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam, với tổng số điểm cả 6 môn thi (văn học, toán học, sinh vật, vật lý, lịch sử và Anh văn) là: 58/60 điểm.  


 


 


 


Di tích lịch sử liên quan đến gia tộc


 


* Chùa Tây An ở thị xã Châu Đốc  tỉnh An Giang do An Tây mưu lược tướng Doãn Uẩn xây dựng năm 1847. 


 


* Từ đường Doãn Uẩn xã Song Lãng


 


* Từ đường Doãn Khuê xã Song Lãng


 


* Lăng mộ Doãn Uẩn, Doãn Khuê ỏ xã Song Lãng


 


* Đình làng (đền) thờ tiến sĩ Doãn Khuê xã Nghĩa Thành huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định


 


* Đền Hiền Lương tại cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế) thờ Doãn Uẩn cùng các võ tướng kiệt xuất khác của nhà Nguyễn.


 


Chú thích


 


(1)xem bài Doãn  của Vi.Wikipedia


 


(2)Doãn Mậu Khôi đi sứ sang Trung Hoa, mừng Minh Võ Tông lên ngôi, tháng 11 năm 1507 (Khâm định Việt sử thông giám cương mục).


 


(3) xem bài Trạng nguyên Việt Nam  của Vi.Wikipedia


 


(4)Sách "Quốc triều chính biên toát yếu" của Quốc sử quán triều Nguyễn - Quyển V, bản tiếng Việt trang 168


 


 


 


Nguồn Vi.Wikipedia


 


Họ Doãn là một họ của người châu Á. Họ này có mặt Việt Nam, Trung Quốc (Hán tự: 尹, Bính âm: Yin) và Triều Tiên (Hangul: 尹, Romaja quốc ngữ: Yun). Họ này đứng thứ 100 trong danh sách Bách gia tính. Về mức độ phổ biến họ Doãn xếp thứ 95 ở Trung Quốc theo số liệu thống kê năm 2006. Ở Hàn Quốc Yun là một họ rất phổ biến, họ này xếp thứ 9 theo số liệu thống kê năm 2000.


 


 


 


Họ Doãn ở Việt Nam


 






Mộ tổ họ Doãn Việt Nam

Cho đến nay chưa có tài liệu nào nói rằng có sự liên hệ về huyết thống hay nguồn gốc giữa họ Doãn ở Việt Nam và họ Doãn ở Trung Quốc. Họ Doãn là một dòng họ lâu đời ở Việt Nam. Người họ Doãn có mặt trên vùng đất Kẻ Nưa - Nông Cống (nay là Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn) tỉnh Thanh Hóa từ thời Hùng Vương (ít nhất cũng được trên 2000 năm)[1][2]. Tuy là một dòng họ có từ lâu đời nhưng phát triển chậm (do sinh con cháu ít và thưa lại thường hay di cư) nên ngày nay họ Doãn vẫn là một dòng họ không lớn lắm ở Việt Nam. Ngày giỗ tổ của họ Doãn toàn quốc (được chọn là ngày kỵ húy (ngày mất) của cụ tổ họ Doãn làng Cổ Định) là ngày 19 tháng 3 âm lịch hàng năm. Cụ tổ họ Doãn là một trong mười người đầu tiên khai hoang lập chạ Kẻ Nưa (dưới chân dãy núi Ngàn Nưa) vào thời Hùng Vương. Đến thời thuộc nhà Hán chạ Kẻ Nưa được gọi là Cà Ná giáp; thời thuộc nhà Tùy - nhà Đường sách sử ghi là Cà Ná Giáp, dân giã gọi là Kẻ Nưa; thời nhà Lý - nhà Trần được đổi thành hương Cổ Na. Thời Lê sơ, Lê Thái Tổ đổi Cổ Na thành Cổ Ninh, thời Lê trung hưng được đổi thành Cổ Định (do tránh gọi tên húy của vua Lê Duy Ninh), sau Cách mạng tháng Tám đổi tên thành Tân Ninh (với chữ Tân nghĩa là mới).


 


Họ Doãn Việt Nam là một họ văn hiến có nhiều đóng góp cho dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử Việt Nam, kể từ thời nhà Lý cho đến ngày nay, họ Doãn cũng có những cá nhân xuất chúng đóng góp công sức cho dân tộc Việt Nam.


 


 


Các cá nhân nổi tiếng của họ Doãn Việt Nam


 






Các sách về truyền thống họ Doãn

 


 



Tham khảo


 






  1. ^ Hợp phả họ Doãn, Hà Nội - 1992, (lưu hành trong nội tộc họ Doãn), Lời giới thiệu Hợp phả này là của Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam Doãn Tuế- nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  2. ^ Quan hệ dòng họ-Mai Thanh Hải
  3. ^ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ Toàn Thư Q3(b)- Nhà Lý (1054 - 1138)
  4. ^ Quốc hiệu Việt Nam-sử gia Trần Gia Phụng
  5. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục
  6. ^ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ Toàn Thư Q6(b) - Nhà Trần (1294 - 1329)
  7. ^ Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478)
  8. ^ Đại Việt sử ký Bản kỷ thực lục - quyển XIII - nhà Lê
  9. ^ Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502)
  10. ^ Doãn Mậu Khôi đi sứ sang Trung Hoa, mừng Minh Võ Tông lên ngôi, tháng 11 năm 1507 (Khâm định Việt sử thông giám cương mục).
  11. ^ Danh nhân sứ Bắc - Doãn Đại Hiệu
  12. ^ Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên

 


 


 


Nguồn Vi.Wi kipedia 


Gia Phả Doãn 尹 (nhánh Doãn Uẩn, Doãn Khuê)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Doãn 尹 (nhánh Doãn Uẩn, Doãn Khuê).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Doãn 尹 (nhánh Doãn Uẩn, Doãn Khuê)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.