HƯƠNG HỎA HỌ VÕ
Phải nói rằng đất đai hương
hỏa của Họ - Dánh ( Họ Võ)
để lại khá lớn. Nhưng do biến động
lịch sử ngày nay đã mất gần hết.
Đất đai này là do Tổ tiên Họ-Dánh khai khẩn hoặc
do con cháu phụng cúng
mà có. Gia phả ghi chép không được chi tiết nhưng cũng cho thấy có rất nhiều nguời thuộc nhiều đời đã cúng đất vào Họ -Dánh. Xin trích dẫn vài trường hợp sau:
-Bà cô VÕ THỊ NGUYÊN đời thứ 8, là em gái út quan Kinh tượng Võ Văn Lễ- người sinh ra 4 chi, đã “ Cúng Phái 2 khoảnh đất tại Cồn Doi làm hương hỏa”.
- Ông VÕ VĂN SÁO đời
thứ 9 là cháu nội ông
Lệ. Ông Lệ là con thứ 4 của ngài Ý - sinh ra Dánh 1. Cuối đời không còn con trai. ông đã xin “lưu ruộng đất vào Họ phụng để tự”.
-Bà LÊ THỊ NÚC đời
11, Vợ ông Võ Văn Phức -mất tích trong ngày thất thủ kinh đô 22/5 Ất Dậu (1885), là bà nội chú Võ Văn Kìm
Dánh 2, đã “cúng ruộng đất vào Phái lớn
để làm hương hỏa”…
Với số đất đó, con cháu thay phiên canh tác để lo giổ chạp
,húy kỵ hàng năm, mà không phải đóng góp.
Sau năm 1975, trước biến động của thời cuộc, Họ đã họp gởi gắm một số
đất đai cho con cháu làm nhà để gìn giữ lâu dài. Số đất này ở xóm Bàu Đưng Văn Xá. Những người nhận đất là: Võ Văn Châu, Võ
Văn Cam, Vọ Văn Yên, Võ Văn Chi, Võ Văn
Phước… , qua thời
gian và chính sách của Nhà Nước hiện nay số đất trên đã thuộc về
sở hữu cá nhân của những người nhận đất. Riêng hộ bác Võ Văn Châu sau này có cắt lại một phần để Dánh 1 phục dựng nhà thờ. Nhưng hiện nay vẫn
chưa thống nhất đường
ranh khiến con cháu rất khó khăn trong việc tôn tạo nhà thờ Dánh.
Đất đai Họ -Dánh đã mất gần
hết nhưng giấy tờ trích lục thời Pháp vẫn còn. Số giấy tờ này trong thời gian
chiến tranh được Ông Võ
văn Thỏa rồi ông Võ Văn Uyển bỏ
trong ống tre cất tại
bàn thờ nhà. Sau khi ông Uyển qua đời , bác Võ Văn Sinh đã đem
về nhà riêng tiếp tục
bảo quản. Năm 2009,
cháu Võ Nguyện đã xin phép chụp hình toàn bộ giấy tờ này. Có tất cả 38 giấy
Trích lục liên quan tới 38 lô đất của Dánh Họ có từ thời Pháp. Trong đó một vài tờ đã mục
ruỗng. Các Giấy tờ này tuy không có giá trị pháp lý nữa nhưng nó là tài liệu minh chứng cho sự giàu có của dòng Họ ta.
Rất mong con cháu có
người tài trợ để có
kinh phí phục hồi bảo quản và đem ra cất giữ tại nhà thờ Họ. Cũng tại nhà bác Võ văn Sinh hiện còn lưu giữ một cái chiêng cổ của Họ.

Ngày nay, Họ chỉ còn một khoảnh đất. Đó là mảnh đất làm nhà thờ Họ ở Giáp 3 Văn Xá. Khoảnh đất này theo
trích lục cấp năm 1935

thì rộng 2 sào 8 thước 6 tấc ( tức 1282 m²). Do đất làm nhà thờ không có người ở nên đường ranh đã bị xê dịch. Năm 2010 vợ chồng 2 cháu gái là Võ thị Thoa Trang và Võ thị
Thu Vân đã làm công đức xây la thành bảo quản lâu dài..
Nhà thờ Họ đã khang trang to đẹp, tuy nhiên vì không còn đất đai nên giổ chạp hàng năm con cháu
phải đóng góp. Hy vọng một ngày không xa , Họ Võ với sự phát triển như hiện nay sẽ có con cháu làm công đức để Họ có kinh tế lo việc thờ phụng.
VÕ NGUYỆN
NHÀ THỜ CHI 3


Ngôi nhà thờ Chi 3 (thuộc Dánh 1- Họ Võ) là một ngôi nhà đặc biệt, hiếm gặp trong làng. Ngôi nhà đó ghi dấu
bao kỉ niệm của 5 thế hệ, ngũ đại đồng đường cùng tạo lập và xây dựng. Bởi vậy bảo tồn và tôn tạo là quyền lợi và nghĩa vụ của con cháu bây giờ
và mãi mãi về sau.
Trong gia phả Dánh ta, từ Đời thứ 8 đã có bà cô Võ thị Nguyên (là em Ngài Võ văn Lễ) “…để lại 2 khoảnh đất khô ở
Cồn Doi sau sung làm hương hỏa” lo việc chạp
kỵ. Điều này cho thấy tiền nhân ta ai đã hết lòng chăm lo thờ phượng ông bà.
Ngày nay một
vinh dự cho Chi 3, là hai chị em cô Võ thị Thùa và
Võ thị Túc – con ông Võ văn Chúc-từ Quảng Bình đã trở về quê
làm văn bản giao ngôi nhà trên cho anh Võ Văn Kết thờ tự tổ tiên. Và điều đó còn có ý nghĩa hơn sau khi bác Kết mất thì vợ là bác Trần thị Thanh cùng các con cũng mong muốn ngôi nhà trên trở thành nhà thờ Chi 3 lâu dài. Chúng ta tưởng cũng nên tìm hiểu ít nhiều về ngôi
nhà này.
Vợ chồng cố Võ Văn Huyến (
thường gọi là Trùm Huyến)

tiền thân là phu trường
Huyện Hương Trà có nhà ở Xóm Trường (nay là xóm
Niệm Phật đường Văn Xá) và một lô đất ở Giáp 3. Về sau vì con đông (10 người) nên Cố mới
bán lô đất. Năm 1935, ông Võ văn Chúc (là con thứ 8)
,
đi làm ngành Đường Sắt, đem tiền về chuộc lại lô đất và mua thêm một lô nữa ở Giáp 4. Đến năm 1942 ông Chúc tiếp tục mua 1 xác nhà rường và 1 bộ ngựa gõ
mật từ Vinh chở về dựng nhà để cho cha mẹ và anh em
cùng ở. Riêng ông có vợ và 3 con gái ở Quảng Bình.
Theo bản Trích
lục địa bộ của Đại Nam Trung kỳ chánh
phủ cấp ngày 17/2/1935, thì khỏanh đất này ở xứ Y-na, thuộc Tổng Phú Ốc huyện Hương Trà. Diện tích 1 sào 6 thước 3 tấc (7are 8m²) ;cấp cho Phái Họ Võ do ông Võ Văn Chúc đứng tên văn
khế lưu chuyển đoạn mãi.
Tháng 4 năm 1943, cố Huyến qua đời, căn nhà được cơi
nới để cố bà cùng vợ chồng các con là Hào(con thứ 5), Cuốc(con thứ 7) Đăng (con thứ 9) và các cháu cùng
ở. Đến tháng 8, ông Chúc đột ngột mất.Tương truyền vì ông chậm có
con trai, nên ông có nguyện vọng xin anh Hào cho cháu Kết làm con nuôi để thừa
tự ngôi nhà làm nơi thờ cúng sau này.

Năm 1946, cố bà mất vì tuổi
già. Hai năm sau Ông
Hào và 2 con gái là Vấn và Lữ lần lượt bị ám hại oan ức. Nghe tin dữ, bác Võ
Văn Kết (con ông Hào) lúc này đang dạy học ở Bình Định tức tốc trở về đem 2 em
trai là Xuân và Thu đi xa xứ. Ở nhà, Bà
Lê thị Huệ (vợ ông Hào) cùng 2 con gái là Đông ,Trang và các chú Cuốc, Đăng lo hương khói ông bà. Riêng
ông Cuốc thì đến năm 1955 đã khai phá dựng nhà riêng ở xóm Bàu Đưng. Căn nhà
này đến năm 1983 thì bán lại cho cô Võ thị Thu Vân để làm nhà thờ Chi 4. Các
cháu nội ông Cuốc là Võ Nguyện Võ Bình đi Nam lập nghiệp.
Năm 1958, lúc này vợ ông ông
Chúc đang bị kẹt ở Quảng Bình vì đất nước chia
cắt.Các bác Võ Văn Kết, Võ Văn Xuân, Võ Văn Thu đi tập kết không tin tức. Người trong bổn tộc chỉ còn ông Cuốc, bà Sâm là chị gái, cùng bà Huệ là chị dâu đã bàn
bạc bán khoảnh đất ở Giáp 4 lấy tiền để xây vách và lợp ngói ngôi nhà này làm nơi thờ tự .
Lúc đó cô Đông đã đi lấy
chồng chỉ còn bà Huệ và cô Trang ở lại. Cô Thoa Trang là nữ
sinh Đồng Khánh duy nhất trong làng bấy giờ. Năm 1965, cô Trang theo chồng vào Cần Thơ, cùng đem bà Huệ
theo thì ngôi nhà được giao lại cho ông Cuốc coi sóc.Theo mọi người kể lại thì lúc đó bà Huệ
đã xây được căn nhà dưới tường bằng táp
lô, mái lợp tôn.Thời gian này ông Đăng đã mất, chú Võ văn
Thừa là con cưới vợ cũng làm một nhà tre sau vườn nhưng ở không lâu rồi bị bắt lính…
Ông Cuốc, do xóm bàu Đưng ất
an ninh nên tản cư về đây. Bàn thờ Phòng 2 của chú
Phước cũng thỉnh về đây cho đến hoà bình mới thỉnh trở lại. Đêm rằm tháng Tư
năm Mậu Thân-68 ông Cuốc bị bắt đi mất tích cũng tại căn nhà này.
Sau khi ông Cuốc ra đi, nhà được chăm sóc bởi người dâu là Trần thị Chanh cho đến năm 1976. Võ Nguyện học cấp 2 và 3 cùng 2 em
ở ngôi nhà này.
Năm 1976- 1983, Gia đình bác Võ văn Kết đi tập
kết trở về.Các con là Hiền , Lương, Thiện, Lành, Hà còn nhỏ. Hai cô con gái ông Chúc từ Quảng Bình vào thăm và đã di dời mộ ông
Chúc từ Loài Giữa qua Cồn Mả sát lăng ông Hào. Ngày 2/7/1979, 2 cô lại vào làm giấy tờ, chính thức giao ngôi nhà cho anh Võ Văn Kết.

Năm 1983-84, bác Kết chuyển vào Biên Hòa nên tạm thời cho anh Võ Thảng người Chi 1 ở trông coi.
Năm 1984 cho
đến nay, giao cho Võ Văn Hiệp(là cháu nội ông Kiệt-con thứ 6 của Cố Huyến) ở trông coi. Các con anh Hiệp là
Phương,Gấm,Vũ, Phước,Tâm lớn lên trong căn nhà này. Tại đây cháu Phương
đã lấy vợ và sinh hạ
được Võ hoàng văn Gia Bảo- là người khởi phát Đời 16 Chi 3,
Đến năm 1998
sau khi bác Võ văn Kết mất, bác Thanh là vợ bác Kết có nguyện vọng giao nhà lại cho Chi để làm
nhà thờ. Ngày10/4/1998, Chi đã họp và thống nhất để tên anh Thiện làm chủ quyền, giao nhà cho anh Hiệp trông nom
theo các tờ trình và được Uỷ ban xã Hương Văn xác nhận ngày 25/4/1998.
Cũng trong tháng 4/1998 này, Chi đã mời địa chính xã cùng lân gia xác định lại
mốc giáp ranh. Bác Thanh, cô Trang cùng phụng cúng tiền.Bà con nội ngoại đóng góp công sức thay rui, ngói, làm lại cửa, xây bình
phong,

trang bị lại đồ thờ và phục vị bát nhang. Lần
này gian bên trái được qui hoạch làm bàn thờ cánh chú
Chi-Phước.
Đặc biệt trong đợt này sau khi sửa chửa xong
nhà thờ vẫn còn một số tiền nên trong Chi đã quyết định đập bỏ ngôi nhà dứới (do bà Huệ xây) để làm móng ngôi nhà tăng. Võ Nguyện đã ở lại coi làm móng, xong bàn giao cho Võ Văn Hiệp. Từ cơ
sở đó Võ Văn Hiệp đã xây thành căn nhà dưới
như bây giờ.
Năm 2003, Gia
đình anh Thiện lại có
đóng góp lớn về xây la thành bảo vệ ngôi nhà này.

Tưởng cũng nên
nhắc trong ngôi nhà này vẫn còn lưu giữ bộ ván gõ mật. Bộ ván này đã theo bác
Kết vào Biên Hòa sau khi giao nhà ổn định cho anh Hiệp trông coi bác đã mang
trở về. Và trong nhà cũng có cái tủ thờ do cô Thoa Trang mua trong
dịp về nước thăm nhà. Tủ thờ hiện được trân trọng đặt thờ ở gian giữa.

Nay căn nhà đã xuống cấp.


Tháng 9/2010 bác Thanh lại
khởi xướng việc tôn tạo. Toàn Chi đã họp và đã có kế hoạch đầu năm 2011 khởi
công.
16/2/2011- VÕ NGUYỆN.
Nhật ký tu sửa nhà
thờ chi 3 (tháng 4 năm 1998)
Khởi công
4/3 /AL hoàn tất 24/3/AL
A . Số tiền phụng cúng ban đầu:
1.
Gia đình bà Trần thị Thanh : 10 000 000 đồng VN
2.
Cô Thoa Trang 200 USD
3.
Mụ Võ thị Tạo 100 000 đồng
4.
Chú Võ văn Phước 200 000 đồng
5.
Anh Võ văn Hiệp 300 000 đồng
B. Số công đóng góp khi thi công: (Không nhận thù lao)
1.
Anh Nguyễn văn Tuyền 2 công (Cháu
nội bà Sâm)
2.
anh Nguyễn Chơn 2 công ( Cháu nội bà Sâm)
3.
Chú Cường 2 công (Cháu
nội Bà Vân )
4.
Anh Cho 1 công ( Rễ mụ Tạo)
5.
Chú Ít 1 công (Bà con
Bà Huệ mẹ bác Kết)
C Công việc thực hiện:
1.
Xốc ngói, thay rui mục,ngói vỡ, thay riềm, tu sửa đầu đao.
2.
làm ba gian thờ lát gạch hoa,trang trí bàn thờ, láng nền nhà.
3.
Làm bình phong trụ cổng
4.
Mời địa chính xác định ranh giới cắm cột
mốc bê tông
5.
Ký giấy đồng thuận giao cho Võ văn Hiệp quản lý
6.
Đập bỏ và làm móng mới nhà dưới.
7.
Xây 7 nấm mộ ở
Cồn Mã.
D. Phân công điều hành:
1.
Võ Nguyện thiết kế, phụ trách chung
2.
Võ Xuân Thiện, Thủ quỷ
3.
Võ văn Hiệp, coi phần nhà
4.
Võ văn Chi-Võ văn Phước,coi phần mộ
E .Dự kiến: Sau
khi công việc hoàn tất tốt đẹp,toàn chi đã họp và dự kiến sẽ:
1.
Xây mộ cho bà Lê thị Dậu
2.
Xây bờ tường rào chung quanh nhà thờ
3. Tu phổ…
NHÀ THỜ CHI 4

Chi 4 là chi thứ Tư trong Dánh 1 Họ Võ. Tuy là Chi vai chú nhưng Chi này có nhiều Đời làm trưởng Họ. Gần đây là các ngài Võ Văn Tha, Võ Văn Thoả, Võ Văn Uyễn. Bởi vậy, việc Họ -Dánh, Chi này rất có công. Khi Dánh chưa có nhà thờ thì bàn thờ Dánh đặt tại nhà ông Võ Văn Thoả, hàng năm con cháu tụ họp giỗ chạp. Sau khi nhà thờ Dánh bị chiến tranh tàn phá thì một lần nữa bàn thờ Dánh lại thỉnh về đây. Sau năm 1975, con cháu trong Chi đi xa xứ chưa trở về, số gia đình còn lại ở quê chỉ lẻ tẻ mấy hộ. Bàn thờ Chi-Dánh vẫn đặt tại nhà Ông Uyễn (nay chú Tý là con-thừa tự), ở xóm Bàu Đưng; nhưng năm 1982 đường dây điện cao thế Bắc Nam lại đi trúng nhà ông. Bởi thế ,tìm nơi để Đặt bàn thờ Chi –Dánh là rất khó khăn.
Năm 1983, vợ chồng người con gái của ông Võ văn Uyễn là Võ Thị Thu Vân – La Quang Thanh

đã từ Sài Gòn trở về mua đất làm nhà thờ. Lúc đó chính quyền không cho phép người ngoài địa phương mua đất nên phải để bà Thẩm thị Tuyến (là mẹ kế cô Vân) tạm thời đứng tên. Lô đất mới mua là của bà Trần thị Chanh (Có con là Võ Nguyện thuộc Chi 3). Vợ chồng Thu Vân chi tiền bạc, thiết kế và xây dựng xong giao cho
ngưòi em là Võ Văn Tý trông nom thờ tự. Nguyện vọng của vợ chồng Thu Vân –Quang Thanh là để căn nhà làm nơi thờ tự ông bà lâu dài. Riêng gian giữa là nơi để thờ Chi 4.

Sau đó mấy năm vợ chồng cô Vân –Thanh lại cúng tiền để Dánh phục dựng nhà thờ Dánh. Làm xong bàn thờ Dánh đươc cung thỉnh từ Chi 4 về nhà mới.
Ngày nay chính quyền đã cho phép ngưòi ngoài địa phưong mua bán đất nên cô Vân có nguyện vọng làm lại giấy tờ cho rõ ràng để ngày sau con cháu khỏi hiểu lầm.

