GIA

PHẢ

TỘC

LÊ-Hậu
duệ

TRỌNG
HỔ
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ


Gia Phả Họ Lê Trọng

Phần I: Trích từ cuốn gia phả của cụ Tổ : LÊ TRỌNG KIỆN (tự Sến, Cựu Yến)

Phần Phiên Âm


Trang 1A


Việt Nam Cộng Hòa, Bính Thân, niên vửu Nguyệt kiết Nhựt, phụng tu.


Thúc phụ Lê Trọng Trọng hội tu.


Đích tôn Lê Trọng thừa tự


Nghiệp sư Nguyễn Quỳnh phụng tả


    Quảng Nam tỉnh, Điện Bàn Phủ, Diên Phước huyện, Hạ Nông Trung tổng, La Thọ xã, Lê tộc trưởng Phái Lê Phát đồng bổn phái đẳng, vi lập gia phả sự. Duyên tiền thủy tổ chí cao tổ mục lục, tầng tổ, hiển tổ sự tích, phần mộ tịnh tại bổn quán từ đường vô tu thâm cứu. Duy hữu thúc phụ Lê Đức Lưu ngụ tại Thủy An ấp, sanh cư tử táng, chí đường thúc diệt (Trang 2A) Lê Kiện trước nhập Thủy An ấp cô thuật phả ý liên dĩ vi tự.


    Phù, gia chi hữu phả du quốc chi hữu sử, thiên chí kinh địa chí nghĩa, nhơn chi luân, nhi gia nhi quốc, nhi thiên hạ, phàm hữu khí huyết, mạc bất tôn thân, cố lập gia phả dĩ di hậu thế, đương nhi thị quan thị tri mộc chi hữu bổn, thủy chi hữu nguyên. Y! phụ mẫu chi niên bất khả bất tri, huống sanh tử (Trang 2B) chi nhựt khởi vô vĩnh ký, đản thế phù nhơn viễn, gián hoặc khuyết văn, nan dĩ tất cử.


   Tư tả kỳ (1 chữ) thiệt ký vu danh hạ truyền viết thận chung truy viễn, lương hữu dĩ đả


  Thời Bính Thân niên, cửu nguyệt sơ thất nhựt.


  Trưởng phái Lê Phát (Trang 3A)


  Thứ phái Lê Trọng Mãnh


  Biệt lập gia phả, quý phái Lê Kiện


(Trang 3B)


Trí vi Nhứt đại Cao tổ Lê Quán Thất


trung Thị Quán Sanh hạ:


1. Lê Lợ


2.Lê Trường


3. Lê Sâm


4.Lê vô tự


(Hết)


Phần dịch nghĩa


Ngày lành tháng 9 năm Bính Thân (1956) thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, phụng lập. Người tổng hợp biên soạn là ông thúc phụ Lê Trọng Trọng


Người thừa tự là cháu đích tôn Lê Trọng


Người viết là thầy giáo Nguyễn Quỳnh


    Xã La Thọ, tổng Hạ Nông Trung, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, ông Lê Phát phái trưởng tộc Lê cùng tất cả người trong phái đồng lập gia phả tộc mình.


     Do trước nay thế thứ từ ông thủy tổ đến ông cao tổ, từ ông tầng tổ đến ông hiền tổ về sự tích và phần mộ cùng với nhà từ đường nơi quê quán đều không biết được, chỉ có ông chú (thúc phụ) là Lê Đức Lưu , ngụ ở ấp Thủy An, lúc sinh thời đến khi chết đều ở đó, đến đời cháu họ (đường thúc điệt) là Lê Kiện mới nhập tích về ấp Thủy An, có ghi lại phả ý vói lời tựa.


     Nghĩ rằng: nhà có phả, cũng như nước có sử, đó là thiên kinh, địa nghĩa và nhơn luân là gia đình, tổ quốc và thiên hạ vậy, phàm là con người ở đời ai lại chẳng tôn trọng ông bà, cha mẹ mình, cho nên phải có gia phả để lưu lại cho đời sau, ấy mới là hiểu biết, cây có cội, nước có nguồn.


     Ôi! tuổi tác cha mẹ không thể không biết, huống hồ ngày mất há không ghi nhớ, nhưng rồi cuộc đời thay đổi, người càng chia xa mà nếu thiếu sự ghi chép lại thì khó bề xoay sở. Nay việt lại tên họ đầy đủ dưới đây để gọi là: Cẩn trọng thờ cúng trọn đời, luôn ghi nhớ đến ông bà xa xưa, đó là điều tốt đẹp vậy.


Ngày mồng 7 tháng 9 năm Bính Thân (1956)


Ông Lê Phát người phái trưởng họ Lê


Ông Lê Trọng Mãnh phái thứ


Ông Lê Kiện, phái út, lập riêng phả phái mình.


Đặt làm đời I: Ông Cao Tổ Lê Quán vợ là bà Quán


Sanh hạ:


1. Lê Lợ


2. Lê Trường


3. Lê Sâm


4.Lê vô tự (không có con nối dõi)


(Hết)


==========


Phần II: Viết về Thủy tổ LÊ TRỌNG KIỆN 


Nói về tộc Lê Trọng chúng ta là một trong 7 tộc tiền hiền của làng La Thọ Cũ (nay là 3 thôn của xã Điện Hòa). Về quá khứ xa xôi, do biến thiên của lịch sử chưa có điều kiện để thu thập đầy đủ, chúng ta ghi nhận những điều do phổ hệ các tộc họ còn ghi lại được. Làng La Thọ được hình thành từ thời Hậu Lê (Lê Trung Hưng), đời vua Lê Anh Tông niên hiệu là Thiên Hựu năm thứ 2 (thao dương lịch là năn 1558), đúng vào thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh. Trước hình hình chúa Trịnh muốn diệt chú Nguyễn để giành quyền chi phối nhà Lê, chúa Nguyễn Hoàng  được Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm (tức Trạng Trình) có lời khuyên tám chữ: Hoành sơn nhất đới vạn đợi dung than nghĩa là Hành sơn một giải, vạn đời ở được.


            Từ Hoành Sơn (tức Đèo Ngang) trở vào vốn là đất Chiêm Thành được vua Lê Thánh Tông cùng đại tướng Lê Tấn Trung đánh đuổi quân Chiêm, mở rộng biên cương Và thi hành kế sách mộ dân, khai hoang, lập ấp. Các đời vua Hậu Lê lien tục tiấn hành những cuộc di dân từ phía Bắc vào Nam. Theo kế sách cùa nhà vua và theo lời khuyên của Trạng Trình để xây dựng cơ sở chính trị cho mình chúa Nguyễn tổ chức di dân từ các tỉnh phía bắc vào khai phá, xây làng lập ấp.


            Các vị tiềb hiền của 7 tộc họ chúng ta vào năm 1558, cũng là năm chúa Nguyễn vào Thuận Hóa đưa con cháu vào Quảng Nam. Theo lời phán của Trạng Trình: La Sơn kiến địa, thọ thủy long thành, các vị tiền hiền đã lấy hai chữ đầu La và Thọ để đặt tên cho khu vực đất đai 700 ha được khai phá lập nên làng La Thọ ngày nay.


            Đoàn người vào La Thọ do các vị tiền hiền Nguyễn Vĩnh, Nguyễn Văn Huân, Lê Trọng Hổ, Thái Bá Lâm, Dương Đức Thoại, Nguyễn Cấn, Mạc Huấn, những người tâm đầu ý hợp đoàn kết gắn bó cùng nhau xây dựng lập nên làng La Thọ (trong 7 vị có ông Mạc Huấn cùng họ với nhà Mạc nên đổi họ Mạc thành Nguyễn Chánh). Các ông đứng đầu 7 tộc họ đã cử ông Nguyễn Vĩnh làm vị tiền hiền đứng đầu 7 tộc họ vì có công lớn, cần cù dũng cảm, không ngại rừng rậm sông sâu, không sợ hung beo, xung phong đi đầu khai khẩn đất đai, sinh cơ lập nghiệp.


            Đức thủy tổ Lê Trọng chúng ta là ông Lê Trọng Hổ đã cùng 6 vị tiền hiền trải qua bao gian lao thử thách, khai canh khai cư, lập nghiệp trên mảnh đất than yêu này đến nay đã hơn 452 năm (1558-2010). Qua thời gian tộc Lê Trọng đã sinh con đẻ cháu nhiều đời chia thành 2 hệ và nhiều chi phái. Đến nay tộc Lê Trọng đã có đến đời thứ 19, có chi phái đến đời thứ 20 nhưng phổ hệ chưa ghi được hết. Theo Phổ hệ hiện nay tộc họ chúng ta chỉ còn sống 13 vị đời thứ 14 (5 nam, 8 nữ) vào khoảng 25% đời thứ 15, còn đông đảo nhất là đời thứ 16 và đời thứ 17. Có một số chi phái do biến thiên của thời cuộc, do mưu sinh cuộc sống, trải qua các cuộc chiến tranh tàn khốc đã di chuyển cư trú nhiều nơi trên khắp mọi miền đất nước, kề cả ở một số nước như Pháp, Mỹ, Úc, Nhật.


            Con cháu các đời dù sống ở đâu cũng luôn hướng về cội nguồn quê hương đất tổ. Từ Tình cảm thÔêng liêng ấ9, ông bà các đời trước đã xây dựng nhà thờ tộc khang traog. NhưNg qua cuộc chiến tranh khốc liệt, đền chùa, miếu mạo bị tàn phá, nhà thờ tộc chỉ còn động gạch vụn hoang tàn. Sau chiến tranh, con cháu các đời lần lượt trở về quê cũ,đã dựng tạm một ngôi nhà thờ tổ bằng tranh  tre. Năm 1989 con cháu đang cư trụ nhiều nơi đã cùng nhau góp công góp của xây dựng lại ngôi nhà thờ tộc. Trong hoàn cảnh cuộc sống dúc bấy giờ còn khó khăl nên nhà thờ không được khang trang, vững chắc đến nay đã 10 năm, thời gian không dài nhưng đã xuống cấp và chật hẹp. Con cháu ở thành phố Hồ Chí Minh do yêu cầu cuộc sống tình cảm quê hương đã cùng nhau xây dựng một phần nhà từ đường để đáp ứng yêu cầu tình cảm các đời con cháu không có điều kiện về tận quê hương. Hiện tại nhà từ đường 2 Lê Trọng Tộc tọa lạc tại số 185/6 Nguyễn Phúc Chu P.15 Q.Tân Bình Tp.HCM


            Con cháy ngày càng đông đảo, các chi phái đã lưu lạc nhiều nơi, nay cũng tìm về cội nguồn để gởi gấm tình cảm thiêng liêng của mỗi người con đối với nơi chon nhau cắt rốn của tổ tiên ông bà. Thể theo nguyện vọng thiết tha chính đáng ấy, Hội đồng gia tộc đã bàn bạc thống nhất là phải tôn tạo lại ngôi nhà thờ được khang trang rộng rãi hơn.


Hội đồng gia tộc đã họp, nhận thấy việc xây dựng nhà thờ tộc vừa qua là một thành công tốt đẹp. Để phát huy thành quả đạt được, phát huy giá trị tinh thần của nhà thờ chúng ta còn phải tiến hành một số việc như sau:


Hội đồng gia tộc đã họp, nhận thấy việc xây dựng nhà thờ tộc vừa qua là một thành công tốt đẹp. Để phát huy thành quả đạt được, phát huy giá trị tinh thần của nhà thờ chúng ta còn phải tiến hành một số việc như sau:


1. Điều quan trọng nhất là cần fhận thức đúng đắn y nghĩa của việc xây dựng nhà thờ không phải chỉ để ngắm nhìn, khoe khoang với thiên hạ, hay để tổ chức tiệc tùng linh đình mà tạo nên công trình mang dấu ấn tốt đẹp về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản chất dân tộc, nhắc nhở con cháu giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống đạo lý, gia phong tốt đẹp của tổ tiên ông bà truyền lại:


    + Đó là long yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường chống giặc ngoại xâm, làm cho dân giàu nước mạnh.


   + Đó là tình đoàn kết sắc son, ý chí cộng đồng trong xã hội, biết gạt bỏ những cái nhỏ nhen tầm thường trong quá khứ và trong cuộc sống hằng ngày để giữ lấy cái nghĩa tìNh cao đẹp trong gia đình họ tộc, trong cộng đồng xã iội.


    + Đó là long nhân Ái bao dung, thương người như thể thương than, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, giúp nhau khi ốm đau hoạn nạn.


     +Đó là tinh thần cần cù, sang tạo trong lao động và học tập, sống và làm giàu bằng bàn tay và khối óc của mình, khuyến khích làm giàu chính đáng, động viên tạo điều kiện cho con cháu được học hành, có nhiều con cháu học giỏi.


        Trong nền kinh tế thị trường, mặt tích cực là thúc đẩy kinh tế phát triển, mặt khác cũng phát sinh những biễu hiện tiêu cực trong xã hội, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, ma lực của đồng tiền đã len lỏi vào các ngỏ ngách của giá trị đạo đức truyền thống. Chúng ta nhất quyết không để cho những cạm bẩy của đồng tiền ma tuý, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, trộm cắp đâm chem nhau…làm cho tình cảm thiêng liêng đối với ông bà, cha mẹ, anh em ruột và than thích bị mai mọt và đem tai họa cho gia đình.


2. Theo quy ước và tục lệ ông bà để lại, nhà thờ tộc đảm trách việc thờ tự đức Thủy Tổ Lê Trọng Hổ đến các vị nhiều đời kế tiếp đã về nơi an nghĩ cuối cùng trong những ngày giờ nhất định giỗ chạp hằng năm, còn các chi phái và các gia đình đều có bàn thờ riêng để cúng giỗ theo ngày riêng của từng vị, từng chi phái. Con cháu cần sắp xếp thời gian để ngày Tết về nhà thờ cúng viếng ông bà.


3. Việc lập tôn đồ, phổ hệ: Theo phổ hệ đã có đủ đời 13, từ đời thứ 14 trở về sau, các chi phái cần lập danh sách theo thứ tự hết đời này đến đời tiếp theo, mỗi đời viết theo thứ tự: tên vị đời đó, đến tên chánh thất, kế thất đến tên các con (viết hết con chánh thất đến con kế thất) mỗi vị có các nội dubg: ngày sinh, ngày mất, nơi an tang, người còn sống thì ghi them nơi cư trú, làm gì. Dâu, rể thì ghi họ tên, quê quán, ngày sinh, ngày mất.


4. Để có cơ sở làm việc nghĩa và khuyến khích việc học hành của các cháu học giỏi nhưng khó khăn, cần xây dựng một quỹ gọi là quỹ công ích của tộc mong được hưởng ứng của tất cả bà con


5. Cần quan tâm việc phân công trách nhiệm quản lý chăm sóc từ đường, bảo quản tốt tài sản đã có, trồng cây và hoa làm cho nhà từ đường ngày càng đẹp đẽ và ấm cúng


Xin cám ơn bà con, kính chúc bà con mạnh khỏe. làm ăn thịnh vượng gia đình hạnh phúc


Quận 7 Tp.HCM ngày 1 tháng 1 năm 2010


Thay mặt HỘI ĐỒNG GIA TỘC                  


 


 

Gia Phả LÊ-Hậu duệ LÊ TRỌNG HỔ
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc LÊ-Hậu duệ LÊ TRỌNG HỔ .
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc LÊ-Hậu duệ LÊ TRỌNG HỔ
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.