GIA

PHẢ

TỘC

HẬU
DUỆ
VUA
MINH
MẠNG
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: NGUYỄN PHÚC HẠO
Đời thứ: 10
Người trong gia đình
Tên NGUYỄN PHÚC DƯƠNG
Tên thường
Tên Tự
Là con thứ 1
Ngày sinh
Sự nghiệp, công đức, ghi chú

Đông Cung Nguyễn Phúc Dương là con thế tử Nguyễn Phúc Hiệu, người con thứ 9 của Võ Vương. Thế tử mất sớm, Đông Cung Nguyễn Phúc Dương hãy còn nhỏ, không được đưa lên nối nghiệp Chúa.

    Khi Nguyễn Phúc Dương lớn lên, trở thành một người khôi ngô tuấn tú, anh dũng lại có chí hướng khôi phục tổ tiên, nên nhân dân yêu mến, thường gọi là Đông Cung Dương hay Hoàng Tử Dương

    Khi Định Vương chạy vào Nam, Đông Cung Dương được chỉ định ở lại trấn thủ Quảng Nam, đóng quân ở Cầu Đế (có sử chép là Cu Đê) thuộc huyện Hoà Vinh. Tây Sơn biết Đông Cung yếu thế nhưng lại được lòng dân, nên Nguyễn Nhạc muốn dùng lá bài Đông Cung Dương để hiểu dụ dân chúng, mưu lập Đông Cung lên làm Vua. Nguyễn Nhạc còn gả con gái là nàng Thọ Hương cho Đông Cung, cho nhiều vàng bạc gấm lụa ... và cắt đất Bình Sơn làm của hồi môn. Nhưng Đông Cung biết âm mưu, nên miễn cưỡng chất thuận (có sử chép Đông Cung không chịu sống chung với nàng Thọ Hương) và bàn với công thần Nguyễn Phước Dĩnh vạch kế hoạch trốn vào Nam.

    Năm 1776, Đông Cung dùng thuyền trốn vào Gia Định để cùng chú là Định Vương hợp lực chống Tây Sơn. Thấy Đông Cung được lòng dân và theo ý nguyện của quyền thần, Định vương nhường ngôi lại cho Đông Cung Nguyễn Phúc Dương. Đông Cung lên ngôi hiệu Tân Chính Vương và tôn Định Vương lên Thái Thượng Vương để cùng lo chống Tây Sơn và phục hồi xứ sở.

    Mùa hè năm 1777, Tân Chính Vương đang trấn giữ đồn Ba Việt (Vĩnh Long) thấy thế lực còn yếu, quân tướng chết quá nhiều, Vương sai người đưa thư cho Nguyễn Huệ và giao ước: "Nếu các người không động đến tính mạng quân dân trong đồn thì ta sẽ ra hàng".

    Nguyễn Huệ đồng ý. Tân Chính Vương tự thân đến nộp mình với 18 quần thần. Nhưng cuối cùng Ngài và quần thần đã bị chém trước quân sĩ Tây Sơn.

    Tân Chính Vương bị giết sau 2 năm 9 tháng chinh chiến, kết thúc trên 200 năm lập nghiệp của các Chúa Nguyễn ở phương Nam. Từ đây sự nghiệp khôi phục giang sơn cho dòng họ Nguyễn nằm trong đôi tay anh dũng kiên cường của Công Tử Nguyễn Phúc Ánh.


Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình

Các anh em, dâu rể: Không có anh em
Con cái: Không rõ
Gia Phả; HẬU DUỆ VUA MINH MẠNG
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc HẬU DUỆ VUA MINH MẠNG.
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc HẬU DUỆ VUA MINH MẠNG
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.