GIA

PHẢ

TỘC

NGUYỄN


(Nghệ-Tĩnh)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: Nguyễn Đình Hội
Đời thứ: 1
Người trong gia đình
Tên Trung Trinh Đại Vương NGUYỄN XÝ
Tên thường
Tên Tự
Là con thứ 2
Ngày sinh 1397
Thụy hiệu NGHIÃ VŨ  
Hưởng thọ: 69  
Ngày mất 30-10-1465  
Nơi an táng Thượng Xá-Nghi hợp-Nghi lộc-Nghệ an  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Tên Huý : Trung Trinh Đại Vương NGUYỄN XÝ Số ký hiệu: Tên thuỵ: NGHIÃ VŨ Tên thường: Tên tự: Là con thứ mấy: 2 Ngày sinh: 1397 Ngày mất(giỗ): 30-10-1465 Hưởng thọ: 69 Mộ táng tại: Thượng Xá-Nghi hợp-Nghi lộc-Nghệ an .

************************************************************************************************
****************************************************************

Sự nghiệp công đức: + Tiên tổ : Hiển Uy Chính Nghị Anh Liệt TRUNG TRINH ĐẠI VƯƠNG Nguyễn Xý, Ngài có 3 vợ sinh hạ các con là 24 người : 16 nam và 8 nữ, trong đó có 7 người giữ các chức vụ quan trọng dưới thời Hồng Đức của vua Lê Thánh tông, 8 người điều khiển 8 đạo quân trấn thủ các vùng xung yếu của nước Đại Việt ta lúc bấy giờ và. Tất cả đều được nhà vua và triều đình tin cậy. 1 người phải hy sinh trong công cuộc bình nội loạn ( 1459 ). 8 nữ đều được gả về làm dâu con của những gia tộc lớn thời bấy giờ . Các cháu, chắt, chút, chít, chiu ...của Ngài thì nhiều vô kể.

Ngài cũng có tên trong số "anh chúa trung hưng" được tôn thờ tại Đền thờ Lịch Đại Đế Vương ở Huế (đuợc xây dựng vào năm 1823, nay không còn) thuộc cung bên trái của các đời vua với tư cách không những chỉ là đại biễu ưu tú của đội ngũ khai quốc công thần Triều Hậu Lê mà còn là một trong những Anh hùng dân tộc tiêu biểu, một chính trị gia xuất sắc của đời Đinh , Lý , Trần , Lê . Điều cần đáng nói thêm là nhiều địa phương trên cả nước cũng có đền thờ Đức ông. ( có nơi thờ chung với Ông Hưng Đạo và Bà Liễu Hạnh như ở Đền Ba cây tại phường Quỳnh Lôi, Quận Hai Bà Trưng - Hà nội ). Sách Đại Nam thực lục có chép :”… Các công thần đời Đinh , Lý , Trần , Lê có công nghiệp rõ ràng nhu Nguyễn Bặc , Hồng Hiến, Lê Phụng Hiểu, Lý Thương Kiệt, Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Đinh Liệt, Nguỹên Xý, Lê Khôi , Lê Niệm, Trịnh Duy Thuấn, Hoàng Đình Ái, Phùng Khắc Khoan cũng nẽn liệt vào điển thờ phụng để tỏ rõ tấm lòng nhân hậu của thánh triều… “.

************************************************************************************************
****************************************************************

Thắng được nhà Hồ và con cháu nhà Trần, quân Minh thiết lập việc đô hộ rất tàn bạo, bóc lột dân Việt đến cùng cực: tiêu huỷ sách vở, tận thu tài liệu văn hoá Việt mang về Tàu để mạo thành tài liệu của Tàu, bắt dân Việt học chữ Hán, đầy đoạ dân chúng trong cảnh khốn cực, lầm than....

”….Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ dưới hầm sâu tai hoạ
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi….”

Mùa xuân năm mậu tuất ( 1418 ), Đức ông chỉ huy đội thiết đột ( tương tự bộ đội đặc biệt tinh nhuệ hay còn gọi là đặc công bây giờ ) tham gia khởi nghĩa Lam sơn dưới cờ của Bình định vương Lê Lợi . Đã từng cùng đồng đội, đồng chí ” nếm mật nằm gai ”, có những lúc ” lương hêt mấy tuần…quân không đầy lữ ” để làm những chiến công Bồ đằng, Trà lân, Tốt động, Chúc động, Đông quan, Xương giang, Bình than, Cần trạm, Chi lăng ... suốt mười năm trời và giải phóng đất nước khỏi ách ngoại xâm.

Năm Mậu-tý ( 1928 ), Sau cuộc kháng chiến thắng lợi được phong thưởng hàm Suy Trung Bảo Chính Công Thần.
Tháng 5-1429, trong đợt ban biểu ngach cho 93 công thần, Ông được xếp hạng thứ 5.

************************************************************************************************
****************************************************************

Năm kỷ-mão ( 1459 ), Lạng-sơn-vương Nghi-Dân đồng mưu với Lê đắc Ninh, Phạm Đồn, Phan Ban và Trần Lăng, nửa đêm trèo thành vào giết vua Lê Nhân-tôn và Hoàng-thái-hậu, tự xưng làm vua, rồi cho sứ sang Tàu cầu phong.
Trong thời điểm này:”…. việc văn giáo lặng lẽ như băng hàn người hiền từ phải bó cánh. Bậc túc nho như Lý Tử Tấn, Trình Thuấn Du thì đẩy vào chổ nhàn, phường dốt đặc ồn ào như ong đàn nổi dậy, như chó chuột nhe răng. Tể thần như Lê Sủng, Lê Sát thì ngu si không phân biệt sáu loại súc vật, Chưởng binh Lê Điên, Lê Luyện, thì mù tịt, chẳng sao hiểu được bốn mùa một năm. Bậc lương thần như Trịnh Khả, Khắc Phục thì kèn cựa mà giết đi, người tài sĩ như Nguyễn Mộng Tuân thì đẩy vào vòng tai họa. Oan uổng không chỉ kêu xin, mọi việc thảy đều đổ nát. Văn giai như Công Soạn tuổi gần tám mươi, tể thần như Lê Ê không biết một chữ. Bọn trẻ không biết nghĩ, làm bậy ngông cuồng, người già chẳng chết đi, trở thành mối họa. Bán quan mua kiện, ưa giàu ghét nghèo. Hiền tài là rường cột của triều đình mà sạch không như quét đất. Văn chương là khí vận của nhà nước mà im ắng tựa cỏ khô. Bọn xiểm nịnh được tin dùng, kẻ đao bút được tiến cử....
(Đại Việt sử kí toàn thư)

Nghi Dân cướp ngôi vua được 8 tháng, nhưng vì tính hay nghe lời dua-nịnh, chém giết kẻ cựu thần, cho nên lòng người không ai phục, đến tháng sáu năm canh-thìn ( 1460 ) các quan đại-thần là Nguyễn Xý, Đinh Liệt lập mưu chém được Phạm Đồn và Phan Ban ở giữa nghị-sự-đường, rồi đóng cửa thành lại vào bắt Nghi-Dân giam lại, rước con thứ tư vua Thái-tôn là Bình-nguyên-vương Tư-Thành lên làm vua, tức là vua Thánh-tôn ( 1460-1497 ) và giáng Nghi Dân làm Lệ Đức hầu....
Vua Thánh-tôn ở ngôi 37 năm. Niên-hiệu: Quang Thuận (1460 - 1469 ) Hồng Đức ( 1470 - 1497 ).
( Việt nam sử lược )

************************************************************************************************
****************************************************************

Năm Quang thuận thứ nhất( 1460 ) , khi mới lên ngôi, vua Lê Thánh-Tôn phong cho Ông tuớc Khai phủ Nghi đồng tam ty Nhập Nội kiểm hiệu , Thái phó bình chương quốc công , Á hầu phụ chính….có ban sắc mệnh :
" Xét Nguyễn Xý đây :
Khí độ trầm hùng,
Tính người cương đại.
Giúp Cao hoàng khi mở nước, trăm trận gian nan.
Phò Tiên khảo lúc thủ thành, hết lòng giúp rập.
Trước sau giữ trọn tiết làm tôi làm thần,
Ra vào hết chức phận tướng văn tướng võ.
Giữ mình có đạo, hồn nhiên như ngọc chẳng khoe tươi.
Nghiêm mặt ở triều, lẫm liệt như thanh gươm mới tuốt.
Các quan đều tưởng mộ phong thái,
Bốn biển đều trông thấy uy danh.
......
Công kém gì đình thần thời Hán,
Việc hơn cả bá quan nhà Đường.
......
Chống ngoại xâm, giúp hoàng đế, giốc hết lòng với nước nhà.
Bình nội loạn, chính ngôi vua, trong đời công lao hơn cả.
......".
(trích Đại Việt thông sử)

************************************************************************************************
****************************************************************

Cũng như các bậc danh nhân anh hùng hào kiệt thuở xưa, trước khi qua đời Đức tổ cũng có những văn bản dặn dò việc nhà cho các con cháu đời sau. Trong di chúc lại thường có một phần dạy bảo mang giá trị tinh thần đối với con cháu , thường được con cháu đời sau coi là di huấn và trở thành Gia pháp của dòng họ. Di huấn của Đức tổ được viết vào năm 1462 và được vua Lê Thánh-tôn phê duyệt rối đóng dấu của nhà vua lên hàng chữ ghi niên hiệu ngày viết Di huấn ( ngày 12 tháng 5 năm Quang thuận thứ 3 - 1462 ). Theo giáo sư Hoàng văn Lân nhận xét thì :” Tư tưởng chỉ đạo trong Di huấn của Thái uý - Tả tướng quốc Nguyễn Xý vừa phản ánh các mối quan hệ xã hội chủ yếu mới hình thành trong lịch sử Việt nam thế kỷ XV, vừa phản ánh nội dung lịch sử tư tưởng Việt nam trong thế kỷ XV ấy”. Trong Di huấn của mình, đức tổ viết :

TA là người xã Thượng Xá, huyện Chân Phúc , phủ Đức Quang, đạo Hoan Châu, vốn họ Nguyễn, tên Xý, mấy đời sống ở vùng biển với nghề nấu muối. Thuở nhỏ, gặp lúc nhà Nhuận Hồ mạt vận, cha mất sớm, phải theo anh tên là Biện, dời nhà ra ở với Đức Thái Tổ Cao hoàng đế tại Lam Sơn. Năm đó, TA vừa lên chín tuổi, được vua sai dạy một đàn chó biết tiến ngừng ( theo hiệu lệnh ) .Vua thấy thế thì khen và càng thêm yêu mến . Ngày mồng bốn tháng riêng năm mậu tuất ( 1418 ) , thấy giặc Minh ngày càng điên rồ , Vua đã cho giết voi uông máu ăn thề và lệnh cho các bậc hào kiệt dấy nghĩa binh ở đất Lam sơn . Năm đó năm đó ta vừa hai mươi hai tuổi . Được VUA trao cho binh phù và cùng anh là Biện dốc hết sức ra mong dẹp yên lũ giặc. Trong khoảng mười năm trời, TA đã cùng các vị tướng khác , nếm trải trăm trận gian khổ cuối cùng giặc Minh đã bị tiêu diệt . Núi sông đát nước được thu về trọn vẹn . Năm mậu thân ( 1428 )vua lên ngôi mở đại hội tướng lĩnh , xếp thứ hạng , định phong thưởng . Xét TA có công lớn , phong cho danh hiệu KHAI QUỐC CÔNG THÂN Á QUẬN CÔNG và anh ta là Biện , hy sinh trong khi đánh giặc , cũng đựơc vua gia tặng THÁI PHÓ NGHIÊM QUẬN CÔNG , thuỵ HUỆ VÕ PHỦ QUÂN . NIÊN hiệu Thuận Thiên năm thứ 6, vua để di chiếu sai phụ giúp việc nối ngối của vuaThái Tông Văn hoàng đế . TA ngày đêm lo lắng công cuộc hưng thịnh thái bình. Tiếp đến đời vua Nhân Tông , niên hiệu Diên Ninh thứ 6 , có Lệ Đức hầu là Lê Nghi Dân , dấu kín lòng tà, ban đêm cùng Đồn ( Phạm Đồn ) , Ban (Phan Ban ) , trèo tường vào cung điện giết vua , cướp ngôi , xưng hiệu là Thiên Hưng . Lúc đó , Ta với cương vị đứng đầu , đã cùng các vị đạI thần văn võ , xướng đại nghĩa , giết Đồn ban , quét sạch cung cấm , rước Hoàng thượng từ từ Phan Đế về lên ngôi đại báu, nối tiếp truyền thống lớn lao. VUA trân trọng tưởng nhớ TA là người có công lớn mở mang cứu vớt , khí tiết trung thành , bèn phong lên là KHAI QUỐC SUY TRUNG DƯƠNG VÕ MINH NGHĨA , PHỤ QUỐC TÁ LÝ, TĨNH NẠN TRUNG HƯNG CÔNG THẦN , THÁI NGUYÊN TRẤN , ĐẶC TIẾN KHAI PHỦ NGHI ĐỒNG , TAM TY NHẬP NÔỊ KIỂM HIỆU , TẢ PHỤ HỮU TƯỚNG QUỐC , THÁI PHÓ BÌNH CHƯƠNG QUÂN QUỐC TRONG SỰ , LỆNH QUÂN THIẾT ĐỘT TRUNG KIÊN DỰC TƯỚNG THIẾT ĐỘT , TẢ KIÊN DỰC THÁNH THƯƠNG TRỤ QUỐC , TỨ KIM NGƯ , ĐẠI KIM PHÚ , CANG QUỐC CÔNG , TỨ TÍNH LÊ (đổi theo họ Lê của vua) VUA còn tặng hiến khảo (cha) của ta tước THÁI BẢO ĐÌNH QUẬN CÔNG thuỵ PHÚC THẮNG PHỦ QUÂN , hiến tý (mẹ) của ta là QUẬN PHU NHÂN. Các thê thiếp của ta đều được hưởng phúc ấm và sự che chở . Ta sinh được 16 con trai và 8 con gái . con trai lấy vợ công chúa . Con gái lấy chồng hoàng tôn (con cháu của vua). Ai cũng được hưởng vinh quang tột mức phẩm chế (chế độ phẩm hàm) Vua còn sắc ban lộc điền công thần . Riêng ta cũng còn tậu thêm ruộng đất đầm ao tại các phủ , huyện xã , trong đó có phần đặt làm ruộng tế , có phần chia cho các người lưu giữ làm sản nghiệp lâu dài .
Nay các người trông thấy nhà đẹp ruộng tốt , giàu có, thì phải nghĩ đến nỗi vất vả , chặt gai phát bụi của ta . trông thấy cảnh ca nhi múa hát vui vẻ , thì phải nghĩ đến thời ta gian khổ , nằm tuyết gối đông . Ta thấy đời Đường (Trung quốc) , LÝ TĨNH là bậc danh tướng nhưng có hai con là Kính và Nghiệp phạm tội làm phản . Các ngươi cần lấy đó làm gương để tránh . Đời TỐNG (Trung quốc) có Tào Bân cũng là danh tướng nhưng có hai con là Xán và Vĩ lại bước lên đán tướng lĩnh . Các người nên sánh với họ . Các ngươi con cháu nên phải giữ gìn gia pháp , lấy đạo hiếu để lập công . Ấy là con hiền cháu thảo của ta . Hoặc giả , trái lại , nếu ai gây đầu mối tranh giành nhau thì các người phải làm biểu tâu lên triều đình về tội bất hiếu . Các ngươi hãy cùng nhau ghi nhớ lời dạy này của ta , không được quên !...

Bản Di huấn còn cho thấy rõ cốt cách con người Nguyễn Xý là sự thể hiện chọn vẹn và sinh động các quan hệ xã hội cơ bản tồn tại trong quốc gia quân chủ Đại Việt ở thế kỷ XV.
Con cháu đời sau coi là di huấn của Ngài là kim chỉ Nam và trở thành Gia pháp của dòng họ tộc NGUYỄN ĐÌNH, một dòng họ Trung Nghĩa lớn không những ở Nghệ Tĩnh mà còn ở cả nước Việt Nam ta .

************************************************************************************************
****************************************************************

Năm Giáp Thân, Quang Thuận năm thứ 5 ( 1464 ), Đức ông Nguyễn Xý ốm. Vua Lê Thánh-tôn dụ rằng:
" Ngày xưa trẫm làm phiên vương, nhởn nhơ chốn cửa son, không có ý lên ngôi báu. Vì bọn khanh đồng lòng suy tôn, diệt bọn phản nghịch, đưa trẫm lên ngôi báu, đến nay đã 5 năm. Thú vui con hát, vũ nữ thì khanh không bằng lòng họ Thạch họ Cao nhà Tống, mà lo lắng đến héo ruột khô tim thì khanh hơn hẳn họ Phòng, họ Đỗ đời Đường. Công lao đó trẫm chưa báo đền, bệnh khanh sao đã trẫm trọng thế? Nếu khanh nghĩ đến nước, thì cơm cháo phải cố mà ăn, nếu khanh lo cho trẫm thì thuốc thang phải cố mà uống. Đối với Sư Hồi, khanh chẳng phải là thân phụ đó sao? Hãy nên dốc lòng hết lòng thành kính của mình. Người xưa cúng trời tế quỷ để trừ tai ách, khanh thử nghĩ xem!".
(Đại Việt sử kí toàn thư)

Đức ông mất ngày Giáp Thìn ( 30-10 ) năm Ất Dậu, niên hiệu Quang Thuận thứ 5 ( 1465 ), sau 47 năm chiến đấu, phụng sự cho triều Lê sơ với 4 đời vua (Lê Thái tổ, Lê Thái tôn, Lê Nhân tôn, Lê Thánh tôn) và đặt nền móng cho thời kỳ Phục hưng...

Sau khi ngài qua đời, nhà vua vô cùng thương tiếc mấy ngày không ngự triều, ban nhiều tặng vật, cấp mọi thứ nghi trang tế lễ. Vua còn tặng Ông danh hiệu “THÁI SƯ CƯƠNG QUỐC CÔNG HỒNG ÂN KHAI QUỐC”, còn sai Trạng Nguyên Nguyễn Trực soạn bài văn bia và cho khắc vào đá.

Và Ngài được truy phong những danh hiệu khác ở các đời vua sau:
+ THƯỢNG-THƯỢNG ĐẲNG TÔN THẦN.
+ THƯỢNG ĐẲNG PHÚC THẦN.
+ Hiển Uy Chính Nghị Anh Liệt TRUNG TRINH ĐẠI VƯƠNG.

- Đền thờ của Ngài ở Thượng Xá, Tân Lộc và Hồng Lộc được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia ( 1990 ).

************************************************************************************************
****************************************************************

Triều Nguyễn, Vua Tự Đức có thơ vịnh rằng:

Tướng quân thao lược tự phi thường,
Hiệu lệnh sơ văn hoạn khuyển trường.
Phù nhật đăng thiên như phản chưởng,
Luận công ưng phục lý sương phương.

Dịch là:

Tướng quân thao lược thật phi thường,
Hiệu lệnh muôn săn vốn sở trường.
Phò chúa lên ngôi coi thật dễ,
Bàn công nên biết lúc dày sương.

Trong cuộc hội thảo về thân thế và sự nghiệp của Ngài, giáo sư-thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã nêu rõ :” Kỷ niệm 600 năm ngày sinh của vị tướng tài ba Nguyễn Xý, con cháu đời đời ghi nhớ công ơn của ông, nguyện học tập đạo đức và tài năng của ông, giữ vững và phát huy truyền thống của dòng họ và dân tộc, nâng cao hơn nữa tài thao lược và nghệ thuật giữ nước của dân tộc Việt nam anh hùng để xây dựng Tổ quốc Việt nam hùng mạnh”.

************************************************************************************************
****************************************************************

Đức ông Nguyễn Văn Hiếu làm quan dưới triều Gia-Long và Minh-Mạng là người Gia-định lại là cháu 12 đời thuộc chi 11 do Ông Nguyễn Phúc Đà(Xà) sinh hạ. Năm Gia-Long thứ 15, khi làm trấn thủ Nghệ an , ông có viết bài “Ký Gia Phổ” theo thể phú có mấy câu như sau :
Tổ tiên ngày trước vun trồng đức tôt, đất bồi gia ấm truyền lưu;
Đến Cương quốc công được hưởng phúc lành, trời xui sơn thần hiển hiện.
Được đất đã là kỳ lạ;
Sinh người cũng khác bình thường.
Đầu rồng hàm én , trời đúc nên cốt cách kỳ khôi;
Lược báo thao rồng , thần un thành tài năng lỗi lạc.
....
Đây là một đoạn văn có thể nói mang nhiều quan niệm dân gian . Quan niệm đó thể hiện tư tưởng huyền thoại hoá, dân gian hóa của nhân dân từ bao đơì và được quần chúng chấp nhận như là Folklore để lưu truyền đựoc tên tuổi và hình ảnh đối vói hậu thế. Rất ít người trong lịch sử nước ta, trong kho tàng văn hoá dân gian của nước ta được trọn vẹn như Đúc Ông Nguyển Xý trong tâm thức các thế hệ người dân.

************************************************************************************************
****************************************************************
Vùng Thượng Xá còn lưu truyền một số bài thơ ca ngợi tài năng , sự nghiệp của Đức ông, bài nào cũng gắn Ông với sông núi quê hương.
Bài thứ nhất :
Kỳ, kiếm giang sơn phong cảnh vỹ
Đất anh linh hào kiệt sớm sinh người
Gặp ngô nhân từ ba bốn phương trời
Tái thao lược phải làm cho nó khét
Dư trăm trận anh hùng lẫm liệt
Đứng trần ai cho rõ mặt công hầu
So Y, Chu nào kém gì đâu
Tiếng thơm dậyViêm bang Quế hải
Hoàng hà như đái,
Thái sơn như lệ
Nghìn muôn năm cho dọi vẻ trâm bào,
Nam nhi đáo thử thi hào.
Bài thứ hai :
Hội bình tri dạo chơi non nước
Vạc chông này ai kém ai đãu
Voi thung ngảnh cổ về chầu
Gươm nguyên suý dựng nên tái kế thế
Bất cải sơn hà đái lệ
Tương truyền chung đỉnh kỷ xuân thu
Bút trung can riêng dặn khách tang hồ
Cờ nghĩa khí xanh vàng còn ghi để
Xiêm khanh tướng lẫy lừng trước bệ
Mão công hầu chất để nẽn non
Song ngư biết thuở nào mòn
Đỉnh chung non Nhạc vẫn còn như xưa
Trăm năm dầm năng dãi mưa,
Bia đồng cột đá trơ trơ hãy còn

Nhân dân còn sáng tác một vở tuồng để ca ngơi ông. Vở tuồng này được diễn nhiều lần trước đây ở vũng Thượng xá và trong các huyện Nghi lộc, Diễn châu…
Và đây là bài giáo đầu :
Nhất thiên đô thuỵ khí
Ngũ sắc lủng tường vân
Trên chín lần xiêm áo đai cân
DướI trăm họ âu ca cổ vũ
Nhớ xưa tích cũ :
Đời Lê triều hung hoả xôn xao,
Bọn Ngô binh hùng cứ Nam giao
Lê Thái tổ Lam sơn xướng nghĩa
Tỉnh Nghệ, huyện Chân, Phủ Đức
Thượng xá quê nhà
Đất Song Ngư thuỷ tú sơn kỳ
Long hổ mạch phát về họ Nguyễn.
Xưa thuỷ tổ cũng ngườI có chí
ThờI vị phùng ẩn chí khuất tài
Suốt tháng ngày chăm việc diêm mai
HồI thong thả dạo chơi phong cảnh.
Cơn nhất đán vô thường khôn tính
Bỗng xui đâu ông Hổ về qua
Lấp mình táng đồng Lầm phúc địa
Giang sơn chung khí tú
Sinh hai con diện mạo anh tài
Buổi thiếu niên văn võ dùi mài
Nghề thao lược nên tay tế thế.
Sau theo vua ứng nghĩa
Giúp Lê Hoàng dẹp giặc Bắc Ngô
Đã mười năm xây dựng cơ đồ
Hành công thưởng tam công cực phẩm.
Sắc gia phong Uy linh lẫm lẫm
Con cháu sau theo nhờ phúc ấm
Tưởng công lao danh phẩm bề trên
Diễn bản tuồng thiên hạ đều xem
Ai cũng biết Nguyễn Công hầu khanh tướng…
Vậy có thơ rằng :
Lập thân trung nghĩa dạ cho cam
Cơ hội ngày nay quyết chí làm.
Lưỡi kiếm trừ hung tan giặc Bắc
Ngọn cờ xướng nghĩa ngất trờI Nam
…..
Một nhân vật lịch sử từ người lao động trưởng thành qua chiến đấu mà thành một vị khai qúôc công thần của nhà Lẽ, có công với nước vói dân, không những đã đi vào tâm thức dân gian mà còn được hình tượng hoá qua huyền thoại, qua thơ văn,… Nhân vật ấy sẽ trường tồn với đất nước, vớI vũ trụ như rú Cờ, rú Kiếm, núi Mão, núi Voi..trong dãy quần Tùng của quê Ông vậy.

****************************************************************************************************************************************************************

Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình
Tên Lê thị Ngọc Lân
Tên thường
Tên tự
Ngày sinh
Thụy hiệu  
Ngày mất 1-2(al)  
Nơi an táng Thượng Xá-Nghi hợp-Nghi lộc-Nghệ an  
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Hiển Uy Chính Nghị Anh Liệt TRUNG TRINH ĐẠI VƯƠNG Nguyễn Xý, Ngài có 3 vợ sinh hạ các con là 24 người : 16 nam và 8 nữ, trong đó có 7 người giữ các chức vụ quan trọng dưới thời Hồng Đức của vua Lê Thánh tông, 8 người điều khiển 8 đạo quân trấn thủ các vùng xung yếu của nước Đại Việt ta lúc bấy giờ và. Tất cả đều được nhà vua và triều đình tin cậy. 1 người phải hy sinh trong công cuộc bình nội loạn ( 1459 ). 8 nữ đều được gả về làm dâu con của những gia tộc lớn thời bấy giờ . Các cháu, chắt, chút, chít, chiu ...của Ngài thì nhiều vô kể.

Ngài cũng có tên trong số "anh chúa trung hưng" được tôn thờ tại Đền thờ Lịch Đại Đế Vương ở Huế (đuợc xây dựng vào năm 1823, nay không còn) thuộc cung bên trái của các đời vua với tư cách không những chỉ là đại biễu ưu tú của đội ngũ khai quốc công thần Triều Hậu Lê mà còn là một trong những Anh hùng dân tộc tiêu biểu, một chính trị gia xuất sắc của đời Đinh , Lý , Trần , Lê . Điều cần đáng nói thêm là nhiều địa phương trên cả nước cũng có đền thờ Đức ông. ( có nơi thờ chung với Ông Hưng Đạo và Bà Liễu Hạnh như ở Đền Ba cây tại phường Quỳnh Lôi, Quận Hai Bà Trưng - Hà nội ). Sách Đại Nam thực lục có chép :”… Các công thần đời Đinh , Lý , Trần , Lê có công nghiệp rõ ràng nhu Nguyễn Bặc , Hồng Hiến, Lê Phụng Hiểu, Lý Thương Kiệt, Tô Hiến Thành, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Đinh Liệt, Nguỹên Xý, Lê Khôi , Lê Niệm, Trịnh Duy Thuấn, Hoàng Đình Ái, Phùng Khắc Khoan cũng nẽn liệt vào điển thờ phụng để tỏ rõ tấm lòng nhân hậu của thánh triều… “.

************************************************************************************************
****************************************************************

Thắng được nhà Hồ và con cháu nhà Trần, quân Minh thiết lập việc đô hộ rất tàn bạo, bóc lột dân Việt đến cùng cực: tiêu huỷ sách vở, tận thu tài liệu văn hoá Việt mang về Tàu để mạo thành tài liệu của Tàu, bắt dân Việt học chữ Hán, đầy đoạ dân chúng trong cảnh khốn cực, lầm than....

”….Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ dưới hầm sâu tai hoạ
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi….”

Mùa xuân năm mậu tuất ( 1418 ), Đức ông chỉ huy đội thiết đột ( tương tự bộ đội đặc biệt tinh nhuệ hay còn gọi là đặc công bây giờ ) tham gia khởi nghĩa Lam sơn dưới cờ của Bình định vương Lê Lợi . Đã từng cùng đồng đội, đồng chí ” nếm mật nằm gai ”, có những lúc ” lương hêt mấy tuần…quân không đầy lữ ” để làm những chiến công Bồ đằng, Trà lân, Tốt động, Chúc động, Đông quan, Xương giang, Bình than, Cần trạm, Chi lăng ... suốt mười năm trời và giải phóng đất nước khỏi ách ngoại xâm.

Năm Mậu-tý ( 1928 ), Sau cuộc kháng chiến thắng lợi được phong thưởng hàm Suy Trung Bảo Chính Công Thần.
Tháng 5-1429, trong đợt ban biểu ngach cho 93 công thần, Ông được xếp hạng thứ 5.

************************************************************************************************
****************************************************************

Năm kỷ-mão ( 1459 ), Lạng-sơn-vương Nghi-Dân đồng mưu với Lê đắc Ninh, Phạm Đồn, Phan Ban và Trần Lăng, nửa đêm trèo thành vào giết vua Lê Nhân-tôn và Hoàng-thái-hậu, tự xưng làm vua, rồi cho sứ sang Tàu cầu phong.
Trong thời điểm này:”…. việc văn giáo lặng lẽ như băng hàn người hiền từ phải bó cánh. Bậc túc nho như Lý Tử Tấn, Trình Thuấn Du thì đẩy vào chổ nhàn, phường dốt đặc ồn ào như ong đàn nổi dậy, như chó chuột nhe răng. Tể thần như Lê Sủng, Lê Sát thì ngu si không phân biệt sáu loại súc vật, Chưởng binh Lê Điên, Lê Luyện, thì mù tịt, chẳng sao hiểu được bốn mùa một năm. Bậc lương thần như Trịnh Khả, Khắc Phục thì kèn cựa mà giết đi, người tài sĩ như Nguyễn Mộng Tuân thì đẩy vào vòng tai họa. Oan uổng không chỉ kêu xin, mọi việc thảy đều đổ nát. Văn giai như Công Soạn tuổi gần tám mươi, tể thần như Lê Ê không biết một chữ. Bọn trẻ không biết nghĩ, làm bậy ngông cuồng, người già chẳng chết đi, trở thành mối họa. Bán quan mua kiện, ưa giàu ghét nghèo. Hiền tài là rường cột của triều đình mà sạch không như quét đất. Văn chương là khí vận của nhà nước mà im ắng tựa cỏ khô. Bọn xiểm nịnh được tin dùng, kẻ đao bút được tiến cử....
(Đại Việt sử kí toàn thư)

Nghi Dân cướp ngôi vua được 8 tháng, nhưng vì tính hay nghe lời dua-nịnh, chém giết kẻ cựu thần, cho nên lòng người không ai phục, đến tháng sáu năm canh-thìn ( 1460 ) các quan đại-thần là Nguyễn Xý, Đinh Liệt lập mưu chém được Phạm Đồn và Phan Ban ở giữa nghị-sự-đường, rồi đóng cửa thành lại vào bắt Nghi-Dân giam lại, rước con thứ tư vua Thái-tôn là Bình-nguyên-vương Tư-Thành lên làm vua, tức là vua Thánh-tôn ( 1460-1497 ) và giáng Nghi Dân làm Lệ Đức hầu....
Vua Thánh-tôn ở ngôi 37 năm. Niên-hiệu: Quang Thuận (1460 - 1469 ) Hồng Đức ( 1470 - 1497 ).
( Việt nam sử lược )

************************************************************************************************
****************************************************************

Năm Quang thuận thứ nhất( 1460 ) , khi mới lên ngôi, vua Lê Thánh-Tôn phong cho Ông tuớc Khai phủ Nghi đồng tam ty Nhập Nội kiểm hiệu , Thái phó bình chương quốc công , Á hầu phụ chính….có ban sắc mệnh :
" Xét Nguyễn Xý đây :
Khí độ trầm hùng,
Tính người cương đại.
Giúp Cao hoàng khi mở nước, trăm trận gian nan.
Phò Tiên khảo lúc thủ thành, hết lòng giúp rập.
Trước sau giữ trọn tiết làm tôi làm thần,
Ra vào hết chức phận tướng văn tướng võ.
Giữ mình có đạo, hồn nhiên như ngọc chẳng khoe tươi.
Nghiêm mặt ở triều, lẫm liệt như thanh gươm mới tuốt.
Các quan đều tưởng mộ phong thái,
Bốn biển đều trông thấy uy danh.
......
Công kém gì đình thần thời Hán,
Việc hơn cả bá quan nhà Đường.
......
Chống ngoại xâm, giúp hoàng đế, giốc hết lòng với nước nhà.
Bình nội loạn, chính ngôi vua, trong đời công lao hơn cả.
......".
(trích Đại Việt thông sử)

************************************************************************************************
****************************************************************

Cũng như các bậc danh nhân anh hùng hào kiệt thuở xưa, trước khi qua đời Đức tổ cũng có những văn bản dặn dò việc nhà cho các con cháu đời sau. Trong di chúc lại thường có một phần dạy bảo mang giá trị tinh thần đối với con cháu , thường được con cháu đời sau coi là di huấn và trở thành Gia pháp của dòng họ. Di huấn của Đức tổ được viết vào năm 1462 và được vua Lê Thánh-tôn phê duyệt rối đóng dấu của nhà vua lên hàng chữ ghi niên hiệu ngày viết Di huấn ( ngày 12 tháng 5 năm Quang thuận thứ 3 - 1462 ). Theo giáo sư Hoàng văn Lân nhận xét thì :” Tư tưởng chỉ đạo trong Di huấn của Thái uý - Tả tướng quốc Nguyễn Xý vừa phản ánh các mối quan hệ xã hội chủ yếu mới hình thành trong lịch sử Việt nam thế kỷ XV, vừa phản ánh nội dung lịch sử tư tưởng Việt nam trong thế kỷ XV ấy”. Trong Di huấn của mình, đức tổ viết :

TA là người xã Thượng Xá, huyện Chân Phúc , phủ Đức Quang, đạo Hoan Châu, vốn họ Nguyễn, tên Xý, mấy đời sống ở vùng biển với nghề nấu muối. Thuở nhỏ, gặp lúc nhà Nhuận Hồ mạt vận, cha mất sớm, phải theo anh tên là Biện, dời nhà ra ở với Đức Thái Tổ Cao hoàng đế tại Lam Sơn. Năm đó, TA vừa lên chín tuổi, được vua sai dạy một đàn chó biết tiến ngừng ( theo hiệu lệnh ) .Vua thấy thế thì khen và càng thêm yêu mến . Ngày mồng bốn tháng riêng năm mậu tuất ( 1418 ) , thấy giặc Minh ngày càng điên rồ , Vua đã cho giết voi uông máu ăn thề và lệnh cho các bậc hào kiệt dấy nghĩa binh ở đất Lam sơn . Năm đó năm đó ta vừa hai mươi hai tuổi . Được VUA trao cho binh phù và cùng anh là Biện dốc hết sức ra mong dẹp yên lũ giặc. Trong khoảng mười năm trời, TA đã cùng các vị tướng khác , nếm trải trăm trận gian khổ cuối cùng giặc Minh đã bị tiêu diệt . Núi sông đát nước được thu về trọn vẹn . Năm mậu thân ( 1428 )vua lên ngôi mở đại hội tướng lĩnh , xếp thứ hạng , định phong thưởng . Xét TA có công lớn , phong cho danh hiệu KHAI QUỐC CÔNG THÂN Á QUẬN CÔNG và anh ta là Biện , hy sinh trong khi đánh giặc , cũng đựơc vua gia tặng THÁI PHÓ NGHIÊM QUẬN CÔNG , thuỵ HUỆ VÕ PHỦ QUÂN . NIÊN hiệu Thuận Thiên năm thứ 6, vua để di chiếu sai phụ giúp việc nối ngối của vuaThái Tông Văn hoàng đế . TA ngày đêm lo lắng công cuộc hưng thịnh thái bình. Tiếp đến đời vua Nhân Tông , niên hiệu Diên Ninh thứ 6 , có Lệ Đức hầu là Lê Nghi Dân , dấu kín lòng tà, ban đêm cùng Đồn ( Phạm Đồn ) , Ban (Phan Ban ) , trèo tường vào cung điện giết vua , cướp ngôi , xưng hiệu là Thiên Hưng . Lúc đó , Ta với cương vị đứng đầu , đã cùng các vị đạI thần văn võ , xướng đại nghĩa , giết Đồn ban , quét sạch cung cấm , rước Hoàng thượng từ từ Phan Đế về lên ngôi đại báu, nối tiếp truyền thống lớn lao. VUA trân trọng tưởng nhớ TA là người có công lớn mở mang cứu vớt , khí tiết trung thành , bèn phong lên là KHAI QUỐC SUY TRUNG DƯƠNG VÕ MINH NGHĨA , PHỤ QUỐC TÁ LÝ, TĨNH NẠN TRUNG HƯNG CÔNG THẦN , THÁI NGUYÊN TRẤN , ĐẶC TIẾN KHAI PHỦ NGHI ĐỒNG , TAM TY NHẬP NÔỊ KIỂM HIỆU , TẢ PHỤ HỮU TƯỚNG QUỐC , THÁI PHÓ BÌNH CHƯƠNG QUÂN QUỐC TRONG SỰ , LỆNH QUÂN THIẾT ĐỘT TRUNG KIÊN DỰC TƯỚNG THIẾT ĐỘT , TẢ KIÊN DỰC THÁNH THƯƠNG TRỤ QUỐC , TỨ KIM NGƯ , ĐẠI KIM PHÚ , CANG QUỐC CÔNG , TỨ TÍNH LÊ (đổi theo họ Lê của vua) VUA còn tặng hiến khảo (cha) của ta tước THÁI BẢO ĐÌNH QUẬN CÔNG thuỵ PHÚC THẮNG PHỦ QUÂN , hiến tý (mẹ) của ta là QUẬN PHU NHÂN. Các thê thiếp của ta đều được hưởng phúc ấm và sự che chở . Ta sinh được 16 con trai và 8 con gái . con trai lấy vợ công chúa . Con gái lấy chồng hoàng tôn (con cháu của vua). Ai cũng được hưởng vinh quang tột mức phẩm chế (chế độ phẩm hàm) Vua còn sắc ban lộc điền công thần . Riêng ta cũng còn tậu thêm ruộng đất đầm ao tại các phủ , huyện xã , trong đó có phần đặt làm ruộng tế , có phần chia cho các người lưu giữ làm sản nghiệp lâu dài .
Nay các người trông thấy nhà đẹp ruộng tốt , giàu có, thì phải nghĩ đến nỗi vất vả , chặt gai phát bụi của ta . trông thấy cảnh ca nhi múa hát vui vẻ , thì phải nghĩ đến thời ta gian khổ , nằm tuyết gối đông . Ta thấy đời Đường (Trung quốc) , LÝ TĨNH là bậc danh tướng nhưng có hai con là Kính và Nghiệp phạm tội làm phản . Các ngươi cần lấy đó làm gương để tránh . Đời TỐNG (Trung quốc) có Tào Bân cũng là danh tướng nhưng có hai con là Xán và Vĩ lại bước lên đán tướng lĩnh . Các người nên sánh với họ . Các ngươi con cháu nên phải giữ gìn gia pháp , lấy đạo hiếu để lập công . Ấy là con hiền cháu thảo của ta . Hoặc giả , trái lại , nếu ai gây đầu mối tranh giành nhau thì các người phải làm biểu tâu lên triều đình về tội bất hiếu . Các ngươi hãy cùng nhau ghi nhớ lời dạy này của ta , không được quên !...

Bản Di huấn còn cho thấy rõ cốt cách con người Nguyễn Xý là sự thể hiện chọn vẹn và sinh động các quan hệ xã hội cơ bản tồn tại trong quốc gia quân chủ Đại Việt ở thế kỷ XV.
Con cháu đời sau coi là di huấn của Ngài là kim chỉ Nam và trở thành Gia pháp của dòng họ tộc NGUYỄN ĐÌNH, một dòng họ Trung Nghĩa lớn không những ở Nghệ Tĩnh mà còn ở cả nước Việt Nam ta .

************************************************************************************************
****************************************************************

Năm Giáp Thân, Quang Thuận năm thứ 5 ( 1464 ), Đức ông Nguyễn Xý ốm. Vua Lê Thánh-tôn dụ rằng:
" Ngày xưa trẫm làm phiên vương, nhởn nhơ chốn cửa son, không có ý lên ngôi báu. Vì bọn khanh đồng lòng suy tôn, diệt bọn phản nghịch, đưa trẫm lên ngôi báu, đến nay đã 5 năm. Thú vui con hát, vũ nữ thì khanh không bằng lòng họ Thạch họ Cao nhà Tống, mà lo lắng đến héo ruột khô tim thì khanh hơn hẳn họ Phòng, họ Đỗ đời Đường. Công lao đó trẫm chưa báo đền, bệnh khanh sao đã trẫm trọng thế? Nếu khanh nghĩ đến nước, thì cơm cháo phải cố mà ăn, nếu khanh lo cho trẫm thì thuốc thang phải cố mà uống. Đối với Sư Hồi, khanh chẳng phải là thân phụ đó sao? Hãy nên dốc lòng hết lòng thành kính của mình. Người xưa cúng trời tế quỷ để trừ tai ách, khanh thử nghĩ xem!".
(Đại Việt sử kí toàn thư)

Đức ông mất ngày Giáp Thìn ( 30-10 ) năm Ất Dậu, niên hiệu Quang Thuận thứ 5 ( 1465 ), sau 47 năm chiến đấu, phụng sự cho triều Lê sơ với 4 đời vua (Lê Thái tổ, Lê Thái tôn, Lê Nhân tôn, Lê Thánh tôn) và đặt nền móng cho thời kỳ Phục hưng...

Sau khi ngài qua đời, nhà vua vô cùng thương tiếc mấy ngày không ngự triều, ban nhiều tặng vật, cấp mọi thứ nghi trang tế lễ. Vua còn tặng Ông danh hiệu “THÁI SƯ CƯƠNG QUỐC CÔNG HỒNG ÂN KHAI QUỐC”, còn sai Trạng Nguyên Nguyễn Trực soạn bài văn bia và cho khắc vào đá.

Và Ngài được truy phong những danh hiệu khác ở các đời vua sau:
+ THƯỢNG-THƯỢNG ĐẲNG TÔN THẦN.
+ THƯỢNG ĐẲNG PHÚC THẦN.
+ Hiển Uy Chính Nghị Anh Liệt TRUNG TRINH ĐẠI VƯƠNG.

- Đền thờ của Ngài ở Thượng Xá, Tân Lộc và Hồng Lộc được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia ( 1990 ).

************************************************************************************************
****************************************************************

Triều Nguyễn, Vua Tự Đức có thơ vịnh rằng:

Tướng quân thao lược tự phi thường,
Hiệu lệnh sơ văn hoạn khuyển trường.
Phù nhật đăng thiên như phản chưởng,
Luận công ưng phục lý sương phương.

Dịch là:

Tướng quân thao lược thật phi thường,
Hiệu lệnh muôn săn vốn sở trường.
Phò chúa lên ngôi coi thật dễ,
Bàn công nên biết lúc dày sương.

Trong cuộc hội thảo về thân thế và sự nghiệp của Ngài, giáo sư-thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã nêu rõ :” Kỷ niệm 600 năm ngày sinh của vị tướng tài ba Nguyễn Xý, con cháu đời đời ghi nhớ công ơn của ông, nguyện học tập đạo đức và tài năng của ông, giữ vững và phát huy truyền thống của dòng họ và dân tộc, nâng cao hơn nữa tài thao lược và nghệ thuật giữ nước của dân tộc Việt nam anh hùng để xây dựng Tổ quốc Việt nam hùng mạnh”.

************************************************************************************************
****************************************************************

Đức ông Nguyễn Văn Hiếu làm quan dưới triều Gia-Long và Minh-Mạng là người Gia-định lại là cháu 12 đời thuộc chi 11 do Ông Nguyễn Phúc Đà(Xà) sinh hạ. Năm Gia-Long thứ 15, khi làm trấn thủ Nghệ an , ông có viết bài “Ký Gia Phổ” theo thể phú có mấy câu như sau :
Tổ tiên ngày trước vun trồng đức tôt, đất bồi gia ấm truyền lưu;
Đến Cương quốc công được hưởng phúc lành, trời xui sơn thần hiển hiện.
Được đất đã là kỳ lạ;
Sinh người cũng khác bình thường.
Đầu rồng hàm én , trời đúc nên cốt cách kỳ khôi;
Lược báo thao rồng , thần un thành tài năng lỗi lạc.
....
Đây là một đoạn văn có thể nói mang nhiều quan niệm dân gian . Quan niệm đó thể hiện tư tưởng huyền thoại hoá, dân gian hóa của nhân dân từ bao đơì và được quần chúng chấp nhận như là Folklore để lưu truyền đựoc tên tuổi và hình ảnh đối vói hậu thế. Rất ít người trong lịch sử nước ta, trong kho tàng văn hoá dân gian của nước ta được trọn vẹn như Đúc Ông Nguyển Xý trong tâm thức các thế hệ người dân.

************************************************************************************************
****************************************************************
Vùng Thượng Xá còn lưu truyền một số bài thơ ca ngợi tài năng , sự nghiệp của Đức ông, bài nào cũng gắn Ông với sông núi quê hương.
Bài thứ nhất :
Kỳ, kiếm giang sơn phong cảnh vỹ
Đất anh linh hào kiệt sớm sinh người
Gặp ngô nhân từ ba bốn phương trời
Tái thao lược phải làm cho nó khét
Dư trăm trận anh hùng lẫm liệt
Đứng trần ai cho rõ mặt công hầu
So Y, Chu nào kém gì đâu
Tiếng thơm dậyViêm bang Quế hải
Hoàng hà như đái,
Thái sơn như lệ
Nghìn muôn năm cho dọi vẻ trâm bào,
Nam nhi đáo thử thi hào.
Bài thứ hai :
Hội bình tri dạo chơi non nước
Vạc chông này ai kém ai đãu
Voi thung ngảnh cổ về chầu
Gươm nguyên suý dựng nên tái kế thế
Bất cải sơn hà đái lệ
Tương truyền chung đỉnh kỷ xuân thu
Bút trung can riêng dặn khách tang hồ
Cờ nghĩa khí xanh vàng còn ghi để
Xiêm khanh tướng lẫy lừng trước bệ
Mão công hầu chất để nẽn non
Song ngư biết thuở nào mòn
Đỉnh chung non Nhạc vẫn còn như xưa
Trăm năm dầm năng dãi mưa,
Bia đồng cột đá trơ trơ hãy còn

Nhân dân còn sáng tác một vở tuồng để ca ngơi ông. Vở tuồng này được diễn nhiều lần trước đây ở vũng Thượng xá và trong các huyện Nghi lộc, Diễn châu…
Và đây là bài giáo đầu :
Nhất thiên đô thuỵ khí
Ngũ sắc lủng tường vân
Trên chín lần xiêm áo đai cân
DướI trăm họ âu ca cổ vũ
Nhớ xưa tích cũ :
Đời Lê triều hung hoả xôn xao,
Bọn Ngô binh hùng cứ Nam giao
Lê Thái tổ Lam sơn xướng nghĩa
Tỉnh Nghệ, huyện Chân, Phủ Đức
Thượng xá quê nhà
Đất Song Ngư thuỷ tú sơn kỳ
Long hổ mạch phát về họ Nguyễn.
Xưa thuỷ tổ cũng ngườI có chí
ThờI vị phùng ẩn chí khuất tài
Suốt tháng ngày chăm việc diêm mai
HồI thong thả dạo chơi phong cảnh.
Cơn nhất đán vô thường khôn tính
Bỗng xui đâu ông Hổ về qua
Lấp mình táng đồng Lầm phúc địa
Giang sơn chung khí tú
Sinh hai con diện mạo anh tài
Buổi thiếu niên văn võ dùi mài
Nghề thao lược nên tay tế thế.
Sau theo vua ứng nghĩa
Giúp Lê Hoàng dẹp giặc Bắc Ngô
Đã mười năm xây dựng cơ đồ
Hành công thưởng tam công cực phẩm.
Sắc gia phong Uy linh lẫm lẫm
Con cháu sau theo nhờ phúc ấm
Tưởng công lao danh phẩm bề trên
Diễn bản tuồng thiên hạ đều xem
Ai cũng biết Nguyễn Công hầu khanh tướng…
Vậy có thơ rằng :
Lập thân trung nghĩa dạ cho cam
Cơ hội ngày nay quyết chí làm.
Lưỡi kiếm trừ hung tan giặc Bắc
Ngọn cờ xướng nghĩa ngất trờI Nam
…..
Một nhân vật lịch sử từ người lao động trưởng thành qua chiến đấu mà thành một vị khai qúôc công thần của nhà Lẽ, có công với nước vói dân, không những đã đi vào tâm thức dân gian mà còn được hình tượng hoá qua huyền thoại, qua thơ văn,… Nhân vật ấy sẽ trường tồn với đất nước, vớI vũ trụ như rú Cờ, rú Kiếm, núi Mão, núi Voi..trong dãy quần Tùng của quê Ông vậy.

****************************************************************************************************************************************************************

Các anh em, dâu rể:
   Nguyễn Biên
Con cái:
       Nguyễn Sư Hồi
       Nguyễn Xương
       Nguyễn Đình Huyền
       Nguyễn Bá Kiệt (đang sưu tầm)
       Nguyễn Kế Sài
       Nguyễn Phùng Thì
       Nguyễn Thúc Nga(đang sưu tầm)
       Nguyễn Tôn Cao(đang sưu tầm)
       Nguyễn Cảnh Thanh(đang sưu tầm)
       Nguyễn Trọng Đạt(Linh Quốc công)
       Nguyễn Phúc Đà(đang sưu tầm)
       Nguyễn Hữu Lượng(đang sưu tầm)
       Nguyễn Đồng Dân (đang sưu tầm)
       Nguyễn Nhân Thực
       Nguyễn Văn Chinh
       Nguyễn Duy Tân
       Nguyễn Ngọc Hỷ
Gia Phả; NGUYỄN 阮 族 (Nghệ-Tĩnh)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc NGUYỄN 阮 族 (Nghệ-Tĩnh).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc NGUYỄN 阮 族 (Nghệ-Tĩnh)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.