GIA

PHẢ

TỘC

Ngô,
Phan
Ngô
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: Ngô Kinh
Đời thứ: 15
Người trong gia đình
Tên Ngô Từ
Tên thường
Tên Tự Ngô Từ
Là con thứ 1
Ngày sinh Giờ dần ngày mùng ha
Thụy hiệu Duyên ý Dụ vương  
Ngày mất 8 tháng 3 năm Qúy dậu  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Xưa cha mẹ Ngô Kinh mất sốm, đói rét không biết nương nhờ vào đâu . Nghe người làng là Lê Đức nói ở sách Khả Lam, huyện Lương Sơn có khe ngòi, rừng rậm, lúa tốt rễ làm ăn Ngô Kinh bèn đến đó, trú tạm ở đình ba ngày . Lúc bấy già Kinh gặp được tù trưởng Lê Khoáng( Bố Lê Lợi) cùng bà vợ là Trịnh Thị Thương rủ lòng thương xót đưa về nhà nuôi, giao phó việc cày cấy . Lê Khoáng thấy Ngô Kinh là người nhanh nhẹn ngay thẳng, tỏ lòng yêu mến coi như tay chân rồi dạm Lê Thị Mười cho Kinh. Giờ dần ngày mùng hai tháng hai năm canh Tuất (1370) sinh ra Ngô Từ, rồi Ngô Tức, Ngô Khiêm, Ngô Đam, Ngô thị Ngọc San.

Lê Khoáng thấy Ngô Từ tính hạnh giống bố ,mừng lắm. Lại được nghe tổ tiên Ngô Kinh mối đùn thành Mộ càng thêm yêu mến. Sai con út là Lê Lợi nuôi . Từ được yêu quý như con đẻ. Lớn lên được giao trông nom việc trong nhà rất đắc lực rồi hỏi vợ cho Từ là Đinh Thị Ngọc Kể, Con gái người bà con thân thích Đinh Lễ. Năm Đinh Dậu (1417) tại Lam Cung, Lê Lợi vời Từ đến bàn rằng: “ Quân Minh xâm lược bờ cõi nước ta, giết hại sinh dân, nay càng lấn ép, ta muốn dấy quân đánh dẹp, ý nhà ngươi thế nào ?”. Từ thưa: “ Chúa công đã nói thế, thật là phúc cho bốn bể, bố con trên nhờ công chúa công sinh thành đâu giám một ngày xa dời chúa công. Nếu khởi binh thì thần phụ Ngô Kinh ở lại giữ gìn căn cứ, còn thần xin theo xa giá ra trận để báo đức lớn của chúa công”. Vua khuyên rằng: “ Binh, lương hai việc trong lúc gây dựng nước nhà là vô cùng bức thiết, nhà ngươi nên ở lại giữ gìn căn cứ, thu nhận nhân tài hào kiệt để ta cùng chủ tướng chuyên ý bàn mưu tính kế, ra quân là công việc hàng đầu . Bên trong việc điều binh lương, bên ngoài bắt kẻ gian nhòm ngó, việc đó khanh hoàn toàn đảm nhận . Người xưa coi công trạng giữ gìn căn cứ ngang với công đánh giặc. Ngươi hiểu sâu lời ta nói”. Đêm rằm tháng tám năm đó Ngô Từ mộng thấy thượng đế hội các thần bàn rằng : “ Nước Nam nhổ cực, lầm than đã nhiều, song thời vận chưa tới . Lê Lợi dấy quân làm sao đương nổi người Minh, nên sai Thất tào tinh quân Ngô Từ can gián mới hòng tránh được tai hoạ “ . Thượng đế bèn gọi Ngô Từ đến nghe lệnh. Từ thưa rằng: “ Việc khởi binh, chúa công tôi đã quyết, khó lấy lời mà can gián “. Bỗng có vị sứ mặc áo bào đỏ tiến ra, tâu rằng: “ Người đó chẳng đợi thời vận giấy binh sợ rằng rơi vào miệng sói, xin thượng đế chở che cho tai nạn này (về sau Lê Lai nằm mộng thấy ngôi sao đỏ trôi vào miệng và nuốt đi) Thượng đế nhận lời lại sai ban ngọc ấn đế bên cạnh cho Ngô Từ. ấn có bốn chữ “ Hưng quốc thành thốc”. Từ chưa hiểu ý nghĩa ra sao, thượng đế nói: “ cha ngươi Ngô Kinh phong Hưng quốc công , cháu ngoại thành tôn hưng thành trung hưng, cha con về sau đều giúp rập các triều chính thống, hưng quốc là cha ngươi, thành quốc là cháu ngươi . Trong chũ thành ( ) có chữ đinh ( ) năm đinh sẽ thành công ( Năm đinh mùi Lê Thái tổ bình định thiên hạ ). Ngô Từ vái lạy từ biệt thượng đế. Khi tỉnh dạy lấy làm lạ. Từ can thái tổ rằng : “ Chúa thượng dấy quân đánh dẹp , đó thật là việc nghĩa cử. Đêm qua thần xem thiên văn thấy tế tinh chưa sáng ngại việc binh chẳng tiện , nên thế nào ?” Thái tổ nói : “ Việc này có vận trời” bèn dấy binh.

Ngô Từ trinh tiến cử mưu thần Nguyễn Trãi , rất được lòng vua . Người ta thường gọi là trương lương nước Nam. Lại tiến cử đinh liệt , bùi bị... đều là hàng danh tướng. Người ta thường ví hai vị này là sầm bệnh , Ngô Hán . Năm mậu tuất ( 1418) vua khởi binh ở Nam Sơn. Lúc bấy giờ giặc Minh vây bức , quân ta nhỏ yếu . Vua đóng quân ở Trịnh Cao (Giáp Ai Lao). Lê Lai đổi áo bào để chết thay vua . Vua chốn được vào núi Chí Linh luyện tập quân sĩ. Ngô Từ giữ gìn căn cứ , trông nom của cải , khi thì bổ sung quân số cho mặt trận khi thì dùng kỳbinh đánh đuổi giặc Minh không một tên chạy thoát khi chúng vào cướp phá Lam Kinh. Phàm những điều mà vua dặn dò, Bố con Ngô Từ đều thực hiện được như lời, vì thế bảo toàn được căn cứ . Năm Quý Mão( 1423) vua trở lại Lan Sơn , ban thưởng công lao, phong Ngô Kinh là kiện tướng hầu, Ngô Từ là Bàng khê hầu . Năm Mậu Thân (1428) thiên hạ bình định, phong các công thần Lê Vấn, Phạm Văn Xảo v.v... Nhân dịp này nhà Vua nói với các tướng: “ Các khanh theo trẫm ra trận, được cung cấp đầy đủ lương thực, đó là công lao của bố con Ngô Từ. Trẫm khi chưa khởi binh thì Ngô Kinh là gia nô của tiên khảo, Ngô Từ là nô thần của trẫm. Ban đầu xướng nghĩa, Từ là người quyết mưu trước nhất. Trẫm cùng với các khanh mưu việc thiên hạ, ẩn náu nơi núi rừng trông nhờ vào bố con Ngô Từ giữ gìn căn cứ, cung đốn lương thảo, điều động binh sĩ. Xưa kia Hán cao tổ được thiên hạ quy công cho Tiêu Hà giữ đất Quan trung cung đốn không ngừng lương thảo là công bậc nhất. Nay bố con Ngô Từ đã có công giữ gìn căn cứ, lại có thành tích đánh giặc, đáng được thăng đệ nhất công thần. Nhà vua bèn thăng thụ Ngô Kinh làm Thái phó hưng quốc công, Ngô Từ làm Thái bảo, Chương khánh công, được ban quốc tính (Hai chữ hưng quốc nay mới nghiệm đúng. Ngô Kinh thường theo vua đi đánh dẹp, có nhiều công lao, sự việc ghi trong sử ký. Khi vua Thánh Tông lên ngôi, ban thưởng các công thần lại giữ nguyên họ cũ). Năm Quý Sửu Lê Thái Tổ mất. Thái tông văn hoàng đế lên ngôi, đến Ngô Thị Ngọc Giao về hậu cung sinh ra ThánhTông thuần hoàng đế. Thái Tông đặt tên từ đường thờ Ngô Kinh là Phúc quang từ đường. ThánhTông lên ngôi xây điện Thừa Hoa trên nền cũ của từ đường. Từ đó về sau đời đời chịu quốc ân.

Dụ Vương(Ngô Tự) xưa phụng sự Lê Thái Tổ, năm Quý Sửu (1433) vua mất. Thái Tông Văn Hoàng Đế lên ngôi . Vua nhớ công lao Dụ Vương bậc bầy tôi huân cựu của triều đình, đến thăm nhà. Thấy cô Lê thị Ngọc Xuân bèn đem về hậu cung,. Sau cô Ngô thị Ngọc Dao theo chị vào cung, vua trông thấy rất ưng ý, đưa vào chầu cho làm chức tiệp thư. Vua cho ở cung khánh Phương và sinh ra thánh Tông.

Ngày 8 tháng 3 năm quý dậu đời vua Nhân Tông thứ 11. Ngô Từ mất, thọ 84 tuổi . Năm Kỷ mão (1459) Nhân Tông bị giết. Các đại thần rước Thánh Tông lên ngôi ( hai chữ

Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình
Tên Đinh Thị Ngọc Kể
Tên thường
Tên tự Đinh Thị Ngọc K
Là con thứ 1
Ngày sinh
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Lê Khoáng thấy Ngô Từ tính hạnh giống bố ,mừng lắm. Lại được nghe tổ tiên Ngô Kinh mối đùn thành Mộ càng thêm yêu mến. Sai con út là Lê Lợi nuôi . Từ được yêu quý như con đẻ. Lớn lên được giao trông nom việc trong nhà rất đắc lực rồi hỏi vợ cho Từ là Đinh Thị Ngọc Kể.

Ngô Từ góp công vào việc dẹp quân nhà Minh là hàng công thần số một, phong Bàng khê hầu, thăng thụ chức Thái Bảo chương khánh công, gia phong bảo chính công thần Tả kim Ngô vệ tướng quân phụ quốc chính, lại gia phong thượng trí, huý là Từ, thuỵ Bàng khê thượng sĩ, được tặng phong là Duyên ý Dụ vương qua các triều vua đều là thượng đặng phúc thần.

Ông mất ngày 8 tháng 3 năm Qúy dậu, mộ ở xứ Lỗ đó gần lăng Tổ, phía Đông gần Lô ma, phía Tây gần lăng Tổ, phía Nam gần chợ Hối, phía Bắc gần ruộng dân. Vợ là bà Đinh Thị Ngọc Kế hiệu Diệu thiện phu nhân, tặng chánh quốc phi đại phụ nhân.

Bà là người xã Đô kha, thần khê. Xưa kia ông Đinh Thế Bình lấy bà Trần Thị Ngọc Huy là con gái tướng quân họ Trần ở làng An Lão huyện Thư Trì, sinh ra đại tướng Đinh Lễ là bậc khai quốc. Đinh Lễ lấy bà Bùi Thị Liễu sinh ra Đinh Vĩnh Thái và Đặng Thị Ngọc Kế (sinh năm Giáp Thìn). Mộ bà Ngọc Kế chôn ở sau miếu An Lão huyện Thư Trì: Vua Lê sai thầy địa lý chọn đất táng ở đấy và lệnh cho dân quanh vùng thờ phụng.
Tên Đinh Thị Ngọc Thược
Tên thường
Tên tự Đinh Thị Ngọc T
Là con thứ 1
Ngày sinh Từ nhan á quân phu nhân
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Vợ bé là bà Đinh Thị Ngọc Thược phong là Dung huệ chiêu cảm Hoàng khánh hiệu là Từ nhan á quân phu nhân.

Bà người xã Đô Kha là con gái tướng quân Đinh Vinh Thái . Bà mất ngày 18 tháng 8. Vua Lê Thánh Tông sai thầy địa lý chọn đấtb để mộ. Mộ chôn ở sứ Bạch Long, xã Kỳ La, huyện Kỳ Hoa, phú Hà Hoa tỉnh Nghệ An. Đặt tên điện thờ Hoàng Khánh Điện. Ruộng từ điền 150 mẫu ở xứ Đồng Hối cách. Đầy tớ là nguyễn văn Bảng, Nguyễn văn Phụng cùng bà con trong xã cày cấy, cai quản.

Các anh em, dâu rể:
   Ngô Tức
   Ngô Khiêm
   Ngô Đam
   Ngô thị Ngọc San
Con cái:
       Ngô Việt
       Ngô Lộc
       Ngô Ký
       Ngô Khế
       Ngô Lan
       Ngô Nạp
       Ngô Hộ
       Ngô Lương
       Ngô Hữu
       Ngô Ung
       Ngô thị Ngọc Liên
       Ngô thị Ngọc Phúc
       Ngô Thị Ngọc Đức
       Ngô Thị Ngọc Điệp
       Ngô Thị Ngọc Xuân
       NgôThị Ngọc Dao
       Ngô thị Ngọc Vĩ.
       Ngô thị Ngọc Hạ
Gia Phả; Ngô, Phan Ngô
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Ngô, Phan Ngô.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Ngô, Phan Ngô
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.