GIA

PHẢ

TỘC

Trần
Phước
(陳

-
富霑)
Gia phả  Phả ký  Thủy tổ  Phả hệ phả đồ  Tộc Ước  Hương hỏa  Hình ảnh 
Chi tiết gia đình
Là con của: Trần Nguyên Hãn
Đời thứ: 12
Người trong gia đình
Tên Trần Quốc Duy
Tên thường
Tên Tự
Là con thứ 4
Ngày sinh
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Theo gia phả chi họ Trần ở Đan Trung xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu, Nghệ An do ông Trần Thanh San ghi chép lại trong Trần Tộc Tân Phả Nghệ Tĩnh:
Pháp Độ Công_Trần Quốc Duy là một đồng tử được cứu tại bến Đông Hồ trên dòng sông Lô, sau khi cha Tả Tướng Quốc tự trầm (Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn). Nếu cần, xem lại trang 100 cuốn phổ hệ này để rõ hơn.
Pháp Độ Công Trần Quốc Duy đính hôn với bà Lê Từ Quang và sinh hạ được ba người con trai: Trần Công Sủng, Trần Đạo Tín và Trần Thiện Tính hay còn gọi là Chân Thường.
Trong thời gian tổ Trần Nguyên Hãn bị hàm oan, Trần Quốc Duy cùng với mẹ bị triều đình Lê Lợi bắt đem về quản thúc tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội). Đến đời Vua Lê Nhân Tông năm thứ 11 (1454) giải oan cho Trần Nguyên Hãn. ông Trần Quốc Duy được Vua mời ra làm quan với chức Tiết Chế Lễ Tướng Công. Khi về hưu, Ông đưa vợ và 3 người con vào Tống Sơn Thanh Hoá (nay là vùng Nga sơn, Hậu lộc). Sau mấy năm, Ông để vợ và người con thứ hai là Trần Đạo Tín ở lại tại đó (Tống Sơn), còn Ông và hai con là Trần Công Sủng và Trần Thiện Tính (Chân Thường) đi vào xứ Cồn Dù Phú Hữu (nay là xã Nhân Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An) tìm đến nhà ông Hoàng Đỉnh là cháu nhiều đời của tướng Hoàng Yết Kiêu, một gia tướng của nhà Trần để nhờ nơi nương tựa. Sau Ông lại dời chỗ ở lần nữa, đến chùa Liên Hoa làng Phì Cam (nay là xã Diễn Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An). Vẫn chưa yên, Ông phải tiếp tục đưa Trần Công Sủng ra chùa Sải làng Kim Cốc (nay là xã Mai Lâm huyện Tỉnh Gia - Thanh Hoá). Khi đã ổn định, Ông quay trở về chùa Liên Hoa làng Phì Cam nay là xã Vĩnh Thành huyện Yên Thành sống cùng người con út Trần Thiện Tính (Chân Thường)...
Đến khi Trần thiện Tính (Chân Thường) trưởng thành, cha con ông Trần Quốc Duy chiêu dân lập ấp ở xứ Nương Mao (nay thuộc xã Nhân Thành huyện Yên Thành). Khi mất ông Trần Quốc Duy được nhân dân ghi ơn và được nhà Vua ban sắc thần: “Tiền Sơn Nam Hách Tạc Tướng Công, Gia Tăng Tủng Bạt Dực Bảo Trung Hưng trung Đẳng Thần”(toàn sắc phong Thần của thời vua Khải Định được chép nguyên bản và phiên âm kèm theo ở trang 105 và 106).
Mộ ông Trần Quốc Duy táng ở Trường Lai - làng Hào Kiệt nay thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành - Nghệ An. Mộ bà Lê Từ Quang ở Tông Sơn tỉnh Thanh Hoá.
Giỗ tổ Pháp Độ Công - Trần Quốc Duy vào ngày 15 tháng 07 hằng năm.

Báo nhân dân cuối tuần, số 29 ngày 14 tháng 07 năm 1996, trong mục Việt Nam - Đất Nước – Con Người có đăng bài của Nguyễn Học Hạnh nói về dòng dõi Trần Nguyên Hãn:
“Trần Quốc Duy, hiệu Pháp Độ, con của danh nhân Trần Nguyên Hãn đời nhà Lê. Sau khi triều Lê (Vua Lê Nhân Tông năm thứ 11) minh oan cho Nguyễn Trãi và một số vị công thần khai quốc thì Trần Quốc Duy được Vua mời ra làm việc nước, Ông phục vụ triều Lê 28 năm và làm quan đến chức “Tiết Khoa Chế Lễ” một chức quan chuyên trông coi lễ nghi, kỷ cương trong triều.
Khi thôi việc ở triều, ông Trần Quốc Duy trở về Thanh Hoá, nghỉ 6 năm, phần còn lại của cuối cuộc đời, Ông cùng người con trai thứ 3 (Trần Thiện Tính) về định cư lập nghiệp ở Phú Hữu - Đông Thành – nay là xã Nhân Thành, huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An.
Theo Tộc Phả và truyền thuyết thời đó, vùng vệt đất Nhân – Tiên – Long – Vĩnh huyện Yên Thành và cả Diễn Thái, Diễn Nguyên, Diễn Minh huyện Diễn Châu còn mênh mông nước triều lên xuống. Vùng Phú Hữu bên cạnh sông um tùm cỏ lác, hoang vu. Trần Quốc Duy cùng các con khai hoang lập ấp. Ông đã cùng một người họ Phạm...(?) chiêu mộ, giúp đỡ những người dân nghèo phiêu tán cụm lại thành làng, sinh cơ lập nghiệp. Ông đã mở trường dạy học, một số học sinh về sau đã thành đạt.
Do những công lao ấy, khi ông Trần Quốc Duy qua đời, được Vua Lê Hy Tông (1676-1704) cấp công điền tế tự. Các triều đại sau đó lần lượt ban tặng sắc phong thần; Đạo cuối cùng vào thời Vua Khải Định...
Nhân dân vùng Phú Hữu ghi nhớ công ơn của ông Trần Quốc Duy, suy tôn Ông làm Thần Hoàng của làng. Ngôi đền ấy ngày nay vẫn còn. Hằng năm, con cháu khắp nơi và nhân dân địa phương vẫn thường đến thắp hương tưởng niệm Ông”.
*
* *
Sắc phong thần Tướng công Trần Pháp Độ bằng Hán tự:


Phiên ngữ sắc phong Tướng công Trần Pháp Độ

Nghệ An tỉnh - Yên Thành huyện - Thái Xá xã, Phú Hữu thôn phụng sự, bản cảnh Sơn Nam Hạch Trạc Pháp Độ Công Chi Thần, hộ quốc tỉ dân, trước linh ứng tứ, kim lịch thừa.
Niệm thần sàng trước, phong vi tủng bạt, Dực bảo trung hưng. Trung đẳng thần, chuẩn kỳ phụng sự, thứ kỷ thần kỳ tương hựu, bảo ngã lê dân.
Khâm
Khải Định nhị niên, tam nguyệt, thập bát nhật.

Phiên âm: Trần Ngọc Liễn.



ĐờI THứ MƯờI BốN:
Tổ TRầN THIệN TíNH

Tổ Trần Thiện Tính, hiệu Chân Thường, huý Trần Khương, là người con trai thứ ba của tổ Pháp Độ Công - Trần Quốc Duy và bà Lê Từ Quang. Ông Trần Thiện Tính cư trú tại chùa Liên hoa, làng Phì cam(nay là xã Vĩnh Thành huyện Yên Thành, Nghệ An).
Do những ấn tượng về quá khứ đau thương của lịch sử do Hồ Quý Ly gây nên đối với triều đình nhà Trần và con cháu thuộc dòng dõi nhà Trần; bởi những âm mưu thâm độc của quân nhà Minh xâm lược với chiêu bài “diệt Hồ phù Trần”; cũng như những thủ đoạn tranh công, xỉm nịnh vu cáo của những kẻ gian thần dưới thời Lê Lợi đối với Trần Nguyên Hãn, khiến cho con cháu họ Trần lúc bấy giờ phải ngày đêm nơm nớp lo sợ, tìm đường tẩu tán đi khắp nơi, mai danh ẩn tích... những mong bảo toàn tính mạng. Tổ Trần Thiện Tính (Chân Thường) thời tuổi trẻ phải sống chịu trong hoàn cảnh ấy.
Lớn lên, ông Trần Thiện Tính kết hôn cùng bà Lê Từ Phúc con gái tể tướng Lê Sơn người làng Hào Kiệt, xã Vĩnh Thành và sinh đặng ba người con trai, một người con gái, đó là:
- Trần Chân Tịch, hiệu Huyền Nghiêm, huý Trần Phúc Quảng. Lúc tuổi độ 16-17 được gửi vào chùa Bốn làng Giàn, Đông Tháp (nay là xã Diễn Hồng huyện Diễn Châu Nghệ An).
- Trần Chân Tính, hiệu Huyền Thông, lưu cư xứ Phú Hữu, Phú Điền, sau chuyển về ở xã Hoàng Mai, Bàng Hoa tự (nay là xã Diễn Lâm huyện Diễn Châu). Ông Bà sinh hạ 11 người con trai (Ông có hai vợ)
- Trần Chân Thiên, hiệu Huyền Linh, huý là Sinh Thiên, bán làm con nuôi cho nhà họ Vũ ở chợ Mõ, thôn Diệu ốc, Giai Lạc (nay là xã Phúc Thành và Hậu Thành). “Dưỡng tử” nhưng bản tính bất cải (làm con nuôi nhưng họ cũ không thay đổi).
- Người con gái hiệu Quế Hoa Nương, không rỏ Bà là con thứ mấy của tổ Trần Thiện Tính. Nhưng cả ba chi họ hậu duệ của các tổ Chân Tịch, Chân Tính và Chân Thiện đều phụng thờ và giỗ Bà vào ngày rằm thượng nguyên (tháng giêng).
Như vậy, ba người con trai của tổ Trần Thiện Tính cư trú ở ba nơi khác nhau. Ông Bà Thiện Tính lúc tuổi ngoài 60 về ở cùng với người con thứ hai là Trần Chân Tính. Khi qua đời, Ông Bà được an táng tại xứ Cồn Chu (xã Văn Thành)... Giỗ tổ Trần Thiện Tính (Chân Thường) vào ngày 27 tháng 03 âm lịch).
(Dựa theo Gia Phả chi Yên Hậu xã Diễn Lâm và Gia Phả chi Đông Tháp xã Diễn Hồng do ông Trần Thuần Tín phụng lập ngày 15 tháng 03 năm Lê Triều - Chân Tông ngũ niên - 1651).

Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình
Tên Lê Từ Quang
Tên thường
Tên tự
Là con thứ 4
Ngày sinh
Sự nghiệp, công đức, ghi chú
Theo gia phả chi họ Trần ở Đan Trung xã Diễn Thắng, huyện Diễn Châu, Nghệ An do ông Trần Thanh San ghi chép lại trong Trần Tộc Tân Phả Nghệ Tĩnh:
Pháp Độ Công_Trần Quốc Duy là một đồng tử được cứu tại bến Đông Hồ trên dòng sông Lô, sau khi cha Tả Tướng Quốc tự trầm (Lê triều thông sử của Lê Quý Đôn). Nếu cần, xem lại trang 100 cuốn phổ hệ này để rõ hơn.
Pháp Độ Công Trần Quốc Duy đính hôn với bà Lê Từ Quang và sinh hạ được ba người con trai: Trần Công Sủng, Trần Đạo Tín và Trần Thiện Tính hay còn gọi là Chân Thường.
Trong thời gian tổ Trần Nguyên Hãn bị hàm oan, Trần Quốc Duy cùng với mẹ bị triều đình Lê Lợi bắt đem về quản thúc tại kinh đô Thăng Long (Hà Nội). Đến đời Vua Lê Nhân Tông năm thứ 11 (1454) giải oan cho Trần Nguyên Hãn. ông Trần Quốc Duy được Vua mời ra làm quan với chức Tiết Chế Lễ Tướng Công. Khi về hưu, Ông đưa vợ và 3 người con vào Tống Sơn Thanh Hoá (nay là vùng Nga sơn, Hậu lộc). Sau mấy năm, Ông để vợ và người con thứ hai là Trần Đạo Tín ở lại tại đó (Tống Sơn), còn Ông và hai con là Trần Công Sủng và Trần Thiện Tính (Chân Thường) đi vào xứ Cồn Dù Phú Hữu (nay là xã Nhân Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An) tìm đến nhà ông Hoàng Đỉnh là cháu nhiều đời của tướng Hoàng Yết Kiêu, một gia tướng của nhà Trần để nhờ nơi nương tựa. Sau Ông lại dời chỗ ở lần nữa, đến chùa Liên Hoa làng Phì Cam (nay là xã Diễn Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An). Vẫn chưa yên, Ông phải tiếp tục đưa Trần Công Sủng ra chùa Sải làng Kim Cốc (nay là xã Mai Lâm huyện Tỉnh Gia - Thanh Hoá). Khi đã ổn định, Ông quay trở về chùa Liên Hoa làng Phì Cam nay là xã Vĩnh Thành huyện Yên Thành sống cùng người con út Trần Thiện Tính (Chân Thường)...
Đến khi Trần thiện Tính (Chân Thường) trưởng thành, cha con ông Trần Quốc Duy chiêu dân lập ấp ở xứ Nương Mao (nay thuộc xã Nhân Thành huyện Yên Thành). Khi mất ông Trần Quốc Duy được nhân dân ghi ơn và được nhà Vua ban sắc thần: “Tiền Sơn Nam Hách Tạc Tướng Công, Gia Tăng Tủng Bạt Dực Bảo Trung Hưng trung Đẳng Thần”(toàn sắc phong Thần của thời vua Khải Định được chép nguyên bản và phiên âm kèm theo ở trang 105 và 106).
Mộ ông Trần Quốc Duy táng ở Trường Lai - làng Hào Kiệt nay thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành - Nghệ An. Mộ bà Lê Từ Quang ở Tông Sơn tỉnh Thanh Hoá.
Giỗ tổ Pháp Độ Công - Trần Quốc Duy vào ngày 15 tháng 07 hằng năm.

Báo nhân dân cuối tuần, số 29 ngày 14 tháng 07 năm 1996, trong mục Việt Nam - Đất Nước – Con Người có đăng bài của Nguyễn Học Hạnh nói về dòng dõi Trần Nguyên Hãn:
“Trần Quốc Duy, hiệu Pháp Độ, con của danh nhân Trần Nguyên Hãn đời nhà Lê. Sau khi triều Lê (Vua Lê Nhân Tông năm thứ 11) minh oan cho Nguyễn Trãi và một số vị công thần khai quốc thì Trần Quốc Duy được Vua mời ra làm việc nước, Ông phục vụ triều Lê 28 năm và làm quan đến chức “Tiết Khoa Chế Lễ” một chức quan chuyên trông coi lễ nghi, kỷ cương trong triều.
Khi thôi việc ở triều, ông Trần Quốc Duy trở về Thanh Hoá, nghỉ 6 năm, phần còn lại của cuối cuộc đời, Ông cùng người con trai thứ 3 (Trần Thiện Tính) về định cư lập nghiệp ở Phú Hữu - Đông Thành – nay là xã Nhân Thành, huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An.
Theo Tộc Phả và truyền thuyết thời đó, vùng vệt đất Nhân – Tiên – Long – Vĩnh huyện Yên Thành và cả Diễn Thái, Diễn Nguyên, Diễn Minh huyện Diễn Châu còn mênh mông nước triều lên xuống. Vùng Phú Hữu bên cạnh sông um tùm cỏ lác, hoang vu. Trần Quốc Duy cùng các con khai hoang lập ấp. Ông đã cùng một người họ Phạm...(?) chiêu mộ, giúp đỡ những người dân nghèo phiêu tán cụm lại thành làng, sinh cơ lập nghiệp. Ông đã mở trường dạy học, một số học sinh về sau đã thành đạt.
Do những công lao ấy, khi ông Trần Quốc Duy qua đời, được Vua Lê Hy Tông (1676-1704) cấp công điền tế tự. Các triều đại sau đó lần lượt ban tặng sắc phong thần; Đạo cuối cùng vào thời Vua Khải Định...
Nhân dân vùng Phú Hữu ghi nhớ công ơn của ông Trần Quốc Duy, suy tôn Ông làm Thần Hoàng của làng. Ngôi đền ấy ngày nay vẫn còn. Hằng năm, con cháu khắp nơi và nhân dân địa phương vẫn thường đến thắp hương tưởng niệm Ông”.
*
* *
Sắc phong thần Tướng công Trần Pháp Độ bằng Hán tự:


Phiên ngữ sắc phong Tướng công Trần Pháp Độ

Nghệ An tỉnh - Yên Thành huyện - Thái Xá xã, Phú Hữu thôn phụng sự, bản cảnh Sơn Nam Hạch Trạc Pháp Độ Công Chi Thần, hộ quốc tỉ dân, trước linh ứng tứ, kim lịch thừa.
Niệm thần sàng trước, phong vi tủng bạt, Dực bảo trung hưng. Trung đẳng thần, chuẩn kỳ phụng sự, thứ kỷ thần kỳ tương hựu, bảo ngã lê dân.
Khâm
Khải Định nhị niên, tam nguyệt, thập bát nhật.

Phiên âm: Trần Ngọc Liễn.



ĐờI THứ MƯờI BốN:
Tổ TRầN THIệN TíNH

Tổ Trần Thiện Tính, hiệu Chân Thường, huý Trần Khương, là người con trai thứ ba của tổ Pháp Độ Công - Trần Quốc Duy và bà Lê Từ Quang. Ông Trần Thiện Tính cư trú tại chùa Liên hoa, làng Phì cam(nay là xã Vĩnh Thành huyện Yên Thành, Nghệ An).
Do những ấn tượng về quá khứ đau thương của lịch sử do Hồ Quý Ly gây nên đối với triều đình nhà Trần và con cháu thuộc dòng dõi nhà Trần; bởi những âm mưu thâm độc của quân nhà Minh xâm lược với chiêu bài “diệt Hồ phù Trần”; cũng như những thủ đoạn tranh công, xỉm nịnh vu cáo của những kẻ gian thần dưới thời Lê Lợi đối với Trần Nguyên Hãn, khiến cho con cháu họ Trần lúc bấy giờ phải ngày đêm nơm nớp lo sợ, tìm đường tẩu tán đi khắp nơi, mai danh ẩn tích... những mong bảo toàn tính mạng. Tổ Trần Thiện Tính (Chân Thường) thời tuổi trẻ phải sống chịu trong hoàn cảnh ấy.
Lớn lên, ông Trần Thiện Tính kết hôn cùng bà Lê Từ Phúc con gái tể tướng Lê Sơn người làng Hào Kiệt, xã Vĩnh Thành và sinh đặng ba người con trai, một người con gái, đó là:
- Trần Chân Tịch, hiệu Huyền Nghiêm, huý Trần Phúc Quảng. Lúc tuổi độ 16-17 được gửi vào chùa Bốn làng Giàn, Đông Tháp (nay là xã Diễn Hồng huyện Diễn Châu Nghệ An).
- Trần Chân Tính, hiệu Huyền Thông, lưu cư xứ Phú Hữu, Phú Điền, sau chuyển về ở xã Hoàng Mai, Bàng Hoa tự (nay là xã Diễn Lâm huyện Diễn Châu). Ông Bà sinh hạ 11 người con trai (Ông có hai vợ)
- Trần Chân Thiên, hiệu Huyền Linh, huý là Sinh Thiên, bán làm con nuôi cho nhà họ Vũ ở chợ Mõ, thôn Diệu ốc, Giai Lạc (nay là xã Phúc Thành và Hậu Thành). “Dưỡng tử” nhưng bản tính bất cải (làm con nuôi nhưng họ cũ không thay đổi).
- Người con gái hiệu Quế Hoa Nương, không rỏ Bà là con thứ mấy của tổ Trần Thiện Tính. Nhưng cả ba chi họ hậu duệ của các tổ Chân Tịch, Chân Tính và Chân Thiện đều phụng thờ và giỗ Bà vào ngày rằm thượng nguyên (tháng giêng).
Như vậy, ba người con trai của tổ Trần Thiện Tính cư trú ở ba nơi khác nhau. Ông Bà Thiện Tính lúc tuổi ngoài 60 về ở cùng với người con thứ hai là Trần Chân Tính. Khi qua đời, Ông Bà được an táng tại xứ Cồn Chu (xã Văn Thành)... Giỗ tổ Trần Thiện Tính (Chân Thường) vào ngày 27 tháng 03 âm lịch).
(Dựa theo Gia Phả chi Yên Hậu xã Diễn Lâm và Gia Phả chi Đông Tháp xã Diễn Hồng do ông Trần Thuần Tín phụng lập ngày 15 tháng 03 năm Lê Triều - Chân Tông ngũ niên - 1651).

Các anh em, dâu rể:
   Trần Doãn Hữu
   Trần Trung Khoản
   Trần Đăng Huy
   Trần Cảnh Nông
Con cái:
       Trần Công Sủng
       Trần Đạo Tín
       Trần Thiện Tính
Gia Phả; Trần Phước (陳 福 - 富霑)
 
     
Toàn bộ thông tin trong gia phả, là thuộc bản quyền của tộc Trần Phước (陳 福 - 富霑).
Mọi sự trích dẫn phải được phép của người quản lý đại diện cho tộc Trần Phước (陳 福 - 富霑)
Mọi thiết kế, hình ảnh trong trang web này, là bản quyền của Việt Nam Gia Phả.