GIA

PHẢ

TỘC

Trần
Phước
(陳

-
富霑)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: Trần Lý
Đời thứ: 3
Người trong gia đình
Tên Trần Thừa
Tên thường
Tên Tự
Là con thứ 2
Ngày sinh 1184
Sự nghiệp, công đức, ghi chú

Tổ Trần Thừa, sinh năm Giáp Thân (1184) là con trai thứ của Tổ Trần Lý; Là em ruột của Trần Tự Khánh và là anh ruột bà Trần Thị Dung; vị Thượng Hoàng đầu tiên của Triều đại nhà Trần (1225 - 1400), mặc dù trong thực tế ông Trần Thừa không có một ngày làm Vua.

Năm Canh Ngọ (1210), Tổ Trần Thừa cùng với cha là Trần Lý đi đánh dẹp loạn Quách Bốc nhằm phò trợ Hoàng tử Lý Hạo Sảm…

Năm Bính Tý (1216) khi ở tuổi 32 tổ Trần Thừa được vua Lý Huệ Tông phong làm Nội thị phán thủ. Tháng chạp năm Quý Mùi (1223) được gia phong làm Phụ Quốc Thái úy; với chức vụ này Trần Thưa được phép vào chầu Vua không phải xưng tên (Trang 69 “Danh Tướng Việt Nam”).

Ngày 11 tháng chạp năm Giáp Thân (1225), Vua Lý Chiêu Hoàng mở hội lớn ở Điện Thiên An, Vua Bà cởi bỏ áo ngự và mời Trần Cảnh chồng mình lên ngôi Hoàng Đế lấy miếu hiệu Trần Thái Tông. Trần Thừa thân phụ của Trần Cảnh được Triều đình giao cho trọng trách điều khiển mọi công việc triều chính, nhằm giúp vua Trần Thái Tông, lúc bấy giờ Vua mới 8 tuổi (Đại Việt sử ký toàn thư bản kỷ, quyển 4, tờ 33a-b và tờ 34a-b được “Danh Tướng Việt Nam” trang 33 trích dẫn)

Tháng 10 năm 1226, Triều đình nhà Trần đã đặt lễ tôn tổ Trần Thừa làm Thượng Hoàng và bà chánh thất của Trần Thừa (người họ Lê nhưng không nói rõ tên bà là gì) làm Quốc Thánh Hoàng (“Danh Tướng Việt Nam” trang 74), trong Trần tộc Tân Phả Nghệ Tĩnh có ghi tên bà là Lê Thuận Thiên.

Tổ Trần Thừa đã sinh hạ:
- Trần Liễu
- Thúy Ba công chúa, là mẹ nuôi Trần Quốc Tuấn
- Trần Cảnh (còn có tên là Cự hay Bố )
- Trần Nhật Hiệu (có sách ghi là Hạo)
- Trần Di ái
- Ngoạn Thiên công chúa (cũng có sách ghi là Công chúa Ngoạn Thiềm )
- Thiên Thành công chúa trong sách “Danh Tướng Việt Nam” ở đầu trang 98 có nói “vợ của Hưng Đạo Vương là Công chúa Thiên Thành, con gái út của Trần Thừa...”.
Công chúa Ngoạn Thiên (Thiềm) Triều đình nhà Trần gả cho Nguyễn Nộn, một tên phản loạn từ thời nhà Lý. Đến triều Trần, Trần Thủ Độ đã mang quân đi đánh dẹp, nhưng vẫn không đánh dẹp được.Trong khi đó Đoàn Thượng nổi loạn ở Hồng Châu (Hải Dương) uy hiếp Kinh thành Thăng Long, nên Trần Thủ Độ muốn tạm hòa hoãn với Nộn. Để làm tin, nhà Trấn đã đem Công chúa Ngoạn Thiên, con gái của Thượng Hoàng Trần Thừa gả cho Nộn. “Lúc ấy sứ mạng của Công chúa Ngoạn Thiên rất lớn… vừa phải lung lạc Nguyễn Nộn, lại vừa thường xuyên cung cấp tình hình thực lực của Nộn cho Triều đình, Có thể nói Ngoạn Thiềm là một nữ điệp viên đặc biệt. Nhưng Nộn là một tên quỷ quyệt, một kẻ chơi bời, nhưng lại rất cảnh giác đề phòng Ngoạn Thiềm. Nên Ngoạn Thiềm khó làm được gì (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - bản kỷ, quyển 5, tờ 5b).
Tổ Trần Thừa còn có một người con trai khác, là Trần Bá Liệt. Hai cuốn sách nói hai câu chuyện khác nhau về Trần Bá Liệt:
“Đại Việt sử ký toàn thư - bản kỷ, quyển 5, tờ 7a- b chép rằng: Xưa kia khi Thượng Hoàng còn hàn vi có lấy người con gái ở thôn Bá Liệt huyện Tây Châu nay là đất Nam Châu, Nam Trực, tỉnh Nam Định. Khi người phụ nữ có thai thì Thái Thượng Hoàng ruồng bỏ. Sau đó người phụ nữ sinh đặng một người con trai được mẹ đặt cho tên là Bá Liệt. Bá Liệt lớn lên khôi ngô, tuấn tú, giỏi võ và xin vào đội đánh vật. Một hôm Bá Liệt đấu vật với một người trong đội, bị người kia vật ngã, bóp cổ đến suýt tắc thở. Thượng Hoàng đến xem đấu vật, thấy thế bèn hét to lên rằng “Con ta đấy”, người kia hoảng sợ lạy tạ. Ngày hôm sau Thượng Hoàng nhận Bá Liệt làm con và được phong làm Hoài Đức Vương. (Việt sử giai thoại của Nguyễn Khắc Thuần - tập III, trang 5 trích dẫn)
Trong một cuốn sách khác, (sách “Các Triều đại Việt Nam” của nhà sử học Quỳnh Cư trang 94, 95, 96) lại viết về câu chuyện tình của Thượng Hoàng với cô thôn nữ xinh đẹp, có tên là Tần: “Sáng ấy, Trần Thừa cùng lính tùy tùng về châu Cổ Tháp để săn chim. Xế chiều Trần Thừa bắn trúng và làm bị thương con chim Bạch Trỉ. Trần Thừa phi ngựa đuổi theo chim, bỏ xa đoàn tùy tùng, đến một đồi sắn gặp một cô thôn nữ khỏe và đẹp…tối hôm đó, Thượng Hoàng ở lại nhà cô thôn nữ ấy. Sáng hôm sau, Thượng Hoàng từ giã cô Tần để trở về Hoàng cung…cô Tần khóc lóc, Thượng Hoàng phải cắt một mảnh áo tía của mình đang mặc để trao cho cô và hẹn ngày sẽ trở lại…Năm sau, cô Tần sinh đặng một cậu bé trai khôi ngô…lớn lên với cái tên Bá Liệt, cậu tham gia đội đấu vật. Một hôm về kinh đô dự thi do nhà Vua tổ chức. Bá Liệt bị quật ngã trên sân cỏ và chiếc khăn tía trên đầu rơi xuống, bê bết đất.
…Thượng Hoàng thấy mảnh áo năm xưa của mình, bèn hạ lệnh ngừng ngay cuộc thi đấu, chạy xuống ôm chầm Bá Liệt và nhận đó là con của mình.
Sách “Đại Việt sử kí toàn thư”, bản kỷ, quyển 5 tờ 1a cho hay:
“…Kể từ Trần Thừa trở về trước, người họ Trần ở làng Tức Mạc, Phủ Thiên Trường, nay là làng Tức Mạc, Huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, đời đời làm nghề chài lưới. Trần Thừa có bốn người con trai và hai người con gái. Người con thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh, về sau là vị Vua đầu tiên của Triều đại nhà Trần - vua Trần Thái Tông (1226 - 1258), cho nên ông Trần Thừa được tôn làm Thượng Hoàng và khi mất được tôn miếu hiệu là Trần Thái Tổ, dẫu rằng trong thực tế Ông không có một ngày nào làm Vua (trang 95 “Danh Tướng Việt Nam” trích dẫn).

Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình

Các anh em, dâu rể:
   Trần Tự Khánh
   Trần Thị Dung
   Trần Thị Tam Nương
   Trần Lễ
Con cái:
       Trần Liễu
       Thúy Ba
       Trần Cảnh
       Trần Nhật Hiệu
       Trần Di Ái
       Ngoạn Thiên
       Thiên Thành
       Trần Bá Liệt
Gia Phả; Trần Phước (陳 福 - 富霑)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Trần Phước (陳 福 - 富霑).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Trần Phước (陳 福 - 富霑)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.