GIA

PHẢ

TỘC

Nguyễn
Trãi
-
Nguyễn
Nhữ
Soạn
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: Thuỷ tổ
Đời thứ: 0
Người trong gia đình
Tên 1.Nguyễn Phi Khanh
Tên thường
Tên Tự
Là con thứ 1
Ngày sinh 1356
Thụy hiệu Nguyễn Ứng Long  
Hưởng thọ: 72  
Ngày mất 1428  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
4. NGUYỄN PHI KHANH4.1. Nguyễn Phi Khanh (chữ Hán: 阮飛卿; tên thật là Nguyễn Ứng Long; 1355–1428) là Hàn lâm học sĩ nhà Hồ và là cha của Nguyễn Trãi - một công thần khai quốc nhà Hậu Lê. Ông quê ở lộ Đông Đô, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, nay thuộc Hà Tây. 4.2. Thân thếMột số tài liệu, căn cứ vào gia phả họ Nguyễn cho rằng ông là con trai của Nguyễn Minh Du và có hai người anh tên là Nguyễn Sùng và Nguyễn Thư. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng việc chép ông là con của Minh Du là do sau này, gia đình con Nguyễn Phi Khanh là Nguyễn Trãi bị họa tru di tam tộc nên các cháu chắt ông, khi trốn tránh đã chép lẫn gia tộc ông vào họ Nguyễn ở Gia Miêu, Tống Sơn, Thạnh Hóa để khỏi bị truy tìm. Thực chất ông không có quan hệ họ hàng với Nguyễn Minh Du.Sử sách có chép rằng quan tư đồ Trần Nguyên Đán thấy Ứng Long, khi đó 19 tuổi, học giỏi nên yêu mến và mời về dạy cho con gái mình là Trần Thị Thái, nhưng sau đó hai người yêu nhau. Và khi sự việc bại lộ thì Ứng Long bỏ trốn, Trần Nguyên Đán phải cho người đi tìm Ứng Long về gả con gái đang mang thai cho ông.4.3. Quan nhà HồÔng từng thi đỗ Nhị giáp tiến sĩ năm Long Khánh thứ 3, đời vua Trần Duệ Tông, tức năm 1374 nhưng không được triều đình bổ dụng nên về quê dạy học. Đến khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, ông đã ra thi thái học sinh và đỗ bảng nhãn năm 1400, sau đó làm quan cho nhà Hồ dưới triều Hồ Hán Thương, giữ chức Hàn lâm học sĩ, kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Mặc dù là con rể của Trần Nguyên Đán nhưng ông vẫn ra làm quan cho nhà Hồ, ông không coi trọng lòng trung quân cổ hủ bằng việc phục vụ cho nhân dân và cứu nước.Năm 1407, khi quân nhà Minh xâm lược nước Việt, Nguyễn Phi Khanh cùng hai người anh bị Trương Phụ bắt và giải về Tàu, Nguyễn Trãi khóc chạy theo cha ra đến ải Nam Quan. Phi Khanh quay lại bảo Nguyễn Trãi quay về Thăng Long nuôi chí diệt giặc mới là làm tròn đại hiếu. Quả nhiên sau này Nguyễn Trãi đã theo Lê Lợi đánh bại được quân Minh.Nguyễn Phi Khanh mất tại Trung Quốc khi 73 tuổi. Quan thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc do cảm ân nghĩa Nguyễn Trãi đã tha chết khi quân Minh thua trận nên tìm cách cho con ông là Nguyễn Phi Hùng (em Nguyễn Trãi) đưa hài cốt về an táng tại núi Đá Bạc. Người đời sau gọi núi đó là núi Báo Ân hay núi Báo Đức, hoặc còn gọi là núi Báo Vọng, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay.Gần đây, sách "Nhìn lại lịch sử"[1] dẫn bài của tác giả Đinh Công Vĩ, có nghiên cứu gia phả Phạm Anh Vũ (tức Nguyễn Anh Vũ - con Nguyễn Trãi, cháu Nguyễn Phi Khanh, phải đổi sang họ mẹ khi trốn tránh vì gia đình bị tru di tam tộc) nêu thông tin khác về kết cục của Nguyễn Phi Khanh. Theo đó, Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh giải đi Trung Quốc, có cả anh em Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Hùng đi theo. Tới Vạn Sơn Điếm (Hồ Bắc) một thời gian thì quân Minh thả cho Nguyễn Phi Khanh về. Ông sống ở Côn Sơn tới khi mất năm 1428 chứ không phải mất ở Trung Quốc.

Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình
Tên Trần Thị Thái
Tên thường
Tên tự Vợ cả
Ngày sinh
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Tên Nhữ Thị Hoàn
Tên thường
Tên tự Vợ thứ
Ngày sinh
Sự nghiệp, công đức, ghi chú

Các anh em, dâu rể: Không có anh em
Con cái:
       2.1Nguyễn Trãi
       2.2Nguyễn Hùng
       2.3Nguyễn Bảo
       2.4Nguyễn Ly
       2.5Nguyễn Nhữ Soạn
       2.6Nguyễn Bằng
       2.7Nguyễn Nhữ Trạch
Gia Phả; Nguyễn Trãi - Nguyễn Nhữ Soạn
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Nguyễn Trãi - Nguyễn Nhữ Soạn.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Nguyễn Trãi - Nguyễn Nhữ Soạn
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.