GIA

PHẢ

TỘC


VĂN
TỘC
TỨ
PHÁI
-
AN
LÂM
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ

NGUỒN GỐC LÊ ĐẠI TỘC VÀ TỘC LÊ AN LÂM (Duy Châu-Duy Xuyên-Quảng Nam)

PHẦN THƯ NHÂT: NGUỒN GỐC LÊ ĐẠI TỘC

    Trích tham luận của Ông Vũ Hiệp, thành viên Trung tâm UNESCO, phát triển nhân văn Việt Nam"Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: TỘC LÊ  là một trong những đặc trưng của giống dòng LẠC VIỆT đã định cư tại đất Thanh Hóa, Ninh Bình từ rất lâu đời"  Qua quá trình lịch sử, dòng dõi tộc Lê đã có hai triều đại Vương quyền, có nhiều danh nhân lập nên công trạng to lớn đối với đất nước. 

Khởi đầu: Vua LÊ ĐẠI HÀNH ( Lê Hoàn) người khai sáng nhà tiền Lê (980-1005). Ông quê quán xã Xuân Lập huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông lên ngôi Hoàng đế năm 980, lấy tên nước là ĐẠI CỒ VIỆT, đóng đô ở Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.  Đánh thắng nhà Tống tại 02 mặt trận Bạch Đằng và Chi Lăng, bảo vệ biên cương phía Bắc của đất nước. Năm 982 thân chinh đánh dẹp giặc Chăm, khai mở đất từ phía Nam Châu Ái (Thanh Hóa) đến Hà Hoa ( nay thuộc địa phận Hà Tĩnh) đây là cuộc mở cõi bờ đầu tiên xuống phía Nam, trong lịch sử dựng nước của Tổ tiên ta.  Vua LÊ ĐẠI HÀNH ở ngôi được 26 năm, đặt niên hiệu 03 lần: - Thiên phúc (980-988); Hưng Thống (989-993); Ứng Thiên (994-1005). 

    Tiếp theo là vị anh Hùng BÌNH ĐỊNH VƯƠNG LÊ LỢI, quê quán xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ngài là Hậu duệ của vua LÊ ĐẠI HÀNH văn võ song toàn, có chí khí lớn, thông minh hào hiệp Ông Khởi nghĩa tại đất Lam Sơn - Thanh Hóa, Sau khi dẹp xong nhà Minh (Trung Quốc) vào năm 1428, ông lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là ĐẠI VIỆT lấy niên hiệu là LÊ THÁI TỔ. Nhà Hậu LÊ truyền lại được 26 đời vua qua 360 năm ( 1428-1788).

PHẦN THƯ NHÂT: NGUỒN GỐC TỘC LÊ AN LÂM (La Tháp)

Vào đời vua TỰ ĐỨC, nhà thờ tộc LÊ An Lâm do con cháu Bốn phái xây dựng, nhưng bị giặc phá hủy ( vào thời Nghĩa Hội). Về sau con cháu Bốn phái chung sức tái lập Từ Đường và lần thứ hai lại bị (không hỏa) do đó Phổ Hệ chính của Tộc bị thiêu hủy.

Về sau Ông LÊ VĂN CAM (Thế Tổ phái tư) phụng lục bản "TÔN ĐỒ LÝ LỊCH" di lưu, Nguyên Văn Hán Tự do Ông Lê Văn Đích chép lại và dịch thành Quốc Ngữ (Đính Hậu)

Căn cứ vào nguyên văn tư liệu này, chúng ta chỉ được biết kể từ Ngài Đức Thái Thủy Tổ LÊ VĂN PHƯỚC, xuất xứ từ xã Tây Thành,  huyện Quảng Điền, Phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa  nên con cháu ngày nay tôn xưng ngài là Đức Thái Thủy Tổ  ( Đời thứ nhất)

 Dựa theo tư liệu được ghi chép về " SỰ NGHIỆP VUA LÊ THÁNH TÔNG và LÊ TỘC QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG" (do Phạm Ngô Minh và Lê Duy Anh biên soạn, nhà xuất bản Đà nẵng Ấn hành). Có đoạn ghi chép rằng: trong thời gian Lê Kiều Trung Hưng, kể từ
đời vua LÊ ANH TÔNG (1556-1573) đến đời vua LÊ HIỂN TÔNG (1740-1786). Trong
khoảng thời gian hơn 200 năm ( qua 13 đời vua Lê).đều có người Tộc LÊ lần lượt
bỏ xứ vào Nam, vì sự ức chế lộng quyền của các chúa TRỊNH ( hoặc  vì nhiều
lý do nào khác).



Tháng 9 năm Đinh Mùi
(1667), sau thắng lợi dẹp được Mạc Kinh  Vũ tại Cao Bằng, Trịnh Tác tự nhận mình có công lao bao trùm tất cả- càng lấn lướt ức chế vua LÊ HUYỀN TÔNG và LÊ GIA TÔNG , tự phong là Đại Nguyên Soái Thái phụ Tây Vương. 

Vào năm Nhâm Tý 1672, Trịnh Tác ép vua LÊ GIA TÔNG đem quân vào đánh Chúa Nguyễn, chiếm lủy Trấn Ninh, đặc biệt vào thời kỳ này bắt đầu xuất hiện nạn kiêu binh, lính Thanh, Nghệ cậy mình có công trong chiến trận ( nỗi loạn giết Bồi Tụng Nguyễn Quốc Trinh cướp phá  nhà quan Tham tụng Phạm Công trứ.vv)

Trước cảnh lạn lạc ấy, những người trong Hoàng tộc, dòng tộc nhà LÊ lũ lượt lên đường vào Nam lập nghiệp, rời bỏ kinh thành Thăng long, bỏ quê hương đất Tổ  THANH HÓA ra đi, mang theo nỗi xót xa vì sự phân ly.

Đức Thái Thủy Tổ LÊ VĂN PHƯỚC sanh hạ THẤT THẾ TỔ LÊ VĂN AI, PHỤ TỬ THẾ CHƯỞNG CÔNG CUNG SOẠN THƯỜNG VÃN NAM PHỤC HÀ TRUNG, SANH HẠ LỤC THẾ TỔ LÊ VĂN NHIỀU, KẾ THỦ KHUYẾT CHỨC TÙNG HẬU CHÚA TRẤN QUẢNG NAM, CỬ GIA NHẬP CƯ ẢI VÂN XỨ, THẤT THẾ TỔ PHỤ MẪU YỄM MỘT (Chết) TÁNG TẠI ẢI VÂN, LỤC THẾ TỔ CƯ TANG.

    Đến tháng 10 năm Giáp Ngọ (1774) Chúa Trịnh Sâm của Hoàng Ngũ Phúc làm thống tướng đem quân vào đánh chúa Nguyễn chiếm được đất Thuận Hóa, lúc bấy giờ Ông LÊ VĂN NHIỀU bèn đem vợ con lánh cư vào khai khẩn và lập nghiệp tại đất An Lâm, trở thành Tiền hiền Tộc Lê tại đây.

    Đến thời Tây Sơn dấy binh ( 1786) tại làng An lâm có quan chưởng vệ Nguyễn Viết Tuấn hồi hương mộ binh - Nhưng Ông LÊ VĂN NHIỀU không phục tùng bèn đem người con trưởng là ông LÊ VĂN LỰU tản cư qua làng Xuân Đài ( Ông LÊ VĂN NHIỀU mất năm Cảnh Thạnh ( 1793- 1802) mộ Ông táng tại làng Xuân Đài.

Trong giai đoạn này các gai đình con cháu Tộc LÊ phân cư ra các vùng Trung Phước, Thượng Phước, Xuân Đài, An Phú Đông, v v...

Riêng người con út ông LÊ VĂN NHIỀU là Ông LÊ VĂN CAM, có vợ tại thôn Phù Sa nên lưu cư tại đây.

    Đến đời vua TỰ ĐỨC, người con trưởng của ngài LÊ VĂM CAM là Ông LÊ ĐÌNH LỰC (tự Quang Huy) được cử làm Lý trưởng làng An Lâm, nên con cháu bốn phái " HỒI TỔ TRƯỚC TỊCH" chung lập Từ Đường. Đây là một phái tộc có học thức, nhiều người có địa vị trong xã hội. Từ Đường của tộc LÊ tọa lạc tại đất AN LÂM, thuộc xã Duy Châu huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.




Gia Phả LÊ VĂN TỘC TỨ PHÁI - AN LÂM
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc LÊ VĂN TỘC TỨ PHÁI - AN LÂM .
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc LÊ VĂN TỘC TỨ PHÁI - AN LÂM
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.