Chi tiết gia đình |
Là con của: Thuỷ tổ |
Đời thứ: 0 |
Người trong gia đình |
Tên |
Vũ Hồn (Nam) |
|
Tên thường |
|
Tên Tự |
|
Ngày sinh |
|
Sự nghiệp, công đức, ghi chú |
Mộ Trạch là một làng thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Mộ Trạch hình thành vào đầu thế kỷ thứ IX, khoảng từ năm 825, tính đến nay, Mộ Trạch đã gần 1200 năm lịch sử. Thời đó, nước ta thuộc nhà Đường- Trung Quốc, ấp Khả Mộ ra đời vào năm 825, đến đời nhà Trần, năm 1226 thế kỷ XIII đổi thành Mộ Trạch. Người khai sinh ra ấp Khả Mộ là ông Vũ Hồn, một ông quan thứ sử sứ Giao Châu năm 825, đến năm 841 là An Nam đô hộ sứ thay mặt nhà Đường- Trung Quốc cai quản toàn bộ Bắc bộ và bắc Trung bộ từ đèo Ngang trở ra.
Cha ông là Vũ Công Huy, người huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến- Trung Quốc. Mẹ là bà Nguyễn Thị Đức quê xã Thanh Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Gần hai chục năm làm thứ sử Giao Châu và làm đô hộ sứ, do đã có công với An Nam phủ, vì vậy các triều vua của nước ta từ triều Trần đến triều Lê sơ, triều Lê- Trịnh, triều Tây Sơn, triều Nguyễn, ông Vũ Hồn đã được 12 sắc phong và được phong làm Thành hoàng làng. Có thể khẳng định có Vũ Hồn mới có làng Mộ Trạch (Ấp Khả Mộ). Ông là người khai sinh ra ấp khả mộ.
Cuối đời, ông đã cùng gia đình sống tại ấp và khi qua đời ông đã gửi thân xác tại mảnh đất mình đã lập nên. Ông đã trở thành Thành hoàng làng Mộ Trạch và là ông thủy tổ dòng họ Vũ của nước ta.
Từ lòng nhân hậu và trí tuệ, ông đã truyền lại cho các thế hệ con cháu truyền thống hiếu học, trung dũng và nhân hậu.
Các thế hệ con cháu của ông và làng Mộ Trạch đều là những người học giỏi tài cao có công lớn với đất nước như: Vũ Nạp là người họ Vũ của làng Mộ Trạch đỗ Đại khoa đầu tiên. Ông đã tham gia ba lần đánh thắng quân Nguyên vào năm 1258 và năm 1285. Năm 1288 ông làm phó tướng cho Hoàng Thân Trần Quốc Bảo, khi Trần Quốc Bảo trúng tên độc hy sinh, ông đã lên thay cầm quân và đánh thắng quân Nguyên, bắt sống hai tướng giặc là Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp, được nhà Vua phong Đông giang đầu tả tướng quân.
Năm 1304 khoa Giáp thìn, Vũ Nghiêu Tá, con trưởng của Vũ Nạp cùng em ruột là Vũ Hán Bi thi đậu Thái học sinh (Tiến sỹ). Vũ Nghiêu Tá làm đến chức Nhập nội Hành khiển môn Hạ hữu Thị Lang. Vũ Hán Bi làm quan đến chức Thượng thư Tả thị lang trung thư môn hạ tăng tả bộc xạ.
Dưới triều Trần, làng Mộ Trạch có 3 người đỗ Thái học sinh là Vũ Nghiêu Tá, Vũ Hán Bi, Lê Cảnh Trân. Hai người đỗ khoa Tam Giáp là Vũ Nạp và Tạ Tướng Công.
Dưới triều Lê sơ, người đỗ tiến sỹ đầu tiên của làng Mộ Trạch là Vũ Hữu, con thứ ba của Vũ Bá Khiêm thuộc đời thứ năm của làng Mộ Trạch. Ông làm quan đến chức thượng thư sáu bộ đời vua Lê Thánh Tông ở kinh đô Thăng Long. Đoan Môn Các- Đại Hưng Đông Hòa của kinh thành xây dựng từ đời Lý bị hư hỏng quá nhiều. Triều đình nghị bàn cho tu sửa lại và vua sai Vũ Hữu trù tính nguyên vật liệu, nhân công; ông đã đến các cửa thành đo đạc lập toán trù tính mọi thứ cần thiết, đôn đốc nhân công tu sửa, khi làm xong, số nguyên vật liệu, nhân công mà ông trù tính vừa đủ. nhà Vua phong ông là Trạng Toán. Ông đã hệ thống hóa về hình học và số học đường thời, viết quyển toán pháp,ông làm quan qua 7 đời: Triều Lê sơ:Lê Thánh Tông, Lê Hiển Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng. Khi Mạc Đăng Dung tiếm ngôi của Lê Cung Hoàng lên làm vua thay nhà Lê, ông làm quan cho nhà Mạc, thọ 87 tuổi. Con cháu của ông nhiều đời đỗ tiến sỹ. Hiện nay ở Văn miếu Quốc tử Giám Hà Nội còn bia khắc tên ông Vũ Hữu và 5 cháu của ông.
Vũ Quỳnh đõ Hoàng Giáp klhoa Mậu Tuất (1478) làm binh bộ thượng thư. Năm Hồng Thuận thứ hai (1510) được vua Lê Tương Dực giao cho soạn bộ "Đại Việt sử ký". Tháng 4 năm Nhâm Thân (1512) bộ sách được biên soạn xong lấy tên là " Đại Việt Thông giám thông khảo". Sách chép từ thời Hồng Bàng đến thập nhị sứ quân gọi là Ngoại ký từ Đinh Tiên Hoàng đến triều Lê. Sách ghi chép từng năm của các đời vua gồm hai chục quyển. Sau này nhà sử học Lê Văn Hưu đã dựa vào đó mà biên soạn pho sử " Đại Việt sử ký toàn thư". Vũ Quỳnh còn tham gia biên soạn "Đại thành Toán Pháp", sưu tầm và viết truyện dân gian làm thơ.
Sau Vũ Quỳnh còn mấy người đỗ Tiến sỹ, trạng nguyên, hoàng giáp...
Qua các triều từ Lý, Trần, Lê, Trịnh, Mạc, Nguyễn, làng Mộ Trạch còn có 9 thầy thuốc giỏi làm Thái Y viện trông nom sức khỏe cho nhà Vua.
Vua Tự Đức là người thông minh, hay chữ đã phải thốt lên: " Mộ Trạch Nhất gia bán thiên hạ" ( Mộ Trạch tài năng bằng nửa thiên hạ).
Phát huy phúc ấm trí tuệ và nhân hậu của tổ tiên, ngày nay làng Mộ Trạch có nhiều người có học vị cao ở trong nước và quốc tế như: Vũ Khắc Thịnh đỗ tiến sỹ Vật Lý ở Nhật Bản, bà Vũ Phương Nhi đỗ tiến sỹ văn học ở nước Cộng Hòa Pháp, ông Vũ Tuyên Hoàng tiến sỹ Nông học, có hàng trăm cặp vợ chồng con, cháu là giáo sư, giáo viên giảng dạy trong các trường Đại học và Cao đẳng. Có năm sáu chụ người là bác sỹ, lương y đang làm việc tại các bệnh viện và trường Y, đặc biệt cụ Vũ Xuân Phổ có 4 con đều có học vị từ Đại học đến tiến sỹ. Hương ước của làng được lập từ năm 1666, hơn hai thế kỷ qua, nội dung hương ước có nhiều điều đến nay vẫn nguyên giá trị giáo dục và phù hợp, như điều quy định đất đường đi trong ngõ, người trong ngõ được chia có trách nhiệm bồi đắp đường sao cho vững chãi đẹp đẽ. Điều 7 và điều 10 cấm tụ tập bè đảng ngang nhiên trộm cắp hoặc chặt cây phá rào, nếu ai vi phạm thì bắt phạt bằng tiền, gạo...
Ngày 8-1 năm Giáp Thân 2004, Mộ Trạch kỷ niệm 1200 năm ngày sinh cụ Thủy tổ họ Vũ ( Vũ Hồn) và là Thành Hoàng của làng. Mộ Trạch sẽ là nơi hội tụ con cháu dòng họ Vũ của cả nước. Đây là dịp con cháu trở về thăm viếng lại mảnh đất xa xưa- " Lò Tiến sỹ của xứ Đông"
( Vũ Thị Oanh- sưu tầm và biên soạn)
|
|
Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình |
Tên |
Bà thủy tổ (Nữ) |
|
Tên thường |
|
Tên tự |
|
Ngày sinh |
|
Sự nghiệp, công đức, ghi chú |
|
|
|
Các anh em, dâu rể: Không có anh em |
Con cái: ......... |
|